Cuộc ngao du của tí hon


Путешествие Мальчика-с-пальчика


Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, nên mọi người gọi là Tí Hon. Nhưng bé hạt tiêu, Tí Hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố:
- Bố ơi, con phải đi ngao du thiên hạ một phen mới được.
Ông bố nói:
- Được thôi, con ạ.
Bác lấy kim thêu, hơ lên lửa gắn vào kim một cái núm bằng xi để làm đốc kiếm, rồi đưa cho con và nói:
- Đây, con cũng có kiếm để hộ thân dọc đường!
Tí Hon còn muốn ăn với bố mẹ một bữa nữa, nên nó nhảy chạy xuống bếp xem mẹ nấu gì trước buổi chia tay. Nồi vừa mới đặt lên bếp, Tí Hon hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hôm nay cho ăn gì thế?
Mẹ bảo:
- Con cứ ngó xem là gì?
Tí Hon nhảy tót lên thành bếp, vươn cổ dòm vào nồi. Nó nhoai người và vươn cổ vào sâu quá nên bị hơi nước bốc lên từ nồi cuốn luôn nó lên ống khói. Nó bị cuốn theo hơi nước, chới với lơ lửng mãi trên không, lúc lâu sau mới rơi xuống.
Thế là chú bé con bác thợ may có dịp đi ngao du thiên hạ. Rồi đến xin tập việc ở một người thợ cả. Nhưng ở đây họ cho chú ăn chẳng được ngon. Chú nói với bà chủ nhà:
- Bà chủ à, mai bà không cho tôi ăn khá hơn, tôi sẽ đi nơi khác, lấy phấn viết trước cửa: "Khoai quá nhiều, thịt quá ít. Xin chào vua khoai tây."
Bà chủ giận lắm, quát:
- Con châu chấu ranh kia, mày còn muốn gì hử?
Bà rút cái giẻ lau định quất chú. Chú phó nhỏ đã lẹ bò lên cái bao ngón tay của bà, từ đó nó dòm xuống, thè lưỡi nhạo bà chủ.
Bà tháo bao định chộp chú thì chú nhảy tót sang cái giẻ lau. Thừa lúc bà rũ giẻ tìm chú, chú trốn sang bàn kế, thò đầu lên giễu bà:
- Hô, hô, bà chủ ơi.
Lúc bà sắp đánh, chú lẩn xuống ngăn kéo. Nhưng rồi bà cũng tóm được chú và tống chú ra khỏi cửa.
Tí Hon lại đi lang thang và đến cánh rừng lớn kia ở đó chú gặp bọn kẻ trộm đang bàn nhau đi ăn trộm châu báu của nhà vua. Trông thấy Tí Hon chúng nảy ra ý nghĩ:
- Nhỏ xíu như nó nhất định chui lọt lỗ khóa, có thể dùng nó như chìa khóa giả được.
Một tên gọi:
- Này, ông khổng lồ Gôliát ơi, có muốn nhập bọn đến kho báu không? Ông có thể chui vào ném tiền ra cho bọn mình.
Tí Hon nghĩ một lát rồi bằng lòng nhận, đi cùng với chúng tới kho báu. Đến nơi chú ngắm kỹ cửa trên cửa dưới xem có kẽ hở nào không. Chú tìm thấy một khe hở khá rộng, đủ cho chú lọt qua. Chú đang chui vào thì bị một trong hai tên lính canh cửa nhìn thấy. Nó bảo tên kia:
- Nhện chi mà gớm ghiếc chưa, tao phải giẫm chết nó mới được.
Tên kia can:
- Để nó đi. Nó có làm gì mày đâu.
Thế là Tí Hon chui tiếp qua khe hở vào trong kho. Chú mở cửa sổ nơi bọn trộm đang đứng đợi, và ném tiền vàng ra tới tấp cho chúng. Đang lúc mê mải ném tiền, chợt có tiếng chân vua vào soát kho Tí Hon vội bò ra. Vua thấy kho bạc vơi đi, nhưng không hiểu ai đã lấy trong khi khóa cửa, then cài không có chút dấu hiệu suy suyển. Vua đi ra và ra lệnh cho hai lính gác:
- Phải canh chừng, có kẻ rình lấy tiền đấy!
Khi Tí Hon quay trở vào tiếp tục ném tiền ra, hai tên lính đứng ngoài rình, nghe thấy tiếng tiền vàng rơi lách cách, lách cách. Chúng nhảy ngay vào trong kho để bắt kẻ trộm. Nhưng Tí Hon nhanh hơn, đã tót được vào một xó, nấp sau một đồng tiền vàng. Chú trêu bọn lính:
- Tớ đây cơ mà!
Cứ thế, Tí Hon nhử làm cho hai tên lính chạy loanh quanh hết xó này sang xó khác làm chúng mệt nhoài đành phải bỏ cuộc. Chú tiếp tục ném tiền cho bọn trộm, ném tiền đồng này sang đồng khác. Chú ráng sức ném một đồng tiền cuối cùng và đồng thời nhảy theo cưỡi trên đồng tiền bay vút qua cửa sổ. Bọn trộm hết lời tán tụng chú:
- Chú quả là tay anh hùng, thế có đồng ý làm chủ tướng cả bọn không?
Tí Hon cám ơn. Chú nói, chú còn muốn đi ngao du thiên hạ. Bọn trộm chia nhau tiền. Tí Hon chỉ lấy một đồng xu vàng, vì có lấy nữa cũng chẳng mang đi nổi.
Chú buộc thanh kiếm bên sườn, chào bọn cướp, rồi lên đường. Chú đến mấy bác thợ cả xin việc nhưng ở đâu chú cũng chán. Sau cùng chú đến làm cho một quán trọ. Đám hầu gái nhà này không ưa chú. Họ không hiểu tại sao ông chủ lại biết những chuyện lén lút ăn uống vụng trộm hay chuyện ăn cắp mang đi nơi khác. Họ dọa chú:
- Thằng nhóc táo tợn thế nào cũng có bữa chúng tao dìm chết!
Họ bàn nhau chơi xỏ Tí Hon. Một hôm chú đang mải nhảy nhót, leo trèo giữa đám cỏ dại ngoài vườn thì bị một cô hầu gái ra cắt cỏ bắt gặp, tiện tay cô vơ luôn cả Tí Hon với cỏ, buộc túm vào một cái khăn lớn, rồi lén ném cho bò.
Một con bò mộng đen nuốt chửng Tí Hon vào bụng, nên chú không bị đau đớn gì. Nhưng nằm trong ấy thật khó chịu quá, đèn nến không có, tối như bưng. Khi có người vào vắt sữa; chú ra sức gào:
Này nắn, này bóp, này vắt.
sắp đầy thùng chưa hở chị?
Tiếng sữa tia rào rào, át mất tiếng chú kêu nên không ai nghe thấy. Lát sau chủ quán vào bảo:
- Mai thịt con bò này.
Tí Hon sợ quá, lại gân cổ gào:
- Thả tôi ra đã, tôi ở trong này mà!
Chủ quán nghe thấy, nhưng không biết là ai gọi ở đâu. Bác hỏi lại:
- Ở đâu thế?
Tí Hon vội đáp:
- Trong bụng con đen ấy mà!
Nhưng chủ quán không hiểu nghĩa câu nói, bỏ đi. Sáng hôm sau họ thịt con bò đen. Cũng may lúc họ lôi bò để xẻ thịt không có nhát dao nào chém phải Tí Hon. Chú bị lẫn trong đống thịt để làm dồi. Lúc người thợ băm dồi sắp làm, Tí Hon ra sức bình sinh gào:
- Đừng băm sâu quá, đừng băm sâu quá. Tôi ở dưới đấy.
Tiếng dao băm gõ rộn lên làm chẳng ai nghe được tiếng chú gọi. Giờ mới thật nguy cho chú, nhưng thói thường cái khó nó ló cái khôn. Chú phải nhảy tránh giữa các đường dao băm, chú nhảy tài tình khiến chẳng một nhát nào chạm vào người chú. Chưa kịp nhảy ra, chú bị họ tra lẫn với mấy miếng mỡ vào khoanh dồi tiết. Trong khoanh dồi chật chội quá, đã thế họ lại còn mắc lên ống khói lò bếp để hun cho kỹ. Tí Hon thấy thời gian lúc này mới dài làm sao! Nhưng rồi mùa đông đến, họ lấy dồi xuống. Nhà chủ định đem dồi ra đãi khách. Lúc bà chủ thái dồi, Tí Hon hết sức chú ý, cố tránh vươn cổ quá dài, sợ bị lưỡi dao ngang cổ. Chờ lúc thuận lợi, chú nhún hai chân nhảy tót ra ngoài.
Chú không muốn ở lại nhà ấy nữa, vì ở nơi đây chú gặp toàn chuyện khó chịu. Tí Hon lại lên đường đi chu du. Nhưng cuộc đời tự do cũng chỉ trong chốc lát. Chú đang lang thang vơ vẩn giữa đồng thì chạm trán cáo. Cáo đớp luôn chú. Nằm trong miệng cáo chú van nài:
- Trời, bác cáo ơi, tôi chả bõ vướng họng bác, bác thả tôi ra đi!
Cáo đáp:
- Mày nói cũng có lý. Ăn mày cũng như không ăn gì. Mày hứa cho tao mấy con gà của bố mày ở nhà đi, tao sẽ thả mày.
Tí Hon đáp:
- Thực lòng mà nói, nhà có bao nhiêu gà xin hứa biếu bác hết.
Cáo thả Tí Hon ra, lại còn thân chinh đưa về tận nhà. Ông bố gặp lại đứa con trai yêu quý mừng quá. Nhà có bao nhiêu gà biếu cáo tất. Tí Hon nói:
- Con có đồng tiền vàng rất đẹp để cho bố đây.
Chú đưa cho bố đồng tiền vàng mà chú kiếm được khi đi chu du thiên hạ. Chú hỏi:
- Nhưng sao bố lại cho cáo thịt hết cả đàn gà đáng thương của nhà mình?
- Trời, sao ngốc thế con, con trai cưng của bố, lẽ dĩ nhiên là bố quý con hơn đàn gà rồi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
У одного портного родился крошечный сын, не больше мизинца, а потому его и назвали Мальчикс-c-пальчик. Но при малом росте у него не было недостатка в мужестве, и он сказал своему отцу: "Отец, я должен непременно видеть свет". - "Это верно, сын мой! - сказал старик, взял длинную штопальную иголку и на свечке приладил к ней шарик из сургуча. - Вот тебе и меч на дорогу".
Снарядившись в путь, Мальчик-с-пальчик хотел еще раз поесть со своими и побежал на кухню, чтобы посмотреть, что готовила мать на последнее кушанье. А это кушанье только что было заправлено и стояло на очаге.
Вот и спросил он у матери: "Матушка, что у нас сегодня будет за столом?" - "А вон сам посмотри!"
Мальчик-с-пальчик сам взлез на очаг и заглянул в блюдо. Но так как он чересчур далеко высунулся вперед, пар от кушанья подхватил его и в струе своей увлек в трубу и через трубу - в надворье.
Минуту носился он по воздуху вместе с паром, пока наконец не опустился на землю.
И так он очутился среди бела света; стал бродить повсюду, даже поступил к какому-то мастеру в работу, да кушанье ему там не по вкусу пришлось. "Хозяюшка, - сказал он, - если вы нам не дадите еды получше, то я от вас уйду и завтра же напишу на вашей двери мелом: "Картофелем пичкают, на мясо скупятся - пришлось мне с ними расстаться"". - "Ах ты, мелюзга этакая!" - сказала, разгневавшись, хозяйка, схватила тряпку и хотела его пришлепнуть; но Мальчик-с-пальчик проворно юркнул под наперсток, стал из-под него выглядывать и дразнить хозяйку языком.
Она приподняла наперсток и хотела накрыть им малютку, но тот укрылся среди тряпок; она разбросала тряпки и стала его разыскивать, а он забился в щель стола. "Эге-ге, хозяюшка", - воскликнул он и выставил голову из щели, и когда она его хотела ухватить, он спрыгнул в ящик стола.
Наконец она все-таки добралась до него и выгнала его из дома.
Пошел малютка-портной далее и пришел в большой лес: тут повстречался он с шайкою разбойников, которые намеревались ограбить королевскую казну.
Увидев такого малыша, они подумали: "Ведь такой-то малыш, пожалуй, и в замочную скважину пролезет, и нам может помощь оказать".
"Эй ты, Великан Голиафыч, - крикнул один из разбойников, - не хочешь ли ты с нами вместе побывать в королевской денежной кладовой? Ты можешь туда легко проползти и все деньги нам оттуда повыбрасывать".
Мальчик-с-пальчик подумал-подумал, да наконец и согласился, и пошел вместе с разбойниками к кладовой.
Стал осматривать дверь и сверху, и снизу, отыскивая, нет ли где щели. Вскоре он таки разыскал одну, достаточно широкую для того, чтобы в нее можно было пролезть.
Он тотчас и хотел в нее пробраться, но один из двух часовых, охранявших дверь кладовой, заметил его и сказал другому: "Что это за скверный паук там ползет? Я вот его сейчас раздавлю". - "Оставь бедную тварь! - сказал другой, - Она тебе никакого зла не сделала".
И вот Мальчик-с-пальчик преблагополучно пробрался в кладовую, отворил окно, под которым стояли разбойники, и стал им выбрасывать один талер за другим.
В то время, когда работа была в самом разгаре, Мальчик-с-пальчик услышал, что сам король идет заглянуть в кладовую, и тотчас прихоронился.
Заметил король, что некоторой части талеров в кладовой не хватает, но только никак не мог понять, кто их мог украсть, так как и замок, и задвижки были целы, и все в порядке.
Уходя, он и сказал часовым: "Посматривайте, там кто-то добирается до денег".
Когда же Мальчик-с-пальчик снова принялся за работу, часовые и точно услышали, что кто-то ворошится в деньгах за дверью и деньги позвякивают: клинь-клянь, клинь-клянь… Они быстро ворвались в кладовую и думали схватить вора.
Но портняжка, услышав, что они идут в кладовую, оказался еще проворнее их: прыгнул в уголок, покрылся талером так, что его самого и не видать было, да еще стал оттуда часовых поддразнивать, покрикивая: "Я здесь".
Часовые бросались в ту сторону, а он перескакивал в другой угол, прятался под другой талер и кричал: "А я здесь!"
Часовые опять туда же бросались со всех ног, а Мальчик-с-пальчик давно уже сидел в третьем углу и кричал: "Эй, вот я где!"
И так он дурачил и до тех пор гонял их из конца в конец кладовой, пока они не утомились и не ушли.
Тогда он выбросил из окна все талеры один за другим, а на последний он и сам уселся и вместе с ним выбросился из окошка.
Разбойники не знали, как и похвалить его, говорили ему: "Ты просто молодчина! Не хочешь ли ты быть нашим атаманом?" Но Мальчик-с-пальчик поблагодарил их за честь и отказался, сказав, что хочет еще повидать белый свет.
Тут они поделили добычу, но малютка-портной потребовал себе из нее всего один крейцер, потому что больше и захватить с собою не мог.
Затем он опять опоясался своим мечом, попрощался с разбойниками и пустился в путь-дорогу.
Поступал он еще к нескольким мастерам в работу, но работа была ему везде не по нутру; наконец он нанялся в услужение на одном постоялом дворе.
Но тут невзлюбили его служанки, потому что он, незаметный для них, видел все, что они делали тайком, и указывал хозяевам, что они с тарелок потаскали и что из погреба вынесли.
Служанки и сказали себе: "Погоди ужо, мы с тобою отмочим штуку!" И условились между собою, чтобы подстроить ему какую-нибудь ловушку.
Вскоре после того, когда одна из служанок гребла травку в саду и увидела, что Мальчик-с-пальчик прыгает тут же и катается по траве, она и его сгребла вместе с травою, все связала в большой платок и тайком выкинула коровам в ясли.
Одна из коров, большая и черная, проглотила портняжку вместе с травою.
Но в желудке коровы ему не понравилось, потому что там было совсем темно, даже и свеча не горела. Когда стали корову доить, он закричал:
Да но, но, но, да но, но, но - Ведро-то разве не полно?
Но его слов не расслышали из-за шума сдаиваемого молока.
Затем вошел в хлев сам хозяин и сказал: "Завтра надо будет эту корову заколоть".
Мальчик-с-пальчик испугался и закричал громко: "Прежде меня из нее выпустите, ведь я в ней сижу".
Хозяин услыхал эти слова, но только не мог понять, откуда исходил голос.
"Да где же ты?" - спросил он.
"А вот, в черной-то!" - отвечал малютка; но хозяин не понял значения этих слов и ушел из хлева.
На другое утро корову закололи. По счастью, при разрезании и разрубании мяса коровы ни один удар топора и ножа не задел портняжку, но зато он попал в число частей коровы, предназначенных на начинку колбас.
Когда мясник подошел и принялся за свою работу, Мальчик-с-пальчик закричал ему что было мочи: "Не прорубай слишком глубоко, не прорубай глубоко, ведь я тут!"
Среди стука ножей никто этого не расслышал.
Тут несчастный малютка понял, что грозит ему большая беда; но ведь беда-то и духу придает, и вот он сумел так проворно проскочить между ножами, что ни один его и не задел, и он вышел из беды цел и невредим.
Но ускользнуть ему тоже не удалось: вместе с кусочками сала он должен был дать и себя запихнуть в кровяную колбасу.
Помещение у него было тесненькое, да к тому же еще его повесили в трубу для копчения, и в этой трубе время показалось ему бесконечно долгим.
Наконец уже зимою его из трубы сняли, потому что колбасу надо было подать на стол какому-то гостю.
Когда стала хозяйка резать колбасу на кусочки, Мальчик-с-пальчик только о том и заботился, как бы ему не выставить вперед голову, чтобы она не попала под лезвие ножа.
Наконец он как-то ухитрился выкарабкаться из колбасы и выскочил на стол.
Но он уж не хотел оставаться в доме, в котором ему так плохо жилось, и тотчас же решился пуститься в дальнейшие странствования.
Однако же недолго ему пришлось быть на свободе.
В открытом поле набежала на него лиса и заглотнула его мимоходом. "Госпожа лиса, - воскликнул портняжка, - я у вас в горле застрял; отпустите вы меня на волю!" - "Пожалуй, - отвечала лиса, - ведь от тебя-то мне и корысть невелика; и если ты мне пообещаешь всех кур, какие найдутся у твоего отца на дворе, то я тебя выпущу на волю". - "С великим удовольствием, - отвечал Мальчик-с-пальчик, - все куры тебе достанутся, я тебе за это ручаюсь".
Лисица охотно выпустила его на волю и даже сама снесла его до самого дому.
Когда отец снова свиделся со своим сыном, он охотно отдал лисе всех кур, какие у него были.
"Зато я тебе принес славную монетку!" - сказал Мальчик-с-пальчик и подал своему отцу крейцер, который он добыл во время своих странствований.
"Да за что же бедные хохлатки-то лисе на зубы попались?" - "Эх ты, дурень! Или понять не можешь, что нет отца добрее - ему свое дитя всех кур милее!"