Cuộc ngao du của tí hon


大拇哥游记


Một bác thợ may có đứa con trai, người chỉ bằng ngón tay cái, nên mọi người gọi là Tí Hon. Nhưng bé hạt tiêu, Tí Hon rất can đảm. Một hôm nó thưa bố:
- Bố ơi, con phải đi ngao du thiên hạ một phen mới được.
Ông bố nói:
- Được thôi, con ạ.
Bác lấy kim thêu, hơ lên lửa gắn vào kim một cái núm bằng xi để làm đốc kiếm, rồi đưa cho con và nói:
- Đây, con cũng có kiếm để hộ thân dọc đường!
Tí Hon còn muốn ăn với bố mẹ một bữa nữa, nên nó nhảy chạy xuống bếp xem mẹ nấu gì trước buổi chia tay. Nồi vừa mới đặt lên bếp, Tí Hon hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, hôm nay cho ăn gì thế?
Mẹ bảo:
- Con cứ ngó xem là gì?
Tí Hon nhảy tót lên thành bếp, vươn cổ dòm vào nồi. Nó nhoai người và vươn cổ vào sâu quá nên bị hơi nước bốc lên từ nồi cuốn luôn nó lên ống khói. Nó bị cuốn theo hơi nước, chới với lơ lửng mãi trên không, lúc lâu sau mới rơi xuống.
Thế là chú bé con bác thợ may có dịp đi ngao du thiên hạ. Rồi đến xin tập việc ở một người thợ cả. Nhưng ở đây họ cho chú ăn chẳng được ngon. Chú nói với bà chủ nhà:
- Bà chủ à, mai bà không cho tôi ăn khá hơn, tôi sẽ đi nơi khác, lấy phấn viết trước cửa: "Khoai quá nhiều, thịt quá ít. Xin chào vua khoai tây."
Bà chủ giận lắm, quát:
- Con châu chấu ranh kia, mày còn muốn gì hử?
Bà rút cái giẻ lau định quất chú. Chú phó nhỏ đã lẹ bò lên cái bao ngón tay của bà, từ đó nó dòm xuống, thè lưỡi nhạo bà chủ.
Bà tháo bao định chộp chú thì chú nhảy tót sang cái giẻ lau. Thừa lúc bà rũ giẻ tìm chú, chú trốn sang bàn kế, thò đầu lên giễu bà:
- Hô, hô, bà chủ ơi.
Lúc bà sắp đánh, chú lẩn xuống ngăn kéo. Nhưng rồi bà cũng tóm được chú và tống chú ra khỏi cửa.
Tí Hon lại đi lang thang và đến cánh rừng lớn kia ở đó chú gặp bọn kẻ trộm đang bàn nhau đi ăn trộm châu báu của nhà vua. Trông thấy Tí Hon chúng nảy ra ý nghĩ:
- Nhỏ xíu như nó nhất định chui lọt lỗ khóa, có thể dùng nó như chìa khóa giả được.
Một tên gọi:
- Này, ông khổng lồ Gôliát ơi, có muốn nhập bọn đến kho báu không? Ông có thể chui vào ném tiền ra cho bọn mình.
Tí Hon nghĩ một lát rồi bằng lòng nhận, đi cùng với chúng tới kho báu. Đến nơi chú ngắm kỹ cửa trên cửa dưới xem có kẽ hở nào không. Chú tìm thấy một khe hở khá rộng, đủ cho chú lọt qua. Chú đang chui vào thì bị một trong hai tên lính canh cửa nhìn thấy. Nó bảo tên kia:
- Nhện chi mà gớm ghiếc chưa, tao phải giẫm chết nó mới được.
Tên kia can:
- Để nó đi. Nó có làm gì mày đâu.
Thế là Tí Hon chui tiếp qua khe hở vào trong kho. Chú mở cửa sổ nơi bọn trộm đang đứng đợi, và ném tiền vàng ra tới tấp cho chúng. Đang lúc mê mải ném tiền, chợt có tiếng chân vua vào soát kho Tí Hon vội bò ra. Vua thấy kho bạc vơi đi, nhưng không hiểu ai đã lấy trong khi khóa cửa, then cài không có chút dấu hiệu suy suyển. Vua đi ra và ra lệnh cho hai lính gác:
- Phải canh chừng, có kẻ rình lấy tiền đấy!
Khi Tí Hon quay trở vào tiếp tục ném tiền ra, hai tên lính đứng ngoài rình, nghe thấy tiếng tiền vàng rơi lách cách, lách cách. Chúng nhảy ngay vào trong kho để bắt kẻ trộm. Nhưng Tí Hon nhanh hơn, đã tót được vào một xó, nấp sau một đồng tiền vàng. Chú trêu bọn lính:
- Tớ đây cơ mà!
Cứ thế, Tí Hon nhử làm cho hai tên lính chạy loanh quanh hết xó này sang xó khác làm chúng mệt nhoài đành phải bỏ cuộc. Chú tiếp tục ném tiền cho bọn trộm, ném tiền đồng này sang đồng khác. Chú ráng sức ném một đồng tiền cuối cùng và đồng thời nhảy theo cưỡi trên đồng tiền bay vút qua cửa sổ. Bọn trộm hết lời tán tụng chú:
- Chú quả là tay anh hùng, thế có đồng ý làm chủ tướng cả bọn không?
Tí Hon cám ơn. Chú nói, chú còn muốn đi ngao du thiên hạ. Bọn trộm chia nhau tiền. Tí Hon chỉ lấy một đồng xu vàng, vì có lấy nữa cũng chẳng mang đi nổi.
Chú buộc thanh kiếm bên sườn, chào bọn cướp, rồi lên đường. Chú đến mấy bác thợ cả xin việc nhưng ở đâu chú cũng chán. Sau cùng chú đến làm cho một quán trọ. Đám hầu gái nhà này không ưa chú. Họ không hiểu tại sao ông chủ lại biết những chuyện lén lút ăn uống vụng trộm hay chuyện ăn cắp mang đi nơi khác. Họ dọa chú:
- Thằng nhóc táo tợn thế nào cũng có bữa chúng tao dìm chết!
Họ bàn nhau chơi xỏ Tí Hon. Một hôm chú đang mải nhảy nhót, leo trèo giữa đám cỏ dại ngoài vườn thì bị một cô hầu gái ra cắt cỏ bắt gặp, tiện tay cô vơ luôn cả Tí Hon với cỏ, buộc túm vào một cái khăn lớn, rồi lén ném cho bò.
Một con bò mộng đen nuốt chửng Tí Hon vào bụng, nên chú không bị đau đớn gì. Nhưng nằm trong ấy thật khó chịu quá, đèn nến không có, tối như bưng. Khi có người vào vắt sữa; chú ra sức gào:
Này nắn, này bóp, này vắt.
sắp đầy thùng chưa hở chị?
Tiếng sữa tia rào rào, át mất tiếng chú kêu nên không ai nghe thấy. Lát sau chủ quán vào bảo:
- Mai thịt con bò này.
Tí Hon sợ quá, lại gân cổ gào:
- Thả tôi ra đã, tôi ở trong này mà!
Chủ quán nghe thấy, nhưng không biết là ai gọi ở đâu. Bác hỏi lại:
- Ở đâu thế?
Tí Hon vội đáp:
- Trong bụng con đen ấy mà!
Nhưng chủ quán không hiểu nghĩa câu nói, bỏ đi. Sáng hôm sau họ thịt con bò đen. Cũng may lúc họ lôi bò để xẻ thịt không có nhát dao nào chém phải Tí Hon. Chú bị lẫn trong đống thịt để làm dồi. Lúc người thợ băm dồi sắp làm, Tí Hon ra sức bình sinh gào:
- Đừng băm sâu quá, đừng băm sâu quá. Tôi ở dưới đấy.
Tiếng dao băm gõ rộn lên làm chẳng ai nghe được tiếng chú gọi. Giờ mới thật nguy cho chú, nhưng thói thường cái khó nó ló cái khôn. Chú phải nhảy tránh giữa các đường dao băm, chú nhảy tài tình khiến chẳng một nhát nào chạm vào người chú. Chưa kịp nhảy ra, chú bị họ tra lẫn với mấy miếng mỡ vào khoanh dồi tiết. Trong khoanh dồi chật chội quá, đã thế họ lại còn mắc lên ống khói lò bếp để hun cho kỹ. Tí Hon thấy thời gian lúc này mới dài làm sao! Nhưng rồi mùa đông đến, họ lấy dồi xuống. Nhà chủ định đem dồi ra đãi khách. Lúc bà chủ thái dồi, Tí Hon hết sức chú ý, cố tránh vươn cổ quá dài, sợ bị lưỡi dao ngang cổ. Chờ lúc thuận lợi, chú nhún hai chân nhảy tót ra ngoài.
Chú không muốn ở lại nhà ấy nữa, vì ở nơi đây chú gặp toàn chuyện khó chịu. Tí Hon lại lên đường đi chu du. Nhưng cuộc đời tự do cũng chỉ trong chốc lát. Chú đang lang thang vơ vẩn giữa đồng thì chạm trán cáo. Cáo đớp luôn chú. Nằm trong miệng cáo chú van nài:
- Trời, bác cáo ơi, tôi chả bõ vướng họng bác, bác thả tôi ra đi!
Cáo đáp:
- Mày nói cũng có lý. Ăn mày cũng như không ăn gì. Mày hứa cho tao mấy con gà của bố mày ở nhà đi, tao sẽ thả mày.
Tí Hon đáp:
- Thực lòng mà nói, nhà có bao nhiêu gà xin hứa biếu bác hết.
Cáo thả Tí Hon ra, lại còn thân chinh đưa về tận nhà. Ông bố gặp lại đứa con trai yêu quý mừng quá. Nhà có bao nhiêu gà biếu cáo tất. Tí Hon nói:
- Con có đồng tiền vàng rất đẹp để cho bố đây.
Chú đưa cho bố đồng tiền vàng mà chú kiếm được khi đi chu du thiên hạ. Chú hỏi:
- Nhưng sao bố lại cho cáo thịt hết cả đàn gà đáng thương của nhà mình?
- Trời, sao ngốc thế con, con trai cưng của bố, lẽ dĩ nhiên là bố quý con hơn đàn gà rồi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
从前有个裁缝,他儿子个子矮小得只有大拇指那么大,因此人们叫他"大拇哥"。 尽管大拇哥个头小,可他挺勇敢。 有一天,他对父亲说:"父亲,我要去周游世界。""好哇,我的儿子,"老裁缝一边说一边拿来一根编织用的长针,在尾端用蜡做了个圆柄,"带上这把剑备用吧。"小裁缝打算和家人一起再吃顿饭就出发,于是他蹦蹦跳跳来到厨房,想看看妈妈为这最后一顿饭做了些什么。 "妈妈,今天吃什么饭菜?""自己看吧。"妈妈说。 饭菜已经做好了,放在灶台上。 于是大拇哥跳上灶台朝盘子里看。 可是他把脖子伸得太长了,盘子里冒出的热气一下子把他带进了烟囱,又在空中转悠了一阵才落到地面上来。 小裁缝一看自己已经在外面了,便开始四处游历。 他来到本行一位大师傅家,但那里的伙食不是很好。
"女主人,假如你不改善伙食,"大拇哥说,"我就不住在这里,而且明早还要在你家门上用粉笔写上:'土豆太多肉太少,土豆先生再见了!'""那你想吃点啥呢,蚂蚱?"女主人一边生气地说,一边抓起一块擦碗布去打他。 可是小裁缝敏捷地藏到了顶针下面,探出脑袋,朝女主人直吐舌头。 女主人一把抓起顶针想抓住大拇哥,可他又跳进了布堆里;等女主人抖开布来找他时,他又钻进了桌上的一道裂缝。 "喂,女主人!"他探出头来喊道。 等女主人一巴掌打过来,他一下就缩到抽屉里去了。 当然,女主人最后还是抓住了他,把他赶了出去。
小裁缝继续旅行。 他来到一片大森林里,碰到一伙强盗正在谋划怎样盗窃国王的财宝。 他们一见小裁缝就想:"这么小的人可以从锁眼里钻进宝库,我们就用不着撬门了。"于是,其中一人冲他喊:"喂!勇敢的哥利亚,敢跟我们去宝库吗?你可以溜进去,然后把钱扔出来给我们。"大拇哥想了想说了声"行。"就跟着他们来到宝库。 他把门从上到下地检查了一遍,看有没有裂缝。 很快他就找到一条足以让他钻进去的缝。 可就在他打算爬进去时,门口的两个卫兵看到了他,其中一个说:"那只蜘蛛爬在那儿多难看呀,我来打死它。""让它去吧,"另一个说,"又不碍你的事。"就这样,大拇哥安全爬进了宝库,打开了一扇窗子。 强盗们正在下面等他,他把一袋又一袋金子扔出窗外。 他干得正起劲时,听到国王来检查宝库了,赶紧藏了起来。 国王发现有几袋金子不见了,可不明白是怎样丢的,因为门上的锁和销子似乎都没人动过,戒备也挺森严的。 他临走时对卫兵说:"小心点,有人盯上这里的钱财了。"所以,当大拇哥又开始干时,卫兵听到了钱被挪动的声音和金子"叮叮当当"的碰撞声,于是立刻跑进来想抓住盗贼。 但小裁缝听到了卫兵的跑步声,早在他们到来之前就跳到一个角落里,用一袋金子把自己挡住了。 卫兵没见到一个人影,只听到有人在嘲笑地说:"我在这儿呢!"卫兵跟着声音追过去时,小裁缝早就跑到另一袋金子下面,冲他们喊:"唉呀,我在这儿呢!"就这样,大拇哥把卫兵捉弄得精疲力尽,最后只好离开了。 他接着将所有金子都扔到了窗外。 他使出全身力气把最后一袋抛起来,然后敏捷地跳上袋子跟着弹了出来。 强盗们对他十分钦佩,"你真是个勇敢的英雄。"
他们说,"愿意当我们的队长吗?"
大拇哥谢绝了,说自己想先周游世界。 他们分赃时,小裁缝只要了一个金币,因为他没法拿更多了。
他收好那把剑,告别了强盗,继续上路。 起先他去给大师傅当学徒,可他不喜欢,最后在一家酒店当起了男侍。 那些女佣可受不了啦,因为他把她们偷偷从菜盘里拿了些什么、从地窖里偷走了什么统统告发到她们老板那里,而她们却看不到他。 他们说:"你等着瞧吧,我们会找你算这笔账的!"然后窜通一气捉弄他。 不久后的一天,一个女佣正在花园里割草,她看到大拇哥在草地上蹦来跳去,就赶紧割,一把将他卷进了草垛,然后用布捆好,悄悄拿去喂牛了。 牛群里有头大黑牛,一口把大拇哥吞了下去,倒也没伤着他什么。 牛肚子里黑乎乎的,没有一点光亮,大拇哥不习惯,于是在有人挤奶时大叫起来:
"挤呀使劲挤,奶桶何时溢?"
可挤奶的声音太大了,没人听得懂他在说什么。 主人走过来说:"明天把那头牛给杀了。"大拇哥急得在牛肚里大喊大叫:"先让我出来!我在它肚子里呢!"主人听得真切,可就是不知道声音是从哪里来的。 "你在哪儿呢?"主人问。 "在黑暗中。"可是主人没明白就走了。
第二天,黑牛被杀了。 幸运的是大拇哥没挨刀割就被扔到做香肠的那堆肉里去了。 当屠夫过来打算处理这些肉时,大拇哥又开始大嚷:"别切得太狠!我在肉堆里呢!"可刀切的声音盖过了他的叫嚷,谁都没理睬他。 这下他可麻烦了。 不过麻烦激发人的智慧,他在刀的起落之间上窜下跳,竟然毫发未损。 可他暂时还逃不开,只好和那些咸肉丁一起被塞进黑香肠里去了。 他在里面被挤得要死,而且还被挂到烟囱里让烟熏,日子真难过啊!
冬天里的某一天,主人想用黑香肠款待客人,于是把它从烟囱里取了出来。 女主人在切香肠时,大拇哥小心翼翼,不敢把头伸出去看,唯恐被切掉一块。 他终于找到机会,给自己清出一条路逃了出来。
小裁缝在这家受尽了苦,所以不愿意再呆下去,立刻启程上路了,然而他自由了没多久。 他来到野外,一只狐狸不假思索地把他抓起来塞进了嘴里。 "嗨,狐狸先生,"小裁缝喊道,"我粘在你喉咙里了,让我出去。""可以,你都不够填我的牙齿缝。不过你要是答应把你父亲院子里的家禽给我吃,我就放了你。""非常愿意。"大拇哥回答。 于是狐狸放了他,还把他背回了家。 父亲和儿子团聚了,心甘情愿地将家里养的鸡鸭全部给了狐狸。 "我给你带回来一块钱作为补偿。"大拇哥说着将他在旅行中挣的金币交给了父亲。
"可你为什么要让狐狸把那些可怜的小鸡吃了呢?""哦,你这傻孩子!你父亲爱你当然胜过爱院子里的那些鸡鸭了!"