Thần chết đỡ đầu


De dood als peet


Ngày xưa có một người đàn ông nghèo có mười hai người con. Bác phải làm ngày làm đêm để kiếm cho đủ tiền nuôi chúng. Khi đứa con thứ mười ba ra đời, bác không biết xoay xở thế nào nữa trong cảnh bần hàn. Bác đành chạy ra đường cái, người nào gặp đầu tiên, bác sẽ nhờ người đó làm cha đỡ đầu cho đứa trẻ. Người bác gặp đầu tiên là Đức Chúa Trời. Người biết ý định của bác nên nói ngay:
- Ta thấy ngươi tội nghiệp mà động lòng thương. Ta muốn làm cha đỡ đầu cho cháu, chăm sóc nó, để nó được sung sướng.
Người ấy hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là Đức Chúa Trời.
- Thế thì tôi không muốn để ông đỡ đầu cho con tôi, vì ông chỉ phò người giàu sang, bỏ mặc kẻ nghèo khó đói rét.
Thế là bác quay đi, đi tìm người khác. Bỗng có một con quỷ xuất hiện, nó hỏi người đàn ông:
- Bác tìm gì nào? Bác có muốn ta đỡ đầu cho đứa con bác không? Ta cho nó của cải châu báu để nó giàu nứt đố đổ vách, được hưởng mọi khoái lạc trên đời.
Người kia hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là quỷ.
- Thế thì tôi không muốn ông đỡ đầu cho con tôi, ông chuyên môn lừa dối và quyến rũ mọi người.
Bác lại tiếp tục đi. Bỗng thần chết chân tay khẳng khiu từ đâu bước tới bảo bác:
- Để ta đỡ đầu cho con bác nhé!
Người kia hỏi:
- Ông là ai?
- Ta là thần chết, ta coi ai cũng như ai.
Người kia liền nói:
- Bác công bằng, không phân biệt người giàu kẻ nghèo, cứ đến lượt là bác gọi. Vậy xin bác đỡ đầu cho con tôi.
Thần chết nói:
- Ta sẽ làm cho con bác giàu sang phú quí như ta đã từng giúp bạn bè của ta.
- Đến chủ nhật sau tôi sẽ làm phép rửa tội cho cháu, ông nhớ đến đúng hẹn nhé!
Như đã hứa, đúng hẹn Thần chết đến và làm hết mọi việc của người cha đỡ đầu.
Khi thằng bé đã khôn lớn, một hôm cha đỡ đầu đến gọi bảo nó đi theo. Cha đỡ đầu dẫn nó vào rừng chỉ cho nó một loại cây thuốc và dặn:
- Giờ con sẽ nhận được món quà của cha đỡ đầu của con. Ta sẽ làm cho con trở thành một thầy thuốc lừng danh. Mỗi lần con đi thăm bệnh thì ta sẽ hiện đến. Nếu con thấy ta đứng ở phía đầu bệnh nhân, con có thể nói chắc chắn rằng, con chữa cho họ qua khỏi, và con lấy cây thuốc này mà điều trị. Nhưng nếu ta đứng ở phía chân họ, điều đó có nghĩa là ta bắt họ đi. Con cứ việc nói cho họ biết rằng, dù có tìm mọi cách chạy chữa đi chăng nữa cũng vô ích. Không có một thầy thuốc nào ở trần gian chữa khỏi. Nhưng con phải cẩn thận, chớ có ngược ý ta, nếu không sẽ lụy đến thân.
Chẳng bao lâu, chàng thanh niên đã là một thầy thuốc lừng danh bốn phương trời: "Chỉ thoáng nhìn thấy bệnh nhân, thầy đã có thể nói chắc chắn là bệnh nhân sẽ lành phục hay sẽ chết!."
Tiếng lành đồn xa, từ khắp mọi nơi người ta kéo đến mời thầy, biếu tạ thầy vàng bạc, vì vậy nên chẳng bao lâu sau thầy trở nên một người giàu có.
Lúc bấy giờ nhà vua lâm bệnh. Thầy được mời tới xem liệu bệnh tình còn cứu chữa được nữa hay không. Khi thầy bước tới bên giường bệnh nhân thì Thần chết đã đứng ở phía chân. Như vậy là không thuốc nào trị được nữa. Thầy nghĩ, giá mình có đánh lừa thần chết lần này thì chắc Người bực lắm, nhưng vì là cha đỡ đầu của mình nên có lẽ Người sẽ nhắm mắt làm ngơ. Vậy mình cứ liều thử cái xem. Rồi thầy đặt bệnh nhân quay đầu lại, và cho nhà vua uống cây thuốc, vua thấy người tỉnh lại, khỏe lên và khỏi bệnh.
Thần chết tối sầm mặt lại, hầm hầm đến chỉa ngón tay trỏ vào mặt thầy lang mà la mắng:
- Mày đã lừa ta. Lần này thì ta lượng thứ tha cho vì mày là con đỡ đầu của ta. Nhưng nếu mày còn liều lĩnh như vậy lần nữa, dù gươm có kề cổ, đích thân ta sẽ bắt ngươi đi.
Ít lâu sau, công chúa ốm nặng. Vì vua chỉ sinh được một mình công chúa nên khóc đêm, khóc ngày đến nỗi mù cả hai mắt. Vua ra chiếu chỉ, ai chữa cho công chúa khỏi bệnh sẽ được làm phò mã và nối ngôi vua. Khi thầy thuốc tới bên giường bệnh nhân thì thoáng thấy Thần chết đã đứng ở phía chân. Lẽ ra thầy phải nhớ tới lời nhắc nhở của cha đỡ đầu, nhưng vì công chúa đẹp tuyệt trần, vì sẽ được làm phò mã nên thầy lấp lú quên hết. Thầy không hề trông thấy Thần chết đang đứng quắc mắt, giơ nắm đấm cảnh cáo thầy. Thầy nâng bệnh nhân lên, quay đầu lại phía Thần chết, rồi cho uống cây thuốc. Lập tức hai má công chúa lại ửng hồng, sức xuân mơn mởn.
Lần thứ hai bị lừa, Thần chết rảo bước về phía thầy lang và bảo:
- Thế là mày hết đời. Giờ thì đến lượt mày chết.
Thần chết đưa bàn tay lạnh giá túm chặt lấy thầy lang, khiến thầy hết đường cựa quậy. Thần chết điệu thầy đến một cái hang ở dưới âm phủ. Thầy lang thấy hằng hà sa số đèn lớn, đèn nhỏ đang cháy: lớn có, nhỡ có, nhỏ có. Khi có một số ngọn tắt lụi thì lập tức có những ngọn đèn khác bừng sáng lên, muôn nghìn ngọn lửa thay nhau tắt, sáng trông tựa như đèn cù.
Thần chết nói:
- Mày thấy chưa? Đó là những ngọn đèn sinh mệnh của con người. Những ngọn của trẻ con cháy lớn, những ngọn nhỡ là của những cặp vợ chồng đang xuân, những ngọn nhỏ là của các cụ già. Nhưng cũng có những ngọn đèn sinh mệnh của trẻ em và thanh niên mà chỉ có ít ánh sáng.
Thầy lang tưởng ngọn đèn sinh mệnh của mình còn to nên nói:
- Xin Thần chỉ cho con ngọn đèn sinh mệnh của con.
Thần chết chỉ vào ngọn đèn rất nhỏ, ánh sáng chập chờn như sắp tắt và nói:
- Mày đã thấy chưa, ngọn đèn của mày đấy.
Thầy lang khiếp sợ nói:
- Trời ơi, cha kính yêu, cha hãy thương con, thắp cho con ngọn đèn mới khác để con được hưởng cuộc đời của con, được lấy nàng công chúa xinh đẹp, được lên làm vua.
Thần chết trả lời:
- Điều đó ta không làm được, vì phải có ngọn đèn này tắt trước thì mới thắp ngọn khác lên được.
Thầy lang khẩn khoản:
- Xin cha ghép chiếc đèn cũ của con với một ngọn đèn mới cháy để đèn con cháy tiếp tục.
Thần chết làm ra bộ chiều ý con đỡ đầu, với tay lấy một ngọn đèn to mới cháy lại phía mình. Nhưng trong thâm tâm Thần muốn trả thù, nên trong lúc chuẩn bị ghép đèn, Thần cố tình đánh rơi chiếc đèn nhỏ xuống đất, đèn tắt ngấm. Thầy lang lăn ra đất và bị Thần chết bắt đi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een arme man die twaalf kinderen had en hij moest dag en nacht werken om hun ten minste droog brood te kunnen geven. Toen nu het dertiende ter wereld kwam, wist hij zich geen raad, liep naar de grote weg en wilde de eerste de beste die hij tegenkwam vragen of hij peet wilde zijn. De eerste die hij ontmoette was Onze Lieve Heer, die al wist wat hij op zijn hart had en Hij sprak tot hem: "Arme man, ik heb medelijden met je, ik wil je kind ten doop houden, er voor zorgen, en het op aarde gelukkig maken." De man zei: "Wie bent U?" - "Ik ben Onze Lieve Heer." - "Dan wens ik U niet als peet," zei de man, "U geeft aan de rijken en laat de armen honger lijden." Zo sprak de man, omdat hij niet wist hoe wijs God rijkdom en armoede verdeelt. Hij wendde zich dus van God af en liep verder. Daarop trad de duivel op hem toe en sprak: "Wat zoek je? Als je mij tot peet voor je kind neemt, dan zal ik hem goud in overvloed en bovendien nog alle genoegens van de wereld geven." De man vroeg: "Wie ben je?" - "Ik ben de duivel." - "Dan wens ik je niet als peet," zei de man, "jij bedriegt en verleidt de mensen." Hij liep verder en toen kwam de Dood op zijn magere benen op hem toestappen en sprak: "Neem mij als peet." De man vroeg: "Wie ben je?" - "Ik ben de Dood, die allen gelijk maakt." Toen sprak de man: "Jij bent de ware, jij komt, zonder onderscheid te maken, zowel de rijke als de arme halen, jou kies ik als peet." De Dood antwoordde: "Ik zal je kind rijk en beroemd maken, want wie mij tot vriend heeft daar kan het niet verkeerd mee gaan." De man zei: "Aanstaande zondag is de doop, zorg dat je op tijd bent." De Dood verscheen zoals hij beloofd had en hield het kind ten doop geheel volgens de regels.
Toen de jongen volwassen geworden was, verscheen op zekere dag de peetoom en zei dat hij met hem mee moest gaan. Hij nam de jongeman mee naar buiten naar het bos, toonde hem een kruid dat daar groeide en sprak: "Nu krijg je je doopgeschenk. Ik maak een beroemd arts van je. Iedere keer wanneer je bij een zieke geroepen wordt zal ik voor je verschijnen; sta ik bij het hoofd van de zieke, dan kun je met stelligheid beweren dat je hem weer gezond zult maken; en als je hem van dit kruid geeft, zal hij genezen; sta ik echter bij de voeten van de zieke, dan is hij van mij en moet je zeggen dat alle hulp vergeefs is en dat geen arts ter wereld hem nog kan redden. Maar denk erom, dat je het kruid niet tegen mijn wil gebruikt, dan zou het je wel eens slecht kunnen vergaan."
Het duurde niet lang of de jongeman was de beroemdste arts op de hele wereld. "Hij hoeft een zieke alleen maar aan te kijken om te weten hoe het met hem gesteld is, of hij weer gezond wordt of dat hij moet sterven," vertelde men van hem. De mensen kwamen van heinde en verre, haalden hem bij hun zieken en gaven hem zoveel goud, dat hij spoedig een rijk man was. Op een keer gebeurde het dat de koning ziek werd, men ontbood de arts en deze moest zeggen of hij weer gezond zou kunnen worden. Maar toen hij bij het bed kwam stond de Dood bij de voeten van de zieke en daarom was er geen kruid meer voor hem gewassen. "Als ik de Dood nu toch eens te slim af kon zijn," dacht de arts, "hij zal het mij wel kwalijk nemen, maar omdat ik zijn petekind ben, zal hij wel een oogje dicht doen - ik waag het erop." Dus nam hij de zieke op en legde hem andersom, zodat de Dood bij zijn hoofd kwam te staan. Toen gaf hij hem van het kruid en de koning herstelde en werd weer gezond. De Dood echter kwam met een boos en somber gezicht naar de arts toe, dreigde hem met zijn vinger en zei: "Je hebt mij om de tuin geleid - voor deze éne keer zal ik het je vergeven, omdat je mijn petekind bent, maar waag het niet nog eens, want dan ben je erbij en neem ik jou zelf mee."
Spoedig daarna werd de dochter van de koning ernstig ziek. Zij was zijn enig kind en dag en nacht weende hij zodat hij niet meer uit zijn ogen kon kijken. Hij liet bekend maken, dat degene die haar van de dood kon redden, haar gemaal zou worden en de kroon erven. Toen de arts aan het ziekbed kwam, zag hij de Dood bij haar voeten staan. Hij had zich de waarschuwingen van zijn peetoom moeten herinneren, maar de schoonheid van de koningsdochter en het geluk haar gemaal te zullen worden verblindden hem zo, dat hij nergens meer aan wilde denken. Hij zag niet, dat de Dood hem boze blikken toewierp, zijn hand ophief en met zijn magere vuist dreigde. Hij tilde de zieke op en legde haar hoofd op de plaats waar haar voeten hadden gelegen. Toen gaf hij haar van het kruid en spoedig kwam er een blos op haar wangen en het leven keerde in haar terug.
Toen de Dood zag dat zijn buit hem voor de tweede maal afhandig was gemaakt, liep hij met grote stappen naar de arts toe en sprak: "Nu is het uit met jou, nu ben jij aan de beurt," pakte hem met zijn ijskoude hand zó stevig vast, dat hij zich niet kon verzetten en bracht hem naar een onderaardse grot. Daar zag hij in onafzienbare rijen duizenden en nog eens duizenden lichten branden, sommige groot, andere minder groot en weer andere klein. Telkens doofden er enkele uit en vlamden weer andere op, zodat het leek of de vlammetjes voortdurend heen en weer sprongen. "Wat je hier ziet," sprak de Dood, "zijn de levenslichten van de mensen. De grote zijn die van de kinderen, de minder grote die van de getrouwde mensen in de bloei van hun leven en de kleine die van de oude mensen. Doch ook kinderen en jonge mensen hebben dikwijls maar een klein lichtje. "Laat mij mijn levenslicht zien," zei de arts, in de veronderstelling dat het nog flink groot zou zijn. De Dood wees op een klein stukje kaars dat op het punt stond uit te doven en sprak: "Kijk, dat is het." - "Ach, beste peetoom," zei de arts geschrokken, "steek een nieuwe voor mij aan omdat ik het ben - zodat ik nog van mijn leven kan genieten, koning kan worden en de gemaal van de schone koningsdochter." - "Dat kan ik niet," antwoordde de Dood, "eerst moet er een gedoofd zijn, voordat een nieuwe vlam kan vatten." - "Plaats het oude stukje op een nieuwe kaars zodat het meteen doorbrandt, als het oude op is," smeekte de arts. De Dood deed alsof hij zijn wens wilde vervullen. Hij haalde een nieuwe lange kaars, maar omdat hij zich wilde wreken, deed hij bij het verwisselen met opzet onhandig en het stompje kaars viel om en doofde uit. Terstond zonk de arts ter aarde, hij was nu zelf in de handen van de Dood gevallen.