Котомка, шляпа и рожок


Chiếc túi dết, chiếc mũ, cái tù và bằng sừng


Жили да были три брата, которые все более и более беднели и наконец впали в такую нужду, что и голод терпеть пришлось, и на зубок уж положить было нечего.
Вот и стали они говорить: "Так дольше жить нельзя, лучше уж нам пойти по белу свету, поискать своего счастья".
Снарядились они так-то в путь-дорогу и не одну уже сотню верст прошли, не одну тропочку притоптали, а счастья своего все еще не повстречали.
Идучи путем-дорогою, зашли они однажды в дремучий лес и среди этого леса увидели гору, а как поближе подошли к ней - гора-то оказалась из чистого серебра.
Тогда старший из троих братьев сказал: "Вот я и нашел желанное счастье, и никакого иного не желаю". Он набрал серебра, сколько мог снести, затем свернул с дороги и воротился домой.
Остальные братья сказали: "Мы не того себе желаем счастья - нам надо чего-нибудь такого, что бы подороже серебра было". И, не коснувшись серебра, они пошли дальше.
После того, как они еще дня два-три шли путем-дорогою, подошли они к горе, которая вся целиком была из чистого золота.
Второй брат призадумался и был в нерешительности. "Что должен я сделать? - сказал он. - Взять ли мне этого золота столько, чтобы мне на мой век хватило, или мне с братом дальше идти?" Наконец он принял твердое решение, наполнил свои карманы золотом, насколько было возможно, простился с братом и направился домой.
А третий брат сказал: "Серебро и золото меня не привлекают; не хочу отказаться от своего счастья - быть может, мне еще предстоит что-нибудь лучшее в будущем".
И пошел он дальше, и шел целых три дня; тут уж зашел он в лес, который был еще обширнее всех предшествовавших; казалось, ему ни конца, ни края нет! А так как у него ни есть, ни пить было нечего, то он и дошел до полного истощения.
Попробовал он взлезть на высокое дерево, чтобы посмотреть, не увидит ли он оттуда край леса; однако же, насколько мог он объять пространство глазом, вдали ничего не было видно, кроме вершин деревьев.
Стал он слезать с дерева, а голод его так мучил, что он подумал: "Ах, только бы мне еще разок поесть удалось!"
И что же? Чуть спустился, видит с изумлением, что под деревом стоит стол и весь он заставлен кушаньями, от которых так и несется благоухание. "На этот раз, - сказал он, - мое желание исполнилось вовремя", - и, не справляясь о том, кто принес это кушанье и кто его варил, он прямо подошел к столу и стал есть с наслаждением, пока не удовлетворил своего голода.
Поевши, он подумал: "Было бы очень жалко эту тонкую скатерку бросить здесь в лесу", - чистенько сложил ее уголок с уголком и спрятал в карман.
Затем пошел он далее и вечером, когда опять почуял голод, задумал снова испробовать свою скатерку, разостлал ее и сказал: "Желаю, чтобы на тебе еще раз явились хорошие блюда в изобилии", - и чуть только пожелал, как уж вся скатерть была заставлена блюдами с самыми лучшими кушаньями. "Ну, теперь я вижу, в какой кухне для меня кушанье готовится! Эта скатерка мне милее будет, чем целая гора золота или серебра!"
Он понял, что в руках у него скатерка-самобранка. Но и этой диковинки ему еще было недостаточно, чтобы вернуться домой на покой; он хотел еще побродить по белу свету и еще попытать счастья.
И пошел он дальше по лесу и в одном из его глухих уголков повстречал черномазого угольщика, который обжигал уголья в угольной яме. Тут же стоял у него на огне котелок с картофелем, который он себе готовил на ужин. "Здорово, чумазый! - сказал он угольщику. - Ну, что? Каково поживаешь в своем одиночестве?" - "Изо дня в день - все то же, - отвечал угольщик, - и что ни вечер, то картофель; коли хочешь его отведать, будь моим гостем". - "Спасибо, - отвечал ему путник, - я не хочу у тебя отнимать твоего ужина, тем более, что ты на гостя ведь не рассчитывал; лучше я тебя приглашу с собою поужинать". - "А кто же тебе сготовит ужин? - сказал угольщик. - Я вижу, что у тебя нет с собою никаких запасов, а отсюда на два часа пути не сыщется вокруг никого, кто бы мог тебя хоть чем-нибудь снабдить". - "Ну, а все же я тебя таким кушаньем угощу, какого ты еще никогда не едал".
Тут он вынул свою скатерку-самобранку, разостлал ее на земле и сказал: "Скатерка, накройся!" - и тотчас явилось на скатерке и вареное, и жареное, и все было так горячо, как будто только сейчас из печки.
Угольщик и глаза вытаращил; но, впрочем, не заставил себя долго просить, а подсел к кушанью и давай себе набивать в свой черный рот кусок за куском.
Когда они насытились, угольщик почмокал губами и сказал: "Слышь-ка, твоя скатерка мне по вкусу пришлась; она была бы мне очень кстати здесь в лесу, где никто не может мне сварить ничего вкусного. И я бы мог предложить тебе недурной обмен: вон в уголку висит моя котомка, бывший солдатский ранец, поношенный и неказистый на вид; а сила в нем таится немалая… Но так как я в нем больше не нуждаюсь, то я и могу променять его на твою скатерку". - "Сначала я должен узнать, какая же это в нем сила-то", - возразил путник. "Это могу тебе объяснить, - сказал угольщик. - Стоит тебе только по тому ранцу похлопать ладонью, как выскочат из него ефрейтор и шесть человек солдат в полной амуниции и вооружении, и что бы ты ни приказал им, они все исполнят". - "Ну, что же? Я со своей стороны не прочь и поменяться", - и он отдал угольщику свою скатерку, снял ранец с крючка, навесил на себя и распрощался.
Отойдя немного, он захотел испытать чудодейственную силу ранца и похлопал по нему ладонью. Тотчас явилась перед ним команда из шести молодцов и ефрейтора, который спросил его: "Что прикажет отец-командир?" - "Скорым шагом марш к угольщику и потребуйте от него мою скатерку-самобранку". Те сейчас - налево-кругом и очень скоро выполнили приказание: взяли у угольщика скатерку, не спрашиваясь.
Он опять скомандовал им: "В ранец!" - и пошел далее. На закате солнца пришел он к другому угольщику, который суетился около огня, варил себе ужин. "Коли хочешь со мною поесть, - сказал закоптелый парень, - картофеля с солью да без сала, так к нам подсаживайся". - "Нет, - отвечал ему путник, - на этот раз ты будь моим гостем", - да и раскинул свою скатерку, которая тотчас заставилась превкусными кушаньями.
Так они посидели, попили и поели, и были очень довольны друг другом.
После еды угольщик и сказал путнику: "Вон, видишь, лежит потасканная шляпа, и в этой шляпе есть диковинные свойства: если кто ее наденет и повернет на голове задом наперед, разом грянут пушки, словно бы их двенадцать в ряд стояло, и все разом в пух расшибут, что бы там ни было. У меня эта шляпа висит без всякой пользы, а на твою скатерку я бы охотно променял ее". - "Ну, что ж? Пожалуй!" - сказал путник.
Но пройдя немного, он похлопал по ранцу, и его команда возвратила ему скатерку-самобранку. "Ну, вот! - подумал он про себя. - Счастье мое еще не оскудело".
И он, точно, не ошибся. Пробыв еще день в пути, пришел он к третьему угольщику, который тоже стал угощать его картофелем с солью да без сала. А он угостил его со своей скатерки-самобранки, и это угощение показалось угольщику в такой степени вкусным, что тот в обмен на скатерку предложил ему взять рожок, обладавший совсем особыми свойствами. Стоило только на нем заиграть, и падали разом высокие стены и укрепления, и целые деревни и города обращались в груды развалин.
Он точно так же поменялся с угольщиком скатертью на рожок, но опять ее вернул себе при помощи своей команды, так что наконец оказался одновременно обладателем и ранца, и шляпы, и рожка. "Вот теперь, - сказал он, - теперь я всем обзавелся, и наступило время мне вернуться домой и посмотреть, как мои братцы поживают".
Когда он вернулся на родину, то убедился, что братья на свое серебро и золото построили прекрасный дом и жили в свое удовольствие.
Он вошел в их дом, но так как платье на нем было рваное и поношенное, на голове у него помятая шляпа, а за спиною потертая котомка, то они не хотели его признать за своего брата.
Они осмеяли его и сказали: "Ты только выдаешь себя за нашего брата, который пренебрегал и серебром, и золотом, и все искал для себя лучшего счастья! Тот уж, вероятно, вернется к нам во всем блеске, каким-нибудь королем, что ли, а уж никак не нищим!" - и выгнали за двери.
Тогда он разгневался, стал хлопать по своему ранцу до тех пор, пока полтораста молодцов не вытянулись перед ним во фрунт. Он приказал им окружить дом братьев, а двоим из них - наломать пучок прутьев с орешника и обоих гордецов до тех пор угощать этими прутьями, пока они не признают его за брата.
Поднялся шум, сбежались люди и хотели оказать помощь обоим братьям в их беде, однако же никак не могли с солдатами справиться.
Донесли о случившемся королю, и тот, недовольный нарушением порядка, приказал капитану выступить со своей ротой против возмутителей и выгнать их из города. Но наш молодец выхлопал из котомки команду гораздо многочисленнее роты, побил капитана и заставил его солдат отступить с разбитыми носами. Король сказал: "Этого проходимца следует проучить!" - и выслал против него на другой день еще больше людей, но и те ничего не могли поделать. Наш молодец выставил против него войско сильнее прежнего, да чтобы поскорее расправиться с королевскими солдатами, повернул на голове два раза шляпу: грянули пушки, и королевское войско было побито.
"Ну, теперь уж я до тех пор не помирюсь, - сказал молодец, - пока король не отдаст за меня замуж свою дочку и не передаст мне право на управление всей страной от его имени".
Это было передано королю, и тот сказал дочери: "Плетью обуха не перешибешь! Ничего не остается более мне делать, как исполнить его желание… Коли я хочу жить в мире и притом хочу удержать венец на голове, так я должен тебя ему отдать".
Свадьбу сыграли, но королевна была очень разгневана тем, что ее супруг был человек простой, что он ходил в помятой шляпе и носил за спиною потертую котомку.
Она бы очень охотно от него отделалась, и день и ночь только о том и думала, как бы этого добиться.
Вот и надумала она: "Уж не в этой ли котомке и заключается его чудодейственная сила?"
И прикинулась она ласковой, и когда размягчилось его сердце стала ему говорить: "Если бы ты, по крайней мере, откинул эту противную котомку, которая так ужасно тебя безобразит, что мне за тебя становится совестно". - "Милый друг! - отвечал он. - Да ведь это мое самое дорогое сокровище! Пока эта котомка у меня в руках, мне никто на свете не страшен!"
И открыл ей, какими котомка обладает дивными необыкновенными свойствами.
Тогда она бросилась к нему на шею, как будто для того, чтобы обнять и расцеловать его, а между тем проворно отвязала у него котомку и пустилась бежать.
Оставшись наедине с этой котомкой, она стала по ней похлопывать и приказала солдатам, чтобы они своего прежнего начальника захватили и вывели бы из королевского дворца.
Они повиновались, и лукавая жена приказала еще большему количеству войска идти за ним следом и совсем прогнать его из той страны. Пришлось бы ему пропадать, кабы не его шляпа! Повернул он ее разок-другой - и загремели пушки, и все сразу сбили и смяли, и королева сама должна была к нему прийти и молить его о пощаде.
Так-то она умильно просила, так горячо обещала ему исправиться, что он сдался на ее уговоры и согласился с ней помириться.
Она стала к нему ласкаться, прикинулась очень любящей его и несколько времени спустя сумела так его одурачить, что он ей проговорился и высказал: "Против меня и с моей котомкой ничего не поделаешь, пока я своей шляпой владею".
Узнав эту тайну, она дала ему заснуть, отняла у него шляпу и приказала выбросить его самого на улицу.
Но она не знала, что у него еще оставался рожок в запасе, и он в гневе стал в него трубить изо всей мочи.
Тотчас рухнуло все кругом: попадали стены и укрепления, города и деревни обратились в груды развалин, и под ними погибли и король, и его дочка.
И если бы он еще потрубил немного и не отложил бы своего рожка в сторону, то все бы было разрушено и во всей стране камня на камне не осталось бы…
Тут уж никто не стал ему больше противиться, и он был признан королем над всей той страною.
Ngày xửa ngày xưa có ba anh em nhà kia, cảnh nhà cứ mỗi ngày một nghèo túng hơn. Khi nhà chẳng còn gì để ăn nữa, ba anh em bảo nhau:
- Không thể như thế này được. Tốt nhất là chúng ta đi chu du thiên hạ để kiếm sống.
Ba anh em quyết định lên đường. Họ đi được chặng đường dài, đi qua nhiều cánh đồng cỏ, nhưng vẫn chưa gặp may. Một hôm họ tới cánh rừng lớn kia, giữa rừng là một ngọn núi. Khi tới gần, họ mới thấy đó là núi bạc. Người anh cả nói:
- Thế là vận may đã đến, anh chẳng còn mong mỏi gì hơn nữa.
Anh lấy bạc nhiều đến mức sức anh mang được. Anh mang bạc quay trở về nhà. Hai người em nói:
- Vận may của chúng ta phải là cái gì quí hơn bạc mới được.
Hai người không ai động tới núi bạc. Họ tiếp tục đi. Đi được mấy ngày đường thì họ tới ngọn núi kia, một ngọn núi vàng. Người anh thứ hai đứng đắn đo:
- Làm gì bây giờ? Lấy vàng nhiều đến mức đủ sống cả đời hay là đi tiếp?
Cuối cùng anh quyết định lấy vàng. Anh lấy đầy một túi to toàn vàng là vàng. Anh chúc người em út gặp may và lên đường trở về nhà.
Người em ít nói:
- Vàng bạc mình chẳng màng. Sao lại chối từ hạnh phúc nhỉ, biết đâu lại có hay hơn đến với ta!
Anh lại lên đường. Sau ba ngày anh tới một khu rừng rộng bao la tưởng chừng như không bao giờ hết rừng. Cơn đói khát nó hành hạ anh. Anh trèo lên ngọn một cây cao phóng tầm mắt nhìn xem bìa rừng ở đâu, anh chỉ nhìn thấy toàn ngọn cây. Anh lại trèo xuống dưới đất. Cơn đói làm cồn cào cả người. Anh nghĩ:
- Ước sao có gì ăn cho qua cơn đói này.
Bỗng anh ngó thấy có bàn bày sẵn thức ăn còn nóng bốc hơi, anh nói:
- Lần này thì ước mong của mình mới thành hiện thực.
Anh bước tới ngồi ăn mà chẳng hề nghĩ ai đã nấu bưng bày trên bàn. Anh ăn thật ngon miệng và ăn cho tới hết cơn đói mới thôi. Ăn xong, anh nghĩ:
- Thật là hoài phí nếu như để những món ăn này thiu thối đi.
Chàng túm tất cả lại trong chiếc khăn trải bàn, rồi tiếp tục lên đường. Chập tối, anh thấy đói bụng nên giở khăn ra và nói:
- Ước gì lại đầy khăn trải bàn toàn những món ăn ngon!
Anh vừa mới mấp máy môi nói xong thì bỗng toàn thức ăn ngon có trên kín khăn trải bàn. Anh lẩm bẩm:
- Giờ thì mình biết rồi, chiếc khăn trải bàn thần này còn quí hơn cả núi bạc, núi vàng.
Anh thấy mình chưa thể quay về nhà với chiếc khăn trải bàn thần này. Anh muốn đi chu du thiên hạ tiếp tục để tìm vận may. Một buổi tối anh gặp người đốt than mặt mày đầy bụi than ở trong rừng. Bữa ăn tối của người này chỉ toàn khoai tây. Anh nói:
- Xin chào bác sáo đen! Trong cảnh hoang vu này bác có khỏe không?
Người đốt than đáp:
- Ngày nào cũng như ngày nào, tối tối ăn toàn khoai tây là khoai tây. Anh bạn lại ăn cùng cho vui!
Anh nói:
- Cám ơn bác. Đấy là phần ăn tối của bác. Nếu bác vui lòng ăn cùng, tôi muốn mời bác ăn cùng với tôi.
Người đốt than nói:
- Ai bày cho mà ăn? Quanh đây chẳng có ai, mà nhìn thấy anh cũng chẳng mang theo thứ gì.
Anh đáp:
- Thế mà có đồ ăn đấy! Thức ăn ngon tới mức bác chưa từng ăn bao giờ.
Rồi chàng rút tấm khăn trải bàn từ cái túi mang theo, trải khăn ra nền đất và nói:
- Nào khăn ơi, bày thức ăn ra đi!
Lập tức đủ các món xào, món rán (chiên) nóng bốc hơi bày đầy khăn trải bàn, thức ăn còn nóng cứ tưởng như mang từ bếp ra. Bác thợ đốt than trố mắt nhìn. Chẳng đợi mời tới lần thứ hai, bác ngồi vào ăn cùng với anh, bác đưa từng miếng một vào mồm một cách ngon lành.
Ăn xong, bác thợ đốt than tủm tỉm cười nói:
- Tôi thích cái khăn trải bàn của anh. Nó rất tiện cho tôi, vì ở trong rừng chẳng có ai nấu cho ăn. Tôi muốn đổi cho anh cái túi dết của lính, nom nó đã cũ rích, nhưng nó có sức mạnh kỳ lạ lắm. Tôi không biết làm gì với cái túi dết ấy. Tôi muốn đổi nó lấy chiếc khăn trải bàn.
Anh đáp:
- Thế sức mạnh kỳ lạ của cái túi dết như thế nào?
Bác thợ đốt than nói:
- Tôi xin nói anh rõ. Cứ mỗi lần đập vào túi dết là có sáu người lính có đầy đủ khí giới nhảy từ trong túi ra. Anh sai làm gì, họ sẽ làm cho anh.
Anh nói:
- Theo tôi, thế thì chúng ta đổi cho nhau cũng được.
Anh đưa cái khăn trải bàn cho người đốt than, lấy chiếc túi dết đeo vào người, rồi chào bác thợ đốt than và lên đường. Đi được một quãng đường dài, anh muốn thử xem phép lạ của chiếc túi dết. Anh vỗ tay vào chiếc túi dết. Lập tức có bảy người lính đứng thẳng hàng trước mặt anh, người tiểu đội trưởng nói:
- Thưa ông chủ và lãnh chúa của chúng tôi, xin ông cứ ra lệnh!
- Hãy hành quân cấp tốc tới chỗ người thợ đốt than đòi lại chiếc khăn trải bàn!
Cả hàng quay trái, rồi tức tốc tới lấy chiếc khăn trải bàn mà chẳng hỏi bác thợ đốt than lấy một câu. Họ mang ngay về cho anh chiếc khăn trải bàn chỉ trong khoảnh khắc. Anh ra lệnh rút và tiếp tục lên đường. Anh nghĩ mình sẽ còn gặp nhiều may mắn hơn nữa.
Đến tối thì anh tới chỗ một người thợ đốt than khác, người này đang chuẩn bị ăn tối. Bác thợ người đen nhẻm nói:
- Nào xin mời ăn cùng cho vui, chỉ có khoai tây chấm muối, nào ngồi xuống đi!
Anh đáp:
- Không, nhưng tôi muốn mời bác ăn với tôi.
Anh trải khăn ra là có ngay những món ăn ngon. Hai người ngồi ăn uống vui vẻ. Sau bữa ăn, bác thợ đốt than nói:
- Ở trên cái ngăn kia có một cái mũ đã sờn cả mép vành, nhưng nó có phép lạ, ai đội nó trên đầu, rồi xoay vòng tròn là lập tức có mười hai khẩu pháo đứng hàng ngang bắn tới tấp làm cho tất cả đổ nát tan tành, không có gì chịu nổi sức công phá của nó. Cái mũ ấy chẳng có ích gì đối với tôi. Cho tôi cái khăn này đi, tôi đưa cho anh cái mũ đó.
Anh đáp:
- Kể ra nghe cũng có lý đấy.
Anh đưa cho bác thợ đốt than cái khăn trải bàn và cầm mũ đội lên đầu. Đi được một đoạn đường, anh đập tay vào chiếc túi dết cho lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn. Chàng nghĩ:
- Hết cái này sang cái khác. Có lẽ vận may của mình chưa hết.
Nhưng đúng như anh nghĩ. Sau một ngày đi đường, anh lại gặp người thợ đốt than thứ ba. Người này cũng mời anh ăn khoai tây chấm muối. Anh lại trải khăn ra và mời người thợ đốt than cùng ăn. Được ăn toàn món ngon, bác thợ đốt than nói muốn đổi chiếc tù và bằng sừng lấy chiếc khăn. Đó là chiếc tù và có phép lạ, mỗi khi nó được thổi lên thì lâu đài, thành quách, thành phố, làng xóm xụp đổ hết thành đống gạch vụn.
Anh đổi cho người thợ đốt than cái khăn để lấy chiếc tù và bằng sừng. Nhưng rồi anh lại sai lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn.
Giờ đây anh có trong tay mọi thứ: chiếc khăn trải bàn, chiếc túi dết, chiếc mũ cũ sờn vành, chiếc tù và bằng sừng. Anh nói:
- Giờ thì mình cũng thỏa mãn rồi. Đến lúc ta phải quay về xem các anh của ta sống ra sao.
Về tới quê nhà, anh thấy hai người anh có nhà cao cửa rộng, sống trong cảnh nhàn hạ, nhưng xa hoa phung phí bởi số vàng, bạc họ có. Anh tới thăm hai anh, nhưng quần áo cũ rách, đầu đội mũ sờn vành, vai đeo túi dết và chiếc tù và bằng sừng nên hai người anh không muốn nhận đó là em mình. Hai người nhạo báng nói:
- Chú coi khinh vàng bạc, chú muốn mình phải hơn thế nữa. Tưởng chú trở về trong sang trọng lộng lẫy như một ông vua, chứ ai lại như một người ăn xin thế này.
Rồi hai người anh đuổi chú em út ra khỏi cổng. Người em út nổi cơn thịnh nộ, tay đập liên tục vào cái túi dết cho tới khi có một trăm năm mươi lính đứng chỉnh tề trước mặt thì mới thôi. Anh ra lệnh cho lính bao vây hai căn nhà, hai người lính cầm roi bằng gỗ dẻ đánh cho hai người hợm hĩnh kia mềm xương nhũn thịt ra, để họ biết anh là ai. Cả làng xôn xao tới giúp hai người kia chống đỡ, nhưng họ không sao chống đỡ nổi.
Việc đến tai nhà vua. Vua sai quan quân tới dẹp. Anh lại đập tay vào túi dết, số lính giờ nhiều hơn trước nên đánh tan tác toán quân do nhà vua gởi tới. Cả toán quân đành phải rút lui, ai cũng máu me đầy mặt. Được tin, nhà vua phán:
- Phải bắt trói cho kỳ được tên giặc đó!
Ngày hôm sau vua phái một đoàn quân lớn tới để dẹp. Nhưng đoàn quân cũng chẳng làm được gì, anh đập tay vào túi dết liên tục nên quân của anh cũng đông vô kể. Rồi anh xoay mũ mấy vòng, thế là đạn pháo bay tới tấp vào quân của nhà vua, quan quân đành tháo chạy. Anh nói:
- Chỉ khi nào nhà vua gả công chúa cho mình và nhường cả giang sơn này cho mình thì khi ấy mình mới chịu ký hòa ước.
Anh cho người nói với nhà vua điều ấy. Nhà vua nói với con gái:
- Điều phải làm thật là đau khổ. Nhưng biết làm sao bây giờ, cha đành phải làm những gì hắn đòi hỏi. Cha đành phải gả con cho hắn.
Lễ cưới được tổ chức linh đình, nhưng công chúa trong lòng không được vui, vì chồng mình là một thứ dân, ăn mặc lôi thôi, đầu đội mũ đã sờn vành, vai đeo túi dết. Nàng chỉ muốn thoát khỏi cảnh ấy, nên nghĩ ngày nghĩ đêm nghĩ cách làm sao thực hiện được ý đồ ấy. Bỗng nàng chợt nghĩ:
- Biết đâu chính cái túi dết ấy có phép lạ?
Nàng tỏ ra hết sức yêu chiều chồng, làm cho chồng hết sức cảm động. Lúc ấy nàng nói:
- Chàng nên bỏ chiếc túi dết cũ kia đi, nom chàng đeo nó lôi thôi lếch thếch lắm, em cũng lấy làm xấu hổ thay ấy.
Chàng đáp:
- Em yêu quý của anh, chiếc túi dết ấy chính là của báu vật quí nhất của anh. Chừng nào anh còn nó bên mình, anh không sợ bất kỳ một sức mạnh nào.
Rồi chàng kể cho nàng biết về phép lạ của chiếc túi dết. Nàng giả vờ ôm hôn chàng để lấy chiếc túi dết khỏi vai chàng, rồi nàng vội chạy đi.
Đến lúc chỉ có một mình, công chúa đập tay vào túi dết, ra lệnh cho lính tới bắt trói chàng lại và đuổi khỏi hoàng thành. Công chúa còn ra lệnh cho những toán lính khác theo đuổi chàng từ vùng này sang vùng khác và tính đuổi chàng ra khỏi vương quốc.
Công việc tưởng chừng đã kết thúc, nhưng khi vừa mới được cởi trói, chàng liền xoay cái mũ trên đầu mấy vòng, lập tức đạn pháo báy tới tấp vào hoàng thành làm cả hoàng thành đổ nát. Công chúa đành phải tới cầu xin. Nàng năn nỉ van xin khéo tới nỗi chàng mủi lòng tha thứ cho.
Giờ công chúa lúc nào cũng niềm nở săn đón chàng, làm cho chàng không nghĩ tới chuyện đề phiòng khi nàng còn giữ chiếc túi dết. Công chúa nghĩ, chừng nào cái mũ kia còn ở bên chàng thì nàng làm được gì chàng. Đợi cho chàng ngủ say, nàng tới nhấc chiếc mũ và ném ngay nó ra đường. Nhưng chàng còn chiếc tù và bằng sừng. Trong lúc nổi giận, chàng lấy tù và thổi. Lâu đài, thành quách sụp đổ hết, nhà vua và công chúa bị chết trong đống đổ nát. Chẳng có quan quân nào địch lại nổi sức tàn phá. Thấy thế chàng ngưng không thổi nữa. Chàng lên ngôi vua trị vì đất nước.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng