Il viaggio di Pollicino, il piccolo sarto


Cuộc ngao du của tí hon


Un sarto aveva un figlio piccolo piccolo, non più alto di un pollice, e per questo lo aveva chiamato Pollicino. Pollicino era, in compenso, molto coraggioso, e un giorno disse a suo padre -Babbo, voglio andarmene per il mondo a ogni costo-. -Bene, figlio mio- disse il vecchio; prese un lungo ago da rammendo e alla fiamma di una candela vi fece una capocchia di ceralacca: -Eccoti una bella spada per il viaggio-. Il piccolo sarto voleva mangiare ancora una volta con i genitori, perciò andò in cucina a vedere che cosa avesse preparato la mamma come pranzo d'addio. Era tutto pronto, e il piatto era sul focolare. Egli disse: -Be', che si mangia oggi?-. -Guarda tu stesso- rispose la madre. Allora Pollicino saltò sul focolare e guardò nel piatto, ma siccome allungò troppo il collo, il vapore che saliva dalle vivande lo prese e lo trascinò su per il camino Quando ricadde a terra, il piccolo sarto si ritrovò fuori nel vasto mondo; errò qua e là e andò a bottega da un padrone, ma non gli piaceva quello che gli davano da mangiare. -Signora padrona- le disse Pollicino -se non mi prepara un cibo migliore me ne vado, e domani mattina scriverò con il gesso sull'uscio di casa"Patate troppe, carne non c'è, ti saluto delle patate grande Re!."--Cosa vuoi, tu, pulce?- disse la padrona; andò in collera e afferrò uno straccio per colpirlo; ma il nostro piccolo sarto si acquattò, agile, sotto il ditale, di là fece capolino e mostrò la lingua alla padrona. Ella sollevò il ditale per afferrarlo, ma Pollicino si gettò tra gli stracci e mentre la padrona li buttava di qua e di là per cercarlo, egli si cacciò nella fessura del tavolo -Ehi, ehi, signora padrona!- gridò sporgendo la testa, e quando ella stava per colpirlo, lui saltò giù nel cassetto. Alla fine però la padrona riuscì ad acchiapparlo e lo cacciò di casa. Cammina cammina, il piccolo sarto arrivò in una gran foresta, dove incontrò una banda di briganti che volevano rubare il tesoro del re. A vederlo essi pensarono che un cosino simile potesse essere loro utile. -Olà!- gridò uno -tu, Maciste, vuoi venire con noi alla camera del Tesoro? Puoi strisciare dentro quatto quatto e gettarci fuori il denaro.- Pollicino rifletté‚ e infine disse di sì e li accompagnò alla camera del Tesoro. Osservò bene la porta da cima a fondo, per vedere se vi fosse una crepa; fortunatamente ne trovò una, ma stava per entrare quando una delle sentinelle disse: -Guarda là che brutto ragno! Voglio schiacciarlo-. -Ma lascia in pace quella povera bestia- disse l'altra -non ti ha fatto niente.- Così Pollicino riuscì a passare illeso attraverso la fessura. Giunto nella camera del Tesoro, aprì la finestra e buttò uno scudo dopo l'altro ai briganti che se ne stavano là sotto. Ma, sul più bello, sentì venire il re che voleva rimirare il suo tesoro, così dovette nascondersi in fretta. Il re si accorse che mancava un bel po' di talleri sonanti, ma non riuscì a capire chi potesse averli rubati, poiché‚ le serrature erano in buono stato e tutto pareva ben custodito. Allora se ne andò dicendo alle due sentinelle: -Fate attenzione, c'è qualcuno dietro al denaro-. Quando Pollicino riprese il suo lavoro da capo, le guardie sentirono il denaro muoversi tintinnando: clip, clap, clip, clap. Allora si precipitarono dentro per acchiappare il ladro. Ma il piccolo sarto, che li udì venire, fu ancora più lesto, saltò in un angolo e si nascose sotto uno scudo, che lo copri interamente. Poi si mise a canzonare le guardie gridando: -Ehi, son qui-. Quelle gli si avventarono contro, ma non fecero in tempo ad arrivare che Pollicino era saltato sotto uno scudo in un altro angolo e, gridava: -Ehi, son qui!-. Quelle si slanciarono indietro, ma Pollicino era già da un pezzo in un terzo angolo e gridava: -Ehi, son qui!-. Così li fece correre avanti e indietro come matti per la stanza, finché‚ se ne andarono sfiniti. Allora, a uno a uno, buttò fuori tutti gli scudi; l'ultimo lo scagliò con tutte le sue forze, ci saltò sopra, e così scese al volo dalla finestra. I briganti lo colmarono di lodi: -Sei un grande eroe- dicevano -vuoi diventare il nostro capo?-. Ma Pollicino si scusò dicendo che prima doveva vedere il mondo. Allora divisero il bottino, ma egli volle soltanto un soldo, perché‚ non poteva portarne di più. Poi cinse nuovamente la spada, disse addio ai briganti e se ne andò per la sua strada. Andò a lavorare presso qualche mastro artigiano, ma siccome il mestiere non gli riusciva, entrò a servizio come domestico di una locanda. Ma le serve non lo potevano soffrire perché‚, senza essere visto, egli vedeva tutto quello che esse facevano di nascosto e andava a riferire ai padroni ciò che si erano prese dai piatti o avevano portato via dalla cantina. Allora dissero: -Aspetta un po' che ti rendiamo pan per focaccia!- e si misero d'accordo per giocargli un brutto tiro. Infatti una volta che una di loro stava falciando il giardino, vedendo Pollicino correr qua e là, su e giù per gli steli, lo falciò svelta insieme all'erba, legò il tutto in un grosso straccio, e lo gettò di nascosto alle mucche. Se lo ingoiò una nera e grossa, senza fargli alcun male. Ma laggiù dov'era finito non gli piaceva perché‚ era tutto buio e non c'era neanche una candela. Quando munsero la mucca egli gridò:-Tic, tac, ulmo, olmo il secchio è già colmo?-Il rumore della mungitura, tuttavia, impedì che lo sentissero. Poco dopo entrò nella stalla il padrone e disse: -Domani questa mucca deve essere macellata-. Allora a Pollicino venne una gran paura e si mise a gridare più forte: -Son qua dentro!-. Il padrone l'udì ma non capiva da dove provenisse la voce e disse: -Dove sei?-. -Dentro a quella nera.- Ma il padrone non capì che cosa volesse dire e se ne andò via. Il giorno dopo la mucca fu macellata. Fortunatamente nello squartarla, a Pollicino non fu torto neanche un capello, ma finì tra la carne da salsiccia. Quando il macellaio si avvicinò per mettersi al lavoro, egli gridò con quanto fiato aveva in gola: -Non tagliate troppo a fondo! Non tagliate troppo a fondo! Sono qua sotto!-. Ma per via del rumore, nessuno lo udì. Ora il povero Pollicino era in pericolo, ma la necessità aguzza l'ingegno, così si mise a saltare con grande agilità fra i coltellacci, in modo che neanche uno lo toccò e riuscì a salvare la pelle. Ma non riuscì ancora a sfuggire; non c'era altra soluzione: dovette lasciarsi pigiare in un sanguinaccio insieme a pezzetti di lardo. Il luogo era un po' stretto, e per giunta, lo affumicarono appeso alla cappa del camino, dove egli si annoiò parecchio. Finalmente, d'inverno, lo tirarono giù, perché‚ la salsiccia doveva essere offerta a un ospite. Quando la padrona la tagliò a fette, Pollicino fece bene attenzione a non allungare troppo il collo, per non rischiare di farselo tagliare; finalmente colse il momento adatto, si fece largo e saltò fuori. Il piccolo sarto non volle trattenersi ulteriormente in quella casa dove gli era andata così male, e si rimise subito in cammino. Ma mentre era in aperta campagna, incrociò una volpe che lo inghiottì mentre era soprappensiero. -Ehi, signora volpe!- gridò il piccolo sarto -sono finito nella vostra gola, lasciatemi andare!- -Hai ragione- rispose la volpe -mangiarti è come non aver niente nello stomaco; se mi prometti i polli che sono nel cortile di tuo padre, ti lascerò libero.- -Con tutto il cuore- rispose Pollicino -avrai tutti i polli, te lo prometto.- Allora la volpe lo lasciò andare e lo portò a casa lei stessa. Quando il padre rivide il suo amato figlioletto, le diede volentieri tutti i polli. -In compenso ti porto a casa una bella moneta- disse Pollicino a suo padre, e gli porse il soldo che si era guadagnato in viaggio. -Ma perché‚ la volpe si è beccata i poveri pollastrelli?- -Ma sciocco, a tuo padre sarà sempre più caro suo figlio che i polli del cortile.-
Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, nên mọi người gọi là Tí Hon. Nhưng bé hạt tiêu, Tí Hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố:
- Bố ơi, con phải đi ngao du thiên hạ một phen mới được.
Ông bố nói:
- Được thôi, con ạ.
Bác lấy kim thêu, hơ lên lửa gắn vào kim một cái núm bằng xi để làm đốc kiếm, rồi đưa cho con và nói:
- Đây, con cũng có kiếm để hộ thân dọc đường!
Tí Hon còn muốn ăn với bố mẹ một bữa nữa, nên nó nhảy chạy xuống bếp xem mẹ nấu gì trước buổi chia tay. Nồi vừa mới đặt lên bếp, Tí Hon hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hôm nay cho ăn gì thế?
Mẹ bảo:
- Con cứ ngó xem là gì?
Tí Hon nhảy tót lên thành bếp, vươn cổ dòm vào nồi. Nó nhoai người và vươn cổ vào sâu quá nên bị hơi nước bốc lên từ nồi cuốn luôn nó lên ống khói. Nó bị cuốn theo hơi nước, chới với lơ lửng mãi trên không, lúc lâu sau mới rơi xuống.
Thế là chú bé con bác thợ may có dịp đi ngao du thiên hạ. Rồi đến xin tập việc ở một người thợ cả. Nhưng ở đây họ cho chú ăn chẳng được ngon. Chú nói với bà chủ nhà:
- Bà chủ à, mai bà không cho tôi ăn khá hơn, tôi sẽ đi nơi khác, lấy phấn viết trước cửa: "Khoai quá nhiều, thịt quá ít. Xin chào vua khoai tây."
Bà chủ giận lắm, quát:
- Con châu chấu ranh kia, mày còn muốn gì hử?
Bà rút cái giẻ lau định quất chú. Chú phó nhỏ đã lẹ bò lên cái bao ngón tay của bà, từ đó nó dòm xuống, thè lưỡi nhạo bà chủ.
Bà tháo bao định chộp chú thì chú nhảy tót sang cái giẻ lau. Thừa lúc bà rũ giẻ tìm chú, chú trốn sang bàn kế, thò đầu lên giễu bà:
- Hô, hô, bà chủ ơi.
Lúc bà sắp đánh, chú lẩn xuống ngăn kéo. Nhưng rồi bà cũng tóm được chú và tống chú ra khỏi cửa.
Tí Hon lại đi lang thang và đến cánh rừng lớn kia ở đó chú gặp bọn kẻ trộm đang bàn nhau đi ăn trộm châu báu của nhà vua. Trông thấy Tí Hon chúng nảy ra ý nghĩ:
- Nhỏ xíu như nó nhất định chui lọt lỗ khóa, có thể dùng nó như chìa khóa giả được.
Một tên gọi:
- Này, ông khổng lồ Gôliát ơi, có muốn nhập bọn đến kho báu không? Ông có thể chui vào ném tiền ra cho bọn mình.
Tí Hon nghĩ một lát rồi bằng lòng nhận, đi cùng với chúng tới kho báu. Đến nơi chú ngắm kỹ cửa trên cửa dưới xem có kẽ hở nào không. Chú tìm thấy một khe hở khá rộng, đủ cho chú lọt qua. Chú đang chui vào thì bị một trong hai tên lính canh cửa nhìn thấy. Nó bảo tên kia:
- Nhện chi mà gớm ghiếc chưa, tao phải giẫm chết nó mới được.
Tên kia can:
- Để nó đi. Nó có làm gì mày đâu.
Thế là Tí Hon chui tiếp qua khe hở vào trong kho. Chú mở cửa sổ nơi bọn trộm đang đứng đợi, và ném tiền vàng ra tới tấp cho chúng. Đang lúc mê mải ném tiền, chợt có tiếng chân vua vào soát kho Tí Hon vội bò ra. Vua thấy kho bạc vơi đi, nhưng không hiểu ai đã lấy trong khi khóa cửa, then cài không có chút dấu hiệu suy suyển. Vua đi ra và ra lệnh cho hai lính gác:
- Phải canh chừng, có kẻ rình lấy tiền đấy!
Khi Tí Hon quay trở vào tiếp tục ném tiền ra, hai tên lính đứng ngoài rình, nghe thấy tiếng tiền vàng rơi lách cách, lách cách. Chúng nhảy ngay vào trong kho để bắt kẻ trộm. Nhưng Tí Hon nhanh hơn, đã tót được vào một xó, nấp sau một đồng tiền vàng. Chú trêu bọn lính:
- Tớ đây cơ mà!
Cứ thế, Tí Hon nhử làm cho hai tên lính chạy loanh quanh hết xó này sang xó khác làm chúng mệt nhoài đành phải bỏ cuộc. Chú tiếp tục ném tiền cho bọn trộm, ném tiền đồng này sang đồng khác. Chú ráng sức ném một đồng tiền cuối cùng và đồng thời nhảy theo cưỡi trên đồng tiền bay vút qua cửa sổ. Bọn trộm hết lời tán tụng chú:
- Chú quả là tay anh hùng, thế có đồng ý làm chủ tướng cả bọn không?
Tí Hon cám ơn. Chú nói, chú còn muốn đi ngao du thiên hạ. Bọn trộm chia nhau tiền. Tí Hon chỉ lấy một đồng xu vàng, vì có lấy nữa cũng chẳng mang đi nổi.
Chú buộc thanh kiếm bên sườn, chào bọn cướp, rồi lên đường. Chú đến mấy bác thợ cả xin việc nhưng ở đâu chú cũng chán. Sau cùng chú đến làm cho một quán trọ. Đám hầu gái nhà này không ưa chú. Họ không hiểu tại sao ông chủ lại biết những chuyện lén lút ăn uống vụng trộm hay chuyện ăn cắp mang đi nơi khác. Họ dọa chú:
- Thằng nhóc táo tợn thế nào cũng có bữa chúng tao dìm chết!
Họ bàn nhau chơi xỏ Tí Hon. Một hôm chú đang mải nhảy nhót, leo trèo giữa đám cỏ dại ngoài vườn thì bị một cô hầu gái ra cắt cỏ bắt gặp, tiện tay cô vơ luôn cả Tí Hon với cỏ, buộc túm vào một cái khăn lớn, rồi lén ném cho bò.
Một con bò mộng đen nuốt chửng Tí Hon vào bụng, nên chú không bị đau đớn gì. Nhưng nằm trong ấy thật khó chịu quá, đèn nến không có, tối như bưng. Khi có người vào vắt sữa; chú ra sức gào:
Này nắn, này bóp, này vắt.
sắp đầy thùng chưa hở chị?
Tiếng sữa tia rào rào, át mất tiếng chú kêu nên không ai nghe thấy. Lát sau chủ quán vào bảo:
- Mai thịt con bò này.
Tí Hon sợ quá, lại gân cổ gào:
- Thả tôi ra đã, tôi ở trong này mà!
Chủ quán nghe thấy, nhưng không biết là ai gọi ở đâu. Bác hỏi lại:
- Ở đâu thế?
Tí Hon vội đáp:
- Trong bụng con đen ấy mà!
Nhưng chủ quán không hiểu nghĩa câu nói, bỏ đi. Sáng hôm sau họ thịt con bò đen. Cũng may lúc họ lôi bò để xẻ thịt không có nhát dao nào chém phải Tí Hon. Chú bị lẫn trong đống thịt để làm dồi. Lúc người thợ băm dồi sắp làm, Tí Hon ra sức bình sinh gào:
- Đừng băm sâu quá, đừng băm sâu quá. Tôi ở dưới đấy.
Tiếng dao băm gõ rộn lên làm chẳng ai nghe được tiếng chú gọi. Giờ mới thật nguy cho chú, nhưng thói thường cái khó nó ló cái khôn. Chú phải nhảy tránh giữa các đường dao băm, chú nhảy tài tình khiến chẳng một nhát nào chạm vào người chú. Chưa kịp nhảy ra, chú bị họ tra lẫn với mấy miếng mỡ vào khoanh dồi tiết. Trong khoanh dồi chật chội quá, đã thế họ lại còn mắc lên ống khói lò bếp để hun cho kỹ. Tí Hon thấy thời gian lúc này mới dài làm sao! Nhưng rồi mùa đông đến, họ lấy dồi xuống. Nhà chủ định đem dồi ra đãi khách. Lúc bà chủ thái dồi, Tí Hon hết sức chú ý, cố tránh vươn cổ quá dài, sợ bị lưỡi dao ngang cổ. Chờ lúc thuận lợi, chú nhún hai chân nhảy tót ra ngoài.
Chú không muốn ở lại nhà ấy nữa, vì ở nơi đây chú gặp toàn chuyện khó chịu. Tí Hon lại lên đường đi chu du. Nhưng cuộc đời tự do cũng chỉ trong chốc lát. Chú đang lang thang vơ vẩn giữa đồng thì chạm trán cáo. Cáo đớp luôn chú. Nằm trong miệng cáo chú van nài:
- Trời, bác cáo ơi, tôi chả bõ vướng họng bác, bác thả tôi ra đi!
Cáo đáp:
- Mày nói cũng có lý. Ăn mày cũng như không ăn gì. Mày hứa cho tao mấy con gà của bố mày ở nhà đi, tao sẽ thả mày.
Tí Hon đáp:
- Thực lòng mà nói, nhà có bao nhiêu gà xin hứa biếu bác hết.
Cáo thả Tí Hon ra, lại còn thân chinh đưa về tận nhà. Ông bố gặp lại đứa con trai yêu quý mừng quá. Nhà có bao nhiêu gà biếu cáo tất. Tí Hon nói:
- Con có đồng tiền vàng rất đẹp để cho bố đây.
Chú đưa cho bố đồng tiền vàng mà chú kiếm được khi đi chu du thiên hạ. Chú hỏi:
- Nhưng sao bố lại cho cáo thịt hết cả đàn gà đáng thương của nhà mình?
- Trời, sao ngốc thế con, con trai cưng của bố, lẽ dĩ nhiên là bố quý con hơn đàn gà rồi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng