Cây đỗ tùng


Сказка о заколдованном дереве


Câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu, có tới hai nghìn năm. Một người đàn ông giầu có, vợ xinh đẹp dịu dàng nên họ sống với nhau rất êm ấm, nhưng họ lại không có con. Họ rất mong có được một người con. Người vợ ngày đêm cầu nguyện, nhưng họ vẫn chưa có người con nào cả. Ở sân phía trước ngôi nhà của họ có cây đỗ tùng. Mùa đông, người vợ ngồi dướigốc cây gọt táo, vô ý cắt phải ngón tay khiến máu chảy rơi xuống tuyết. Bà kêu lên một tiếng:" Ối! " rồi nhìn giọt máu ở trước mặt lòng buồn thay cho mình. Bà nói:
- Ước gì ta có một đứa con da trắng như tuyết và môi đỏ như son!
Khi nói xong những lời nói đo, bà thấy trong lòng rất vui, nên cho rằng ý nguyện của mình rồi sẽ trở thành hiện thực. Bà đi vào nhà. Sau một tháng thì tuyết tan. Sau hai tháng, cây cỏ mọc xanh tươi. Đến tháng thứ ba thì hoa nở khắp đất trời. Tới tháng thứ tư thì cây rừng đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lô. Qua tháng thứ năm, ngồi ở dưới gốc cây đỗ tùng, ngửi hương thơm của hoa, người vợ rất mừng vui. Tới tháng thứ sáu trên cây đầy quả non, người vợ cảm thấy tĩnh tâm hơn. Đến tháng thứ bảy, bà hái một quả ăn thì thấy trong lòng sầu muộn, người không khoẻ. Khi tháng tám qua đi, bà gọi chồng tới rồi khóc và nói:
Nếu như em chết. Hãy chôn em dưới gốc cây đỗ tùng nhé!
Nói xong, trong lòng bà cảm thấy thanh thản. Sang tháng thứ chín, bà sinh ra một đứa con trắng như tuyết, môi đỏ như son. Bà nhìn thấy đứa con vừa lọt lòng thì mừng lắm, rồi sau đó thì qua đời.
Người chồng mai táng vợ ở dưới gốc cây đỗ tùng. Tháng đầu người chồng khóc suốt ngày, rồi ông ta thỉnh thoảng lại khóc, thời gian sau ông không khóc nữa. Và cuối cùng thì ông đã nguôi buồn nhớ, rồi cưới một người vợ kế.
Người vợ sau của ông đẻ một đứa con gái, còn đứa con trai của vợ trước da trắng như tuyết, môi đỏ hồng như son. Người vợ kế chỉ yêu đứa con gái do mình đẻ ra, nên thường cảm thấy khó chịu với đứa con trai của người vợ cả.Bà ta luôn cảm thấy nó cản trở mình trong việc tính mưu bàn kế thu vén tài sản về cho con gái. Bà ta thường xua đuổi đứa con trai từ góc này tới góc kia trong nhà, có lúc tiện tay đánh nó túi bụi, khiến nó vô cùng sợ hãi, vì hễ từ trường học về nhà là không bao giờ nó được yên thân. Một lần người vợ kế tới phòng ngủ, đứa con gái đi theo và nói với mẹ:
- Mẹ, cho con một quả táo.
Người mẹ nói:
- Được mà, con gái của mẹ.
Bà ta lấy từ trong hòm ra một quả táo, đưa cho con gái. Nắp hòm vừa to vừa nặng, được khoá bằng chiếc khoá lớn. Đứa con gái nói:
- Mẹ, anh trai cũng được một quả chứ?
Bà mẹ kế quỷ quyệt chẳng muốn thế, nhưng ngoài miệng vẫn nói:
- Ừ, nó đi học về thì cho nó.
Từ phía trong cửa sổ, bà nhìon thấy đứa con trai đang đi về nhà thì như bị quỷ tha ma khiến, bà giật lấy quả táo ở trong tay con gái và nói:
- Đợi anh trai con về cùng ăn!
Nói rồi bà ném quả táo vào trong hòm và đóng nắp hòm lại. Khi đứa con trai bước tới cửa nhà, bà ta giả bộ âu yếm con trai, bảo nó:
- Con trai của ta, con có muốn ăn một quả táo không?
Mắt bà nhìn nó chằm chằm. Đứa con trai nói:
- Mẹ, sao mẹ lại nhìn con chằm chằm như vậy? Vâng, mẹ cho con một quả táo.
Bà gọi nó lại:
- Lại đây với ta!
Và rồi, bà ta mở nắp hòm lên, nói tiếp:
- Con lấy táo ở trong hòm này!
Khi đứa con trai cúi đầu vào trong hòm thì bà ta thả nắp hòm xuống. Nắp hòm rơi xuống "sầm" một tiếng, đầu đứa con trai bị đứt lìa khỏi thân, rơi vào trong đống táo. Bà ta vô cùng hoảng sợ, nghĩ:
- Mình phải xoá sạch mọi dấu tích đi mới được!
Nghĩ rồi bà ta vào trong buồng, lấy từ ngăn kéo trên cùng của chiếc tủ lớn ra một miếng vải trắng, rồi đem đầu của đứa con trai buộc chặt vào trên cổ của nó, để không ai nhận ra dấu vết bị cắt rời. Sau đó bà ta đem nó đặt ngồi ở chỗ cửa ra vào, lại đặt quả táo vào trong tay nó.
Cô em gái Marleenken đi vào bếp tìm mẹ thì thấy bà ta đứng bên bếp lò và đang khuấy một nồi nước nóng, bèn hỏi:
- Mẹ, anh con ngồi ở chỗ cửa, sắc mặt xám ngoét, tay cầm một quả táo. Con bảo anh đưa quả táo cho con, mà anh chẳng nói gì làm con sợ hãi quá!
Bà mẹ kế nói:
- Con lại ra đấy đi. Nếu vẫn chẳng trả lời thì cho nó một cái bạt tai!
Thế là Marleenken tới, và bảo người anh:
- Anh, đưa táo cho em nào!
Nhưng chẳng có lời đáp nào cả. Thế là cô bé cho anh một cái bạt tai, làm đầu của anh rơi xuống đất. Marleenken hoảng hốt, oà khóc, chạy tới bên bà mẹ, nói:
- Ối, mẹ ơi! Con vừa bạt tai một cái mà đầu anh ấy đã rơi xuống đất!
Marleenken khóc hoài, khóc mãi, tưởng như chẳng bao giờ dứt. Bà mẹ nói:
- Marleenken, con làm sao vậy? Con chớ làm ồn lên khiến mọi người chú ý.Chẳng có cách nào khác là mẹ phải chặt nó ra từng khúc nấu súp thôi!
Nói rồi bà mẹ kế chặt đứa con trai thành từng khúc, cho vào nồi và nấu. Marleenken đứng cạnh bà ta khóc, nước mắt ràn dụa chảy trên má, rơi cả vào trong nồi súp nên súp chẳng phải cho thêm muối nữa. Người cha trở về nhà, ngồi xuống bên bàn, hỏi:
- Con trai của tôi ở đâu?
Bà mẹ kế đáp:
- Ối dào, nó về quê thăm bà ngọai rồi, nó định ở đó một thời gian.
- Nó làm gì ở đó? Sao cũng chẳng hỏi lấy một lời trước khi đi!
- Nó muốn đi, có xin tôi cho phép nó ở đấy sáu tuần. Sống ở đó cũng tốt!
Người chồng nói:
- Trời ơi, tôi rất buồn. Hình như có gì không ổn. Đúng ra nó phải hỏi tôi một câu chứ!
Người chồng vừa ăn vừa nói:
- Marleenken, sao con lại khóc? Anh con rồi sẽ về thôi mà!
Ông lại nói:
- Ôi bà nó, món súp này ngon quá, cho tôi thêm một ít nữa nào!
Ông càng ăn càng thèm, nên bảo:
- Cho tôi nhiều một chút. Chưa bao giờ ăn thấy ngon như vậy, thôi đưa tất cả cho tôi nào!
Ông ăn ngon lành, vứt tất cả xương xuống gầm bàn. Marleenken lấy ra một chiếc khăn lụa tốt nhất từ ngăn kéo tầng dưới tủ áo của cô, rồi nhặt hết những chiếc xương to, nhỏ ở dưới gầm bàn gói cả vào trong chiếc khăn tay đó, đem ra phía trước cửa, khóc nhiều tới mức chảy cả máu mắt ra. Sau đó cô bé chôn cả bọc xương ấy ở đám cỏ xanh dưới gốc cây đỗ tùng. Làm xongcô thấy trong lòng nhẹ nhõm, và không khóc nữa. Trong khi đó cây đỗ tùng bỗng rung lên, cành cây tản ra, rồi chụm lại với nhau nom giống như người ta vỗ tay khi vui mừng. Từ giữa cây bốc lên một cột khói như sương mù, ở giữa cột khói đó như có lửa đang cháy, rồi một con chim rất đẹp bay ra, nó cất tiếng hót véo von, và bay cao mãi vào trong không trung. Sau khi chim bay đi thì cây đỗ tùng trở lại như trước đó, còn chiếc khăn gói xương lại không cánh mà biến mất. Marleenken thấy trong lòng vui vẻ. Cô vào nhà, ngồi xuống bên bàn và ăn.
Con chim sau khi bay đi thì tới đậu trên nóc nhà người thợ kim hoàn. Nó cất giọng hót:
Mẹ kế của tôi đã làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken (Marie xinh đẹp yêu quý)
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn ở dưới gốc cây
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ kim hoàn đang làm một sợi dây chuyền bằng vàng ở trong xưởng, nghe thấy tiếng chim hót rất hay trên nóc nhà, bèn đứng dậy bước qua hàng rào và làm rơi một chiếc giầy. Thế là một chân đi giầy, một chân chỉ có bít tất, ngực vẫn đeo tạp dề, một tay cầm dây chuyền vàng, một tay còn cầm chiếc kìm, bác bước ra đường. Mặt trời chiếu chói chang trên đường phố. Bác đứng ở đó nhìn chăm chú con chim ấy, và nói:
- Này chim, chim hót nghe hay quá. Hót lại một lần nữa bài ấy cho ta nghe nào!
Chim nói:
- Không, tôi không hót suông lần thứ hai đâu. Bác cho tôi dây chuyền vàng thì tôi sẽ hót lần nữa cho bác nghe.
Người thợ kim hoàn đồng ý, nói:
- Cho chim dây chuyền vàng thì hót ta nghe lần nữa nhé!
Thế là chim dùng móng quặp lấy sợi dây chuyền vàng, chim hót cho bác thợ kim hoàn nghe:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Con chim lại bay đến nhà bác thợ giầy, hót trên nóc nhà bác ta:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt. Tôi là con chim xinh đẹp!
Bác thợ giầy nghe tiếng chim hót, chẳng kịp xỏ áo mặc, chạy vội ra ngoài nhà, nhìn lên nóc nhà, dùng bàn tay che nắng để khỏi bị chói mắt, và nói:
- Chim ơi, chim hót rất hay!
Nói rồi bác gọi với vào trong nhà:
- Bà nó đâu, ra mà xem! Chim hót hay lắm!
Bác gọi cả con gái và những đứa con khác, cùng người học việc, cô gái làm thuê… tất cả, tất cả đều ra đường để xem con chim rất đẹp, có bộ lông xanh đỏ rực rỡ, quanh cổ lấp lánh sắc vàng, hai mắt sáng như sao. Bác thợ giầy nói:
- Chim ơi, chim hót lại cho ta nghe một lần nữa nào!
- Không được, hót suông thì tôi chẳng hót đâu!Bác phải tặng tôi một thứ gì đó!
Bác thợ giầy bảo vợ:
- Bà vào lấy đôi giầy ở trên giá gỗ cao nhất trên lầu xuống đây!
Khi người vợ mang đôi giầy đỏ xuống, bác ta bảo chim:
- Chim ơi, lấy đôi giầy này đi, rồi hót cho nghe lần nữa nhé!
Chim dùng móng chân trái quặp lấy đôi giầy, rồi lại bay lên nóc nhà mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleeken
đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong chiếc
khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi con chim xinh đẹp!
Hót xong chim lại bay đi, chân phải quắp dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ. Nó bay tới nơi xay bột. Cối xay đang quay tít, phát ra tiếng:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Trong nhà xay bột có 26 người. Họ đang đẽo đá, làm phát ra tiếng:
- Hick hack, hick hack, hick hack.
Cối xay vẫn đang quay:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Chim đậu trên cây sồi phía trước xưởng xay bột mà hót:
Mẹ tôi đã làm thịt tôi.
Một người thợ dừng tay.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Lại có hai người thợ nữa dừng tay.
Em gái tôi là Marleenken
Tiếp đến lại có bốn người thợ dừng làm việc.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa.
Tới lúc đó chỉ còn 8 người đang đẽo đá.
Chôn ở
Bây giờ chỉ có 7 người làm việc.
Dưới gốc cây đỗ tùng.
Chỉ còn sót một người làm việc.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ cuối cùng cũng dừng việc lại, và cũng nghe được mấy từ sau cùng mà con chim đã hót. Người đó nói:
- Chim ơi, chim hót hay quá. Hót cho tôi nghe một lần nữa đi!
Chim nói:
- Không được, tôi không hót suông đâu. Ông đem hòn đá mài cho tôi thì tôi sẽ hót lần nữa!
Người đó nói:
- Được rồi, nếu chim hót lần nữa cho tất cả mọingười nghe thì sẽ biếu chim hòn đá mài.
Những người khác đồng thanh:
- Đúng vậy, nếu chim hót lại lần nữa thì hòn đá mài này thuộc về chim.
Thế là chim sà xuống, đưa cổ xuyên qua lỗ của hòn đá mài, làm như một chiếc vòng, còn 20 người thợ thì dùng thanh gỗ bảy hòn đá lên. Chim bay lên cao và hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim hót xong xoè hai cánh ra bay, chân phải quắp chiếc dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ, cổ mang hòn đá mài. Nó bay đi rất xa, rất xa cho tới khi bay tới nhà cha nó. Cha, mẹ kế và Marleenken đang ngồi bên bàn ăn ở trong nhà. Cha nó nói:
- Trời, sao tôi cảm thấy khoan khoái dễ chịu thế!
Mẹ kế nói:
- Không, sao tôi lại sợ hãi vậy cứ như là có sét đánh, chớp giật vậy!
Còn Marleenken thì oà khóc. Chim bay tới nóc nhà và hót ca. Người cha nói:
-Ôi, tôi rất vui mừng. Mặt trời chiếu sáng chan hoà. Tôi như gặp người bạn thân cũ vậy.
Người mẹ kế thì nói:
- Không, tôi sợ hãi thật sự, răng lợi cứ va vào nhau, mạch máu như bốc lửa.
Bà giật đứt cúc áo ỡ ngực. Marleenken ngồi ở góc nhà khóc, tay cầm tạp dề ôm lấy mặt. Chiếc tạp dề ướt sũng nước mắt. Chim bay đậu trên cây đỗ tùng mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Người mẹ kế bịt tai không muốn nghe, nhắm nghiền mắt lại không muốn nhìn, nhưng trong tai bà vẫn nghe thấy tiếng của bão táp, mắt bà ta thấy những tia chớp sáng loè.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người cha nói:
- Trời, bà ơi. Chim hót rất hay. Mặt trời toả sáng chan hoà. Hoa toả hương thơm khắp nơi!
Em gái tôi là Marleenken
Marleenken gục đầu lên gối mà khóc. Người cha nói:
- Tôi ra ngoài sân để ngắm kỹ con chim ấy.
Người mẹ kế nói:
- Ôi, ông đừng đi. Tôi cảm thấy căn nhà nghiêng ngả, đang bốc cháy!
Người cha vẫn ra ngoài để xem con chim.
Đã nhặt tất cả xương của tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim vừa hót vừa thả dây chuyền vàng xuống. Sợi dây chuyền vàng rơi lồng vào đúng cổ của người cha rất vừa vặn. Ông đi vào nhà và nói:
- Bà xem này, đây là dây chuyền vàng mà con chim xinh đẹp cho tôi. Nom có đẹp biết bao.
Người mẹ kế khiếp sợ, ngã lăn ra đất, mũ rơi ra. Tiếp đó chim lại hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Mẹ kế nói:
- Ối, tôi mong mình đang ở dưới đất sâu hàng ngàn sải tay (lối đo của người xưa) để không phải nghe lời than vãn kia!
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người mẹ kế nằm ngây người ra như đã chết vậy.
Em gái tôi là Marleenken.
Marleenken nói:
- Ôi con cũng phải ra khỏi nhà, xem chim có cho con gì không!
Nói rồi cô ra đi.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Chim tung đôi giầy đỏ xuống cho cô em gái.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Marleenken cảm thấy hết sức vui mừng. Cô đi đôi giầy đỏ vào rồi nhảy nhót. Cô nói:
- Ôi khi con bước ra cửa, lòng nặng trĩu, còn bây giờ lòng thấy dễ chịu. Đó là một con chim kỳ lạ. Nó cho con một đôi giầy đỏ.Bà mẹ kế chồm dậy, tóc dựng đứng lòng như lửa cháy, bà nói:
- Tôi cảm thấy như trời sắp sập tới nơi rồi. Tôi cũng ra xem sao cho dễ chịu một chút!
Khi bà ta khỏi cửa, chim ném hòn đá mài xuống đầu bà ta. "Rầm" một tiếng, bà ta chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy. Sau khi nghe tiếng động ấy, người cha và Marleenken vội chạy ra thì chỉ thấy khói và lửa. Khói lửa tan đi thì người anh trai của Marleenken đang đứng ở đấy. Cậu bé cầm lấy tay của cha và Marleenken, rồi cả ba nắm tay nhau vui vẻ bước vào trong nhà, tới bàn để cùng ăn.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Давненько уж это было - тысячи две лет тому назад. Жил да был на свете богатый человек, и жена у него была красивая и богобоязненная, и любили они друг друга сердечно, а детей у них не было. Очень им хотелось иметь детей; и жена молилась об этом и день, и ночь, а детей все же не было и не было…
Перед домом их был двор; среди того двора росло ветвистое дерево, и под тем деревом однажды зимою стояла жена и срезала ножом кожуру с яблока. Срезала да и порезала себе ножом пальчик, так что кровь закапала на снег. "Ах! - сказала жена и глубоко вздохнула, и, взглянув на капли крови, проговорила с грустью: - Вот если бы у меня было такое дитятко: как кровь румяное да как снег белое!"
И как только она это выговорила, у ней вдруг так полегчало на душе, как будто ее желанию суждено было действительно сбыться, и она пошла домой совсем утешенная.
Прошло с той поры около года. Жена все недомогала и, жалуясь на свое здоровье, не раз говаривала мужу: "Если я умру, похорони меня под тем деревом, что растет у нас среди двора".
В конце года она родила сына, белого как снег и румяного как кровь, и когда она его увидела, то обрадовалась так, что с радости и умерла. Муж похоронил жену по ее желанию под тем деревом, что росло среди двора, и очень ее оплакивал; немного спустя он стал уже меньше по ней плакать, а там и совсем перестал; а еще сколько-то времени спустя взял себе в дом другую жену.
От второй жены родилась дочка, а от первой жены остался хорошенький сынок, румяный как кровь и белый как снег.
Когда мачеха смотрела на свою дочку, она казалась ей милым дитятком, а как взглянет, бывало, на своего хорошенького пасынка, у ней так и кольнет в сердце - тотчас придет ей в голову, что он ей поперек дороги стал, и кабы не он, все богатство отца досталось бы ее дочери.
И стала она на своего хорошенького пасынка злиться, и стала его толкать из угла в угол: и тут щипнет, и там щипнет, так что бедное дитя жило в постоянном страхе. И когда он возвращался домой из школы, у него не было ни одной минуты покоя.
Однажды мачеха пошла в свою светелку, и ее хорошенькая дочка пришла к ней и сказала: "Матушка, дай мне яблочко". - "Изволь, дитятко", - сказала ей мать и дала ей чудесное яблоко из сундука своего; а у сундука-то крышка была тяжелая-претяжелая, и замок у ней большой, железный, с острыми зубцами. "Матушка, - сказала хорошенькая девочка, - ты и братцу тоже дашь яблочко?" Это раздосадовало ее мать, однако же она сдержалась и сказала: "И ему дам, когда он придет из школы".
И как раз в это время увидела из окошка, что пасынок возвращается домой; тут ее словно бес под руку толкнул, она отняла у дочки яблоко и сказала: "И тебе прежде брата не дам". Швырнула яблоко в сундук и закрыла его крышкой.
Когда пасынок вошел в дверь, нечистый наставил ее ласково сказать ему: "Сыночек! Не хочешь ли ты получить от меня яблоко?" А сама посмотрела на него искоса. "Матушка, - сказал мальчик, - что ты это так на меня смотришь? Хорошо, дай мне яблочко!" - "Пойдем со мной, - сказала она и открыла крышку сундука. - Вот, выбирай любое".
И когда мальчик нагнулся над сундуком, бес и толкни ее под руку - р-раз! - она захлопнула крышку с такою силою, что голова мальчика отскочила от туловища и упала среди румяных яблок. Тут она перепугалась и стала думать: "Как бы мне это с себя свалить?" И вот зашла она в свою комнату, вынула из ящика белый платок, опять приставила голову к туловищу, обвязала мертвому пасынку шею так, что ничего не было заметно, и посадила его на стул перед дверьми, а в руку дала ему яблоко.
Немного спустя пришла дочь к матери в кухню и увидела, что мать стоит перед огнем, а перед нею лохань с горячей водой, в которой она что-то полощет. "Матушка, - сказала дочка, - братец сидит перед дверьми бледный-пребледный и держит в руке яблоко; я было попросила его, чтобы он мне яблочко дал, но он мне ничего не ответил, и мне стало страшно". - "А ты ступай к нему еще раз, - сказала мать, - и если он тебе ничего не ответит, дай ему по уху". Дочка и точно пошла и сказала: "Братец, дай мне яблочко". Но он ничего не ответил ей. Тогда она ударила его по уху, и голова его свалилась с плеч.
Девочка страшно перепугалась и начала плакать и кричать, и побежала к матери своей. "Ах, матушка, я сбила голову моему братцу!" - и плакала, и плакала, и не могла утешиться. "Доченька, - сказала мать, - что ты наделала? Но теперь-то уж замолчи, чтобы никто этого не знал; ведь теперь уж этого не воротишь! Давай разварим его в студень".
И взяла мачеха своего мертвого пасынка, разрубила его на куски, положила его в лохань и разварила в студень. А дочь ее при этом стояла и плакала, и плакала, и все слезы ее падали в лохань, так что даже и соли в студень не понадобилось класть.
Вот вернулся отец домой, сел за стол и сказал: "А где же мой сын?" А мать принесла на стол большущее блюдо студня, между тем как дочка ее все плакала и плакала, и никак не могла удержаться от слез.
Отец между тем спросил еще раз: "Да где же мой сын?" Мачеха отвечала: "Он ушел в гости к своему деду; там хотел он некоторое время остаться". - "Да что ему там делать? Ушел, даже и не простился со мной?" - "О, ему очень хотелось туда пойти, и он у меня просил позволения остаться там эту неделю: его ведь все там ласкают". - "А все же, - сказал отец, - мне очень жаль, что он не простился со мною".
С этими словами он принялся за еду и сказал дочке: "Что ты плачешь? Ведь братец-то твой вернется же! - потом, обратясь к жене, добавил: - Жена! Какое ты мне подала вкусное блюдо! Подбавь-ка мне еще!" И чем более он ел, тем более хотелось ему еще и еще, и он все приговаривал: "Подкладывай больше, пусть ничего на блюде не останется!" И все-то ел, ел, а косточки все под стол метал - и, наконец, съел всё дочиста.
А дочка его достала из комода свой лучший шелковый платочек, сложила в него из-под стола все косточки и хрящики и понесла вон из дома, обливаясь горькими слезами.
Выйдя на средину двора, она положила косточки в платочек под дерево, что там росло, на зеленую травочку, и у ней стало легко на сердце, и слезы ее иссякли.
И увидела она, что дерево вдруг зашевелилось - ветви его стали расходиться и сходиться, словно руки у человека, когда он от радости начинает размахивать руками и хлопать в ладоши.
Затем от дерева отделился как бы легкий туман, а среди тумана блистал и огонь, и из этого-то огня вылетела чудная птица и запела чудную песенку, и высоко-высоко поднялась в воздух.
Когда же она совсем исчезла из виду, тогда и ветви на дереве перестали двигаться, и платок с косточками, что лежал под деревом, пропал бесследно.
А у сестрицы на душе стало так легко и приятно, как если бы братец ее был еще в живых. И она вернулась домой веселая, села за стол и стала есть.
Птица полетела и села на дом золотых дел мастера, и стала петь свою песенку:
Меня мачеха убила,
Мой отец меня же съел.
Моя милая сестричка
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала
И под деревцем сложила.
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
Мастер сидел в своей мастерской и делал золотую цепь, когда услышал птичку, которая пела на крыше дома, и песенка показалась ему очень привлекательной.
Он поднялся со своего места, и когда сошел сверху вниз, то потерял одну туфлю. Так он и на середину улицы вышел в одной туфле и в одном носке, опоясанный фартуком, с золотой цепью в одной руке, с клещами в другой…
А солнце-то так и светило на улице! Вот он и стал как вкопанный, и давай смотреть на птичку. "Птичка, - сказал он, - как ты славно поешь! Спой-ка мне еще раз свою песенку!" - "Нет, - сказала птичка, - я дважды даром петь не стану. Дай мне эту золотую цепочку, тогда я тебе и еще раз спою мою песенку". - "Вот, на тебе золотую цепь; только спой мне еще раз".
Тогда подлетела птичка, взяла золотую цепь в правую лапку, села против мастера и запела:
Меня мачеха убила,
Мой отец меня же съел.
Моя милая сестричка
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала
И под деревцем сложила.
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
Оттуда полетела птичка к башмачнику, присела к нему на крышу и запела:
Меня мачеха убила;
Мой отец меня же съел.
Моя милая сестричка
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала
И под деревцем сложила.
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
Башмачник услышал песенку, выбежал из дому в одном жилете и стал смотреть на крышу, прикрывая ладонью глаза от солнца. "Птичка, - сказал он, - да как же ты славно поешь! - И жену башмачник вызвал из дома: - Поди-ка сюда, глянь-ка на птичку! Вот так птичка, как отлично распевает!" Потом позвал он и дочь свою, и детей, и подмастерьев, и работников, и служанку, и все вышли на улицу и смотрели на птицу, и любовались ею.
А птичка была и точно красивая: перышки на ней красные и зеленые, а около шейки - словно чистое золото, а глазки у ней блистали как звездочки.
"Птичка, - сказал башмачник, - спой ты мне свою песенку еще раз". - "Нет, - сказала птичка, - дважды я не пою даром. Подари мне что-нибудь". - "Жена, - приказал башмачник, - ступай ко мне в мастерскую; там стоит у меня пара совсем готовых красных башмаков, принеси их мне сюда".
Жена пошла и принесла башмаки. "Вот тебе, птичка! - сказал башмачник. - Ну, а теперь спой мне свою песенку".
Птичка слетела, взяла у него башмаки в левую лапку, потом опять взлетела на крышу и запела:
Меня мачеха убила,
Мой отец меня же съел.
Моя милая сестричка
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала
И под деревцем сложила.
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
А пропевши песенку, птичка полетела: цепочку держала она в когтях правой лапки, а башмаки - в когтях левой лапки, и прилетела она прямо на мельницу, которая работала на полном ходу и постукивала так: плики-пляки, плики-пляки, плики-пляки.
Да на мельнице же сидело человек двадцать рабочих, которые обтесывали жерновой камень и выбивали молотками: тик-так, тик-так, тик-так - и мельница вторила их работе своим постукиваньем.
Птичка опустилась на липу, которая росла у самой мельницы, и запела:
Меня мачеха убила…
Один рабочий перестал работать.
Мой отец меня же съел.
Еще двое от работы отстали и прислушались…
Моя милая сестричка…
Еще четверо бросили работу…
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала…
Уж только восьмеро остались при деле.
И под деревцем…
Уж только шестеро осталось…
… сложила…
Только один продолжал работу…
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
Тут уж и последний отстал и тоже стал слушать. "Птичка, - сказал он, - как ты славно поешь! Дай и мне тоже послушать, спой еще раз!" - "Нет, - отвечала птица, - дважды не стану петь даром; дай мне жернов, так я еще раз тебе спою". - "Да, - сказал он, - если бы жернов мне одному принадлежал, ты бы его получила". - "Да, - сказали другие, - если она нам еще раз споет, то мы отдадим ей жернов".
Тогда птичка слетела вниз, а все двадцать рабочих стали приподнимать жернов и покрикивать: "У-у-ух, у-ух, ухнем! ух!"
А птичка только продела голову в отверстие жернова, вздела его на шею, как воротник, и вместе с ним взлетела на дерево и запела:
Меня мачеха убила,
Мой отец меня же съел.
Моя милая сестричка
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала
И под деревцем сложила.
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
А пропев свою песенку, она расправила крылышки и, держа в когтях правой лапки цепочку, в когтях левой - пару красных башмаков, а на шее - жернов, полетела вдаль, к дому отца своего.
В доме за столом сидели отец, дочка и мачеха, и отец говорил им: "Что это значит, что у меня сегодня так легко, так весело на сердце?" - "Нет, - сказала мачеха, - мне что-то страшно, словно бы гроза большая надвигается". А дочка сидела и все плакала да плакала.
Тут как раз прилетела птичка и села на крышу. "Ах, - сказал отец, - мне так весело, и солнце так прекрасно светит, и на душе у меня так хорошо, как будто мне предстоит увидеться со старым знакомцем". - "Нет, - сказала жена, - страшно мне, страшно, так что зуб на зуб навести не могу, а жилах у меня словно огонь".
Дочка же тем временем села в угол и стала плакать еще пуще, и прикрывала глаза руками, и ладони рук ее были совсем мокры.
Птичка между тем уселась на дерево среди двора и стала петь:
Меня мачеха убила…
Мачеха, услышав это, заткнула уши и зажмурила глаза, не желая ничего ни видеть, ни слышать, но в ушах ее все же был шум, как от сильнейшей бури, а глаза жгло, и в них словно молния блистала.
Птичка продолжала петь:
Мой отец меня же съел…
"Ах, матушка, - сказал отец, - там сидит такая славная птица и поет так прекрасно, да и солнышко так светит и греет, и благоухает тмином".
Птичка продолжала:
Моя милая сестричка…
Сестричка, как услышала это, уткнула лицо в колени и стала плакать навзрыд, а отец, напротив того, сказал: "Я выйду, посмотрю на птичку вблизи". - "Ах, не ходи, не ходи! - сказала жена. - Мне кажется, что весь дом наш в пламени".
Но муж ее не послушался, вышел из дома и взглянул на птичку, которая продолжала свою песню:
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала
И под деревцем сложила.
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
И, закончив песенку, птичка сбросила сверху золотую цепь прямо на шею отцу, и цепь пришлась как раз в меру.
Тогда он вернулся домой и сказал: "Посмотри, какая это чудесная птица, подарила мне прекрасную золотую цепь, да и сама-то на вид такая красивая". Жена же все попрежнему бегала в ужасе по всему дому и места не могла себе найти.
А птица опять завела ту же песню:
Меня мачеха убила…
"Ах, если бы я хоть в самой преисподней теперь была! Лишь бы не слыхать мне этой песни!" - проговорила мачеха в отчаянии.
Мой отец меня же съел…
Мачеха при этих словах в изнеможении упала на пол.
Моя милая сестричка…
"Ах, - сказала сестричка, - я тоже выйду и посмотрю, не подарит ли и мне чего-нибудь птичка". И она вышла из дома.
Мои косточки собрала,
Во платочек их связала…
Тут сбросила она сестричке сверху красные башмачки.
И под деревцем сложила!
Чивик, чивик! Что я за славная птичка!
Тогда и у сестрички на сердце стало легко и весело. Она надела новые красные башмачки и стала в них плясать и прыгать. "Ах, - сказала она, - я была так грустна, когда выходила из дому; а теперь мне так легко и хорошо! И что за славная птичка - ведь она подарила мне пару красных башмаков!" - "Нет! - сказала ее мать и вскочила с места в ужасе, и волосы поднялись у нее дыбом на голове. - Мне кажется, что светопреставление наступило! Не могу вытерпеть: я тоже выйду из дома - быть может, и мне станет легче!"
Но чуть только она выступила за двери - тррах! Птичка скинула ей мельничий жернов на голову и раздавила им мачеху насмерть.
Отец и сестричка услыхали этот шум и выскочили из дома: из того места, где жернов упал, повалил клубами дым, потом показался огонь, вспыхнуло пламя, а когда все это закончилось, они увидели перед собою маленького братца, который взял отца и сестричку за руки, и все трое были счастливы и довольны настолько, что вошли в дом, сели за стол и принялись кушать.