Fata morarului


Đồ bỏ xó


A fost odata un morar sarman care avea o fiica foarte frumoasa. Intr-o zi i se oferi ocazia de a vorbi cu regele si, ca sa se faleasca, ii spuse:
- Am o fata care, atunci cand toarce, este in stare sa transforme paiul in aur.
- Ma incanta acest talent, raspunse regele. Daca fiica ta este atat de iscusita precum spui, adu-o maine la palat ca sa faca o demonstratie.
Cand ii fu prezentata fata, regele o conduse intr-o camera plina cu paie, si dandu-i o furca de tors, ii spuse:
- Apuca-te imediat de treaba. Pana maine dimineata toate aceste paie trebuie toarse si transformate in aur. Daca nu se va intampla asta, vei muri.
Apoi, incuie usa cu cheia, lasand-o pe fata singura inauntru. Biata fiica a morarului nu stia ce sa faca pentru a-si salva viata. Niciodata nu isi imaginase ca ar putea transforma paiul in aur. Ingrijorarea ei crestea din ce in ce mai mult si in final incepu sa planga. Imediat usa se deschise si aparu un pitic.
- Buna seara, morarito. De ce plangi asa? intreba el.
- Vai de mine! Trebuie sa transform toate aceste paie in aur si nu stiu cum sa o fac.
- Ce-mi dai ca sa-l torc eu pentru tine? intreba omuletul.
- Colierul meu, raspunse fata.
Piticul lua colierul si asezandu-se langa furca de tors, in trei clipe umplu caneaua. Puse apoi alta si alta, pana termina de tors toate paiele. Canelele fura transformate apoi in aur. Dimineata veni regele, care se bucura nespus cand vazu atata bogatie. Dar lacomia sa il determina sa ceara mai mult. Porunci ca fiica morarului sa fie dusa in alta camera, mult mai mare si doldora de paie. Apoi ii porunci fetei sa le toarca pe toate peste noapte. Morarita incepu sa planga, dar ii veni din nou in ajutor piticul. De data aceasta ea ii oferi in schimb inelul. Piticul se aseza langa furca si pana dimineata toate paiele se transformasera in aur. Regele se bucura vazand acest lucru, dar lacomia il determina sa duca fata intr-o camera si mai mare, spunandu-i:
- In aceasta noapte vei toarce totul si daca vei reusi, ma voi casatori cu tine.
In gandul sau, regele isi zise: "Chiar daca e fiica de morar, nu voi mai gasi o femeie cu insusiri mai bune."
Cand fata ramase singura, piticul aparu pentru a treia oara, cerand ca si inainte ceva in schimb.
- Nu am ce sa-ti mai dau, raspunse fata.
- Atunci, promite-mi ca daca vei fi regina, imi vei da primul tau fiu.
Cine stie ce imi rezerva viitorul" gandi morarita. In graba in care se afla, promise sa indeplineasca ce i se ceruse si piticul transforma toate paiele in aur.
Cand regele il vazu dimineata, se hotari sa se insoare cu fata si ea deveni regina acelei tari. La sfarsitul anului avura primul copil. Regina uitase de promisiunea facuta piticului, dar acesta aparu in curand in camera ei pentru a-i aminti. Regina se ingrozi si ii oferi piticului toate bogatiile regatului in schimbul copilului, dar piticul spuse:
- Nu. O fiinta valoreaza pentru mine mai mult decat toate bogatiile pamantului.
Mama izbucni in lacrimi si rugaminti, iar piticului i se facu mila de ea.
- Bine, ti-l mai las trei zile; daca la sfarsitul lor, ghicesti care este numele meu, te voi elibera de promisiune.
Regina isi petrecu noaptea incercand sa-si aminteasca toate numele auzite in viata sa, de la cele obisnuite la cele mai stranii, si trimise si un sol cu ordinul de a se informa asupra tuturor numelor care existau. Cand aparu omuletul a doua zi, ea incepu:
- Melchior, Gaspar, Baltasar, dar la fiecare dintre ele piticul raspundea:
- Nu, nu ma cheama asa!
A doua zi, regina porunci ca un supus sa umble si sa afle toate numele din tinut si apoi i le spuse piticului pe cele mai stranii si rare.
- Nu te numesti cumva Costelivul sau Copita de Oaie sau Piciorus?
Dar piticul raspundea mereu:
- Nu, nu acesta este numele meu.
A treia zi, la intoarcere, solul spuse:
- Mi-a fost greu sa gasesc un singur nume nou. Dar, pe culmea unui munte, am vazut o casuta foarte mica si un pitic care sarea in fata ei, cantand un cantec foarte straniu:
- Azi fac paine, maine bere, apoi ii iau regelui fiul. Nimeni nu va banui ca numele meu este Saltaretul.
Va puteti imagina ce fericita a fost regina cand a auzit acel nume. Piticul aparu si intreba:
- Deci, doamna, cum ma numesc?
- Te numesti cumva Conrado?
- Nu!
- Dar Enrique?
- Nu!
- Nu cumva te cheama Saltaretul?
- Cine ti-a spus?
Piticul, furios, lovi cu putere pamantul cu piciorul de se incovoaie pana la mijloc. Apoi disparu si nimeni nu il mai revazu prin apropierea palatului regal.
Ngày xửa ngày xưa có một người xay bột nghèo nhưng lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần do tình cờ mà bác được nói chuyện với nhà vua. Để được nhà vua lưu ý, bác tâu:
- Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.
Vua bảo bác thợ xay bột:
- Đó là một nghề hiếm người làm được, nghề ấy trẫm rất quý. Nhưng lời ngươi nói thì quả con ngươi khéo lắm, mai ngươi dẫn nó vào cung, ta muốn thử tài nó.
Khi cô gái đến, nhà vua chỉ cô vào một cái buồng chất đầy rơm, cho đem guồng và ống lõi lại, bảo:
- Giờ ngươi làm đi, từ đêm cho tới sáng mai mà ngươi không kéo được hết chỗ rơm này thành vàng thì ngươi phải tội chết chém.
Rồi chính tay nhà vua đóng cửa buồng, để cô gái một mình ở trong đó.
Cô con gái bác thợ xay thật là tội nghiệp, cô ngồi bần thần cả người, không nghĩ ra được kế nào để thoát chết. Cô đâu biết cách kéo rơm thành vàng. Sự lo sợ ngày càng tăng, cuối cùng cô òa lên khóc.
Bỗng nhiên cửa từ từ mở ra, một người bé nhỏ bước vào và nói:
- Chào cô con gái bác xay bột, tại sao cô lại khóc nức nở như thế?
Cô đáp:
- Trời ơi, cháu phải kéo rơm thành vàng, cái đó cháu đâu biết.
Người tí hon nói:
- Cô sẽ thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc vòng đeo cổ của cháu.
Người tí hon nhận chiếc vòng đeo cổ, rồi ngồi xuống bên cạnh chiếc guồng sợi và quay, tiếng guồng quay vo vo, chỉ quay có ba lần đã đầy ống. Người tí hon lắp ống khác vào, vo, vo, vo, guồng quay ba lần là ống thứ hai lại đầy. Cứ như vậy cho đến sáng. Tới sáng thì quay xong tất cả chỗ rơm, tất cả các ống đều đầy sợi vàng.
Mặt trời vừa ló đằng đông thì vua đã tới. Nhìn thấy vàng, nhà vua ngạc nhiên nhưng trong lòng mừng lắm, lòng tham lại nổi lên. Vua lệnh dẫn cô sang một căn buồng khác lớn hơn, rơm chất đến tận nóc và ra lệnh nếu cô muốn sống thì một đêm phải kéo hết chỗ rơm ấy thành vàng.
Cô gái chẳng biết làm thế nào lại đành ngồi khóc. Lần này cánh cửa lại từ từ mở ra, một người bé nhỏ xuất hiện và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc nhẫn đeo tay của cháu.
Người tí hon nhận chiếc nhẫn và bắt đầu quay guồng, tiếng guồng quay vo vo đều đều, hết đêm tới sáng thì kéo xong toàn bộ số rơm trong buồng thành những sợi chỉ vàng óng ánh.
Nhìn đống sợi vàng vua mừng rỡ cả người, nhưng lòng thèm vàng vẫn chưa chán. Vua cho dẫn cô gái con bác xay bột sang một căn buồng khác lớn hơn nữa, rơm chất đến tận nóc. Vua ra lệnh:
- Ngươi phải quay guồng nốt đêm nay. Nếu ngươi hoàn tất được ngươi sẽ là hoàng hậu của ta.
Vua nghĩ bụng, tuy đó chỉ là một cô gái con bác xay bột, nhưng mình tìm đâu ra một người vợ giàu có hơn nữa trên thế gian này.
Khi cô chỉ còn một mình trong buồng, lần thứ ba người tí hon lại đến và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi lần này cũng kéo rơm thành sợi vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu không còn gì để biếu bác cả.
Vậy cô có đồng ý hứa với tôi, nếu cô thành hoàng hậu thì cho tôi đứa con đầu lòng của cô nhé.
Cô gái con bác thợ xay bột nghĩ bụng, ai mà biết được chuyện đời sẽ đi đến đâu. Mà biết làm thế nào được, giờ đang bí. Cô hứa làm theo lời đòi hỏi của người tí hon. Một lần nữa, người tí hon lại quay rơm thành sợi vàng cho cô.
Sáng hôm sau vua đến thấy mọi việc hoàn tất như mình mong muốn nên làm lễ cưới với cô gái con bác xay bột. Thế là cô trở thành hoàng hậu.
Một năm sau hoàng hậu sinh được một đứa bé rất kháu và quên bẵng đi chuyện hứa với người tí hon. Đang lúc vui mừng như vậy thì bỗng nhiên người tí hon xuất hiện và nói:
- Bây giờ cô hãy đưa cho tôi cái cô đã hẹn trước kia.
Hoàng hậu hoảng hốt sợ hãi, xin người tí hon để bà đứa con, bà sẵn sàng đổi tất cả của cải châu báu trong vương quốc để lấy con.
Người tí hon đáp:
- Không được, tất cả của cải trên thế gian này đối với tôi không quý bằng chút động đậy của sự sống.
Không biết làm sao bây giờ, hoàng hậu òa lên khóc than thảm thiết, khóc than đến nỗi người tí hon phải động lòng thương và bảo:
- Thôi, tôi hẹn cho cô ba ngày, tới đó nếu cô biết được tên tôi thì cô được giữ con lại.
Thế là hoàng hậu trằn trọc suốt đêm cố nhớ lại những tên mình đã từng nghe thấy, và còn cho sứ giả đi khắp nơi trong nước dò hỏi xem còn những tên gì nữa trong dân gian.
Ngày hôm sau, người tí hon đến, hoàng hậu kể các tên mà bà biết: Kátspar (người giữ kho vàng cho vua), Mênxior (vua ánh sáng), Banxơ (Trời phù hộ)… bà lần lượt kể hết tên này đến tên khác, nghe xong mỗi tên người tí hon lại nói:
- Tên tôi không phải như vậy.
Hôm thứ hai, hoàng hậu cho người đi khắp vùng lân cận hỏi xem liệu còn có những tên gì khác nữa không. Rồi, bà kể cho người tí hon nghe những tên hiếm có và kỳ lạ.
- Phải chăng bác tên là: Ripenbit (gầy giơ xương sườn), Hatnêlvađơ (Bắp vế đùi cừu) hay là Snuyabai (chân cò hương).
Nhưng luôn luôn bị người tí hon đáp:
- Tên tôi không phải như vậy.
Ngày thứ ba sứ giả trở về kể:
- Thần không tìm ra một tên mới nào cả. Nhưng khi thần tới một ngọn núi cao phía góc rừng, nơi đây thanh vắng lắm, thì thần nhìn thấy một căn nhà nhỏ. Trước nhà là một đống lửa đang bùng cháy, một người tí hon dáng nom đến nực cười nhảy nhót xung quanh đống lửa, mà lại nhảy lò cò một chân và hát rêu rao:
Hôm nay nướng bánh, ngày mai nấu bia,
Ngày mai đi đón con vua mang về
Đề huề sung sướng ai hay
Tên "Đồ bỏ xó" gặp may chuyến này.
Các bạn có biết hoàng hậu mừng biết bao khi nghe thấy cái tên ấy.
Chỉ một lát sau người tí hon bước vào và hỏi:
- Thế giờ hoàng hậu biết tên tôi là gì chưa?
Hoàng hậu giả vờ hỏi lại:
- Phải chăng tên bác là Gun (Táo bạo)?
- Không phải.
- Phải chăng tên bác là Hanxơ (Hùng cường)?
- Không phải.
- Chắc có lẽ tên bác là Rumpênstinxen (Đồ bỏ xó) phải không?
- Chỉ có quỷ nói ngươi mới biết, chỉ có quỉ nói ngươi mới biết.
Tức quá hắn la ầm lên, đứng dậm chân xuống đất, hắn dậm chân mạnh đến nỗi người hắn lún xuống đất sâu.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng