Vua chích choè


Kuningas Rastaanparta


Nhà vua chỉ có một người con gái. Công chúa đẹp tuyệt trần, nhưng vì vậy công chúa kiêu ngạo và ngông cuồng, không một ai vừa lòng nàng cả. Nàng chối từ hết người này đến người khác, không những vậy lại còn chế giễu, nhạo báng họ. Có một lần, nhà vua cho mời các chàng trao ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là những người dòng dõi quí tộc. Công chúa được dẫn đi xem mặt. Chẳng ai được công chúa tha, người nào nàng cũng có cớ để giễu cợt. Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ, từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là vua chích choè.
Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy.
Vài hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua ban truyền:
- Hãy gọi tên hát rong vào cung.
Với bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và công chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:
- Ta rất ưa tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.
Công chúa sợ hãi, nhưng nhà vua vẫn nói:
- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.
Mọi van xin đều không có ích gì. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ công chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nhà vua bảo:
- Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lâu lại trong cung vua, giờ thì con phải theo chồng ra khỏi cung.
Người hát rong cầm tay nàng, cả hai đi ra khỏi cung vua, nàng phải đi bộ theo chồng. Tới một khu rừng lớn, nàng lên tiếng hỏi:
- Chà, rừng đẹp này của ai?
- Rừng của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, rừng kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Một lúc sau họ tới một thảo nguyên, công chúa lại hỏi:
- Thảo nguyên xanh đẹp của ai?
- Thảo nguyên của vua chích choè
Nàng lấy người đó, thảo nguyên của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:
- Thành phố mỹ lệ này của ai?
- Thành phố mỹ lệ của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, thành kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Người hát rong nói:
- Tôi chẳng hài lòng tí nào cả, tại sao nàng lại cứ luôn luôn mong có người chồng khác, thế tôi không xứng đáng hay sao?
Cuối cùng họ tới trước một túp lều nhỏ xíu, công chúa thốt lên:
- Trời ơi, nhà gì mà bé ẩm ương,
Nhà ai mà nhỏ, thảm thương thế này?
Người hát rong đáp:
- Nhà của anh, của nàng
Nơi chàng thiếp sống chung.
Công chúa phải cúi gập người xuống mới đi qua được chiếc cửa ra vào thấp lè tè.
Công chúa hỏi:
- Người hầu của anh đâu?
Người hát rong đáp:
- Người hầu nào? Muốn làm gì thì tự mình làm lấy. Giờ em hãy nhóm bếp nấu ăn đi, anh mệt lắm rồi.
Nhưng công chúa đâu có biết nhóm bếp và nấu ăn, người hát rong đành phải nhúng tay vào làm công việc mới xong. Bữa ăn thật là đạm bạc, ăn xong cả hai mệt mỏi lăn ra ngủ ngay.
Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà. Cứ như vậy họ sống được với nhau mấy ngày thì lương ăn dự trữ hết. Người chồng nói với vợ:
- Mình ạ, chỉ ngồi ăn không kiếm được thêm gì cả cứ như thế này mãi chắc không được lâu, hay là em đan sọt bán.
Chồng vào rừng lấy tre nứa về, vợ chẻ lạt đan sọt. Nhưng bàn tay mềm mại của nàng bị cạnh sắc của tre nứa cửa rỉ máu. Chồng nói:
- Thế thì không được, có lẽ dệt vải hợp với em hơn.
Nàng ngồi tập quay sợi, nhưng rồi những ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà. Người chồng nói:
- Em thấy không, em chẳng được việc gì cả, sống với em thật là khổ. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.
Nàng nghĩ bụng:
- Nếu như dân nước mình họ tới đây mua bán, nhìn thấy mình ngồi bán hàng ở chợ chắc họ sẽ dè bỉu nhạo báng mình.
Việc không thể tránh được nên nàng đành phải làm, nếu không thì chắc chắn sẽ chết đói. Thoạt đầu mọi chuyện đều tốt lành, thấy người bán hàng hiền lành dễ thương nên khách mua đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Với số lời do bán hàng, hai vợ chồng sống cũng sung túc. Có lần hàng bán hết, chồng lấy hàng mới về cho vợ bán ở chợ. Nàng đang ngồi coi hàng thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của nàng đổ vỡ hết cả ra thành hàng nghìn mảnh lớn nhỏ ngổn ngang ở chợ. Nàng ngồi ôm mặt khóc nức nở, không biết cuộc đời rồi sẽ ra sao, nàng la khóc:
- Trời, khổ thân tôi thế này, còn mặt mũi nào mà nhìn chồng nữa?
Về nhà, nàng kể cho chồng nghe chuyện chẳng may ấy. Nghe xong chuyện, chồng nói:
- Đời thuở nhà ai lại thế, bán sành sứ mà lại ngồi ngay đầu chợ chỗ người ta qua lại, khóc làm chi nữa. Anh thấy em chẳng làm gì cho đến đầu đến cuối. Lúc nãy anh có đến cung vua hỏi xem nhà bếp có cần người phụ không, họ hứa sẽ nhận em vào làm và nuôi cơm.
Giờ đây công chúa là một chị phụ đầu bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám việc gì cũng phải làm. Hai bên tạp dề nàng buộc chặt hai chiếc nồi con, nàng bỏ phần cơm của mình vào đó và mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.
Lần ấy trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử con đầu lòng của nhà vua, tò mò chị phụ bếp cũng len vào đứng trước cửa ngõ vào.
Khi đèn lần lượt được thắp sáng, cảnh đẹp lộng lẫy trong cung vua mới hiện lên hết, khách lần lượt bước vào phòng đại tiệc, cảnh cũng như người nom thật huy hoàng, tráng lệ, ai thấy cũng phải vui mắt. Lúc này, chị phụ bếp thấy lòng buồn tủi thay cho số phận của mình, thầm trách tính kiêu căng, ngông cuồng của mình, cũng chính vì những tính ấy đã làm nàng trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ. Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi. Thỉnh thoảng kẻ hầu người hạ ném cho ít đồ ăn thừa, nàng cúi nhặt cho vào nồi. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Nhìn thấy người đẹp đứng ngó bên cửa, hoàng tử nắm tay nàng, muốn cùng nàng vui nhảy, nhưng nàng sợ hãi giật tay lại.
Nàng nhận ra đó chính là vua chích choè, người đã từng muốn làm phò mã và bị nàng nhạo báng, từ chối. Nàng cố sức giật tay lại nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn bị chàng kéo vào tới giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa và những người đứng đó thấy cảnh tượng ấy đều bật cười và chêm pha những lời nhạo báng. Xấu hổ quá, nàng ước gì độn thổ xuống sâu một ngàn sải tay. Nàng giật mạnh một cái khỏi tay vua chích choè, lao thẳng ra phía cửa để chạy trốn, nhưng mới tới được cầu thang lại bị một người đàn ông lôi lại, khi định thần lại được, nàng thấy người đó lại chính là vua chích choè. Chàng vui vẻ nói nhỏ vào tai nàng:
- Em đừng có sợ hãi, người hát rong sống chung với em trong căn lều lụp xụp chính là anh. Vì yêu em nên anh đóng giả người hát rong. Chính anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em và để trừng phạt tính ngông cuồng thích nhạo báng người khác của em.
Lúc ấy nàng bật òa lên khóc nức nở và nói:
- Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.
Chàng đáp:
- Em đừng buồn nữa, những ngày cay đắng đã qua, giờ chúng ta hãy làm đám cưới.
Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt, chúc mừng công chúa kết hôn với vua chích choè. Nỗi vui mừng thật sự cũng bắt đầu từ đây. Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Eräällä kuninkaalla oli erin-omaisen ihana tytär, mutta tuo niin pöyhkeän ylpeä oli, ett'ei mikään kosia hänelle kelvannut. Toinen toisensa perästä häneltä sai rukkaset, ja päälliseksi hän heistä vielä pilkkaa teki. Kerta kuningas suuret pidot piti ja kutsui niihin sekä läheltä että kaukaa naima-haluisia miehiä. Arvonsa ja säätynsä mukaan he kaikki järjestettiin rivihin: ensimmäisiksi asetettiin kuninkaat, sitten herttuat, ruhtinaat, kreivit ja paronit sekä ali-päähän muut aateliset. Kuninkaan tytär nyt pitkin riviä astui kosioitansa katselemassa, mutta jokaisessa hänen mielestään oli jotakin moitittavaa. Yksi muka oli liian lihava; "tuo viini-tynnyri!" sanoi hän. Toinen liiaksi pitkä; "pitkä, hoikka hoipertelee, häälyvänä käyskentelee." Kolmas liian lyhyt; "lyhyt, paksu! kömpelö on taitamaton, hopero." Neljäs kovin kelmeä; "itse kalpea kuolema." Viides liiaksi puna-poskinen; "tuo vihainen kukko." Kuudes ei ollut tarpeeksi suora-vartaloinen; "uunin päällä vääräksi kuivunut kalikka." Ja näin hän jokaisessa jotakin moitti, mutta pilkkaili erittäinkin erästä kunnon kuningasta, joka rivissä seisoi ensimmäisenä, ja jonka leuka oli kasvanut hiukan koukkuun. "No tuo nyt vasta jonkin-näköinen!" huudahti hän nauraen, "ompa hänellä leuka semmoinen, kuin rastaalla noukka," ja siitä saakka tätä kuningasta ruvettiin 'Rastaanpartaksi' kutsumaan. Mutta vanha kuningas nähtyään, että hänen tyttärensä vain pilkkasi kaikkia sinne kokoontuneita kosioita eikä ainoastakaan huolinut, suuttui kovasti sekä vannoi, että tytön täytyisi mennä vaimoksi ensimmäiselle kerjäläiselle, joka linnaan sattuisi tulemaan.
Muutaman päivän kuluttua pelimanni linnan akkunan edustalle saapui sekä rupesi laulamaan, pientä almua saadaksensa. Kun kuningas tämän kuuli, sanoi hän: "käskekää miehen tulla sisälle." Silloin pelimanni likaisissa vaatteissaan astui linnahan, lauloi kuninkaalle ja hänen tyttärellensä sekä rukoili almua, laulamasta lakattuaan. Tuohon vastasi kuningas: "sinun laulus on minua niin miellyttänyt, että annan sinulle vaimoksi tyttäreni." Prinsessa pahasti pelästyi, mutta kuningas sanoi: "olen valalla vannonut, että sinun antaisin ensimmäiselle kerjäläiselle, mikä sattuisi tänne tulemaan, ja tämän valani minä myöskin pidän." Siinä ei auttanut vastustelemiset, pappia käytiin noutamassa ja prinsessan täytyi kohta mennä pelimannin kanssa vihille. Kun sitten tuo toimitus oli toimitettu, sanoi kuningas: "kerjäläisen vaimona sinun ei nyt enään sovi linnaani jäädä, vaan miehines sinun pitää täältä menemän matkoihis."
Kerjäläinen nyt talutti ulos linnasta tytön ja tämän täytyi jalkaisin lähteä hänen kanssansa edelleen. Kun he sitten isoon metsään tulivat, kysyi prinsessa:
"Kenen tämä metsä kaunis?"
"Sen Rastaanparta kuningas
on haltuhunsa voittanut;
nyt olis se sun omanas,
jos oisit hänen ottanut."
"Oi ylpeyden pettämä
nyt olen kurja tyttö mä,
kun sijasta tuon kuninkaan
sain kerjäläisen vaan."
Tuosta niitulle tulivat ja hän taas kysyi:
"Kenen tämä ihana niittu?"
"Sen Rastaanparta Kuningas
on haltuhunsa voittanut;
nyt olis se sun omanas,
jos oisit hänen ottanut."
"Oi ylpeyden pettämä
nyt olen, kurja tyttö mä,
kun sijasta tuon kuninkaan
sain kerjäläisen vaan."
Sitten ison kaupungin läpitse kulkivat, ja taas kysäsi tyttö:
"Kenen on tämä komea kaupunki?"
"Sen Rastaanparta kuningas
on haltuhunsa voittanut;
nyt sekin ois sun omanas,
jos hänen oisit ottanut."
"Oi ylpeyden pettämä
nyt olen, kurja tyttö mä,
kun sijasta tuon kuninkaan
sain kerjäläisen vaan."
"Enhän minä tuota kärsi, että sinä alin-omaa toista miestä ikävöitset," sanoi pelimanni, "on maar minussa sinulle hyvä kylliksi." Viimein pienen huoneen edustalle ennättivät, ja nytpä tyttö lausui:
"voi, voi noin pikkaisia tupoa!
Ken siellä saattanee asua?"
Pelimanni vastasi: "tämä minun huoneheni ja myöskin sinun; siinä tulemme yhdessä asumaan." Tytön kumartua täytyi päästäkseen tuosta matalasta ovesta sisälle. "Missä palveliat ovat?" kysyi kuninkaan-tytär. "Mitä palvelioita!" vastasi kerjäläinen, "itse sinun pitää tekemän, mitä tehdyksi tahdot. Toimita vain kohta valkea takkaan, pane pataan vettä ja keitä minulle ruokaa; minä kovin väsyksissäni olen." Mutta kuninkaan-tytär ei ollenkaan osannut valkeaa sytyttää eikä keitosta keittää, vaan täytyipä kerjäläisen itse ruveta apuun, jotenka välttävästi toimeen tultiin. Sitten kehnon ateriansa syötyään he makuulle menivät, mutta aamulla ani varahin kerjäläinen prinsessa paran herätti taloudesta huolta pitämään. Siten muutaman päivän huonosti elelivät, kunnes heiltä loppui varat kaikki. Mies silloin sanoi: "eipä, vaimoseni, tämä enään kelpaa, että täällä vain kulutamme, mitään ansaitsemata. Sinun pitää ruveta koppia tekemään." Hän sitten ulos meni, leikkasi sieltä pajuja ja toi net kotia; prinsessa nyt noita vääntelemään, mutta kovat pajut verille pistelivät hänen hempeät kätensä. "Kyllähän näkyy, ett ei tuosta mitään synny," sanoi mies, "rupea kehräämään, ehkä se työ sinulta paremmin sujuu." Tyttö siis rukin äärehen istui ja koetti kehrätä, mutta karkea lanka hänen hienot sormensa kohta leikkasi niin pahasti, että niistä veri rupesi juoksemaan. "Kas vain," mies tiuskasi, "eihän sinusta mihinkään työhön ole, sinä minun olet saattanut pahempaan kuin pulahan. Tahdompa kuitenkin vielä koettaa sekä ruveta ruukku- ja savi-astia-kauppaa pitämään; sinun tulee torilla istua tavaroitani myymässä." - "Voi," ajatteli prinsessa, "jos isäni valtakunnasta torille tulee väkeä ja näkee minun siellä istuvan kaupustelemassa, he vasta minua pilkannevat." Mutta eipä auttanut, nöyrtyen hänen täytyi tehtävänsä tehdä, kosk'ei häntä haluttanut nälkään kuoleminen. Ensi kerralla kaikki hyvin kävi, sillä koska vaimo ihanan kaunis oli, ihmiset kilvan ostelivat hänen tavaroitansa sekä maksoivat, mitä hän vain vaati, jopa moni hänelle rahaa jätti, vaikk'ei ottanutkaan yhtään astiaa. He nyt elivät voitostaan, niin kau'an kuin sitä kesti, sitten mies taas osti uusia astioita joukon. Vaimo torin kulmaan meni istumaan ja asetti ympärillensä astiat myytäviksi. Silloin juopunut husaari äkkiä tuli ratsastaen ja ajoi suoraa päätä astiain keskelle, siten särkein kaikki tuhanneksi murskaksi. Prinsessa itkemään rupesi eikä tuskissansa ymmärtänyt, mitä tekeminen. "Voi, voi, kuinka minun nyt käynee!" hän valitti, "mitä tästä mieheni sanonee?" Hän sitten kotia juoksi ja kertoi, mikä vahinko oli tapahtunut. "Kuka käskikin savi-astioita asettaa torin kulmahan!" torui mies, mutta sanoi sitten: "heitä nyt vain itkemiset, sillä minä kylläkin huomaan, ett'ei sinusta mihinkään laita työhön ole. Sempä tähden olen kuninkaan linnassa käynyt kysymässä, tarvittaisiinko siellä kyökki-piikaa, ja luvattiimpa sinut ottaa siihen virkaan; palkaksi olet ruokas saava."
Kuninkaan-tytär nyt kyökki-piiaksi rupesi, ja hänen täytyi kaikkia olla auttamassa sekä tehdä mitä raskahimpia töitä. Kumpaankin sivu-taskuunsa hän pikku ruukkusen pisti sekä kantoi niissä kotiansa, mitä hänelle ruo'an-loppuja annettiin, ja näillä hän miehinensä itseään elätti. Kerta kuninkaan vanhimman pojan häät oli vietettäviksi määrätty, ja tuo vaimo parka silloin salin oven suuhun meni seisomaan, pitoja katsellaksensa. Kun nyt siinä kynttilät valoansa levittelivät ja toinen toistansa koreampia vieraita yhä kokoontui huonehesen sekä loistavinta komeutta kaikkialla vallitsi, silloin hän suru-mielin ajatteli kovaa onneansa, kiroten itsekseen ylpeyttänsä ja kopeuttaan, joka hänen näin oli alentanut sekä kovaan kurjuuteen sysännyt. Niistä herkuista, joita siinä vaimon ohitse kahtia-päin kannettiin, palveliat hänelle toisinaan viskelivät muutamia muruja, ja hän net ruukkuseensa pisti, kotia vietäviksi. Yht'äkkiä astui esiin kuninkaan poika, silkkiin ja samettiin puettuna sekä kaulassa kulta-vitjat, ja huomattuaan oven suussa seisovan ihanan vaimon tämä kohta hänen käteensä tarttui, pyytäen häntä kanssansa tanssiin; mutta piika parka kielsi, pahasti pelästyen, sillä tunsipa hän prinssin Rastaanparta kuninkaaksi, joka häntä oli käynyt kosimassa ja jonka hän oli pilkaten hylännyt. Eipä kuitenkaan hänen vastustelemisestansa apua, vaan prinssi hänet veti salihin; silloin katkesi nauha, josta taskut riippuivat, ruukut laattialle kopsahtivat, ja soppa juoksemaan sekä leipä-palaset sinne tänne poukahtamaan. Ja kun salissa oliat tämän näkivät, syntyi yleinen nauru ja pilkkaileminen, josta vaimo raukka niin häpeämään, että hän ennen olisi suonut olevansa sadan syllän syvälle maahan vajonneena. Pyrkien pakohon hän ovesta ulos juoksi, mutta portailla hänet eräs mies saavutti sekä vei hänen takaisin; ja mieheen katsahtaissaan hän tuon heti tunsi Rastaanparta kuninkaaksi. Tämä hänelle ystävällisesti lausui: "älä pelkää! minä ja pelimanni, joka tuolla on huonossa hökkelissä sinun kanssas asunut, olemme sama mies; rakkaudesta sinuhun minä tuommoiseen muotoon itseni muutin, ja minähän olin tuo husaarikin, joka sinulta savi-astiat särki. Tämän kaiken tein sinun ylpeää mieltäs nöyryyttääkseni sekä rangaistakseni sinua tuosta pöyhkeydestä, jolla olit minua pilkannut." Prinsessa silloin rupesi katkerasti itkemään ja sanoi: "minä kovin väärin olen menetellyt enkä siis ansaitse olla sinun vaimonas." Mutta Rastaanparta lausui: "lohduta mieltäs, kovan onnen päivät jo ovat menojansa menneet; nyt on häitten viettämisen vuoro." Sitten kamari-rouvat tulivat ja pukivat tytön mitä komeimpiin vaatteihin, hänen isänsä hovikuntineen myöskin sinne saapui toivottamaan onnea tyttärelleen, tämä kun Rastaanparta kuninkaan puolisoksi pääsi, ja nytpä vasta oikea ilo alkoi. Se siitä vain puuttui, ett'ei siellä sinua eikä minua ollut.