Snehvide


Bạch Tuyết và bảy chú lùn


Det var midt om vinteren, og sneflokkene faldt som dun ned fra himlen. Dronningen sad ved vinduet og syede i en ramme af sort ibentræ, og mens hun syede og syede og kiggede ud på den hvide sne, kom hun til at stikke sig i fingeren, og der faldt tre bloddråber i sneen. Og da hun så, hvor smukt den røde farve strålede i den hvide sne, tænkte hun: "Gid jeg dog havde et barn, der var så hvidt som sne, så rødt som blod og så sort som ibentræ." Kort derefter fødte hun en datter, som var hvid og rød med hår så sort som ibentræ. Den lille pige blev kaldt Snehvide, og da hun var født, døde dronningen.
Et år efter tog kongen sig en anden hustru. Hun var smuk, men stolt og hovmodig, og kunne ikke tåle, at nogen var smukkere end hun. Hun havde et spejl, og når hun så sig deri og spurgte:
"Lille spejl på væggen der,
hvem er skønnest i landet her?"
svarede spejlet:
"Ingen i verden er dejlig som du."
Så var hun tilfreds, for hun vidste, at spejlet talte sandhed.
Snehvide voksede imidlertid til og blev smukkere og smukkere, og da hun blev sytten år, var hun så skøn som den lyse dag, og langt skønnere end dronningen. Og da denne en dag spurgte spejlet:
"Lille spejl på væggen der,
hvem er skønnest i landet her?"
svarede det:
"Dronning, stor er din skønheds glans,
men Snehvide er skønnest med ungdommens krans."
Dronningen blev både gul og grøn af misundelse, og fra nu af hadede hun Snehvide af hele sit hjerte. Hun havde hverken ro dag eller nat, og en morgen kaldte hun på en af jægerne og sagde: "Jeg vil ikke mere se Snehvide for mine øjne. Tag hende med ud i skoven og slå hende ihjel og bring mig lever og lunge." Jægeren gik med hende, men da han havde løftet dolken, som skulle gennembore Snehvides uskyldige hjerte, begyndte hun at græde og sagde: "Å, du må ikke slå mig ihjel. Jeg skal gå ind i den store skov og aldrig mere komme hjem." Jægeren fik medlidenhed med hende, fordi hun var så smuk, og sagde: "Gå kun, stakkels barn." Ved sig selv tænkte han: "Det varer vist ikke længe, før de vilde dyr har ædt dig." Men det var dog, som om en sten var faldet fra hans hjerte, fordi han ikke havde dræbt hende. Da der i det samme kom et ungt vildsvin springende, stak han det ihjel og bragte lever og lunge til dronningen. Kokken måtte salte og koge dem, og hun spiste dem og troede, det var Snehvides.
Nu var det stakkels barn helt alene i den store skov, og hun var så bange, at hun stirrede angst på hvert træ, hun kom forbi. Hun vidste slet ikke, hvad hun skulle gøre, og tilsidst gav hun sig til at løbe af alle kræfter, over spidse stene og gennem tjørnekrat, og de vilde dyr for lige forbi hende uden at gøre hende noget. Hun løb, så længe hendes ben kunne bære hende, og henimod aften kom hun til et lille hus og gik derind. Alting derinde var småt, men så nydeligt og rent, at man ikke kan tænke sig det. I midten af stuen stod der et bord med en snehvid dug, syv små tallerkener med skeer, gafler og knive, og syv små bægre. Henne ved væggen stod syv små senge med hvide lagener. Snehvide var sulten og tørstig og spiste en mundfuld kød og kål af hver tallerken og drak en slurk vin af hvert bæger, for hun ville ikke tage det fra en alene. Derpå ville hun lægge sig i en af sengene, men den ene var for kort og den anden for lang, den tredje for smal, den fjerde for bred, og således videre, indtil endelig den syvende passede hende. Der blev hun så liggende, bad sin aftenbøn og faldt snart i søvn.
Da det var blevet mørkt kom de syv små dværge, hvem huset tilhørte, hjem fra deres arbejde i bjergene. Da de fik tændt lys, så de straks, at der måtte have været nogen, mens de var borte, for tingene stod ikke på deres sædvanlige plads. "Hvem har siddet på min stol?" sagde den første. "Hvem har spist af min tallerken?" sagde den anden. "Hvem har taget mit brød?" sagde den tredie. "Hvem har spist af min kål?" sagde den fjerde. "Hvem har brugt min gaffel?" sagde den femte. "Hvem har skåret med min kniv?" sagde den sjette. "Hvem har drukket af mit bæger?" sagde den syvende. Da en af dem vendte sig om, så han, at der var en fordybning i hans seng. "Der har været nogen oppe i min seng," sagde han, og da de andre kom derhen råbte de allesammen: "Der har også været nogen i min." Men da den syvende kom hen til sin seng, så han Snehvide. Han kaldte på de andre, og de kom løbende med deres syv små lys. "Du gode Gud, hvor hun er dejlig," råbte de og var så glade over hende, at de ikke nænnede at vække hende. Den syvende dværg sov en time hos hver af sine kammerater, og så var natten forbi.
Da Snehvide vågnede om morgenen og så de syv dværge, blev hun meget forskrækket, men de var så venlige imod hende, at hun snart blev beroliget. "Hvad hedder du?" spurgte de. "Snehvide," svarede hun. "Hvordan er du dog kommet herind?" Hun fortalte dem da, at hendes stedmor havde villet dræbe hende, men jægeren, der skulle gøre det, havde givet hende lov til at løbe sin vej, og så havde hun gået hele dagen lige til hun var kommet hen til det lille hus. "Hvis du vil holde huset i orden og lave mad og sy og strikke for os," sagde dværgene, "så må du gerne blive her, og vi skal nok være gode imod dig." Snehvide sagde straks ja og blev hos dem. Om morgenen gik dværgene ud i bjergene for at arbejde, og når de kom hjem igen om aftenen, havde Snehvide maden færdig til dem. Hele dagen var hun alene, og dværgene advarede hende ofte og sagde: "Tag dig i agt for din stedmor, hun får nok at vide, at du er her. Lad ingen komme ind til dig."
Da dronningen havde spist det, som hun troede var Snehvides lever og lunge, gik hun hen foran spejlet og spurgte:
"Lille spejl på væggen der,
hvem er skønnest i landet her?"
Spejlet svarede:
"Ingen i landet er dejlig som du,
men Snehvide langt borte bag de syv bjerge,
hos de syv små gode, flittige dværge,
hun er tusindfold mere dejlig endnu."
Da blev hun forfærdet, for hun vidste, at spejlet talte sandhed, og hun mærkede nu, at jægeren havde narret hende. Hun tænkte dag og nat på, hvordan hun skulle komme Snehvide til livs, og endelig fandt hun på råd. Hun malede sit ansigt og klædte sig på som en gammel sælgekone, så hun var ganske ukendelig. Derpå gik hun over de syv bjerge til de syv små dværge, bankede på døren og råbte: "Her er billige varer at få." Snehvide kiggede ud af vinduet og spurgte: "Hvad har I da?" - "Mange gode ting," svarede konen, "se her, smukke snørebånd," og hun viste hende et, der var flettet af broget silke. "Den skikkelige kone kan jeg da nok lukke ind," tænkte Snehvide, gik hen og åbnede døren og købte de smukke bånd. "Men hvordan er det, du ser ud, barn," sagde den gamle, "kom her, så skal jeg snøre dig ordentlig." Snehvide tænkte ikke noget ondt derved, men stillede sig hen foran konen. Men den gamle snørede så hurtigt og så fast, at Snehvide ikke kunne få vejret og faldt om som død. "Nu kan du sige, du har været den smukkeste," sagde hun grinende og skyndte sig bort.
Kort efter kom de syv dværge hjem og blev meget forskrækkede, da de så deres kære Snehvide ligge som livløs på gulvet uden at røre sig. De løftede hende op, og da de så, hvor fast hun var snøret, skar de båndene itu. Hun begyndte da at trække vejret ganske svagt, og lidt efter lidt kom hun til sig selv igen. Da dværgene hørte, hvordan det var gået til, sagde de: "Det har sikkert været den onde dronning. Tag dig endelig i agt og luk ingen ind, når vi ikke er hjemme."
Da dronningen var kommet hjem, gik hun hen foran spejlet og spurgte:
"Lille spejl på væggen der,
hvem er skønnest i landet her?"
Spejlet svarede som sædvanlig:
"Ingen i landet er dejlig som du,
men Snehvide langt borte bag de syv bjerge,
hos de syv små, gode, flittige dværge,
hun er tusindfold mere dejlig endnu."
Da hun hørte det, blev hun så forfærdet, at alt blodet strømmede hende til hjertet. "Nu skal jeg sørge for, at hun for alvor skal komme af med livet," tænkte hun, og ved hjælp af alle slags trolddomskunster lavede hun en forgiftet kam og forklædte sig igen som en gammel kone. Derpå gik hun over de syv bjerge til de syv små dværge, bankede på og råbte: "Her er billige varer at få." Snehvide stak hovedet ud af vinduet og sagde: "Det kan ikke nytte, jeg må ikke lukke op for nogen." - "Du må vel nok have lov til at se på det," sagde den gamle og tog den forgiftede kam frem og viste hende den. Snehvide syntes så godt om den, at hun lod sig overtale til at lukke op og købe kammen. "Nu vil jeg rede dig," sagde den gamle, og Snehvide havde ingen mistanke, men lod hende gøre det. I samme øjeblik, kammen blev stukket i håret, virkede giften, og Snehvide faldt om som død. "Nu er det nok ude med dig, min dejlighed," sagde den gamle hånligt og gik sin vej. Heldigvis kom de syv dværge hjem et øjeblik efter og fik den forgiftede kam taget ud af hendes hår. Snehvide kom til sig selv igen og fortalte, hvad der var sket, og de advarede hende igen mod at lukke nogen ind.
Da dronningen var kommet hjem, spurgte hun:
"Lille spejl på væggen der,
hvem er skønnest i landet her?"
Spejlet svarede igen:
"Ingen i landet er dejlig som du,
men Snehvide langt borte bag de syv bjerge,
hos de syv små, gode, flittige dværge,
hun er tusindfold mere dejlig endnu."
Da hun hørte det, rystede hun fra top til tå af raseri. "Snehvide skal dø, om det så skal koste mit liv," råbte hun. Derpå gik hun ind i et værelse, låsede døren og lavede et forgiftet æble. Det var smukt, med røde kinder, og enhver, der så det, måtte få lyst til det, men den, der spiste af det, døde øjeblikkelig. Dronningen smurte nu sit ansigt ind, klædte sig på som en bondekone og gik over de syv bjerge til de syv små dværge og bankede på. "Jeg må ikke lukke op for nogen," sagde Snehvide og stak hovedet ud af vinduet. "Det er såmænd også ligemeget," svarede bondekonen, "jeg skal nok blive af med mine æbler. Se her, det må du have." - "Nej tak," svarede Snehvide, "jeg må ikke tage imod noget som helst." - "Er du måske bange for, at det skal være giftigt," spurgte den gamle, "nu skærer jeg det over, så får du det røde og jeg spiser det hvide." Æblet var nemlig lavet sådan, at kun den røde side var forgiftet. Snehvide havde stor lyst til det dejlige æble, og da hun så, at konen spiste deraf, kunne hun ikke modstå, men rakte hånden ud og fik det halve æble. Næppe havde hun fået det i munden, før hun sank død om på jorden. Dronningen stod i nogen tid og så ondt på hende, så slog hun en høj latter op og sagde: "Hvid som sne, rød som blod, sort som ibentræ. Denne gang kan dværgene ikke frelse dig." Derpå gik hun hjem og spurgte spejlet:
"Lille spejl på væggen der,
hvem er skønnest i landet her?"
Og spejlet svarede:
"Ingen i verden er dejlig som du."
Nu havde hendes misundelige hjerte ro, for så vidt som et misundeligt hjerte nogensinde kan få ro.
Da dværgene om aftenen kom hjem, fandt de Snehvide liggende død på jorden. De løftede hende op, og ledte, for at finde noget, der kunne have gjort hende fortræd, snørede hendes liv op, redte hendes hår og vaskede hende med vand og vin, men det hjalp ikke. Hun var og blev død. De lagde hende da på en båre og sad i tre dage hos hende og græd. De ville nu begrave hende, men hun var så smuk med friske, røde kinder, at de ikke kunne bære over deres hjerter at lægge hende ned i den sorte, kolde jord. De lavede så en kiste af glas, lagde hende deri og skrev med guldbogstaver hendes navn, og at hun var en kongedatter. Derpå satte de kisten ud på et bjerg og skiftedes til at holde vagt ved den. Dyrene sørgede også over Snehvide, først kom der en ugle, så en ravn og til sidst en due og satte sig ved kisten og græd.
Snehvide lå nu i lang, lang tid i kisten og så ud som om hun sov, for hun var endnu så hvid som sne, så rød som blod og så sort som ibentræ. Engang red imidlertid en kongesøn igennem skoven og kom til dværgenes hus og ville overnatte der. Han så kisten, hvori Snehvide lå, og læste, hvad der var skrevet på den. "Sælg mig hende," sagde han til dværgene, "I må få alt, hvad jeg ejer og har." - "Nej," svarede dværgene, "ikke for alverdens guld vil vi sælge hende." - "Forær mig hende da," bad prinsen, "jeg kan ikke leve uden hende. Jeg vil holde hende højt i ære." Dværgene fik medlidenhed med ham, og gav ham til sidst lov til at tage kisten med. Men da tjenerne bar den over den ujævne vej, snublede en af dem, og derved fik kisten et stød, så det giftige æble for ud af Snehvides mund. Lidt efter kom hun til sig selv igen, åbnede låget og rejste sig op og råbte: "Hvor er jeg dog." Kongesønnen blev ude af sig selv af glæde og fortalte hende, hvordan alt var gået til. "Du er den jeg elsker højest i verden," sagde han, "følg mig til min fars slot og bliv min hustru." Snehvide fulgte ham gerne, og der blev truffet store forberedelser til brylluppet.
Snehvides onde stedmor blev også indbudt, og da hun havde taget sine smukkeste klæder på, gik hun hen foran spejlet og spurgte:
"Lille spejl på væggen der,
hvem er skønnest i landet her?"
Spejlet svarede:
"Du er vel dejligst i dette land,
men med dronningen aldrig du måle dig kan."
Den onde kvinde var ved at dø af raseri, men var tillige så underlig angst, hun vidste ikke selv hvorfor. Først ville hun slet ikke tage til festen, men hendes nysgerrighed efter at se den unge dronning lod hende ikke have ro. Da hun kom ind i salen kendte hun straks Snehvide og blev ganske stiv af skræk. Men henne over ilden stod der et par glødende jernsko, dem måtte hun tage på og danse, til hun faldt død om.
Hồi ấy đang giữa mùa đông, hoa tuyết như những lông chim bay khắp bầu trời, có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ. Khung cửa làm bằng gỗ mun đen nhánh. Hoàng hậu ngồi khâu nhưng lại mải ngắm tuyết rơi nên bị kim đâm vào ngón tay, và ba giọt máu đỏ rơi xuống tuyết trắng phau. Nhìn màu đỏ tươi nổi bật trên tuyết, hoàng hậu tự nhủ:
- Giá mình có một đứa con da trắng như tuyết, môi đỏ hồng hào như màu máu đỏ tươi, tóc đen nhánh như gỗ mun khung cửa sổ này thì hay quá nhỉ.
Ít lâu sau bà sinh được một cô con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như son và tóc đen nhánh như gỗ mun, vì thế bà đặt tên con gái là Bạch Tuyết. Nhưng ngay sau khi đứa trẻ sinh ra thì hoàng hậu qua đời.
Sau một năm để tang, nhà vua lấy vợ khác. Hoàng hậu mới xinh đẹp, nhưng tính tình kiêu ngạo, ngông cuồng. Mụ sẽ tức điên người khi nghe thấy nói rằng còn có người đẹp hơn mình. Mụ này có một chiếc gương thần, mỗi khi đứng ngắm mình trước gương, thường hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.
Hoàng hậu hài lòng lắm, vì mụ biết rằng gương nói thật.
Bạch Tuyết càng lớn, càng đẹp. Khi Bạch Tuyết lên bảy nàng đẹp như nắng sớm mai và đẹp hơn chính cả hoàng hậu nữa. Có lần hoàng hậu ngồi trước gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Hoàng hậu nghe nói giật mình, mặt tái xanh lại vì ghen tức. Từ đó trở đi, mỗi khi thoáng nhìn thấy Bạch Tuyết là mụ đã khó chịu, bực tức, rồi đâm ra căm ghét cô bé. Những cơn ghen ghét và lòng đố kỵ của mụ ngày càng mãnh liệt làm cho mụ ngày đêm bực bội, bứt rứt. Mụ cho gọi một người thợ săn đến và bảo:
- Ngươi hãy mang con bé này vào trong rừng sâu, ta không muốn nhìn mặt nó nữa. Ngươi hãy giết nó đi, mang gan, phổi nó về cho ta để chứng tỏ ngươi đã giết nó.
Người thợ săn vâng lệnh và dẫn cô bé vào rừng sâu. Nhưng khi bác rút dao ra định đâm thì cô bé khóc và nói:
- Trời ơi, bác thợ săn yêu quý, bác hãy để cháu sống, cháu sẽ chạy trốn trong rừng hoang vu này, cháu xin thề là sẽ không bao giờ trở lại cung nữa.
Thấy cô bé xinh đẹp, bác thợ săn động lòng thương và bảo:
- Con trốn vào rừng đi, tội nghiệp con quá.
Bác nghĩ: "Rồi có khi thú dữ lại ăn thịt cô bé mất thôi!." Nhưng dù sao bác cảm thấy trút được gánh nặng trong lòng vì chẳng phải giết người. Đúng lúc đó có một con lợn rừng con nhảy tới, bác đâm chết lấy gan phổi mang về nộp hoàng hậu làm bằng chứng. Mụ dì ghẻ độc ác sai nhà bếp xào gan phổi cho mụ ăn. Mụ đinh ninh là gan phổi Bạch Tuyết nên mụ cố ăn cho kỳ hết.
Còn lại cô bé bất hạnh lủi thủi một mình trong rừng rộng mênh mông, cô sợ hãi, ngơ ngác nhìn lá cây ngọn cỏ chẳng biết làm gì. Đột nhiên cô cắm đầu chạy, chạy giẫm cả lên gai và đá nhọn. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng chẳng có con nào đụng đến người cô. Cô bé cứ thế chạy mãi, chạy mãi, tới lúc trời sẩm tối cô mới nhìn thấy một căn nhà nhỏ, liền vào đó nghỉ chân.
Trong nhà tất cả mọi đồ vật đều nhỏ xíu, xinh xắn và sạch sẽ đến nỗi không thể chê vào đâu được. Giữa nhà có một cái bàn trải khăn trắng tinh, trên bàn bày bảy cái đĩa nhỏ xinh xinh, mỗi đĩa có một thìa con, một dao con, một nĩa on và cạnh đó là một ly cũng nho nhỏ xinh xinh như thế. Sát hai bên tường kê bảy chiếc giường nhỏ nối tiếp nhau, giường nào cũng phủ khăn trắng như tuyết.
Đang đói và khát, Bạch Tuyết ăn ở mỗi đĩa một ít rau, ít bánh và uống ở mỗi ly một hớp rượu vang, vì cô không muốn để một ai phải mất phần. Suốt ngày chạy trốn trong rừng, giờ cô đã thấm mệt muốn đặt mình xuống giường nằm ngủ nhưng giường lại không vừa, cái thì dài quá, cái khác lại ngắn quá. Thứ đến cái thứ bảy mới thấy vừa, Bạch Tuyết nằm và ngủ thiếp đi.
Khi trời tối mịt, những chủ nhân của căn nhà nhỏ mới về: đó là bảy chú lùn thường ngày đào bới quặng sắt ở trong núi. Họ thắp bảy ngọn đèn xinh xinh, và khi đèn tỏa sáng khắp căn nhà, họ cảm thấy hình như có ai đã vào nhà, vì mọi vật không còn giữ nguyên như khi họ rời căn nhà đi làm nữa.
Chú thứ nhất nói:
- Ai đã ngồi lên ghế xinh đẹp của tôi?
Chú thứ hai nói:
- Ai đã ăn ở đĩa nho nhỏ của tôi?
Chú thứ ba nói:
- Ai đã ăn bánh của tôi?
Chú thứ tư nói:
- Ai đã nếm rau ở đĩa của tôi?
Chú thứ năm nói:
- Ai đã lấy nĩa bé xíu của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ sáu nói:
- Ai đã lấy dao xinh xắn của tôi đem cắt gì rồi?
Chú thứ bảy nói:
- Đã có ai uống nước ở ly xinh đẹp của tôi?
Những chú khác cũng chạy lại giường mình và kêu:
- Hình như đã có ai nằm lên giường tôi?
Khi chú thứ bảy nhìn vào giường mình thì thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Thế là chú gọi những chú kia chạy tới. Ai nấy đều ngạc nhiên, họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên:
- Cha, cô bé sao mà xinh đẹp thế!
Cả bảy chú đều vui mừng lắm, không đánh thức cô dậy, để yên cho cô bé ngủ.
Chú lùn thứ bảy đành ngủ nhờ giường bạn, mỗi người một giờ, thế rồi cũng hết một đêm.
Khi trời hửng sáng, Bạch Tuyết tỉnh dậy thấy bảy chú lùn đứng nhìn quanh thì rất sợ. Nhưng bảy người đều vui vẻ thân mật, hỏi cô:
- Cô tên là gì?
Cô trả lời:
- Em tên là Bạch Tuyết.
Mấy chú lùn lại hỏi tiếp:
- Làm sao mà cô tới được nhà của chúng tôi?
Thế là cô kể cho họ nghe chuyện dì ghẻ định ám hại cô, nhưng người thợ săn đã để cho cô sống và cô đã chạy trốn suốt cả ngày trong rừng tới khi sẩm tối thì thấy căn nhà của họ.
Các chú lùn bảo cô:
- Nếu cô đồng ý trông nom nhà cửa, nấu ăn, rũ giường, giặt quần áo, khâu vá, thêu thùa, quét tước, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ ngăn nắp thì cô có thể ở lại với chúng tôi, cô sẽ chả thiếu thứ gì cả.
Bạch Tuyết nói:
- Vâng, thực lòng mà nói, em cũng muốn vậy.
Và từ đó, Bạch Tuyết ở với bảy chú lùn. Cô đảm đương mọi việc trong nhà, sáng sáng các chú lùn vào mỏ tìm sắt và vàng cho mãi tới chiều tối mới về, thì thức ăn của họ đã bày sẵn trên bàn. Suốt cả ngày, Bạch Tuyết ở nhà một mình. Các chú lùn tốt bụng nhắc nhở, căn dặn cô:
- Hãy canh chừng mụ dì ghẻ nhé! Chẳng bao lâu mụ sẽ biết là cô ở đây. Đừng có cho ai vào nhà đấy!
Hoàng hậu đinh ninh tưởng mình đã ăn gan phổi Bạch Tuyết nên chắc rằng chỉ còn có mình là người đẹp nhất trần gian.
Mụ đứng ngắm mình trước gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Mụ giật mình, vì mụ biết rằng gương không bao giờ nói dối. Mụ nghĩ ngay là người thợ săn đã đánh lừa mụ và Bạch Tuyết hãy còn sống. Mụ ngồi nghĩ mưu giết Bạch Tuyết cho bằng được, chừng nào mụ chưa được gương gọi là người đẹp nhất thì ghen tức còn làm cho mụ mất ăn mất ngủ.
Sau mụ nghĩ ra một kế, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà lão bán hàng, ai có gặp cũng khó lòng nhận ra được. Với hình dạng như vậy, mụ vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao:
- Hàng tốt, hàng đẹp đây, có ai mua không, mua đi!
Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ hỏi:
- Chào bà, bà có gì bán đấy?
Bà lão trả lời:
- Hàng tốt hàng đẹp đây, dây lưng đủ màu đây!
Vừa nói bà vừa rút ra một chiếc dây lưng ngũ sắc dệt bằng tơ.
Bạch Tuyết nghĩ:
- Bà cụ này thật thà mình có thể cho vào nhà được.
Bạch Tuyết mở cửa và mua một chiếc dây lưng thật đẹp.
Bà lão nói:
- Con ơi, trông con buộc vụng về lắm, lại đây bà buộc thật đẹp, cẩn thận cho con.
Bạch Tuyết không chút e ngại, lại đứng trước bà cụ để bà buộc chiếc dây lưng mới cho.
Thế là mụ già buộc thoăn thoắt, mụ thắt chặt cứng làm cho Bạch Tuyết nghẹt thở, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ nói:
- Giờ thì con chỉ là người đẹp của quá khứ mà thôi.
Rồi mụ vội vã ra về.
Một lát thì trời tối, bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết yêu quý của họ nằm sóng soài trên mặt đất như chết, người không hề nhúc nhích cử động, họ rất lo lắng. Họ nhấc cô lên thì thấy chiếc dây lưng thắt chặt cứng, lấy dao cắt đứt dây, Bạch Tuyết lại khe khẽ thở và dần dần tỉnh dậy.
Sau khi nghe Bạch Tuyết kể chuyện vừa xảy ra, bảy chú lùn bảo cô:
- Mụ già bán hàng ấy chắc chẳng ai khác ngoài mụ hoàng hậu độc ác, cô phải giữ mình cẩn thận nhé, khi chúng tôi đi vắng thì đừng cho ai vào nhà cả.
Về tới nhà, mụ hoàng hậu độc ác đến trước gương soi và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Khi nghe vậy, hoàng hậu máu trào sôi lên vì tức giận, mụ biết chắc là Bạch Tuyết đã sống lại.
Mụ nói:
- Được rồi, tao sẽ nghĩ ra kế khác để cho mày về âm phủ.
Với những phép quỷ thuật, mụ làm một chiếc lược tẩm thuốc độc. Mụ ăn mặc trá hình thành một bà già khác lần trước, rồi vượt bảy ngọn núi tới nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa và rao to:
- Hàng tốt, hàng đẹp, ai mua ra mua!
Bạch Tuyết ngó ra và nói:
- Bà đi đi, tôi không được phép cho một ai vào nhà.
Mụ già nói:
- Nhưng chắc không ai cấm con cầm cái lược này xem chơi một chút chứ?
Rồi mụ lấy chiếc lược tẩm thuốc độc giơ lên.
Bạch Tuyết thích chiếc lược quá nên quên cả lời dặn dò, chạy vội ra mở cửa.
Khi đôi bên thỏa thuận giá cả xong, mụ già nói:
- Giờ để bà chải cho con nhé, bà chải cho thật đẹp nhé!
Cô bé đáng thương ấy không nghi ngờ gì cả, cô để mụ chải đầu cho. Nhưng lược vừa mới cắm vào tóc, Bạch Tuyết đã bị ngấm thuốc độc, ngã lăn ra bất tỉnh.
Mụ già độc ác nói:
- Thế là người đẹp nhất nước đã đi đời nhà ma!
Nói xong mụ bỏ đi.
Nhưng may thay trời sắp tối, một lát au thì bảy chú lùn về tới nhà. Thấy Bạch Tuyết nằm như chết ở dưới đất, họ nghi ngay mụ dì ghẻ, họ lùng sục và tìm thấy chiếc lược tẩm thuốc độc cài trên đầu, vừa mới lấy lược ra thì Bạch Tuyết tỉnh dậy kể lại sự việc đã xảy ra. Một lần nữa bảy chú lùn lại căn dặn cô phải cẩn thận, bất cứ ai đến cũng không mở cửa.
Bước chân về tới nhà, hoàng hậu lại soi gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Cũng như mọi lần, gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng còn Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn,
Nàng ta ở khuất núi non,
Nơi nhà của bảy chú lùn sống chung.
Nghe gương như vậy toàn thân mụ run lên vì tức giận, mụ thét lên:
- Bạch Tuyết, mày phải chết, dù tao có mất mạng cũng cam lòng.
Sau đó mụ vào một căn phòng hẻo lánh trong lâu đài nơi không hề có ai bước chân tới, và mụ tẩm thuốc độc vào táo, quả táo chín đỏ trông rất ngon, ngon đến nỗi ai nhìn thấy cũng muốn ăn. Nhưng ai ăn một miếng sẽ chết ngay tức khắc.
Khi tẩm thuốc xong, mụ bôi mặt, mặc quần áo trá hình thành một bà nông dân. Rồi mụ lại vượt bảy quả núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa, Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ nói:
- Cháu không được phép cho ai vào nhà, vì bảy chú lùn đã cấm rồi.
Bà già nói:
- Thế cũng chẳng sao. Chỗ táo ngày bà muốn bán rẻ nốt để còn về. Đây, để bà cho con một quả.
Bạch Tuyết nói:
- Không, cháu không được phép nhận một thứ gì cả.
Bà già nói:
- Con sợ ăn phải thuốc độc chứ gì? Trông đây này, bà bổ táo làm hai, con ăn nửa táo chín đỏ, bà ăn phần táo trắng còn lại.
Quả táo được tẩm thuốc rất khéo léo: chỉ nửa táo chín đỏ ngấm thuốc độc, Bạch Tuyết mắt hau háu nhìn quả táo chín ngon, thấy bà nông dân ăn mà không sao cả nên không dằn lòng được nữa, thò tay ra đón lấy nửa táo ngấm thuốc độc. Cô vừa cắn được một miếng thì ngã lăn ra chết liền.
Hoàng hậu nhìn cô với con mắt gườm gườm, rồi cười khanh khách và nói:
- Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như gỗ mun. Lần này thì những thằng lùn đừng hòng đánh thức con sống lại nữa, con ạ!
Vừa về đến cung, mụ hỏi ngay gương:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Lần này gương đáp:
- Muôn tâu hoàng hậu, hoàng hậu chính là người đẹp nhất ở nước này.
Lúc đó, tính ghen ghét đố kỵ của mụ mới nguôi, mụ mới cảm thấy mãn nguyện.
Theo thường lệ, đến tối bảy chú lùn mới về nhà, vừa bước vào cửa thì thấy ngay Bạch Tuyết nằm dưới đất, tim đã ngừng đập, không thấy hơi thở ra nữa, Bạch Tuyết đã chết.
Bảy chú lùn nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không, rồi lấy nước và rượu lau mặt cho cô nhưng chẳng ăn thua gì; cô bé tội nghiệp ấy đã chết, chết thật rồi. Họ cho cô vào quan tài, cả bảy người ngồi quanh quan tài, khóc cô ba ngày liền. Sau đó họ muốn đem đi chôn nhưng thấy sắc người cô vẫn tươi tỉnh như người sống, đôi má xinh đẹp vẫn ửng hồng. Họ nói với nhau:
- Thi hài như vậy, ai nỡ lòng nào đem vùi xuống đất đen ấy.
Họ đặt làm một chiếc quan tài trong suốt bằng thủy tinh, bốn phía đều nhìn thấy được. Họ đặt cô vào trong đó, khắc tên Bạch Tuyết bằng chữ vàng và đề thêm rằng cô là một nàng công chúa. Rồi họ khiêng đặt quan tài nàng trên núi, cắt phiên nhau gác. Các loài vật cũng đến viếng khóc Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết nằm trong quan tài đã lâu lắm mà thi thể vẫn nguyên, nom như nàng đang nằm ngủ, vì nàng vẫn trắng như tuyết, đỏ hồng như máu, tóc vẫn đen như gỗ mun.
Hồi đó, có một hoàng tử nước láng giềng đi lạc vào rừng và tới căn nhà của bảy chú lùn xin ngủ nhờ qua đêm. Hoàng tử nhìn thấy chiếc quan tài thủy tinh trên núi, Bạch Tuyết nằm trong chiếc quan tài có khắc dòng chữ vàng, đọc xong dòng chữ hoàng tử nói:
- Để cho tôi chiếc quan tài này, các anh muốn lấy bao nhiêu tôi cũng trả.
Bảy chú lùn đáp:
- Đem tất cả vàng trên thế giới này để đổi, chúng tôi cũng chẳng bằng lòng.
Hoàng tử nói:
- Thế thì tặng tôi vậy, vì tôi không thể sống nếu không được trông thấy Bạch Tuyết, tôi thương yêu và kính trọng nàng như người yêu nhất trần đời của tôi.
Nghe hoàng tử nói tha thiết vậy, những chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài trên vai mang về. Thị vệ đi vấp phải rễ cây rừng làm nảy thi hài Bạch Tuyết lên, miếng táo tẩm thuốc độc nàng ăn phải bắn ra khỏi cổ họng.
Ngay sau đó, nàng từ từ mở mắt ra, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy và nói:
- Trời ơi, tôi đang ở đâu đây?
Mừng rỡ, hoàng tử nói:
- Ta quý nàng hơn tất cả mọi thứ trên đời này, nàng hãy cùng ta về cung điện của vua cha, nàng sẽ là vợ của ta.
Bạch Tuyết bằng lòng theo hoàng tử về hoàng cung. Lễ cưới Bạch Tuyết và hoàng tử được tổ chức rất linh đình và trọng thể. Mụ dì ghẻ độc ác của Bạch Tuyết cũng được mời tới dự. Sau khi ăn mặc thật lộng lẫy, mụ lại đứng trước gương soi và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường,
Nước này ai đẹp được dường như ta.
Gương trả lời:
- Thưa hoàng hậu,
Ở đây bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng hoàng hậu trẻ muôn phần đẹp hơn.
Mụ dì ghẻ độc ác chửi đổng một câu, mụ trở nên sợ hãi không biết tính thế nào. Mới đầu mụ toan không đi dự đám cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, mụ sốt ruột và muốn xem mặt hoàng hậu trẻ.
Khi bước vào phòng, mụ nhận ngay ra Bạch Tuyết. Sợ hãi và hoảng loạn mụ đứng đó như trời trồng, không dám nhúc nhích. Nhưng giày sắt đã đặt trên lửa rồi, nhà vua trừng phạt buộc mụ phải xỏ chân vào đôi giày sắt nung đỏ và nhảy cho tới khi ngã lăn ra đất mà chết.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng