Vua chích choè


O rei Barba de Tordo


Nhà vua chỉ có một người con gái. Công chúa đẹp tuyệt trần, nhưng vì vậy công chúa kiêu ngạo và ngông cuồng, không một ai vừa lòng nàng cả. Nàng chối từ hết người này đến người khác, không những vậy lại còn chế giễu, nhạo báng họ. Có một lần, nhà vua cho mời các chàng trao ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là những người dòng dõi quí tộc. Công chúa được dẫn đi xem mặt. Chẳng ai được công chúa tha, người nào nàng cũng có cớ để giễu cợt. Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ, từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là vua chích choè.
Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy.
Vài hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua ban truyền:
- Hãy gọi tên hát rong vào cung.
Với bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và công chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:
- Ta rất ưa tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.
Công chúa sợ hãi, nhưng nhà vua vẫn nói:
- Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.
Mọi van xin đều không có ích gì. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ công chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nhà vua bảo:
- Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lâu lại trong cung vua, giờ thì con phải theo chồng ra khỏi cung.
Người hát rong cầm tay nàng, cả hai đi ra khỏi cung vua, nàng phải đi bộ theo chồng. Tới một khu rừng lớn, nàng lên tiếng hỏi:
- Chà, rừng đẹp này của ai?
- Rừng của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, rừng kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Một lúc sau họ tới một thảo nguyên, công chúa lại hỏi:
- Thảo nguyên xanh đẹp của ai?
- Thảo nguyên của vua chích choè
Nàng lấy người đó, thảo nguyên của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:
- Thành phố mỹ lệ này của ai?
- Thành phố mỹ lệ của vua chích choè.
Nàng lấy người đó, thành kia của nàng.
- Tôi cô gái dịu hiền đáng thương
Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.
Người hát rong nói:
- Tôi chẳng hài lòng tí nào cả, tại sao nàng lại cứ luôn luôn mong có người chồng khác, thế tôi không xứng đáng hay sao?
Cuối cùng họ tới trước một túp lều nhỏ xíu, công chúa thốt lên:
- Trời ơi, nhà gì mà bé ẩm ương,
Nhà ai mà nhỏ, thảm thương thế này?
Người hát rong đáp:
- Nhà của anh, của nàng
Nơi chàng thiếp sống chung.
Công chúa phải cúi gập người xuống mới đi qua được chiếc cửa ra vào thấp lè tè.
Công chúa hỏi:
- Người hầu của anh đâu?
Người hát rong đáp:
- Người hầu nào? Muốn làm gì thì tự mình làm lấy. Giờ em hãy nhóm bếp nấu ăn đi, anh mệt lắm rồi.
Nhưng công chúa đâu có biết nhóm bếp và nấu ăn, người hát rong đành phải nhúng tay vào làm công việc mới xong. Bữa ăn thật là đạm bạc, ăn xong cả hai mệt mỏi lăn ra ngủ ngay.
Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà. Cứ như vậy họ sống được với nhau mấy ngày thì lương ăn dự trữ hết. Người chồng nói với vợ:
- Mình ạ, chỉ ngồi ăn không kiếm được thêm gì cả cứ như thế này mãi chắc không được lâu, hay là em đan sọt bán.
Chồng vào rừng lấy tre nứa về, vợ chẻ lạt đan sọt. Nhưng bàn tay mềm mại của nàng bị cạnh sắc của tre nứa cửa rỉ máu. Chồng nói:
- Thế thì không được, có lẽ dệt vải hợp với em hơn.
Nàng ngồi tập quay sợi, nhưng rồi những ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà. Người chồng nói:
- Em thấy không, em chẳng được việc gì cả, sống với em thật là khổ. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.
Nàng nghĩ bụng:
- Nếu như dân nước mình họ tới đây mua bán, nhìn thấy mình ngồi bán hàng ở chợ chắc họ sẽ dè bỉu nhạo báng mình.
Việc không thể tránh được nên nàng đành phải làm, nếu không thì chắc chắn sẽ chết đói. Thoạt đầu mọi chuyện đều tốt lành, thấy người bán hàng hiền lành dễ thương nên khách mua đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Với số lời do bán hàng, hai vợ chồng sống cũng sung túc. Có lần hàng bán hết, chồng lấy hàng mới về cho vợ bán ở chợ. Nàng đang ngồi coi hàng thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của nàng đổ vỡ hết cả ra thành hàng nghìn mảnh lớn nhỏ ngổn ngang ở chợ. Nàng ngồi ôm mặt khóc nức nở, không biết cuộc đời rồi sẽ ra sao, nàng la khóc:
- Trời, khổ thân tôi thế này, còn mặt mũi nào mà nhìn chồng nữa?
Về nhà, nàng kể cho chồng nghe chuyện chẳng may ấy. Nghe xong chuyện, chồng nói:
- Đời thuở nhà ai lại thế, bán sành sứ mà lại ngồi ngay đầu chợ chỗ người ta qua lại, khóc làm chi nữa. Anh thấy em chẳng làm gì cho đến đầu đến cuối. Lúc nãy anh có đến cung vua hỏi xem nhà bếp có cần người phụ không, họ hứa sẽ nhận em vào làm và nuôi cơm.
Giờ đây công chúa là một chị phụ đầu bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám việc gì cũng phải làm. Hai bên tạp dề nàng buộc chặt hai chiếc nồi con, nàng bỏ phần cơm của mình vào đó và mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.
Lần ấy trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử con đầu lòng của nhà vua, tò mò chị phụ bếp cũng len vào đứng trước cửa ngõ vào.
Khi đèn lần lượt được thắp sáng, cảnh đẹp lộng lẫy trong cung vua mới hiện lên hết, khách lần lượt bước vào phòng đại tiệc, cảnh cũng như người nom thật huy hoàng, tráng lệ, ai thấy cũng phải vui mắt. Lúc này, chị phụ bếp thấy lòng buồn tủi thay cho số phận của mình, thầm trách tính kiêu căng, ngông cuồng của mình, cũng chính vì những tính ấy đã làm nàng trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ. Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi. Thỉnh thoảng kẻ hầu người hạ ném cho ít đồ ăn thừa, nàng cúi nhặt cho vào nồi. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Nhìn thấy người đẹp đứng ngó bên cửa, hoàng tử nắm tay nàng, muốn cùng nàng vui nhảy, nhưng nàng sợ hãi giật tay lại.
Nàng nhận ra đó chính là vua chích choè, người đã từng muốn làm phò mã và bị nàng nhạo báng, từ chối. Nàng cố sức giật tay lại nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn bị chàng kéo vào tới giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa và những người đứng đó thấy cảnh tượng ấy đều bật cười và chêm pha những lời nhạo báng. Xấu hổ quá, nàng ước gì độn thổ xuống sâu một ngàn sải tay. Nàng giật mạnh một cái khỏi tay vua chích choè, lao thẳng ra phía cửa để chạy trốn, nhưng mới tới được cầu thang lại bị một người đàn ông lôi lại, khi định thần lại được, nàng thấy người đó lại chính là vua chích choè. Chàng vui vẻ nói nhỏ vào tai nàng:
- Em đừng có sợ hãi, người hát rong sống chung với em trong căn lều lụp xụp chính là anh. Vì yêu em nên anh đóng giả người hát rong. Chính anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em và để trừng phạt tính ngông cuồng thích nhạo báng người khác của em.
Lúc ấy nàng bật òa lên khóc nức nở và nói:
- Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.
Chàng đáp:
- Em đừng buồn nữa, những ngày cay đắng đã qua, giờ chúng ta hãy làm đám cưới.
Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt, chúc mừng công chúa kết hôn với vua chích choè. Nỗi vui mừng thật sự cũng bắt đầu từ đây. Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, um rei que tinha uma filha extraordinariamente linda, mas tão soberba e orgulhosa que pretendente algum lhe parecia digno dela; repelia-os todos, um após outro e, ainda por cima, fazia troça deles.
Certo dia, o rei organizou uma grande festa e convidou, das regiões vizinhas e distantes, todos os homens que desejassem casar. Foram colocados todos em fila, de acordo com as próprias categorias e nobreza: primeiro os reis, depois os duques, os príncipes, os condes, os barões e, por fim, os simples fidalgos. Em seguida, fizeram a princesa passar em revista a fila dos candidatos mas ela criticou um por um, em todos encontrando defeitos; um era muito gordo: - Que pipa! - dizia; o outro muito comprido: - Comprido e fino não dá destino! - o terceiro era muito pequeno: - Gordo e baixo graça não acho; - o quarto era pálido: - A morte pálida! - O quinto multo corado: - Peru de roda: - o sexto não era muito direito: - lenha verde secada atrás do forno; - e assim por diante. Punha defeitos em todos mas, especialmente, visou e divertiu-se a troçar de um bom rei que estava na primeira fila, o qual tinha o queixo um tanto recurvo.
- Oh, - exclamou, rindo-se abertamente, - esse tem o queixo igual ao bico de um tordo.
E daí por diante, o pobre rei ficou com o apelido de Barba de Tordo. Mas o velho rei, ao ver a filha caçoar do próximo e desprezar todos os pretendentes lá reunidos, encolerizou-se violentamente; e jurou que a obrigaria a casar-se com o primeiro mendigo que aparecesse à sua porta.
Decorridos alguns dias, um músico-ambulante parou sob a janela, cantando para ganhar uma esmola. Ouvindo-o, o rei disse:
- Mandai-o entrar.
O músico-ambulante entrou, vestido de andrajos imundos; cantou na presença do rei e da filha e, quando terminou, pediu-lhes uma esmolinha. O rei disse-lhe:
- Tua canção agradou-me tanto que vou dar-te minha filha em casamento.
A princesa ficou horrorizada, mas o rei disse:
- Jurei que te daria ao primeiro mendigo que aparecesse e cumprirei meu juramento.
De nada valeram os protestos e as lágrimas. Foram chamar o padre e ela teve de casar-se com o musico. Depois do casamento, o rei disse-lhe:
- Não é lógico que a mulher de um mendigo fique morando no palácio real; portanto, deves seguir teu marido.
O mendigo saiu levando-a pela mão, e, assim, ela teve de caminhar a pé, ao lado dele. Chegaram a uma grande floresta e então ela perguntou:
- A quem pertence esta bela floresta?
Pertence ao rei Barba de Tordo;
Se o tivesses querido, pertenceria a ti.
Ah! como fui tola, meu bem,
Porque não quis ao Rei
Que a Barba de Tordo tem!
Depois atravessaram um belo prado verde jante e ela novamente perguntou:
- A quem pertence este belo prado?
Pertence ao rei Barba de Tordo;
Se o tivesses querido, pertenceria a ti.
Ah! como fui tola, meu bem,
Porque não quis ao Rei
Que a Barba de Tordo tem!
Mais tarde chegaram a uma grande cidade e ela perguntou mais uma vez:
- A quem pertence esta grande e bela cidade?
Pertence ao Rei Barba de Tordo;
Se o tivesses querido, pertenceria a ti.
Ah! como fui tola, meu bem,
Porque não quis ao Rei
Que a Barba de Tordo tem!
O músico-ambulante, então, disse:
- Não me agrada nada ouvir lamentares-te por não teres outro marido: achas que não sou digno de ti?
Finalmente chegaram a uma pobre casinha pequenina e ela disse:
- Ah! meu Deus. que casinha pequenina
A quem pertence a pobrezinha?
O músico respondeu:
- É a minha casa e a tua; aqui residiremos juntos.
A porta era tão baixa que, para entrar, a princesa teve de curvar-se.
- Onde estão os criados? - perguntou ela.
- Qual o que criados! - respondeu o mendigo; - o que há a fazer deves fazê-lo tu mesma. Acende logo o fogo e põe água a ferver para preparar a ceia! Eu estou muito cansado e quase morto de fome.
Mas a princesa não sabia acender o fogo, e nem serviço algum de cozinha, e o mendigo teve de ajudá-la se queria ter algo para comer. Tenho engolido a mísera comida, foram deitar-se; na manhã seguinte, logo cedo, ele tirou-a da cama para que arrumasse a casa. E assim viveram, pobre e honestamente, diversos dias até se consumir a provisão que tinham. Então, o marido disse:
- Mulher, não podemos continuar assim, comendo sem ganhar. Tu deves tecer cestos.
Saiu a cortar juncos e trouxe-os para casa; ela pôs- se a tecê-los, mas os juncos muito duros feriam-lhe as mãos delicadas.
- Vejo que isso não vai, - disse o homem, - é melhor que fies! Talvez consigas fazer algo.
Ela sentou-se e tentou fiar, mas o fio duro cortou-lhe logo os dedos finos até escorrer sangue.
- Vês, - disse o marido, - não sabes fazer coisa alguma; contigo fiz mau negócio. Vou tentar o comércio de panelas e potes de barro: tu poderás vendê-los no mercado.
"Ah! - pensou ela, - se vier ao mercado alguém do reino de meu pai e me vir sentada lá a vender panelas, como irá escarnecer de mim!"
Mas não tinha remédio, ela foi obrigada a ir, se não quisesse morrer de fome. Da primeira vez, tudo correu bem; porque era muito bonita, a gente que ia ao mercado comprava prazerosa a mercadoria e pagava o que exigia; muitos, aliás, davam-lhe o dinheiro e não levavam objeto algum. Com o lucro obtido, viveram até que se acabou, depois o homem adquiriu novo estoque de pratos; ela foi ao mercado, sentou-se num canto e expôs a mercadoria. De repente, porém, chegou desenfreadamente um soldado bêbado, atirando o cavalo no meio da louça e quebrando tudo em mil pedaços. Ela desatou a chorar e na sua aflição não sabia o que fazer.
- Ah, que será de mim! - exclamava entre lágrimas; - que dirá meu marido?
Correu para casa e contou-lhe o sucedido.
- Mas, quem é que vai sentar-se no canto do mercado com louça de barro! - disse ele. - Deixa de choro, pois já vi que não serves para nada. Por isso estive no castelo do nosso rei e perguntei se não precisavam de uma criada para a cozinha; prometeram-me aceitar-te; em troca terás a comida.
Assim a princesa tornou-se criada de cozinha; era obrigada a ajudar o cozinheiro e a fazer todo o trabalho mais rude. Em cada bolso, trazia uma panelinha para levar os restos de comida para casa e era com o que viviam.
Ora, deu-se o caso que iam celebrar as bodas do filho primogênito do rei; a pobre mulher subiu pela escadaria e foi até a porta do salão para ver o casamento. Quando se acenderam as luzes e foram introduzidos os convidados, um era mais bonito que o outro; em meio a tanto luxo e esplendor ela pensava, tristemente, no seu destino e amaldiçoava a soberba e a arrogância que a haviam humilhado e lançado naquela miséria.
De quando em quando os criados atiravam-lhe alguma migalha daqueles acepipes que iam levando de um lado para outro, e cujo perfume chegava às suas narinas; ela apanhava-as, guardava-as nas panelinhas a fim de levá-las para casa. De repente, entrou o príncipe, todo vestido de seda e veludo, com lindas cadeias de ouro em volta do pescoço. Quando viu a linda mulher aí parada na porta, pegou-lhe a mão querendo dançar com ela; mas ela recusou espantada, pois reconhecera nele o rei Barba de Tordo, o pretendente que havia repelido e escarnecido. Mas sua recusa foi inútil, ele atraiu-a para dentro da sala; nisso rompeu-se o cordel que prendia os bolsos e caíram todas as panelinhas, esparramando- se a sopa e os restos de comida pelo chão. A vista disso, caíram todos na gargalhada, zombando dela; ela sentiu tal vergonha que desejou estar a mil léguas de distância. Saiu correndo para a porta, tentando fugir daí, mas um homem alcançou-a na escadaria e fê-la voltar, novamente, para a sala. Ela olhou para ele e viu que era sempre o rei Barba de Tordo, o qual, gentilmente, lhe disse:
- Nada temas, eu e o músico-ambulante que morava contigo no pequeno casebre, somos a mesma pessoa.
Por amor a ti disfarcei-me assim, e sou, também, o soldado que quebrou a tua louça. Tudo isto sucedeu com o fim de dobrar o teu orgulho e punir a arrogância com que me desprezaste.
Chorando, amargamente, ela disse:
- Eu fui injusta e má, portanto não sou digna de ser sua esposa.
Mas ele respondeu:
- Consola-te, os maus dias já acabaram; agora vamos celebrar as nossas núpcias!
Vieram, então, as camareiras e vestiram-na com os mais preciosos trajes; depois chegou o pai com toda a corte, a fim de apresentar-lhe congratulações pelo casamento com o rei Barba de Tordo e, só então, começou a verdadeira festa.
- Ah! como gostaria de ter estado lá contigo nessas bodas!