O pássaro de ouro


Con chim vàng


Houve, uma vez, um rei que possuía, atrás do castelo, um belíssimo parque, no qual havia uma macieira que dava maçãs de ouro. Quando as maçãs ficaram maduras, contaram-nas todas mas, logo na manhã seguinte, faltava uma. Avisaram o rei e ele ordenou que todas as noites ficasse um guarda vigiando debaixo da macieira.
O rei tinha três filhos: ao anoitecer, mandou o mais velho ficar no jardim, mas este, à meia-noite, não pôde resistir ao sono e, na manhã seguinte, faltou mais uma maçã. Na outra noite, foi a vez do segundo ficar de guarda, mas não teve melhor sorte: quando soou meia- noite, adormeceu e, pela manhã, faltava outra maçã. Chegara a vez do terceiro, mas o rei não confiava muito nele, pensando que faria ainda menos que os irmãos; contudo, acabou por consentir que ficasse vigiando. O jovem deitou-se sob a macieira e velou sem deixar-se vencer pelo sono. Quando bateu meia-noite, percebeu no ar um ruflar de asas e, à claridade da lua, viu chegar um pássaro voando, cujas penas cintilavam como ouro.
O pássaro pousou na árvore e tinha apenas desprendido uma maçã com o bico, quando o jovem lhe atirou uma seta. O pássaro fugiu, mas a seta atingira-lhe as penas de ouro, deixando cair uma no chão. O jovem apanhou-a e, na manhã seguinte, foi levá-la ao rei, narrando-lhe tudo o que ocorrera durante a noite.
O rei convocou o conselho, e os ministros todos afirmaram que uma pena dessas valia mais do que o reino todo.
- Se esta pena é tão preciosa, - disse o rei, - de que vale possuir uma só? Eu quero o pássaro inteiro e hei de consegui-lo.
O filho mais velho, pôs-se a caminho e, confiando na própria inteligência, ia com a certeza de encontrar o pássaro de ouro. Após ter caminhado bom trecho, avistou uma raposa à entrada da floresta; apontou sobre ele a espingarda para atirar, mas a raposa gritou:
- Não atires, eu te darei um bom conselho. Sei que vais em busca do pássaro de ouro; hoje, à noite, chegarás a uma aldeia onde há duas estalagens, uma em frente da outra. Uma delas é bem iluminada e oferece ambiente alegre, mas não entres nela, vai para a outra, embora tenha aspecto feio e pouco acolhedor.
"Como pode, um animal tão estúpido, dar conselhos acertados!" pensou o príncipe, e atirou mas errou o alvo. A raposa esticou o rabo e correu para a floresta. Ele prosseguiu caminho e, à noite, chegou à aldeia onde estavam as duas estalagens; numa cantavam e dançavam; a outra tinha aspecto pobre e tristonho. "Eu seria um grande louco, - pensou ele, - se fosse para aquela estalagem miserável, em vez de ir para esta outra bem melhor." Assim, entrou na que se apresentava alegre e festiva e lá, todo entregue aos prazeres, esqueceu-se do pássaro, do rei e de todos os bons preceitos.
Após certo tempo, vendo que o irmão mais velho não voltava, o segundo pôs-se a caminho à procura do pássaro de ouro. Tal como seu predecessor, encontrou a raposa, que lhe repetiu o bom conselho, mas ele não lhe deu atenção. Chegou ao local das duas estalagens e, daquela em festança, surgiu o irmão na janela chamando-o. Ele não pôde resistir, entrou e entregou-se aos divertimentos.
Decorrido mais algum tempo, o menor dos três irmãos quis, por sua vez, tentar a sorte, mas o pai não queria permitir, dizendo aos que o cercavam:
- É inútil. Se os irmãos não encontraram o pássaro de ouro, muito menos o encontrará este; além disso, se lhe acontecer alguma complicação, não saberá como sair-se dela; falta-lhe um "parafuso"!
Mas, por fim, para que o filho o deixasse em paz, deixou-o partir. À entrada da floresta estava a raposa, a qual lhe suplicou que lhe poupasse a vida e deu-lhe um bom conselho. O jovem príncipe era generoso e respondeu:
- Fica sossegada, raposinha, não te farei mal algum.
- E não te arrependerás, - respondeu a raposa; - se queres chegar mais depressa, monta na minha cauda.
Assim que o príncipe se instalou na cauda da raposa, ela deitou a correr desabaladamente, com os cabelos zunindo ao vento. Quando chegaram à aldeia, o jovem desmontou e seguiu o conselho dado; sem olhar para nenhum lado, entrou na estalagem indicada, onde pernoitou tranquilamente. Na manhã seguinte, quando chegou ao meio do campo, a raposa já estava lá e
- Vou ensinar-te o que deves fazer. Anda sempre direito para a frente, chegarás finalmente a um castelo, na frente do qual encontrarás um batalhão de soldados. Mas não receies nada, porque estarão todos dormindo e roncando; passa no meio deles, entra diretamente no castelo e atravessa todas as salas, até chegar àquela onde está dependurada uma gaiola de madeira com o pássaro de ouro dentro. Aí perto, bem à mostra, encontrarás uma gaiola de ouro vazia; não queiras tirar o pássaro da gaiola feia para pô-lo na outra preciosa: poderia ser-te fatal.
Tendo dito isso, a raposa esticou, novamente, a cauda e o príncipe montou nela; depois, com o vento zumbindo por entre os cabelos, desabalaram em carreira vertiginosa. Chegando ao castelo, o príncipe encontrou tudo, exatamente, como lhe havia dito a raposa. Entrou na sala onde estava o pássaro na sua gaiola de madeira, tendo ao lado a gaiola de ouro; viu as três maçãs de ouro espalhadas pelo chão. Então, achou que seria ridículo deixar aquele belo pássaro na gaiola tão feia; abriu a portinhola, pegou-o e colocou-o na outra de ouro. Imediatamente o pássaro soltou um berro agudo; os soldados acordaram, precipitaram-se dentro do castelo, prenderam o príncipe e o conduziram à prisão. Na manhã seguinte, foi julgado e, sendo réu confesso, condenado à morte.
O rei disse-lhe que o libertaria, com a condição, porém, de trazer-lhe o cavalo de ouro, que era mais veloz que o vento, e lhe daria ainda, como recompensa, o pássaro de ouro.
O príncipe saiu andando, suspirando tristemente: onde iria encontrar o cavalo de ouro? Nisso avistou a sua velha amiga raposa deitada na estrada.
- Viste, - disse ela, o que te aconteceu por me desobedeceres? Mas não te amofines, eu te ajudarei e te ensinarei o que tens a fazer. Deves andar sempre direito para a frente até chegar a um castelo e ali, na estrebaria, encontrarás o cavalo de ouro. Diante da estrebaria estarão deitados os cavalariços, dormindo e roncando sossegadamente; assim não te será difícil tirar o cavalo de ouro. Mas presta bem atenção: poe-lhe a sela feia de madeira e couro, não aquela de ouro dependurada perto; se não tudo te correrá mal.
Depois a raposa esticou a cauda, o príncipe montou nela e sairam em carreira desabalada, com os cabelos zumbindo ao vento. Tudo se processou conforme dissera a raposa: ele chegou à estrebaria onde estava o cavalo de ouro; mas, no momento de pôr-lhe a sela feia, pensou: "Um animal tão bonito faz uma figura ridícula se não lhe ponho a sela que lhe compete." Mal o tocou com a sela de ouro, o cavalo pôs-se a relinchar com toda a força. Os cavalariços acordaram, agarraram o jovem e o trancaram na prisão. Na manhã seguinte, o tribunal condenou-o à morte, mas o rei prometeu fazer-lhe mercê e dar-lhe, ainda por cima, o cavalo de ouro se conseguisse trazer-lhe a bela princesa do castelo de ouro.
O jovem pôs-se a caminho com o coração anuviado; felizmente não tardou a encontrar a fiel amiga raposa, que lhe disse:
- Eu deveria deixar-te na desventura, mas tenho pena de ti e, ainda desta vez, quero auxiliar-te. O caminho te conduzirá direto ao castelo de ouro, onde chegarás à tarde; durante a noite, quando tudo estiver silencioso, a bela princesa vai banhar-se no pavilhão. Quando ela entrar, agarra-a e dá-lhe um beijo: então ela te seguirá e poderás levá-la contigo. Mas não deixes que diga adeus aos pais, do contrário, tudo te correrá mal.
Depois a raposa esticou a cauda, o príncipe montou nela e, em carreira desabalada, saíram, com os cabelos zumbindo ao vento. Quando chegou ao castelo de ouro, encontrou exatamente o que lhe dissera a raposa. Ele aguardou até meia-noite. Então, fez-se silêncio, tudo dormia, e a bela princesa entrou no pavilhão para banhar-se; ele, num gesto rápido, agarrou-a e deu-lhe um beijo. Ela disse que o seguiria de bom grado, mas suplicou, chorando, que a deixasse dizer adeus aos pais. No começo, ele se opôs às suas súplicas mas, como ela chorava cada vez mais, prostrando-se aos seus pés, acabou por consentir. Assim que a princesa se aproximou do leito do pai, este despertou ao mesmo tempo que despertavam todos os que dormiam no castelo; prenderam o jovem e trancaram-no na prisão.
Na manhã seguinte, disse o rei:
- Tu mereces a morte; mas serás absolvido se conseguires arrasar a montanha que há defronte da minha janela e que me impede ver longe; terás de fazer isso dentro de oito dias. Se o conseguires, terás minha filha como recompensa.
O príncipe pôs-se a cavar, a cavar sem interrupção, mas, passados sete dias, vendo quão pouco havia feito e que todo o seu trabalho nada representava, abismou-se em profundo abatimento, perdendo todas as esperanças. Na noite do sétimo dia, porém, apareceu-lhe a raposa, dizendo:
- Não mereces que me preocupe contigo, mas podes ir dormir, eu farei o trabalho.
Na manhã seguinte, quando o príncipe acordou e olhou para fora da janela, a montanha havia desaparecido. Louco de alegria foi correndo levar a notícia ao rei; então o rei, querendo ou não, foi obrigado a cumprir a promessa e dar-lhe a filha.
Partiram os dois. A fiel raposa não tardou a alcançá-los e disse-lhe:
- É verdade que possuis o melhor, mas à princesa do castelo de ouro pertence, também, o cavalo de ouro.
- Que hei de fazer para obtê-lo? - perguntou o príncipe.
- Digo-te já, - respondeu a raposa. - Primeiro leva a bela princesa ao rei que te enviou ao castelo de ouro. Ficarão todos extasiados e de boa vontade te darão o cavalo. Monta-o depressa e despede-te de todos, estendendo-lhes a mão; por fim estende a mão à bela princesa, agarra-a, monta-a rapidamente no cavalo e sai correndo à rédea solta. Ninguém conseguirá apanhar-te, pois o cavalo corre mais que o vento.
Tudo correu perfeitamente bem e o príncipe levou consigo a bela princesa no cavalo de ouro, A raposa não se fez esperar muito e disse-lhe:
Agora te ajudarei a capturar, também, o pássaro de ouro. Perto do castelo onde se encontra o pássaro, a princesa apeará e eu tomarei conta dela. Tu, no cavalo de ouro, entra no pátio; quando te virem ficarão todos felizes e te darão o pássaro. Assim que tiveres na mão a gaiola, volta voando a buscar a princesa.
Tendo corrido tudo perfeitamente, o príncipe quis regressar a casa com todos os tesouros conseguidos, mas a raposa disse-lhe:
- Agora tens que me recompensar por todo o auxílio que te prestei.
- O que desejas? - perguntou o príncipe.
- Quando estivermos na floresta, tens que matar-me e cortar-me a cabeça e as patas.
- Que bela recompensa! - disse o príncipe; - não posso absolutamente atender ao teu pedido.
- Se não queres fazê-lo, - disse a raposa, - terei de abandonar-te; mas, antes disso, quero dar-te ainda um bom conselho. Livra-te de duas coisas: comprar carne destinada à forca e sentar-te à beira de um poço. - Dizendo isto, fugiu para a floresta.
O jovem pensou: "Que animal esquisito! Tem cada ideia extravagante! Quem jamais compraria carne destinada à forca? E vontade de sentar-me à beira de um poço também nunca tive." Continuou o caminho, levando a linda jovem. O caminho passava pela aldeia onde haviam ficado os irmãos; ao chegar lá, viu um grande aglomerado de gente e muita algazarra. Tendo perguntado o que se passava, responderam-lhe que iam enforcar dois facínoras. Aproximando-se do local, viu que eram seus dois irmãos, os quais, tendo cometido toda espécie de perversidade e tendo malbaratado todos os haveres, estavam condenados a morrer na forca. O jovem perguntou se não era possível libertá-los.
- Sim, - responderam-lhe, - se estás disposto a gastar todo o teu dinheiro para resgatá-los!
O jovem, sem hesitar, pagou tudo por eles; assim que ficaram livres viajaram em sua companhia.
Chegaram à floresta onde, da primeira vez, tinham encontrado a raposa. O sol queimava como fogo e, como o lugar aí fosse ameno e fresco, os dois irmãos disseram:
- Descansemos um pouco aí junto do poço e aproveitemos para comer e beber.
O jovem concordou e, entretido na conversa, sentou-se distraidamente na beirada do poço. Então os irmãos o fizeram cair de costas e o empurraram para dentro do poço; depois apoderaram-se da princesa, do cavalo e do pássaro e voltaram para a casa do pai.
- Não trazemos apenas o pássaro de ouro, - disseram, - conquistamos também o cavalo de ouro e a princesa do castelo de ouro.
Todos estavam perfeitamente felizes, menos o cavalo, que não comia, o pássaro, que não cantava, e a princesa, que não parava de chorar.
Mas o irmão menor não tinha morrido. Por felicidade, o poço estava seco e ele caiu sobre o musgo macio, sem sofrer o menor mal; não conseguia, porém, sair de lá. Também, nessa angustiosa emergência, a fiel raposa não o abandonou; pulou para junto dele e repreendeu-o, severamente, por ter-lhe esquecido o conselho.
- Contudo, não posso deixar de restituir-te à luz do sol.
Mandou que se agarrasse e segurasse bem na sua cauda e, assim, puxou-o para fora. Depois disse:
- Ainda não estás livre de todos os perigos, teus irmãos mandaram sentinelas cercar a floresta, com ordens para te matar se te virem.
O rapaz agradeceu e foi andando. Ao chegar a um atalho, viu um pobre maltrapilho sentado, muito triste, e pediu-lhe que trocassem as respectivas roupas; assim disfarçado, conseguiu chegar são e salvo ao castelo real. Ninguém o reconheceu, mas logo o pássaro se pôs a cantar, o cavalo a comer e a jovem parou de chorar. O rei muito admirado, perguntou:
- Que significa isso?
- Não sei explicar, - disse a jovem, - mas eu estava tão triste e eis que agora me sinto tão alegre! Como se tivesse chegado o meu verdadeiro noivo.
E contou ao rei tudo o que ocorrera, muito embora a houvessem, os dois irmãos, ameaçado de morte se revelasse qualquer coisa. Ouvindo isso, o rei ordenou que se apresentasse diante dele toda a gente do castelo; o jovem também compareceu, disfarçado em pobres andrajos. A princesa, porém, reconheceu-o imediatamente e correu a lançar-se-lhe ao pescoço.
Os perversos irmãos foram presos e condenados; enquanto que o menor casou com a bela princesa e foi nomeado herdeiro do trono.
E a raposa, que fim levou?
Muito tempo depois, o príncipe voltou à floresta e lá encontrou a raposa, que lhe disse:
- Tu agora tens tudo o que desejar se possa, mas a minha infelicidade nunca tem fim; entretanto, está em teu poder libertar-me.
E, novamente, suplicou-lhe que a matasse e lhe cortasse a cabeça e as garras. Ele obedeceu e, no mesmo instante, a raposa transformou-se num homem, o qual outro não era senão o irmão da bela princesa, libertado, finalmente, do encanto a que fora condenado.
Assim nada mais faltou para que fossem todos felizes até o resto da vida.
Ngày xưa có một ông vua cho trồng một vườn hoa ở phía sau cung điện của mình để làm nơi tản bộ vui chơi. Trong vườn hoa ấy có một cây táo kết quả vàng. Khi quả táo sắp chín, vua phái người tới đếm số quả, nhưng tới sáng hôm sau thì lại thiếu đi một quả.
Biết được việc đó, nhà vua ra lệnh phải canh cây hàng đêm. Vua có ba hoàng tử. Hoàng tử lớn nhất phải canh buổi đầu tiên. Tới khuya hoàng tử không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ. Sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Hoàng tử thứ hai canh đêm tiếp theo, nhưng mọi chuyện cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Khi đồng hồ điểm mười hai giờ thì hoàng tử đã thiu thiu ngủ, sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Ngày thứ ba đến lượt hoàng tử út. Hoàng tử thích đi, nhưng vua lại không tin, cho rằng chàng làm sao bằng hai anh, nhưng rồi cuối cùng nhà vua cũng cho đi canh cây. Chàng nằm ngay dưới gốc cây và cố thức. Khi đồng hồ điểm mười hai tiếng thì có tiếng rào rào trong không trung. Nhìn qua ánh trăng, hoàng tử thấy một con chim lông vàng óng ánh bay tới đậu trên cây, nó mổ một quả táo. Hoàng tử giương cung bắn. Mũi tên trúng một chiếc lông cánh, lông rơi xuống. Chàng nhặt cất giữ chiếc lông chim. Sáng hôm sau hoàng tử dâng vua xem và kể lại những gì mình thấy. Vua triệu quần thần lại bàn bạc. Quần thần cho rằng chiếc lông vàng quý hơn cả một vương quốc. Vua phán:
- Nếu chiếc lông chim quí như vậy thì trẫm không những muốn có một chiếc, mà muốn có cả con chim!
Hoàng tử con cả tự cho mình là người thông minh tài trí liền lên đường đi tìm con chim đó. Đi được một quãng thì chàng thấy một con cáo ở ven rừng. Chàng giương súng tính ngắm bắn cáo. Cáo nói:
- Đừng có bắn tôi, tôi sẽ cho anh một lời khuyên. Anh đang đi đúng con đường tới chỗ con chim vàng. Tối nay anh sẽ tới một làng, ở đó có hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán trọ thì đèn sáng trưng, người ra vào tấp nập. Đừng có vào quán đó mà vào quán đối diện, dù nhìn vẻ bề ngoài nó không hấp dẫn lắm.
Hoàng tử nghĩ bụng:
- Một con vật hay giỡn cợt thì làm sao có thể cho một lời khuyên nghiêm túc được!
Thế là chàng bấm cò, chàng bắn trượt. Cáo cong đuôi chạy thẳng vào rừng. Chàng lại tiếp tục lên đường và tới được làng khi màn đêm đang buông xuống. Hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán thì ca hát, nhảy múa tưng bừng, quán kia thì có vẻ tiêu điều. Hoàng tử nghĩ:
- Nếu ta bỏ qua quán trọ tốt mà vào ở trong quán trọ tồi tàn thì ta quả là một tên ngu ngốc!
Vì vậy anh ta bước vào quán trọ đang náo nhiệt để thỏa sức ăn chơi mà quên mất việc đi tìm con chim vàng cùng những lời khuyên của cha anh ta.
Thời gian trôi qua mà chẳng thấy người con cả quay trở về nên người con thứ hai lên đường để tìm con chim vàng. Cũng như người anh cả, anh ta cũng gặp con cáo, nó khuyên anh với những ý tốt, nhưng anh ta chẳng thèm để ý. Anh tới chỗ có hai quán trọ. Người anh cả đang đứng bên cửa sổ của quán trọ có tiếng ồn vang ra nhìn thấy em thì gọi vào. Anh bước vào trong quán trọ ấy để ăn uống vui chơi cho thỏa thích.
Lại một thời gian trôi qua, hoàng tử út xin được thử sức mình, nhưng nhà vua không cho. Nhà vua nói:
- Chỉ mất công vô ích. Con làm sao mà bì được với hai người anh, nên không hy vọng tìm được con chim vàng. Khi gặp trở ngại khó khăn con lại không biết đường xoay sở. Con không đủ tài trí để làm việc đó.
Người con út cứ nài nỉ không để cho vua cha được yên thân, nên cuối cùng nhà vua cũng bằng lòng cho đi. Hoàng tử gặp một con cáo ở ven rừng, nó xin chàng tha chết và nói cho chàng biết những lời khuyên tốt. Hoàng tử út là người tốt bụng. Chàng nói:
- Cáo thân yêu, cứ yên tâm, ta không hại mi đâu!
Cáo nói:
- Anh sẽ không phải hối hận vì điều đó. Anh hãy cưỡi đuôi tôi mà đi cho nhanh tới đó.
Hoàng tử vừa ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới một làng kia, hoàng tử bước xuống. Theo lời khuyên của cáo, hoàng tử vào nhà trọ tồi tàn và ngủ bình yên qua đêm ở trong nhà trọ đó. Sáng hôm sau, hoàng tử ra cánh đồng thì gặp cáo, nó nói:
- Giờ tôi nói anh biết mình phải làm gì. Anh cứ thẳng đường mà đi thì sẽ tới một lâu đài có tốp lính đang nằm ngủ say và ngáy. Đừng để ý tới chuyện đó, anh cứ đi thẳng vào trong lâu đài, đi qua nhiều phòng, rồi tới một căn phòng ở trong có treo lồng chim. Trong lồng có con chim vàng. Cạnh đó có một cái lồng bằng vàng trang trí rất đẹp, nhưng là lồng không. Anh cần nhớ, không được bắt con chim vàng ở trong lồng cho sang lồng bằng vàng. Làm như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Xong sau đó, hoàng tử ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo. Khi cả hai tới lâu đài, mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử tới gian phòng có chiếc lồng gỗ nhốt con chim vàng, cạnh đó là một chiếc lồng bằng vàng. Táo vàng ở khắp nơi trong phòng. Chàng nghĩ: "Nếu cứ để con chim vàng ở trong cái chuồng tầm thường xấu xí thì thật vô lý." Chàng mở cửa lồng, bắt chim thả vào trong chiếc lồng vàng. Lập tức con chim vàng kêu inh ỏi lên. Binh lính thức dậy, xông lại bắt chàng, đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra tòa án. Chàng nhận hết mọi việc nên bị án tử hình. Nhưng vua nước đó nói rằng có thể tha thứ cho chàng với điều kiện, nếu chàng đem cho nhà vua một con ngựa vàng phi nhanh hơn gió. Nhà vua sẽ thưởng cho chàng con chim vàng.
Hoàng tử buồn thở dài lên đường, vì biết tìm ở đâu ra con ngựa vàng bây giờ? Đúng lúc đó chàng gặp lại anh bạn cáo khi trước đang ngồi bên vệ đường. Cáo nói:
- Anh thấy không! Anh không nghe lời tôi nên mới như vậy. Hãy dũng cảm nhé! Tôi sẽ giúp anh tìm ra con ngựa vàng. Anh cứ thẳng đường mà đi sẽ tới một lâu đài. Trong chuồng ngựa của lâu đài có một con ngựa vàng. Đám chăn ngựa nằm ngay trước cửa chuồng, nhưng chúng ngủ say và ngáy. Anh có thể im lặng dắt con ngựa vàng ra. Nhưng anh phải chú ý một điều: chỉ đặt chiếc yên ngựa bằng gỗ và da lên lưng ngựa, nếu lấy chiếc yên ngựa vàng treo cạnh đó thì anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Đuôi cái trải ra, hoàng tử ngồi lên, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới nơi thì mọi chuyện giống như lời cáo nói. Hoàng tử vào chuồng có con ngựa vàng, đang định đặt chiếc yên cũ lên lưng ngựa thì chàng nghĩ:
- Thật là tủi hổ thay nếu ngựa vàng không có yên đẹp.
Chàng vừa mới đặt yên lên ngựa thì con ngựa hí vang lên. Những người trông ngựa tỉnh giấc, xông lại bắt chàng đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra trước tòa án và bị án tử hình. Nhưng nhà vua sẽ miễn tội tử hình và cho anh con ngựa vàng với điều kiện, anh phải đưa được công chúa xinh đẹp ra khỏi cung điện vàng tới đây.
Hoàng tử lên đường, lòng trĩu nặng lo âu. May thay chàng gặp lại anh bạn cáo trung thành. Cáo nói:
- Tôi vốn muốn anh chịu một số khổ sở, nhưng tôi lại rất thương anh nên sẵn lòng giúp anh khi khó khăn. Con đường ấy đi thẳng tới cung điện vàng. Khoảng chập tối anh sẽ tới nơi. Đêm khuya yên tĩnh thế nào công chúa sẽ vào buồng tắm để tắm. Đợi khi công chúa bước vào nhà tắm thì hãy bước tới hôn nàng. Nàng sẽ đi theo anh. Anh có thể dẫn nàng đi nhưng không cho nàng đến chào từ biệt bố mẹ, vì như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm.
Đuôi cáo trải dài ra, hoàng tử ngồi lên đuôi. Cáo liền chạy xuyên rừng vượt núi, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi chàng tới cung điện vàng thì mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử đợi đến nửa đêm, khi cả cung điện yên tĩnh trong giấc ngủ, công chúa xinh đẹp đi vào bồn tắm, hoàng tử tới ôm hôn nàng. Nàng nói, nàng sẽ vui vẻ theo chàng, nhưng cầu xin chàng tới chào từ biệt cha mẹ trước khi đi. Thoạt đầu chàng cự tuyệt, nàng khóc van, rồi quỳ xuống dưới chân nàng cầu xin, cuối cùng chàng cũng bằng lòng. Công chúa vừa tới giường vua và hoàng hậu thì cả hoàng cung tỉnh dậy. Hoàng tử liền bị bắt giam vào ngục. Sáng hôm sau vua bảo hoàng tử út:
- Ngươi đáng tội chết. Nhưng nếu trong vòng tám ngày ngươi có thể di chuyển ngọn núi che mất tầm mắt nhìn từ cửa sổ. Nếu làm được thì ta thưởng bằng cách gả con gái cho ngươi.
Hoàng tử bắt tay ngay vào làm, chàng đào, xúc liên tục. Nhưng sau bảy ngày chàng mới chỉ làm được một ít trông chả đáng là bao. Hoàng tử buồn rầu chán nản đâm ra mất hết hy vọng. Tối thứ bảy cáo đến và nói:
- Anh làm không được bao nhiêu, để tôi làm thay cho. Anh đi nằm nghỉ đi.
Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, hoàng tử nhìn qua cửa sổ thì thấy ngọn núi đã biến mất. Hoàng tử hết sức vui mừng, voi lại báo nhà vua rằng mình đã làm xong công việc và xin nhà vua, dù muốn hay không, giữ đúng lời hứa, gả công chúa cho chàng.
Hoàng tử và công chúa cùng nhau đi, không bao lâu sau cáo trung thành cũng nhập đoàn. Cáo nói:
- Anh có được điều mong ước, nhưng con ngựa vàng lại thuộc về công chúa.
Hoàng tử hỏi:
- Thế phải làm gì bây giờ?
Cáo đáp:
- Điều đó tôi xin nói anh rõ. Anh hãy đưa thiếu nữ xinh đẹp kia tới nhà vua cử anh tới cung điện vàng. Đó là một điều vui mừng khôn tả. Họ sẽ sẵn sàng dẫn tới trước mặt anh con ngựa vàng. Hãy nhảy ngay lên ngựa, rồi bắt tay chào mọi người và đưa tay bắt chào công chúa. Nhân lúc bắt tay thì kéo luôn công chúa lên ngựa và phóng đi, con ngựa ấy phi nhanh hơn gió.
Tất cả mọi việc đều mỹ mãn. Hoàng tử và công chúa xinh đẹp cưỡi ngựa vàng mà đi. Cáo cũng chạy cùng với họ. Cáo nói:
- Giờ tôi sẽ giúp anh đoạt được chim vàng. Khi anh tới gần cung điện có con chim vàng thì hãy cho công chúa xuống ngựa, đứng đợi ở ngoài cùng với tôi. Rồi anh cưỡi ngựa vào trong cung điện. Người trong cung điện mừng vui đón anh và lấy con chim vàng ra đưa cho anh. Cầm lồng chim trong tay rồi thì anh quay ngay ngựa phóng ra ngoài để đón công chúa.
Dự định đã hoàn thành. Trước khi hoàng tử trở về nhà cùng công chúa và con chim vàng, cáo nói:
- Giờ đã đến lúc anh đền đáp công tôi.
- Thế cáo muốn gì nào? - Hoàng tử hỏi.
Cáo đáp:
- Khi nào tới khu rừng thì anh hãy bắn tôi chết, rồi chặt đầu và chân.
Hoàng tử nói:
- Phải chăng đó là một cách cám ơn! Ta không thể làm việc đó với cáo.
- Nếu anh không muốn làm thì thôi. Giờ chúng ta chia tay nhau. Tôi cho anh hai lời khuyên: đừng có bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ, không ngồi ở bờ giếng. - Nói xong, cáo chạy thẳng vào rừng.
Hoàng tử nghĩ:
- Thật là một con vật kỳ lạ. Có đời nhà ai lại bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ. Mình cũng chưa bao giờ lại muốn ngồi bên giếng.
Chàng cùng thiếu nữ xinh đẹp lên đường. Trên đường đi họ tới một làng, nơi hai người anh của chàng dừng chân. Trong làng mọi người đang xì xào bàn tán. Chàng hỏi thì biết sắp có hai người sẽ bị treo cổ. Khi tới gần chàng mới biết đó là chính hai người anh của mình. Họ đã làm mọi việc lừa gạt xấu xa, rồi tiêu xài hết. Chàng dò hỏi, liệu có cách gì cứu được hai người đó không. Đám đông bảo:
- Nếu anh đem tiền chuộc tội cho họ, nhưng bỏ tiền cứu những con người xấu xa để làm gì?
Hoàng tử út đưa tiền chuộc mà chẳng cần suy nghĩ. Hai người anh được phóng thích. Tất cả mọi người cùng nhau lên đường.
Họ tới ven rừng, nơi khi xưa lần đầu tiên họ gặp Cáo. Nắng như thiêu như đốt, nhưng trong rừng lại mát mẻ dễ chịu. Hai người anh nói:
- Ta hãy nghỉ chân ngồi bên giếng ăn uống chút đi.
Hoàng tử quên mất lời dặn của cáo. Chàng không nghĩ tới điều gian ác có thể xảy ra, và ngồi bên bờ giếng. Hai người anh lao tới xô chàng rơi xuống giếng. Hai người anh mang theo con chim vàng, ngựa vàng và dẫn công chúa về giao nộp cho vua cha. Họ nói:
- Chúng con không những chỉ mang chim vàng, mà còn mang về cả ngựa vàng và công chúa ở lâu đài vàng về. Đó là những thứ chúng con đoạt được.
Nhà vua hết sức vui mừng, nhưng ngựa không ăn cỏ, chim không hót, còn công chúa thì ngồi khóc.
Hoàng tử út rơi xuống giếng, nhưng giếng cạn chỉ còn bùn nên chàng không bị sao cả. Chỉ có là chàng không sao lên khỏi giếng được. Đúng lúc khó khăn thì con cáo lại tới, nó nhảy xuống và trách chàng không lưu ý lời khuyên của nó. Cáo nói:
- Tôi không thể để anh như thế này. Tôi sẽ giúp anh lên khỏi giếng.
Nó bảo anh nắm chặt đuôi nó, rồi nó kéo anh lên khỏi giếng. Con cáo nói:
- Anh vẫn chưa thoát nạn đâu. Hai người anh không biết là anh đã chết hay chưa nên phái người canh phòng cánh rừng. Nếu họ bắt gặp anh họ sẽ giết ngay.
Khi đó có một ông già nghèo ngồi bên đường. Hoàng tử đổi quần áo cho ông già. Với quần áo cải trang, hoàng tử út về được tới hoàng cung. Chẳng ai nhận ra chàng, nhưng chim bắt đầu hót, ngựa lại ăn cỏ và thiếu nữ xinh đẹp không khóc nữa.
Nhà vua ngạc nhiên hỏi:
- Thế này nghĩa là thế nào?
Công chúa trả lời:
- Con cũng không biết việc đó. Trước con rất buồn, nhưng giờ thì con thấy vui vẻ. Con có linh cảm là người chồng chưa cưới của con đã về rồi.
Công chúa kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nhà vua nghe, cho dù những người anh khác dọa sẽ giết nếu nàng nói lộ mọi chuyện. Nhà vua ra lệnh trong hoàng cung phải tới trình diện. Hoàng tử út quần áo tả tơi trông như một người đàn ông nghèo cũng tới, nhưng công chúa nhận ra ngay, chạy lại ôm hôn. Hai người anh bụng dạ xấu xa bị bắt giữ và bị hành hình. Hoàng tử út cùng công chúa kết hôn với nhau và được thừa kế ngai vàng.
Nhưng còn con cáo đáng thương thì sao? Sau đó rất lâu, có lần hoàng tử lại đi vào rừng. Chàng gặp con cáo, cáo nói:
- Chàng đã có những gì chàng mong muốn, nhưng nỗi đau khổ của tôi thì chưa kết thúc. Việc giải thoát tôi nằm trong quyền của chàng.
Cáo năn nỉ chàng, dù chàng có bắn chết nó, chặt đầu hay tháo móng nó. Hoàng tử giải xóa lời bùa yểm cáo. Cáo lại biến thành người. Đó chẳng phải là ai khác, mà là người anh của công chúa xinh đẹp. Từ đó trở đi họ sống suốt đời trong no đủ và hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng