Le vieux Sultan


Chó Sultan trung thành


Un paysan possédait un chien fidèle, nommé Sultan. Or le pauvre Sultan était devenu si vieux qu'il avait perdu toutes ses dents, si bien qu'il lui était désormais impossible de mordre. Il arriva qu'un jour, comme ils étaient assis devant leur porte, le paysan dit à sa femme:
- Demain un coup de fusil me débarrassera de Sultan, car la pauvre bête n'est plus capable de me rendre le plus petit service.
La paysanne eut pitié du malheureux animal:
- Il me semble qu'après nous avoir été utile pendant tant d'années et s'être conduit toujours en bon chien fidèle, il a bien mérité pour ses vieux jours de trouver chez nous le pain des invalides.
- Je ne te comprends pas, répliqua le paysan, et tu calcules bien mal: ne sais-tu donc pas qu'il n'a plus de dents dans la gueule, et que, par conséquent, il a cessé d'être pour les voleurs un objet de crainte? Il est donc temps de nous en défaire. Il me semble que s'il nous a rendu de bons services, il a, en revanche, été toujours bien nourri. Partant quitte.
Le pauvre animal, qui se chauffait au soleil à peu de distance de là, entendit cette conversation qui le touchait de si près, et je vous laisse à penser s'il en fut effrayé. Le lendemain devait donc être son dernier jour! Il avait un ami dévoué, sa seigneurie le loup, auquel il s'empressa d'aller, dès la nuit suivante, raconter le triste sort dont il était menacé.
- Écoute, compère, lui dit le loup, ne te désespère pas ainsi; je te promets de te tirer d'embarras. Il me vient une excellente idée. Demain matin à la première heure, ton maître et sa femme iront retourner leur foin; comme ils n'ont personne au logis, ils emmèneront avec eux leur petit garçon. J'ai remarqué que chaque fois qu'ils vont au champ, ils déposent l'enfant à l'ombre derrière une haie. Voici ce que tu auras à faire. Tu te coucheras dans l'herbe auprès du petit, comme pour veiller sur lui. Quand ils seront occupés à leur foin, je sortirai du bois et je viendrai à pas de loup dérober l'enfant; alors tu t'élanceras de toute ta vitesse à ma poursuite, comme pour m'arracher ma proie; et, avant que tu aies trop longtemps couru pour un chien de ton âge, je lâcherai mon butin, que tu rapporteras aux parents effrayés. Ils verront en toi le sauveur de leur enfant, et la reconnaissance leur défendra de te maltraiter; à partir de ce moment, au contraire, tu entreras en faveur, et désormais tu ne manqueras plus de rien.
L'invention plut au chien, et tout se passa suivant ce qui avait été convenu. Qu'on juge des cris d'effroi que poussa le pauvre père quand il vit le loup s'enfuir avec son petit garçon dans la gueule! qu'on juge aussi de sa joie quand le fidèle Sultan lui rapporta son fils!
Il caressa son dos pelé, il baisa son front galeux, et dans l'effusion de sa reconnaissance, il s'écria:
- Malheur à qui s'aviserait jamais d'arracher le plus petit poil à mon bon Sultan! J'entends que, tant qu'il vivra, il trouve chez moi le pain des invalides, qu'il a si bravement gagné! Puis, s'adressant à sa femme:
- Grétel, dit-il, cours bien vite à la maison, et prépare à ce fidèle animal une excellente pâtée; puisqu'il n'a plus de dents, il faut lui épargner les croûtes; aie soin d'ôter du lit mon oreiller; j'entends qu'à l'avenir mon bon Sultan n'aie plus d'autre couchette.
Avec un tel régime, comment s'étonner que Sultan soit devenu le doyen des chiens.
La morale de ce conte est que même un loup peut parfois donner un conseil utile. Je n'engage pourtant pas tous les chiens à aller demander au loup un conseil, surtout s'ils n'ont plus de dents.
Bác nông dân có con chó tên là Sultan, nó rất trung thành với chủ. Nhưng giờ nó đã già nua, răng rụng hết chẳng còn chiếc này nên chẳng cắn và tha mồi được.
Một hôm, đứng trước cửa nhà, bác nông dân nói với vợ:
- Con Sultan già nua kia ngày mai cho nó phát đạn, giữ nuôi nó chẳng có ích gì.
Bác gái thương hại con chó trung thành nên can chồng:
- Nó sống bao nhiêu năm nay ở nhà mình, được bao nhiêu là việc, giờ thì cứ bố thí cho nó ăn đâu có hại gì.
Người chồng đáp:
- Ái chà, bà chẳng biết gì cả. Nó làm gì còn chiếc răng nào, chẳng có thằng trộm nào sợ nó nữa, giờ thì nó có thể đi chỗ khác cho khuất mắt. Khi trước nó có công thì đã nuôi cho ăn uống đầy đủ rồi còn gì.
Con chó đáng thương nằm phơi nắng cách đấy cũng không xa, nó nghe được hết đầu đuôi câu chuyện, nó buồn lắm và nghĩ, có lẽ mai là ngày cuối cùng của cuộc đời. Người bạn tốt của nó là sói. Tới đêm nó lẻn vào rừng gặp sói và kể lại cho sói nghe số phận hẩm hiu của mình. Nghe xong sói nói:
- Này anh bạn, dũng cảm lên chứ, tôi có thể giúp anh qua cơn hoạn nạn được. Tôi đã nghĩ ra một kế. Sáng sớm mai hai vợ chồng người nông dân sẽ đi phơi cỏ ở ngoài đồng, thế nào họ cũng mang theo đứa con nhỏ vì chẳng có một ai ở nhà. Trong lúc làm việc, để tránh nắng thế nào họ cũng đặt con ở trong bóng râm của mấy bụi cây gần đó. Anh bạn nằm sát ngay cạnh đứa trẻ làm như nằm canh vậy. Tôi sẽ lẻn từ trong rừng ra và tha đi đứa trẻ. Anh phải gắng sức đuổi theo tôi làm như anh muốn giành lại đứa trẻ từ tôi. Tôi sẽ nhả đứa trẻ ra, anh tha nó về cho bố mẹ. Họ sẽ nghĩ rằng chính anh đã cứu đứa trẻ nên rất cảm ơn anh. Đáng lẽ họ tống cổ anh đi, thì ngược lại họ sẽ chẳng đả động gì đến chuyện ấy nữa và chẳng bao giờ để anh bị đói khát.
Chó nghe thấy bùi tai. Sự việc xảy ra đúng như đã bàn. Khi nhìn thấy sói tha con mình người bố la ầm lên. Rồi thấy Sultan chạy đuổi theo và cứu được con mình tha về, lúc đó bác ta hết sức vui mừng, lấy tay vuốt ve con chó và nói:
- Từ nay trở đi không bao giờ ta để ai động tới chân tơ kẽ tóc của mi, chừng nào mi còn sống thì mi lúc nào cũng no đủ.
Rồi bác bảo vợ:
- Mình về ngay nhà đi, nấu cho Sultan nồi cháo. Không còn răng thì húp cháo. Nhớ lấy cái gối của tôi ở đầu giường để cho nó nằm cho ấm.
Từ đó trở đi Sultan sống sung sướng đến nỗi chẳng còn lý do gì để kêu ca phàn nàn.
Ít lâu sau sói đến thăm Sultan, rất vui mừg vì mọi chuyện đều tốt đẹp cả. Sói nói:
- Này anh bạn, nếu tôi có lấy đi của chủ anh một con cừu béo thì anh nhắm mắt làm ngơ nhé. Hồi này kiếm miếng ăn khó khăn lắm anh bạn ạ.
Chó đáp:
- Tôi chưa hề nghĩ tới chuyện đó, tôi trung thành với chủ tôi nên tôi không thể đồng ý với anh bạn về chuyện đó được.
Sói nghĩ chó chỉ nói giả bộ thế thôi. Tối khuya sói rón rén tới tính bắt một con cừu.
Bác nông dân được chó Sultan báo cho biết trước ý định của sói, bác nấp đợi sói. Mới vào gần tới chuồng cừu sói ta đã bị bác nông dân cầm gậy phang tới tấp, sói bị một trận nên thân. Ráng sức sói mới chạy nổi được về rừng, vừa chạy sói vừa nói: "Cứ đợi đấy, anh bạn đểu cáng. Rồi sẽ biết tay ta."
Sáng hôm sau, sói bảo lợn gọi chó vào rừng để tính chuyện ân oán. Duntan già nua không biết dựa vào ai bao giờ, đành phải gọi mèo đi cùng với mình vào rừng, nhưng khốn nỗi mèo lại chỉ có ba chân. Chó đi trước, mèo tập tễnh đi theo sau, đuôi chỏng ngược lên trời. Sói và trợ thủ của mình đứng đợi ở địa điểm đã hẹn, nhìn thấy địch thủ của mình đang đi. Nhìn thấy đuôi mèo dựng đứng chổng ngược lên trời chúng cứ tưởng là địch thủ mang theo gươm, đã thế lại thấy mèo ba chân bước thấp bước cao, nhìn xa cứ tưởng là lấy đà để ném đá, lợn liền lao thẳng vào bụi cây gần đó để tránh, sói nhảy lên ngay cành cây để né. Khi tới đúng điểm hẹn, chó và mèo vô cùng ngạc nhiên vì chẳng thấy bóng dáng sói đâu cả. Lợn rừng chui vào bụi cây nhưng tai lại vểnh lên, vẫy vẫy. Nhìn quanh chẳng thấy động tĩnh gì, mèo thấy hình như có chuột chạy trên bụi cây, mèo liền chạy ngay tới, lấy đà vồ cắn. Bị cắn vào tai đau quá lợn ta nhảy cẫng lên la lối: "Ở trên cây ấy, thủ phạm ở trên cây ấy!."
Chó và mèo ngoảnh lại thì thấy sói đang ở trên cây, sói xấu hổ vì thấy mình sợ sệt một cách vô cớ. Sói đồng ý giảng hòa với chó.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng