De seks svaner


Sáu con thiên nga


Der var engang en konge, som drog på jagt i en stor skov, og forfulgte et dyr så ivrigt, at ingen af hans folk kunne følge ham. Om aftenen opdagede han, at han var faret vild, og hvor meget han end søgte, kunne han ikke finde udgangen. Pludselig så han en gammel kone med rokkende hovede komme humpende henimod ham. "Kan I ikke vise mig vej, min gode kone," spurgte han. "Det kunne jeg vel nok, herre konge," svarede hun, "men hvis I ikke går ind på mine betingelser, finder I aldrig ud og dør af sult." - "Hvad er det for betingelser?" spurgte kongen. "Jeg har en datter," svarede den gamle, "der er så smuk som dagen er lys. Hvis I vil tage hende til dronning, vil jeg vise jer vej." Kongen, der ganske havde tabt modet, sagde ja og fulgte den gamle hen til hendes hus, hvor datteren modtog ham, som om hun havde ventet ham. Hun var meget smuk, men kongen kunne ikke se på hende uden at hans hjerte snøredes sammen i angst. Han satte imidlertid pigen foran sig på hesten, den gamle viste ham vej, og de red hjem til slottet, hvor brylluppet blev fejret.
Kongen havde været gift en gang før og havde med sin første kone syv børn, seks drenge og en pige, som han elskede over alt i verden. Da han var bange for, at stedmoderen skulle gøre dem fortræd, bragte han dem ud på et slot, der lå dybt inde i skoven. Det lå godt skjult, og vejen var så svær at finde, at han selv ikke kunne have fundet den, hvis ikke en klog kone havde givet ham et nøgle garn, der havde den vidunderlige egenskab, at når han kastede det foran sig, rullede det sig op af sig selv og viste ham vej. Kongen gik imidlertid så tit ud for at besøge sine børn, at dronningen fattede mistanke. Hun bestak derfor tjenerne, så de forrådte hende hemmeligheden og også fortalte om nøglet, der viste vej. Dronningen havde nu hverken rist eller ro, før hun opdagede, hvor kongen gemte det. Derpå syede hun seks små, hvide silkeskjorter og da kongen en dag var på jagt gik hun ud i skoven med dem, og lod nøglet vise vej. Da børnene så hende i det fjerne, troede de, at det var deres far, der kom, og løb glade hen imod hende. I samme nu kastede hun skjorterne over dem, og straks blev de forvandlede til svaner og fløj hen over skoven. Dronningen gik fornøjet hjem igen og troede, hun var sine stedbørn kvit. Den lille pige var imidlertid ikke løbet med drengene, og stedmoderen vidste slet ikke, at hun var til. Da kongen næste dag kom for at besøge sine børn fandt han kun den lille pige. "Hvor er dine brødre?" spurgte han. Pigen fortalte ham nu, at hun havde set fra vinduet, at hendes brødre som svaner var fløjet hen over skoven, og viste ham nogle fjer, som hun havde samlet op efter dem. Kongen blev meget bedrøvet, men det faldt ham ikke ind, at dronningen kunne være i stand til at begå en så slet gerning, og da han var bange for at lade pigen blive alene tilbage, ville han tage hende med sig hjem til slottet. Men hun var bange for stedmoderen og bad, om hun måtte blive en nat til i skoven.
Jeg vil gå ud og lede efter mine brødre, tænkte den stakkels pige, og da det blev mørkt begav hun sig på vej. Hun gik hele natten og den næste dag med, og da var hun så træt, at hun ikke kunne gå et skridt videre. Hun fik så øje på en lille hytte inde mellem træerne, gik derind, og kom ind i en lille stue, hvor der stod seks små senge. Hun turde imidlertid ikke lægge sig i nogen af dem, men lagde sig nede på gulvet, og faldt i søvn. Lige før solnedgang vågnede hun ved en susen i luften og så seks svaner komme flyvende ind ad vinduet. De satte sig på jorden og blæste på hverandre, så alle fjerene fløj af, og tog svanehammen af som en skjorte. Pigen kendte straks sine brødre igen og krøb frem fra sit skjulested. Drengene blev meget glade ved at se hende, men deres glæde varede ikke længe. "Her kan du ikke blive," sagde den ældste, "dette hus tilhører nogle røvere, og når de kommer hjem, slår de dig ihjel." - "Kan I da ikke beskytte mig?" spurgte hun. "Nej," svarede han og rystede bedrøvet på hovedet, "kun et kvarter hver dag kaster vi svanehammen og er mennesker, men så bliver vi atter til svaner og flyver bort." - "Kan jeg ikke frelse jer," spurgte pigen grædende. "Det er alt for svært," svarede han, "i seks år må du ikke tale og ikke le og i den tid skal du lave seks skjorter af stjerneblomster. Og hvis du siger et eneste ord, er alt dit arbejde spildt." Nu var tiden forbi, og i samme øjeblik, han havde sagt det sidste ord, blev de forvandlede til svaner og fløj ud af vinduet.
Men pigen besluttede at frelse sine brødre, om det så skulle koste hendes liv. Hun gik bort fra hytten og sov om natten oppe i et træ. Den næste morgen begyndte hun at samle stjerneblomster og sy den første skjorte. Der var ingen, hun kunne tale med, og til at le følte hun ingen trang. Og hun arbejdede og arbejdede fra morgen til aften. Lang tid efter drog kongen på jagt i skoven og nogle af hans jægere kom da til det træ, hvor pigen sad og syede. "Hvem er du?" spurgte de, men hun svarede ikke. "Kom kun ned," råbte de, "vi skal ikke gøre dig noget." Pigen rystede blot på hovedet, og da de blev ved at trænge på hende, kastede hun sin halskæde ned til dem for at stille dem tilfreds. Da de blev ved at plage hende, kastede hun sit bælte derned, og da det ikke hjalp sine strømpebånd og efterhånden alle sine klæder, så hun ikke beholdt andet på end særken. Jægerne lod sig ikke nøje med det, men klatrede op i træet, bar pigen ned og bragte hende til kongen. "Hvem er du?" spurgte han, men hun svarede ikke. Han prøvede på at tale til hende i forskellige sprog, men hun rystede blot på hovedet. Alligevel blev kongen så betaget af hendes skønhed, at han satte hende foran sig på hesten og red hjem med hende til sit slot. Der gav han hende smukke klæder på, og hun var så smuk som den klare sol, men hun sagde ikke et eneste ord. Hun sad ved siden af ham ved bordet, og efterhånden kom han til at holde så meget af hende, at han besluttede at gifte sig med hende.
Kongen havde en ond mor, som var meget utilfreds med dette ægteskab og bagtalte den unge dronning. "Gud ved, hvad det er for en tøs," sagde hun, "hun er sikkert ikke værdig til at være dronning." Et år efter, da hun fødte sit første barn, tog den gamle det fra hende og bestrøg hendes mund med blod. Derpå gik hun til kongen og anklagede hende for at være menneskeæder. Men kongen troede det ikke og ville ikke have, at der måtte gøres hende noget ondt. Hun sad bestandig og syede på skjorterne og tænkte ikke på andet. Da hun igen fødte et barn, bar den onde kvinde sig ad på samme måde, men kongen ville ikke tro, hvad hun sagde. "Hun er uskyldig," sagde han, "var hun ikke stum, ville hun kunne bevidne sin uskyldighed." Men da den gamle for tredie gang røvede barnet og anklagede dronningen, måtte kongen stille hende for domstolen, og hun blev dømt til at brændes.
Den dag, dommen skulle fuldbyrdes, var de seks år netop forbi og skjorterne var færdige, kun på den sidste manglede der det ene ærme. Da hun skulle føres ned på bålet, tog hun dem på armen, og netop da ilden skulle tændes, kom de seks svaner trækkende gennem luften. Da hun så, at hendes frelse nærmede sig, fyldtes hendes hjerte med glæde. Svanerne dalede ned, så hun kunne kaste skjorterne over dem, og straks, da de berørte dem, faldt svanehammene af og brødrene stod der, men den yngste havde en svanevinge i stedet for den venstre arm. De omfavnede og kyssede hinanden og dronningen sagde til kongen, der var meget forbavset over, hvad han havde set: "Nu tør jeg tale og sige, at jeg er uskyldig." Hun fortalte ham nu, at hans mor havde stjålet børnene. Til kongens store glæde levede de endnu, og den gamle måtte komme frem med dem. Hun blev nu bundet på bålet og brændt, men kongen og dronningen levede lykkeligt i mange, mange år.
Lần ấy vua đi săn trong một khu rừng rộng mênh mông, nhà vua mải đuổi săn theo một con thú rừng, quân hầu không ai theo kịp.
Khi bóng đêm đổ xuống cánh rừng, nhà vua mới đứng lặng nhìn quanh, bối rối, thấy mình đã lạc đường, không tìm được đường ra. Bỗng nhà vua thấy một bà già đầu lắc lư đi tới - đó là một phù thủy - nhà vua bảo:
- Bà cụ ơi, bà có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng không?
Bà già đáp:
- Tâu bệ hạ, được ạ. Cái đó già làm được, nhưng chỉ khi nào điều kiện đặt ra được thực hiện, bằng không, bệ hạ không ra được khỏi khu rừng và sẽ chết đói ở đây.
Nhà vua hỏi:
- Điều kiện ấy như thế nào?
- Già có một đứa con gái xinh đẹp không ai trên trần gian sánh bằng. Nó thật xứng đáng thành hoàng hậu. Nếu bệ hạ ưng chọn làm hoàng hậu, già sẽ chỉ cho bệ hạ đường ra khỏi khu rừng.
Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến căn nhà nhỏ của mụ. Cô con gái mụ ngồi bên bếp lửa. Cô đứng dậy chào đón vua như thể đang chờ vua tới. Tuy thấy cô gái đẹp nhưng nhà vua trong lòng vẫn còn chưa ưng, cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đưa cô lên ngựa, mụ chỉ đường cho vua. Vua về trở lại hoàng cung để làm lễ cưới.
Nguyên vua đã có vợ, hoàng hậu sinh được bảy người con, sáu trai một gái. Cả bảy người con đều được vua yêu quý vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt, thậm chí có thể hành hạ chúng nữa, nên vua cho các con mình đến ở trong một lâu đài hiu quạnh nằm khuất giữa rừng sâu. Đường đi đến đó khó mà tìm ra được. Chính vua cũng không tìm thấy đường đến đó. Một bà lão đã cho nhà vua một cuộn chỉ có phép lạ. Nhà vua chỉ cần ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự cuộn lại và chỉ đường đi cho vua.
Nhà vua thường xuyên đi thăm các con yêu dấu. Sự vắng mặt của nhà vua làm hoàng hậu để ý. Mụ trở nên tò mò, muốn biết vua đi một mình vào rừng làm gì. Mụ ban phát cho thị vệ rất nhiều tiền để chúng đi rình mò, nói lộ bí mật sự việc, chúng nói cho mụ biết cả về cuộn chỉ có phép lạ, biết đưa đường.
Mụ đứng ngồi không yên, lục tìm khắp mọi nơi cho đến khi thấy cuộn chỉ mới thôi.
Mụ may một số áo bằng lụa trắng và khâu bùa phép vào áo, bùa phép này khi xưa mụ được mẹ truyền lại cho.
Một hôm nhà vua đi săn vắng, mụ mang áo và cuộn chỉ chỉ đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đi đến tưởng là cha kính yêu nên mừng chạy ra đón. Mụ tung trùm lên mỗi đứa một chiếc áo lụa trắng, áo vừa chạm người thì chúng biến ngay thành thiên nga, bay vượt cánh rừng biến mất.
Mụ hớn hở về nhà, tưởng như vậy là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là cô con gái, cô không cùng các anh chạy ra đón.
Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái. Vua hỏi:
- Các anh con đâu?
Cô đáp:
- Trời ơi, cha kính yêu! Các anh con đi bỏ lại con một mình ở đây.
Rồi cô kể cho vua rằng, khi cô đứng ở cửa sổ thì nhìn thấy các anh biến thành thiên nga và bay vượt qua cánh rừng, rồi cô đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân.
Vua rất buồn, nhưng không nghĩ hoàng hậu làm việc độc ác như vậy. Vua sợ con gái cũng sẽ bị bắt nên có ý định mang cô về hoàng cung. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua cho cô đêm nay ngủ lại trong lâu đài giữa rừng. Cô nghĩ bụng:
- Mình không ở đây lâu hơn được nữa, mình phải đi tìm các anh!
Khi bóng đêm phủ xuống, cô lẻn vào trong rừng. Cô đi mãi, đi hoài, đi thâu đêm và suốt cả ngày hôm sau. Khi chân tay rã rời mỏi mệt, cô dừng chân thì thấy phía trước có một căn lều. Cô đi tới, bước vào nhà thì thấy có sáu chiếc giường nhỏ. Cô không dám ngả lưng trên chiếc giường nào, mà chui xuống gầm một chiếc giường, định ngủ qua đêm trên nền nhà đất.
Lúc mặt trời sắp lặn, cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ vào nhà. Cả sáu con đứng trên nền nhà và thổi lông cho nhau. Bộ lông thiên nga trút ra như chiếc áo. Cô gái nhận ra các anh mình nên rất mừng, chui từ gầm giường ra. Các anh gặp lại em gái nên hết sức mừng rỡ, biết vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:
- Em không ở lại đây được. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em, sẽ giết em ngay.
Em gái hỏi:
- Thế các anh có cách nào che chở em không?
Các anh đáp:
- Không có cách nào cả. Tối tối các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ - mười lăm phút - sau đó lại biến thành thiên nga.
Em gái òa lên khóc và hỏi:
- Thế không có cách nào giải thoát được các anh sao?
Các anh đáp:
- Trời, không được đâu! Điều kiện khó lắm, em không được nói cười sáu năm. Trong thời gian ấy em may cho các anh sáu cái áo bằng hoa thủy cúc. Chỉ cần một lời từ miệng em là mọi việc đều hỏng cả.
Các anh vừa nói xong thì khắc đồng hồ đã điểm, các anh lại biến thành thiên nga, bay vút qua cửa sổ.
Cô quyết định giải thoát cho các anh bằng mọi cách, dù cho có nguy hiểm tới tính mạng đi chăng nữa. Cô rời chiếc lều hoang vắng, đi mãi vào trong rừng sâu, leo lên cây ngủ đêm. Sáng sớm hôm sau cô đi hái hoa thủy cúc, và bắt đầu khâu áo. Rừng vắng lặng chẳng nói được với ai, và cô cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô ngồi chăm chú khâu áo.
Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một ngày kia, có một ông vua cùng tùy tùng đi săn. Họ vào trong rừng sâu và thấy có cô gái trên cây. Họ gọi hỏi cô:
- Cô là ai mà ở đây.
Không có tiếng đáp. Họ nói:
- Cứ xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không làm gì cô đâu!
Cô chỉ lắc đầu. Họ cứ hỏi mãi, hỏi hoài, khi ấy cô tung sợi dây chuyền bằng vàng xuống, tưởng thế để mình yên thân. Nhưng đám người kia vẫn cứ đứng đó. Cô cởi dây lưng thả xuống, rồi đến vớ và những thứ cô có. Trên thân cô chỉ còn đồ lót. Đám thợ săn không lui đi mà còn trèo lên cây ẵm cô xuống, và dẫn cô tới chỗ vua. Vua hỏi:
- Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?
Cô không đáp. Vua hỏi cô bằng nhiều thứ tiếng, nhưng cô vẫn nín lặng như cá trong nước. Sắc đẹp của cô làm lòng vua rộn ràng xao xuyến. Vua cảm thấy yêu cô vô cùng. Vua quàng áo ngự lên người cô, để nàng ngồi phía trước và đưa về hoàng cung. Cô được mặc quần áo sang trọng, vẻ đẹp của cô trở nên lộng lẫy như một ngày nắng đẹp chan hòa, nhưng cô vẫn nín lặng, không nói nửa lời. Vào bàn ăn, cô được ngồi bên cạnh vua. Dáng điệu khiêm nhường và thùy mị của cô làm vua rất hài lòng. Vua nói:
- Ta thiết tha được chung sống với nàng, chứ không với ai khác trên đời này!
Mấy ngày sau, hôn lễ được cử hành.
Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, bà không ưng thuận việc cưới xin này nên bà nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:
- Không biết con này ở đâu ra, mà nó câm, không nói được nửa lời. Nó chẳng xứng đáng làm hoàng hậu.
Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng, mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ, bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ đi tâu vua, nàng là loài ăn thịt người. Vua không tin và không để ai hại nàng. Lúc nào nàng cũng chăm chú ngồi khâu áo. Năm sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mụ ghẻ chồng độc ác lại quỷ quyệt lừa vua như lần trước, nhưng vua nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:
- Nàng ngoan đạo và tốt bụng, nên không thể làm việc ấy. Nếu nàng không bị câm thì nàng có thể tự minh oan, để cho mọi việc sáng tỏ.
Nhưng đến lần thứ ba, dì ghẻ lại ăn trộm đứa bé mới sinh và lại tố cáo hoàng hậu. Vua không làm sao khác được là đưa quan tòa xét xử. Nàng bị tội chết thiêu.
Ngày hành hình cũng là ngày cuối cùng của hạn sáu năm nàng không được nói, được cười.
Đó là ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo đã khâu xong, cái cuối cùng còn thiếu cánh tay trái. Khi nàng đã bị dẫn tới giàn hỏa thiêu, nàng vắt mấy chiếc áo lên cánh tay. Khi nàng đứng trên giàn hỏa thiêu, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga từ xa bay tới. Nàng biết mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.
Thiên nga vỗ cánh lượn sà xuống chỗ nàng để nàng phất quàng áo lên. Áo vừa đụng chim thì bộ lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện nguyên hình là những chàng trai khôi ngô, tươi cười đứng trước nàng. Chỉ có người em út nhận chiếc áo thiếu cánh tay trái nên còn một cánh thiên nga ở lưng. Anh em vui mừng ôm hôn nhau thắm thiết. Hoàng hậu bước lại phía nhà vua, khi vua còn rất đỗi ngạc nhiên, hoàng hậu nói:
- Hoàng thượng kính mến, giờ thiếp mới được phép nói và thổ lộ hết nỗi oan của mình.
Rồi nàng kể cho vua việc mụ già đã lấy ba đứa con giấu đi. Được gặp lại các con, vua rất mừng. Mụ dì ghẻ độc ác phải đền tội, bị trói đưa lên giàn hỏa thiêu, thiêu ra tro.
Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc thái bình suốt đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng