Đồ bỏ xó


Tremotino


Ngày xửa ngày xưa có một người xay bột nghèo nhưng lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần do tình cờ mà bác được nói chuyện với nhà vua. Để được nhà vua lưu ý, bác tâu:
- Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.
Vua bảo bác thợ xay bột:
- Đó là một nghề hiếm người làm được, nghề ấy trẫm rất quý. Nhưng lời ngươi nói thì quả con ngươi khéo lắm, mai ngươi dẫn nó vào cung, ta muốn thử tài nó.
Khi cô gái đến, nhà vua chỉ cô vào một cái buồng chất đầy rơm, cho đem guồng và ống lõi lại, bảo:
- Giờ ngươi làm đi, từ đêm cho tới sáng mai mà ngươi không kéo được hết chỗ rơm này thành vàng thì ngươi phải tội chết chém.
Rồi chính tay nhà vua đóng cửa buồng, để cô gái một mình ở trong đó.
Cô con gái bác thợ xay thật là tội nghiệp, cô ngồi bần thần cả người, không nghĩ ra được kế nào để thoát chết. Cô đâu biết cách kéo rơm thành vàng. Sự lo sợ ngày càng tăng, cuối cùng cô òa lên khóc.
Bỗng nhiên cửa từ từ mở ra, một người bé nhỏ bước vào và nói:
- Chào cô con gái bác xay bột, tại sao cô lại khóc nức nở như thế?
Cô đáp:
- Trời ơi, cháu phải kéo rơm thành vàng, cái đó cháu đâu biết.
Người tí hon nói:
- Cô sẽ thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc vòng đeo cổ của cháu.
Người tí hon nhận chiếc vòng đeo cổ, rồi ngồi xuống bên cạnh chiếc guồng sợi và quay, tiếng guồng quay vo vo, chỉ quay có ba lần đã đầy ống. Người tí hon lắp ống khác vào, vo, vo, vo, guồng quay ba lần là ống thứ hai lại đầy. Cứ như vậy cho đến sáng. Tới sáng thì quay xong tất cả chỗ rơm, tất cả các ống đều đầy sợi vàng.
Mặt trời vừa ló đằng đông thì vua đã tới. Nhìn thấy vàng, nhà vua ngạc nhiên nhưng trong lòng mừng lắm, lòng tham lại nổi lên. Vua lệnh dẫn cô sang một căn buồng khác lớn hơn, rơm chất đến tận nóc và ra lệnh nếu cô muốn sống thì một đêm phải kéo hết chỗ rơm ấy thành vàng.
Cô gái chẳng biết làm thế nào lại đành ngồi khóc. Lần này cánh cửa lại từ từ mở ra, một người bé nhỏ xuất hiện và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc nhẫn đeo tay của cháu.
Người tí hon nhận chiếc nhẫn và bắt đầu quay guồng, tiếng guồng quay vo vo đều đều, hết đêm tới sáng thì kéo xong toàn bộ số rơm trong buồng thành những sợi chỉ vàng óng ánh.
Nhìn đống sợi vàng vua mừng rỡ cả người, nhưng lòng thèm vàng vẫn chưa chán. Vua cho dẫn cô gái con bác xay bột sang một căn buồng khác lớn hơn nữa, rơm chất đến tận nóc. Vua ra lệnh:
- Ngươi phải quay guồng nốt đêm nay. Nếu ngươi hoàn tất được ngươi sẽ là hoàng hậu của ta.
Vua nghĩ bụng, tuy đó chỉ là một cô gái con bác xay bột, nhưng mình tìm đâu ra một người vợ giàu có hơn nữa trên thế gian này.
Khi cô chỉ còn một mình trong buồng, lần thứ ba người tí hon lại đến và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi lần này cũng kéo rơm thành sợi vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu không còn gì để biếu bác cả.
Vậy cô có đồng ý hứa với tôi, nếu cô thành hoàng hậu thì cho tôi đứa con đầu lòng của cô nhé.
Cô gái con bác thợ xay bột nghĩ bụng, ai mà biết được chuyện đời sẽ đi đến đâu. Mà biết làm thế nào được, giờ đang bí. Cô hứa làm theo lời đòi hỏi của người tí hon. Một lần nữa, người tí hon lại quay rơm thành sợi vàng cho cô.
Sáng hôm sau vua đến thấy mọi việc hoàn tất như mình mong muốn nên làm lễ cưới với cô gái con bác xay bột. Thế là cô trở thành hoàng hậu.
Một năm sau hoàng hậu sinh được một đứa bé rất kháu và quên bẵng đi chuyện hứa với người tí hon. Đang lúc vui mừng như vậy thì bỗng nhiên người tí hon xuất hiện và nói:
- Bây giờ cô hãy đưa cho tôi cái cô đã hẹn trước kia.
Hoàng hậu hoảng hốt sợ hãi, xin người tí hon để bà đứa con, bà sẵn sàng đổi tất cả của cải châu báu trong vương quốc để lấy con.
Người tí hon đáp:
- Không được, tất cả của cải trên thế gian này đối với tôi không quý bằng chút động đậy của sự sống.
Không biết làm sao bây giờ, hoàng hậu òa lên khóc than thảm thiết, khóc than đến nỗi người tí hon phải động lòng thương và bảo:
- Thôi, tôi hẹn cho cô ba ngày, tới đó nếu cô biết được tên tôi thì cô được giữ con lại.
Thế là hoàng hậu trằn trọc suốt đêm cố nhớ lại những tên mình đã từng nghe thấy, và còn cho sứ giả đi khắp nơi trong nước dò hỏi xem còn những tên gì nữa trong dân gian.
Ngày hôm sau, người tí hon đến, hoàng hậu kể các tên mà bà biết: Kátspar (người giữ kho vàng cho vua), Mênxior (vua ánh sáng), Banxơ (Trời phù hộ)… bà lần lượt kể hết tên này đến tên khác, nghe xong mỗi tên người tí hon lại nói:
- Tên tôi không phải như vậy.
Hôm thứ hai, hoàng hậu cho người đi khắp vùng lân cận hỏi xem liệu còn có những tên gì khác nữa không. Rồi, bà kể cho người tí hon nghe những tên hiếm có và kỳ lạ.
- Phải chăng bác tên là: Ripenbit (gầy giơ xương sườn), Hatnêlvađơ (Bắp vế đùi cừu) hay là Snuyabai (chân cò hương).
Nhưng luôn luôn bị người tí hon đáp:
- Tên tôi không phải như vậy.
Ngày thứ ba sứ giả trở về kể:
- Thần không tìm ra một tên mới nào cả. Nhưng khi thần tới một ngọn núi cao phía góc rừng, nơi đây thanh vắng lắm, thì thần nhìn thấy một căn nhà nhỏ. Trước nhà là một đống lửa đang bùng cháy, một người tí hon dáng nom đến nực cười nhảy nhót xung quanh đống lửa, mà lại nhảy lò cò một chân và hát rêu rao:
Hôm nay nướng bánh, ngày mai nấu bia,
Ngày mai đi đón con vua mang về
Đề huề sung sướng ai hay
Tên "Đồ bỏ xó" gặp may chuyến này.
Các bạn có biết hoàng hậu mừng biết bao khi nghe thấy cái tên ấy.
Chỉ một lát sau người tí hon bước vào và hỏi:
- Thế giờ hoàng hậu biết tên tôi là gì chưa?
Hoàng hậu giả vờ hỏi lại:
- Phải chăng tên bác là Gun (Táo bạo)?
- Không phải.
- Phải chăng tên bác là Hanxơ (Hùng cường)?
- Không phải.
- Chắc có lẽ tên bác là Rumpênstinxen (Đồ bỏ xó) phải không?
- Chỉ có quỷ nói ngươi mới biết, chỉ có quỉ nói ngươi mới biết.
Tức quá hắn la ầm lên, đứng dậm chân xuống đất, hắn dậm chân mạnh đến nỗi người hắn lún xuống đất sâu.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta un mugnaio che era povero, ma aveva una bella figlia. Un giorno gli capitò di parlare con il re e gli disse: "Ho una figliola che sa filare l'oro dalla paglia." Al re, cui piaceva l'oro, la cosa piacque, e ordinò che la figlia del mugnaio fosse condotta innanzi a lui.
La condusse in una stanza piena di paglia, le diede il filatoio e l'aspo e disse: "Se in tutta la notte, fino all'alba, non fai di questa paglia oro filato, dovrai morire." Poi la porta fu chiusa ed ella rimase sola. La povera figlia del mugnaio se ne stava là senza sapere come salvarsi, poiché‚ non aveva la minima idea di come filare l'oro dalla paglia; la sua paura crebbe tanto che finì col mettersi a piangere. D'un tratto la porta si aprì ed entrò un omino che disse: "Buona sera, madamigella mugnaia, perché‚ piangi tanto?"
"Ah," rispose la fanciulla, "devo filare l'oro dalla paglia e non sono capace!" Disse l'omino: "Che cosa mi dai, se te la filo io?" - "La mia collana," rispose la fanciulla. L'omino prese la collana, sedette davanti alla rotella e frr, frr, frr tirò il filo tre volte e il fuso era pieno. Poi ne introdusse un altro e frr, frr, frr, tirò il filo tre volte e anche il secondo fuso era pieno; andò avanti così fino al mattino: ed ecco tutta la paglia era filata e tutti i fusi erano pieni d'oro.
Quando il re andò a vedere, si meravigliò e ne fu molto soddisfatto, ma il suo cuore divenne ancora più avido. Così fece condurre la figlia del mugnaio in una stanza molto più grande, piena di paglia, che anche questa volta doveva essere filata in una notte, se aveva cara la vita. La fanciulla non sapeva a che santo votarsi e piangeva; ma all'improvviso si aprì la porta e l'omino entrò dicendo: "Cosa mi dai se ti filo l'oro dalla paglia?"
"L'anello che ho al dito," rispose la fanciulla. L'omino prese l'anello, la ruota cominciò a ronzare e al mattino tutta la paglia si era mutata in oro splendente. A quella vista il re andò in visibilio ma, non ancora sazio, fece condurre la figlia del mugnaio in una terza stanza ancora più grande delle precedenti, piena di paglia, e disse: "Dovrai filare anche questa paglia entro stanotte; se ci riesci sarai la mia sposa." Infatti egli pensava che da nessun'altra parte avrebbe trovato una donna tanto ricca. Quando la fanciulla fu sola, ritornò per la terza volta l'omino e disse: "Che cosa mi dai se ti filo la paglia anche questa volta?" - "Non ho più nulla," rispose la fanciulla. "Allora promettimi," disse l'omino, "quando sarai regina, di darmi il tuo primo bambino." - "Chissà come andrà a finire!" pensò la figlia del mugnaio e, del resto, messa alle strette, non sapeva che altro fare, perciò accordò la sua promessa all'omino che, anche questa volta, le filò l'oro dalla paglia. Quando al mattino venne il re e trovò che tutto era stato fatto secondo i suoi desideri, la sposò; e la bella mugnaia divenne regina.
Dopo un anno diede alla luce un bel maschietto e non si ricordava neanche più dell'omino, quando questi le entrò d'un tratto nella stanza a reclamare ciò che gli era stato promesso. La regina inorridì e gli offrì tutte le ricchezze del regno, purché‚ le lasciasse il bambino; ma l'omino disse: "No, qualcosa di vivo mi è più caro di tutti i tesori del mondo." Allora la regina incominciò a piangere e a lamentarsi, tanto che l'omino s'impietosì e disse: "Ti lascio tre giorni di tempo: se riesci a scoprire come mi chiamo, potrai tenerti il bambino."
La regina passò la notte cercando di ricordare tutti i nomi che mai avesse udito, inviò un messo nelle sue terre a domandare in lungo e in largo, quali altri nomi si potevano trovare. Il giorno seguente, quando venne l'omino, ella cominciò con Gaspare, Melchiorre e Baldassarre e disse tutta una lunga sfilza di nomi, ma ogni volta l'omino diceva: "Non mi chiamo così." Il secondo giorno, ella mandò a chiedere come si chiamasse la gente nei dintorni e propose all'omino i nomi più insoliti e strani quali: Latte di gallina, Coscia di montone, Osso di balena. Ma egli rispondeva sempre: "Non mi chiamo così."
Il terzo giorno tornò il messo e raccontò: "Nuovi nomi non sono riuscito a trovarne, ma ai piedi di un gran monte, alla svolta del bosco, dove la volpe e la lepre si dicono buona notte, vidi una casetta; e davanti alla casetta ardeva un fuoco intorno al quale ballava un omino quanto mai buffo, che gridava, saltellando su di una sola gamba:
"Oggi fo il pane,
la birra domani, e il meglio per me
è aver posdomani il figlio del re.
Nessun lo sa, e questo è il sopraffino,
Ch'io porto il nome di Tremotino!"
All'udire queste parole, la regina si rallegrò e poco dopo quando l'omino entrò e le disse: "Allora, regina, come mi chiamo?" ella da principio domandò: "Ti chiami Corrado?" - "No." - "Ti chiami Enrico?" - "No." - "Ti chiami forse Tremotino?"
"Te l'ha detto il diavolo, te l'ha detto il diavolo!" gridò l'omino; e per la rabbia pestò in terra il piede destro con tanta forza, che sprofondò fino alla cintola; poi, nell'ira, afferrò con le mani il piede sinistro e si squarciò.