Cây đỗ tùng


Krzak jałowca


Câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu, có tới hai nghìn năm. Một người đàn ông giầu có, vợ xinh đẹp dịu dàng nên họ sống với nhau rất êm ấm, nhưng họ lại không có con. Họ rất mong có được một người con. Người vợ ngày đêm cầu nguyện, nhưng họ vẫn chưa có người con nào cả. Ở sân phía trước ngôi nhà của họ có cây đỗ tùng. Mùa đông, người vợ ngồi dướigốc cây gọt táo, vô ý cắt phải ngón tay khiến máu chảy rơi xuống tuyết. Bà kêu lên một tiếng:" Ối! " rồi nhìn giọt máu ở trước mặt lòng buồn thay cho mình. Bà nói:
- Ước gì ta có một đứa con da trắng như tuyết và môi đỏ như son!
Khi nói xong những lời nói đo, bà thấy trong lòng rất vui, nên cho rằng ý nguyện của mình rồi sẽ trở thành hiện thực. Bà đi vào nhà. Sau một tháng thì tuyết tan. Sau hai tháng, cây cỏ mọc xanh tươi. Đến tháng thứ ba thì hoa nở khắp đất trời. Tới tháng thứ tư thì cây rừng đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lô. Qua tháng thứ năm, ngồi ở dưới gốc cây đỗ tùng, ngửi hương thơm của hoa, người vợ rất mừng vui. Tới tháng thứ sáu trên cây đầy quả non, người vợ cảm thấy tĩnh tâm hơn. Đến tháng thứ bảy, bà hái một quả ăn thì thấy trong lòng sầu muộn, người không khoẻ. Khi tháng tám qua đi, bà gọi chồng tới rồi khóc và nói:
Nếu như em chết. Hãy chôn em dưới gốc cây đỗ tùng nhé!
Nói xong, trong lòng bà cảm thấy thanh thản. Sang tháng thứ chín, bà sinh ra một đứa con trắng như tuyết, môi đỏ như son. Bà nhìn thấy đứa con vừa lọt lòng thì mừng lắm, rồi sau đó thì qua đời.
Người chồng mai táng vợ ở dưới gốc cây đỗ tùng. Tháng đầu người chồng khóc suốt ngày, rồi ông ta thỉnh thoảng lại khóc, thời gian sau ông không khóc nữa. Và cuối cùng thì ông đã nguôi buồn nhớ, rồi cưới một người vợ kế.
Người vợ sau của ông đẻ một đứa con gái, còn đứa con trai của vợ trước da trắng như tuyết, môi đỏ hồng như son. Người vợ kế chỉ yêu đứa con gái do mình đẻ ra, nên thường cảm thấy khó chịu với đứa con trai của người vợ cả.Bà ta luôn cảm thấy nó cản trở mình trong việc tính mưu bàn kế thu vén tài sản về cho con gái. Bà ta thường xua đuổi đứa con trai từ góc này tới góc kia trong nhà, có lúc tiện tay đánh nó túi bụi, khiến nó vô cùng sợ hãi, vì hễ từ trường học về nhà là không bao giờ nó được yên thân. Một lần người vợ kế tới phòng ngủ, đứa con gái đi theo và nói với mẹ:
- Mẹ, cho con một quả táo.
Người mẹ nói:
- Được mà, con gái của mẹ.
Bà ta lấy từ trong hòm ra một quả táo, đưa cho con gái. Nắp hòm vừa to vừa nặng, được khoá bằng chiếc khoá lớn. Đứa con gái nói:
- Mẹ, anh trai cũng được một quả chứ?
Bà mẹ kế quỷ quyệt chẳng muốn thế, nhưng ngoài miệng vẫn nói:
- Ừ, nó đi học về thì cho nó.
Từ phía trong cửa sổ, bà nhìon thấy đứa con trai đang đi về nhà thì như bị quỷ tha ma khiến, bà giật lấy quả táo ở trong tay con gái và nói:
- Đợi anh trai con về cùng ăn!
Nói rồi bà ném quả táo vào trong hòm và đóng nắp hòm lại. Khi đứa con trai bước tới cửa nhà, bà ta giả bộ âu yếm con trai, bảo nó:
- Con trai của ta, con có muốn ăn một quả táo không?
Mắt bà nhìn nó chằm chằm. Đứa con trai nói:
- Mẹ, sao mẹ lại nhìn con chằm chằm như vậy? Vâng, mẹ cho con một quả táo.
Bà gọi nó lại:
- Lại đây với ta!
Và rồi, bà ta mở nắp hòm lên, nói tiếp:
- Con lấy táo ở trong hòm này!
Khi đứa con trai cúi đầu vào trong hòm thì bà ta thả nắp hòm xuống. Nắp hòm rơi xuống "sầm" một tiếng, đầu đứa con trai bị đứt lìa khỏi thân, rơi vào trong đống táo. Bà ta vô cùng hoảng sợ, nghĩ:
- Mình phải xoá sạch mọi dấu tích đi mới được!
Nghĩ rồi bà ta vào trong buồng, lấy từ ngăn kéo trên cùng của chiếc tủ lớn ra một miếng vải trắng, rồi đem đầu của đứa con trai buộc chặt vào trên cổ của nó, để không ai nhận ra dấu vết bị cắt rời. Sau đó bà ta đem nó đặt ngồi ở chỗ cửa ra vào, lại đặt quả táo vào trong tay nó.
Cô em gái Marleenken đi vào bếp tìm mẹ thì thấy bà ta đứng bên bếp lò và đang khuấy một nồi nước nóng, bèn hỏi:
- Mẹ, anh con ngồi ở chỗ cửa, sắc mặt xám ngoét, tay cầm một quả táo. Con bảo anh đưa quả táo cho con, mà anh chẳng nói gì làm con sợ hãi quá!
Bà mẹ kế nói:
- Con lại ra đấy đi. Nếu vẫn chẳng trả lời thì cho nó một cái bạt tai!
Thế là Marleenken tới, và bảo người anh:
- Anh, đưa táo cho em nào!
Nhưng chẳng có lời đáp nào cả. Thế là cô bé cho anh một cái bạt tai, làm đầu của anh rơi xuống đất. Marleenken hoảng hốt, oà khóc, chạy tới bên bà mẹ, nói:
- Ối, mẹ ơi! Con vừa bạt tai một cái mà đầu anh ấy đã rơi xuống đất!
Marleenken khóc hoài, khóc mãi, tưởng như chẳng bao giờ dứt. Bà mẹ nói:
- Marleenken, con làm sao vậy? Con chớ làm ồn lên khiến mọi người chú ý.Chẳng có cách nào khác là mẹ phải chặt nó ra từng khúc nấu súp thôi!
Nói rồi bà mẹ kế chặt đứa con trai thành từng khúc, cho vào nồi và nấu. Marleenken đứng cạnh bà ta khóc, nước mắt ràn dụa chảy trên má, rơi cả vào trong nồi súp nên súp chẳng phải cho thêm muối nữa. Người cha trở về nhà, ngồi xuống bên bàn, hỏi:
- Con trai của tôi ở đâu?
Bà mẹ kế đáp:
- Ối dào, nó về quê thăm bà ngọai rồi, nó định ở đó một thời gian.
- Nó làm gì ở đó? Sao cũng chẳng hỏi lấy một lời trước khi đi!
- Nó muốn đi, có xin tôi cho phép nó ở đấy sáu tuần. Sống ở đó cũng tốt!
Người chồng nói:
- Trời ơi, tôi rất buồn. Hình như có gì không ổn. Đúng ra nó phải hỏi tôi một câu chứ!
Người chồng vừa ăn vừa nói:
- Marleenken, sao con lại khóc? Anh con rồi sẽ về thôi mà!
Ông lại nói:
- Ôi bà nó, món súp này ngon quá, cho tôi thêm một ít nữa nào!
Ông càng ăn càng thèm, nên bảo:
- Cho tôi nhiều một chút. Chưa bao giờ ăn thấy ngon như vậy, thôi đưa tất cả cho tôi nào!
Ông ăn ngon lành, vứt tất cả xương xuống gầm bàn. Marleenken lấy ra một chiếc khăn lụa tốt nhất từ ngăn kéo tầng dưới tủ áo của cô, rồi nhặt hết những chiếc xương to, nhỏ ở dưới gầm bàn gói cả vào trong chiếc khăn tay đó, đem ra phía trước cửa, khóc nhiều tới mức chảy cả máu mắt ra. Sau đó cô bé chôn cả bọc xương ấy ở đám cỏ xanh dưới gốc cây đỗ tùng. Làm xongcô thấy trong lòng nhẹ nhõm, và không khóc nữa. Trong khi đó cây đỗ tùng bỗng rung lên, cành cây tản ra, rồi chụm lại với nhau nom giống như người ta vỗ tay khi vui mừng. Từ giữa cây bốc lên một cột khói như sương mù, ở giữa cột khói đó như có lửa đang cháy, rồi một con chim rất đẹp bay ra, nó cất tiếng hót véo von, và bay cao mãi vào trong không trung. Sau khi chim bay đi thì cây đỗ tùng trở lại như trước đó, còn chiếc khăn gói xương lại không cánh mà biến mất. Marleenken thấy trong lòng vui vẻ. Cô vào nhà, ngồi xuống bên bàn và ăn.
Con chim sau khi bay đi thì tới đậu trên nóc nhà người thợ kim hoàn. Nó cất giọng hót:
Mẹ kế của tôi đã làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken (Marie xinh đẹp yêu quý)
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn ở dưới gốc cây
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ kim hoàn đang làm một sợi dây chuyền bằng vàng ở trong xưởng, nghe thấy tiếng chim hót rất hay trên nóc nhà, bèn đứng dậy bước qua hàng rào và làm rơi một chiếc giầy. Thế là một chân đi giầy, một chân chỉ có bít tất, ngực vẫn đeo tạp dề, một tay cầm dây chuyền vàng, một tay còn cầm chiếc kìm, bác bước ra đường. Mặt trời chiếu chói chang trên đường phố. Bác đứng ở đó nhìn chăm chú con chim ấy, và nói:
- Này chim, chim hót nghe hay quá. Hót lại một lần nữa bài ấy cho ta nghe nào!
Chim nói:
- Không, tôi không hót suông lần thứ hai đâu. Bác cho tôi dây chuyền vàng thì tôi sẽ hót lần nữa cho bác nghe.
Người thợ kim hoàn đồng ý, nói:
- Cho chim dây chuyền vàng thì hót ta nghe lần nữa nhé!
Thế là chim dùng móng quặp lấy sợi dây chuyền vàng, chim hót cho bác thợ kim hoàn nghe:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Con chim lại bay đến nhà bác thợ giầy, hót trên nóc nhà bác ta:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt. Tôi là con chim xinh đẹp!
Bác thợ giầy nghe tiếng chim hót, chẳng kịp xỏ áo mặc, chạy vội ra ngoài nhà, nhìn lên nóc nhà, dùng bàn tay che nắng để khỏi bị chói mắt, và nói:
- Chim ơi, chim hót rất hay!
Nói rồi bác gọi với vào trong nhà:
- Bà nó đâu, ra mà xem! Chim hót hay lắm!
Bác gọi cả con gái và những đứa con khác, cùng người học việc, cô gái làm thuê… tất cả, tất cả đều ra đường để xem con chim rất đẹp, có bộ lông xanh đỏ rực rỡ, quanh cổ lấp lánh sắc vàng, hai mắt sáng như sao. Bác thợ giầy nói:
- Chim ơi, chim hót lại cho ta nghe một lần nữa nào!
- Không được, hót suông thì tôi chẳng hót đâu!Bác phải tặng tôi một thứ gì đó!
Bác thợ giầy bảo vợ:
- Bà vào lấy đôi giầy ở trên giá gỗ cao nhất trên lầu xuống đây!
Khi người vợ mang đôi giầy đỏ xuống, bác ta bảo chim:
- Chim ơi, lấy đôi giầy này đi, rồi hót cho nghe lần nữa nhé!
Chim dùng móng chân trái quặp lấy đôi giầy, rồi lại bay lên nóc nhà mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleeken
đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong chiếc
khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi con chim xinh đẹp!
Hót xong chim lại bay đi, chân phải quắp dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ. Nó bay tới nơi xay bột. Cối xay đang quay tít, phát ra tiếng:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Trong nhà xay bột có 26 người. Họ đang đẽo đá, làm phát ra tiếng:
- Hick hack, hick hack, hick hack.
Cối xay vẫn đang quay:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Chim đậu trên cây sồi phía trước xưởng xay bột mà hót:
Mẹ tôi đã làm thịt tôi.
Một người thợ dừng tay.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Lại có hai người thợ nữa dừng tay.
Em gái tôi là Marleenken
Tiếp đến lại có bốn người thợ dừng làm việc.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa.
Tới lúc đó chỉ còn 8 người đang đẽo đá.
Chôn ở
Bây giờ chỉ có 7 người làm việc.
Dưới gốc cây đỗ tùng.
Chỉ còn sót một người làm việc.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ cuối cùng cũng dừng việc lại, và cũng nghe được mấy từ sau cùng mà con chim đã hót. Người đó nói:
- Chim ơi, chim hót hay quá. Hót cho tôi nghe một lần nữa đi!
Chim nói:
- Không được, tôi không hót suông đâu. Ông đem hòn đá mài cho tôi thì tôi sẽ hót lần nữa!
Người đó nói:
- Được rồi, nếu chim hót lần nữa cho tất cả mọingười nghe thì sẽ biếu chim hòn đá mài.
Những người khác đồng thanh:
- Đúng vậy, nếu chim hót lại lần nữa thì hòn đá mài này thuộc về chim.
Thế là chim sà xuống, đưa cổ xuyên qua lỗ của hòn đá mài, làm như một chiếc vòng, còn 20 người thợ thì dùng thanh gỗ bảy hòn đá lên. Chim bay lên cao và hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim hót xong xoè hai cánh ra bay, chân phải quắp chiếc dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ, cổ mang hòn đá mài. Nó bay đi rất xa, rất xa cho tới khi bay tới nhà cha nó. Cha, mẹ kế và Marleenken đang ngồi bên bàn ăn ở trong nhà. Cha nó nói:
- Trời, sao tôi cảm thấy khoan khoái dễ chịu thế!
Mẹ kế nói:
- Không, sao tôi lại sợ hãi vậy cứ như là có sét đánh, chớp giật vậy!
Còn Marleenken thì oà khóc. Chim bay tới nóc nhà và hót ca. Người cha nói:
-Ôi, tôi rất vui mừng. Mặt trời chiếu sáng chan hoà. Tôi như gặp người bạn thân cũ vậy.
Người mẹ kế thì nói:
- Không, tôi sợ hãi thật sự, răng lợi cứ va vào nhau, mạch máu như bốc lửa.
Bà giật đứt cúc áo ỡ ngực. Marleenken ngồi ở góc nhà khóc, tay cầm tạp dề ôm lấy mặt. Chiếc tạp dề ướt sũng nước mắt. Chim bay đậu trên cây đỗ tùng mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Người mẹ kế bịt tai không muốn nghe, nhắm nghiền mắt lại không muốn nhìn, nhưng trong tai bà vẫn nghe thấy tiếng của bão táp, mắt bà ta thấy những tia chớp sáng loè.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người cha nói:
- Trời, bà ơi. Chim hót rất hay. Mặt trời toả sáng chan hoà. Hoa toả hương thơm khắp nơi!
Em gái tôi là Marleenken
Marleenken gục đầu lên gối mà khóc. Người cha nói:
- Tôi ra ngoài sân để ngắm kỹ con chim ấy.
Người mẹ kế nói:
- Ôi, ông đừng đi. Tôi cảm thấy căn nhà nghiêng ngả, đang bốc cháy!
Người cha vẫn ra ngoài để xem con chim.
Đã nhặt tất cả xương của tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim vừa hót vừa thả dây chuyền vàng xuống. Sợi dây chuyền vàng rơi lồng vào đúng cổ của người cha rất vừa vặn. Ông đi vào nhà và nói:
- Bà xem này, đây là dây chuyền vàng mà con chim xinh đẹp cho tôi. Nom có đẹp biết bao.
Người mẹ kế khiếp sợ, ngã lăn ra đất, mũ rơi ra. Tiếp đó chim lại hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Mẹ kế nói:
- Ối, tôi mong mình đang ở dưới đất sâu hàng ngàn sải tay (lối đo của người xưa) để không phải nghe lời than vãn kia!
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người mẹ kế nằm ngây người ra như đã chết vậy.
Em gái tôi là Marleenken.
Marleenken nói:
- Ôi con cũng phải ra khỏi nhà, xem chim có cho con gì không!
Nói rồi cô ra đi.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Chim tung đôi giầy đỏ xuống cho cô em gái.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Marleenken cảm thấy hết sức vui mừng. Cô đi đôi giầy đỏ vào rồi nhảy nhót. Cô nói:
- Ôi khi con bước ra cửa, lòng nặng trĩu, còn bây giờ lòng thấy dễ chịu. Đó là một con chim kỳ lạ. Nó cho con một đôi giầy đỏ.Bà mẹ kế chồm dậy, tóc dựng đứng lòng như lửa cháy, bà nói:
- Tôi cảm thấy như trời sắp sập tới nơi rồi. Tôi cũng ra xem sao cho dễ chịu một chút!
Khi bà ta khỏi cửa, chim ném hòn đá mài xuống đầu bà ta. "Rầm" một tiếng, bà ta chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy. Sau khi nghe tiếng động ấy, người cha và Marleenken vội chạy ra thì chỉ thấy khói và lửa. Khói lửa tan đi thì người anh trai của Marleenken đang đứng ở đấy. Cậu bé cầm lấy tay của cha và Marleenken, rồi cả ba nắm tay nhau vui vẻ bước vào trong nhà, tới bàn để cùng ăn.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Było to dawno temu, może jakieś tysiąc lat, a żył sobie wówczas pewien bogaty człek, który miał piękną i pobożną żonę, a kochali się oboje niezmiernie, lecz nie mięli dzieci, choć ich sobie bardzo życzyli, a kobieta modliła się o to dzień i noc. Lecz dzieci jak nie było tak nie było. Przed ich domem było podwórze, a rósł na nim krzew jałowca. Pewnej zimy stała pod nim żona i obierała sobie jabłko, a gdy tak je obierała, ucięła się w palec, a krew leciała na śnieg. "Ach," rzekła kobieta i westchnęła ciężko, a gdy zobaczyła przed sobą krew, zrobiło jej się jakoś żałośnie, "Gdybym miała dziecko czerwone jak ta krew i białe jak ten śnieg." A gdy to powiedziała zrobiło jej się radośnie na duszy, było jej tak, jakby coś właśnie miało się stać. Poszła do domu, a po miesiącu stopniał śnieg, po dwóch zrobiło się zielono, po trzech kwiatki wyszły z ziemi, po czterech zakwitły drzewa, a zielone gałęzie rosły jedna obok drugiej, wśród nich śpiewały ptaszki, że aż całe drzewo dudniło, a kwiaty spadały z drzewa. Potem był piąty miesiąc. Stawała ciągle pod krzewem jałowca, a pachniał tak, że serce z radości drżało i padła na kolana nie mogąc się wziąć w garść, a gdy minął szósty miesiąc, owoce stały się grube i mocne, a ona zrobiła się zupełnie cicha. Minął siódmy miesiąc. Podeszła do krzewu jałowca i jadła łapczywie jego owoce, potem stała się smutna i chora. Przeminął ósmy miesiąc, zawołała swojego męża i rzekła płacząc "Kiedy umrę, pochowaj mnie pod krzewem jałowca." I Była całkiem rada i zadowolona. Gdy minął dziewiąty miesiąc, powiła dziecko białe jak śnieg i czerwone jak krew, a widząc je ucieszyła się tak, że umarła.

Mąż pochował ją pod krzewem jałowca i zaczął płakać rzewnymi łzami. Płakał jeszcze jakiś czas, lecz wciąż mniej i mniej, aż pewnego dnia przestał płakać i wziął sobie drugą żonę.
Z drugą żoną miał córeczkę. Dziecko z pierwszej żony to mały chłopczyk, czerwony jak krew i biały jak śnieg. Gdy matka patrzyła na swoją córeczkę, pełna była miłości, lecz gdy patrzyła na chłopczyka, coś kłuło ją w sercu i czuła się tak, jakby jej w drodze stał i coraz częściej myślała o tym, że odbierze jej córeczce cały majątek, a zło zamieszkało w jej sercu i stała się dla niego wstrętna, ganiała go z kąta w kąt, burczała na niego i szturchała go. Biedny chłopczyk zawsze jej się bał. Gdy wracał ze szkoły, nie było dla niego spokojnego miejsca.
Pewnego razu kobieta wychodziła właśnie z komory, gdy przyszła córeczka i rzekła "Matko, daj mi jabłko. "Już, moje dziecko," powiedziała kobieta i dała jej piękne jabłko ze skrzyni, a skrzynia miała wielkie i ciężkie wieko z ogromnym i ostrym zamkiem. "Matko," rzekła córeczka, "Czy brat też może jedno dostać?" Kobietę przeszyła złość, lecz powiedziała "Tak, jak przyjdzie ze szkoły." Gdy dojrzała przez okno, że już idzie, zło znowu w nią wstąpiło, zabrała córeczce jabłko i rzekła: "Nie dam ci jabłka nim przyjdzie brat." Rzuciła owoc do skrzyni i zamknęła ją. Gdy chłopczyk stanął w drzwiach, zło kazało jej mówić przyjaznym głosem: "Synu, czy nie chcesz jabłka?" - "Matko," powiedział chłopczyk, "Czemu patrzysz tak strasznie! Daj mi jabłko!" - "Chodź ze mną," powiedziała i otworzyła wieko, "Weź sobie jabłko" A gdy chłopczyk schylił się do skrzyni, zatrzasnęła wieko z wielkim hukiem. Głowa poleciała prosto w jabłka. Przejął ją tedy strach i pomyślała "Cóż mi z tego!" Poszła do swojej izby, wyciągnęła z komody białą chustę, postawiła głowę na kark i przewiązała ją tak, że nie było nic widać, posadziła go przed drzwiami i wsadziła w rękę jabłko.
Wkrótce do matki w kuchni przyszła Marlenka. Matka stała przy ogniu z garnkiem gorącej wody przed sobą i wciąż mieszała. "Matko," rzekła Marlenka, "Brat siedzi przed drzwiami jest strasznie biały. W ręku ma jabłko. Prosiłam go, żeby mi je dał, ale on nic nie mówi. Zrobiło mi się strasznie. "Idź do niego jeszcze raz," powiedziała matka, "a jak ci nie odpowie, strzel go w ucho." Poszła więc Marlenka do brata i powiedziała żeby jej dał jabłko, lecz on wciąż milczał. Strzeliła go tedy w ucho, a głowa poleciała na ziemię. Wystraszyła się bardzo, zaczęła płakać i pobiegła do matki i rzekła: "Ach, matko, urwałam bratu głowę." i płakała, płakała i płakała i nie dało jej się uspokoić. "Marlenko," rzekła matka, "coś ty zrobiła? Tylko pary z ust nie puszczaj, a nikt się nie dowie. Nie da się już tego zmienić. Ugotujemy z niego żur." Wzięła więc matka chłopczyka i posiekała go na kawałki, wrzuciła do garnka i ugotowała żur. Marlenka stała przy tym i płakała, płakała i płakała, a jej słone łzy wpadały do garnka, nie potrzebowali więc soli.
Gdy ojciec wrócił do domu, siadł przy stole i rzekł: "Gdzie jest mój syn." Matka przyniosła mu wielką michę z żurem, a Marlenka płakała i płakała i nie mogła się uspokoić. Ojciec zapytał znowu "Gdzie jest mój syn?" - "Ach," powiedziała matka, "poszedł w świat, do swojej babci i trochę tam zostanie." - "A czegóż o tam szuka? Nawet się nie pożegnał!" - "Bardzo chciał tam iść i pytał mnie, czy może tam zostać przez sześć tygodni. Po prostu uciekł." - "Ach," powiedział mąż, "tak mi smutno, tak przykro, że się nie pożegnał." A mówiąc to zaczął jeść i rzekł "Czemu tak płaczesz, Marlenko? Brat w końcu wróci." - "Ach, żono," dodał, "Ale mi ta zupa smakuje! Daj jeszcze!" A im więcej jadł, tym więcej chciał, w końcu powiedział: "Daj mi jeszcze, nic na świecie nie smakuje mi lepiej, czuję jakbym jadł, to co moje." I jadł, jadł i jadł, a kości rzucał pod stół, aż zjadł wszystko. Marlenka poszła do komody i wyjęła z dolnej szuflady najlepszą jedwabną chustę, pozbierała wszystkie kosteczki spod stołu i zawiązała w chuście. Wyniosła je przez drzwi i roniła rzewnie łzy. Wysypała je pod krzewem jałowca w zieloną trawę, a gdy je tak zostawiła, zrobiło jej się nagle błogo i już nie płakała. A krzew jałowca począł się ruszać, jego gałęzie się rozchodziły i znowu schodziły, było tak, jakby kto ręką tak z radości ruszał. Z drzewa poczęła rozchodzić się mgła, a w środku tej mgły płonął ogień, a z ognia wyfrunął piękny ptak, a śpiewał przecudnie, wzbił się w powietrze, a gdy już odfrunął, krzew jałowca zrobił się taki, jaki był przedtem, a chusta z kostkami przepadła. Marlence zrobiło się błogo i była naprawdę zadowolona, jakby brat ciągle żył. Wróciła wesoła do domu i zaczęła jeść u stołu.
Ptak odleciał, usiadł potem na dachu domu złotnika i zaśpiewał:
"Moja matka mnie zarżnęła,
Ojciec mnie zeżarł,
Moja siostra Marlenka,
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
Położyła pod krzewem jałowca.
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
Złotnik siedział w swoim warsztacie i robił złoty łańcuch. Usłyszał wtem ptaka, jak śpiewa na jego dachu. Wstał, a kiedy przechodził przez próg, zgubił jednego buta. Wyszedł wprost na środek ulicy w jednym bucie i jednej skarpetce. W jednej ręce trzymał złoty łańcuch, a w drugiej obcążki, a słońce świeciło mocno na ulicę, gdy dojrzał ptaka. "Ptaku," rzekł, "Jakże pięknie śpiewasz! Zaśpiewaj mi ten kawałek jeszcze raz." - "Nie," odparł ptak, "nie śpiewam drugi raz za darmo. Daj mi złoty łańcuch, to zaśpiewam." - "Weź więc ten złoty łańcuch i zaśpiewaj mi jeszcze raz." Przyleciał więc ptak i wziął łańcuch w prawą łapę, usiadł przed złotnikiem i zaśpiewał:
"Moja matka mnie zarżnęła,
Ojciec mnie zeżarł,
Moja siostra Marlenka,
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
Położyła pod krzewem jałowca.
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
Potem ptak odleciał do szewca, usiadł na jego dachu i śpiewał:
"Moja matka mnie zarżnęła,
Ojciec mnie zeżarł,
Moja siostra Marlenka,
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
Położyła pod krzewem jałowca.
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
Szewc usłyszał to i wybiegł w koszuli przed drzwi, spojrzał na dach, lecz musiał oczy zasłonić ręką by słońce go nie oślepiało. "Ptaku," rzekł, "ale ty ładnie śpiewasz." Zawołał przez drzwi "żono, wyjdź na chwilę. Jest tu ptak, który cudnie śpiewa" Zawołał córkę i dzieci i czeladników, chłopców i dziewki, a wszyscy wyszli na ulicę i przyglądali się ptakowi, a był on piękny o czerwonych i zielonych piórach, a wokół szyi był jak ze szczerego złota, oczy świeciły mu w głowie jako gwiazdy. "Ptaku," rzekł szewc, "Zaśpiewaj mi ten kawałek jeszcze raz." - "Nie," powiedział ptak, "Drugi raz nigdy nie śpiewam za darmo, musisz mi coś dać." - "żono," rzekł szewc, "Idź do warsztatu, na półce jest tam para czerwonych butów. Przynieś je tu." Poszła więc żona i przyniosła buty. "No, ptaku," rzekł szewc, "zaśpiewaj mi teraz ten kawałek." Przyfrunął więc ptak i wziął buty w lewą łapę, poleciał na dach i zaśpiewał:
"Moja matka mnie zarżnęła,
Ojciec mnie zeżarł,
Moja siostra Marlenka,
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
Położyła pod krzewem jałowca.
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
A gdy już zaśpiewał, odleciał, łańcuch trzymał w prawej, a buty w lewej łapie. Odleciał zaś daleko do młyna, a młyn robił "klip klap, klip klap, klip klap" W młynie pracowało dwudziestu młynarczyków. Trzymali kamień i ciosali go "hik hak, hik hak, hic hak," a młyn robił "klip klap, klip klap, klip klap" Ptak usiadł na lipie i śpiewał:
"Moja matka mnie zarżnęła,
przestał jeden
Ojciec mnie zeżarł,
Przestało jeszcze dwóch i zaczęli słuchać,
Moja siostra Marlenka,
Pracę przerwało jeszcze czterech,
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
Ciosało jeszcze tylko ośmiu,
Położyła
jeszcze tylko pięciu
pod krzewem jałowca.
jeszcze jeden
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
Ostatni zdążył jeszcze usłyszeć końcową strofę. "Ptaku," powiedział, "ale cudnie śpiewasz! daj jeszcze raz posłuchać, zaśpiewaj jeszcze raz." - "Nie," odparł ptak, "drugi raz nie śpiewam za darmo, daj mi kamień młyński, a zaśpiewam." - "Dobrze," powiedział, jeśli mi da posłuchać, będzie go miał." - "Tak," powiedzieli inni, "Niech zaśpiewa jeszcze raz, a go dostanie!" Ptak sfrunął więc z drzewa, a młynarczykowie całą dwudziestką przytoczyli kamień, "uch och, uch och, uch..." Ptak wsadził głowę w otwór, a wyglądał w nim jak w kołnierzu. Pofrunął na drzewo i zaśpiewał:
"Moja matka mnie zarżnęła,
Ojciec mnie zeżarł,
Moja siostra Marlenka,
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
Położyła pod krzewem jałowca.
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
Ptak odleciał, a w prawej łapie miał łańcuch w lewej buty, wokół szyi kamień młyński, poleciał daleko do domu swego ojca.
W izbie siedział ojciec matka i Marlenka przy stole, a ojciec rzekł: "Jakoś mi wesoło i błogo" - "Nie," rzekła matka, "Jakoś mi straszno, jakby miała nadejść ciężka burza." A Marlenka płakała i płakała. Wtedy przyleciał ptak i usiadł na dachu, a ojciec rzekł "Tak mi wesoło, słońce świeci tak pięknie i czuję się tak, jakbym miał spotkać starego znajomego." - "Nie," powiedziała żona, "Straszno mi, aż zęby szczękają, a w żyłach płynie ogień. A Marlenka siedziała w kącie i płakała, płakała i płakała, a przed nosem miała talerz i kapały do niego łzy. Ptak usiadł zaś na krzewie jałowca i zaśpiewał:
"Moja matka mnie zarżnęła,
Matka zatkała uszy i zamknęła oczy i nie chciała nic widzieć ni słyszeć, lecz w uszach szumiał jej najsilniejszy ze sztormów, a w oczach płonął jej ogień niczym błyskawica.
Ojciec mnie zeżarł,
"Ach, matko," powiedział mąż, "Ptak śpiewa tak cudnie, słońce świeci tak ciepło."
Moja siostra Marlenka,
Marlenka włożyła głowę między kolana i płakała, ojciec zaś rzekł: Muszy wyjść zobaczyć tego ptaka z bliska" - " Ach, nie idź," powiedziała żona, zdaje mi się, jakoby dom cały w płomieniach stał" Lecz mąż wyszedł i ujrzał ptaka.
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
Położyła pod krzewem jałowca.
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
Wtem ptak upuścił łańcuch, który spadł ojcu prosto na szyję i bardzo ładnie na niej leżał. Wszedł ojciec do domu i rzekł: "Patrzcie, cóż to za cudny ptak, złoty łańcuch mi podarował. Tak pięknie wygląda." Lecz żonie było straszno, omdlała w izbie, a czapka spadła jej z głowy. Ptak zaśpiewał zaś znowu:
"Moja matka mnie zarżnęła,
"Ach, gdybym leżała głęboko pod ziemią, nie musiałabym tego słuchać."
Ojciec mnie zeżarł,
Wtem żona znów upadła jak martwa na ziemię.
Moja siostra Marlenka,
"Ach," powiedziała Marlenka "Wyjdę zobaczyć, czy i mi czego ptak nie podaruje." Wyszła więc.
Szukała wszystkich moich kości,
Zawiązała je w jedwabnej chuście,
A ptak zrzucił jej buty.
Położyła pod krzewem jałowca.
ćwir, ćwir, jaki piękny ze mnie ptak!"
Zrobiło jej się błogo i wesoło. Zaniosła nowe, czerwone buty do izby i tańczyła w nich a skakała. "Ach," powiedziała, "byłam taka smutna, jak wychodziłam, a teraz jestem taka wesoła. Cóż za cudny to ptak, co mi parę czerwonych butów podarował." - "Nie," powiedziała kobieta i skoczyła do góry, a włosy stanęły jej do góry dęba jak płomienie ognia, "Czuję się tak, jakby świat się kończył. Wyjdę zobaczyć, czy i mi weselej nie będzie." A gdy wyszła przez drzwi, trach! Ptak zrzucił jej kamień młyński na głowę, który ją zabił. Ojciec i Marlenka usłyszeli to i wyszli. A z tego miejsca, gdzie siedział ptak, poczęła uchodzić para, płomienie i ogień, a gdy to już przeszło, stał tam chłopczyk, wziął ojca i Marlenkę za ręce i byli we trójkę bardzo szczęśliwi, siedli w domu za stołem i jedli.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek