Anh Frieder thân yêu ơi!


Federico e Caterinella


Ngày xưa có chàng trai tên là Frieder và cô gái tên là Katherlieschen. Họ lấy nhau và sống trong cảnh hạnh phúc của vợ chồng trẻ.
Có lần Frieder nói với vợ:
- Giờ tôi ra đồng Katherlieschen nhé, khi nào ở đồng về thì nhớ có chút gì rán ăn cho đỡ đói, một chút gì uống cho đỡ khát.
Katherlieschen đáp:
- Anh cứ đi, anh Frieder yêu quý.
Sắp sửa tới giờ ăn trưa, người vợ lấy dồi treo ở gần ống khói, lấy chảo đặt lên bếp cho nóng rồi đặt dồi và cho bơ vào chảo. Nàng chợt nghĩ, trong lúc đợi dồi rán, ta có thể xuống hầm lấy bia. Nàng liền cầm bình xuống hầm lấy bia. Trong lúc đang hứng bia, Katherlieschen chợt nghĩ:
- Mình quên chưa xích chó. Nó có thể tha mất dồi rán. May quá mình còn nhớ tới!
Nàng vội vàng bước lên thì cũng là lúc con chó đang tha dồi rán. Katherlieschen đâu có chịu thua, nàng rượt đuổi theo chó ra tận cánh đồng. Nhưng chó chạy nhanh hơn Katherlieschen, nó cũng chẳng chịu bỏ miếng mồi ngon, cứ thế chạy băng băng ra cánh đồng. Katherlieschen nói:
- Mất thì thôi!
Katherlieschen mệt bở hơi tai nên đành uể oải đi về, vừa đi vừa thở. Vội chạy lên, Katherlieschen quên không vặn khóa vòi ở thùng bia, trong lúc Katherlieschen rượt đuổi theo chó thì bia cứ chảy, chảy đầy bình rồi tràn ra khắp nền nhà tầng hầm. Khi Katherlieschen về tới nhà, xuống tầng hầm thì chỉ còn thùng không, bia chảy lai láng khắp nền nhà tầng hầm. Nàng than:
- Thế là hết đường nói! Giờ phải làm gì nhỉ để cho Frieder không biết chuyện này.
Nàng nghĩ và chợt nhớ còn bao bột mì để từ Hội làng năm trước. Nàng lấy bao bột mì xuống và rắc khắp nền nhà tầng hầm. Vừa làm nàng vừa nói:
- Ai biết tiết kiệm thì có mà dùng khi cần.
Trong lúc rắc bột mì, Katherlieschen đá phải bình bia làm nó đổ hết ra nền nhà. Thế là chút bia của Frieder cũng chảy nốt ra nền nhà. Katherlieschen tự an ủi:
- Thì cũng cùng một thứ nên nó đi với nhau là phải.
Rắc xong khắp nền nhà tầng hầm, Katherlieschen hết sức vui mừng vì đã làm xong việc. Nàng tự nhủ:
- Nom cũng sạch đáo để!
Đến trưa Frieder về nhà và nói:
- Nào, em đã nấu nướng gì chưa đó?
Vợ nói:
- Trời, anh Frieder thân yêu. Em rán dồi cho anh, nhưng trong lúc em đang hứng bia ở tầng hầm thì chó tha mất dồi rán, em đuổi theo chó thì bia chảy hết cả thùng ra nền, em lấy bột rắc cho đỡ lầy lội nền nhà, trong lúc loay hoay rắc bột em lại đánh đổ cả bình bia. Anh cứ yên tâm. Nền nhà giờ khô rồi.
Frieder bảo:
- Katherlieschen, Katherlieschen, đáng nhẽ không nên đổ bao bột mì ngon rắc nền nhà, cứ để cho chó tha dồi rán, bia đã chảy hết thì thôi. Phí cả bao bột ngon mịn!
- Vâng, anh Frieder thân yêu, em có biết đâu đó lại là bột ngon mịn. Đáng nhẽ anh phải dặn trước em mới phải.
Chồng nghĩ:
- Vợ mình lẩn thẩn như thế thì phải canh chừng.
Lâu nay chàng dành dụm được ít tiền, chàng đổi tiền ra vàng, rồi bảo vợ:
- Em nhìn xem, những đồng màu vàng này anh sẽ cho vào trong nồi và chôn ở chân cột chuồng bò. Em không được tới gần đó nhé, không thì sẽ khốn đấy!
Vợ đáp:
- Anh Frieder thân yêu, không, không bao giờ em làm chuyện đó.
Trong lúc Frieder vắng nhà, có mấy người mua ve chai đồng nát tới hỏi mua đồ ve chai. Vợ nói:
- Ờ, mấy bác ve chai ơi, nhà chẳng có gì để mua bán đổi chác, chỉ có mấy đồng màu vàng, không biết có dùng được không?
- Tại sao lại không? Cứ lấy cho xem những đồng màu vàng ấy đi.
- Thì cứ ra chuồng bò, đào dưới chân cột chuồng bò thì sẽ thấy những đồng màu vàng. Tôi không được phép tới đó.
Bọn ve chai đồng nát láu cá lại đó đào và thấy toàn vàng ròng vội vã đi khỏi làng, để lại những gánh ve chai cùng những nồi ấm mới dùng để đổi lấy đồ cũ nát.
Katherlieschen nhìn những gánh ve chai, nghĩ:
- Mình cũng cần mấy thứ.
Nhưng khi vào bếp thì thấy có đủ cả, Katherlieschen đem đập hết nồi đất ở những gánh ve chai, mảnh đem găm hàng rào quanh nhà.
Về tới nhà, Frieder nhìn thấy là lạ ở hàng rào quanh nhà, hỏi vợ:
- Katherlieschen em làm gì ở hàng rào quanh nhà mà lạ thế?
- Đổi ve chai đấy, anh Frieder thân yêu. Đổi những đồng màu vàng ở chân cột chuồng bò. Em không có tới đó nhé. Chỉ có đám ve chai ra đó đào.
Frieder nói:
- Trời ơi, vợ tôi ơi! Em làm gì vậy. Đó đâu phải là những đồng màu vàng, mà là vàng ròng đấy, là cả gia sản của nhà mình. Có đời nhà ai lại như vậy!
Vợ nói:
- Vâng, anh Frieder thân yêu, em có biết đâu đó lại là vàng ròng. Đáng nhẽ anh phải dặn em trước mới phải.
Đứng tần ngần một lúc, Katherlieschen nói:
- Anh nghe em nói nhé, anh Frieder thân yêu. Ta sẽ lấy lại số vàng đó. Giờ ta chạy đuổi theo bọn ăn cướp đó.
Frieder bảo:
- Thế cũng hay đấy. Ta cứ thử xem. Nhớ mang theo bơ, bánh mì và pho mát để dọc đường còn cái mà ăn.
- Vâng, anh Frieder thân yêu, để em gói mang theo.
Hai vợ chồng lên đường đuổi theo. Chồng đi nhanh hơn, vợ lẽo đẽo theo sau. Vợ nghĩ:
- Khi quay trở về thì Frieder lại là đi đằng sau.
Rồi hai người tới một ngọn núi. Hai bên đường đều có đường ray đã bị ăn mòn sâu trông thấy. Katherlieschen lẩm bẩm:
- Bánh xe chạy hoài mòn cả đường ray như thế này thì đến đời nào nó trở về bằng phẳng được.
Katherlieschen động lòng thương hại đường ray nên lấy bơ ra, lấy tay quết lên đường ray để bánh xe chạy trơn. Trong lúc mải cúi quết bơ đường ray thì một miếng pho mát rớt ra, lăn xuống dưới chân núi. Katherlieschen nói:
- Ta đã đi từ dưới đó lên đây, ta không xuống nữa. Để cho miếng pho mát khác nó xuống kéo mày lên.
Thế rồi Katherlieschen thả một miếng pho mát khác lăn xuống chân núi. Không thấy miếng pho mát nào trở lên, Katherlieschen thả tiếp miếng nữa và nghĩ:
- Có lẽ chúng đợi nhau để đi tập đoàn, chứ không đi lẻ.
Chẳng thấy pho mát nào trở lên, Katherlieschen nói:
- Chẳng biết chúng nghĩ thế nào. Có lẽ miếng pho mát vừa rồi lạc đường, ta phái miếng thứ tư xuống gọi lên mới được.
Tới miếng thứ tư cũng chẳng thấy tăm hơi gì. Bực mình, Katherlieschen thả miếng thứ năm, rồi miếng thứ sáu xuống. Thế là chẳng còn miếng pho mát nào. Katherlieschen đứng chờ, nghe ngóng, may ra chúng kéo nhau lên.
Đợi mãi chẳng thấy chúng lên, Katherlieschen nói:
- Trời, quân này đến chết cũng thế thôi. Cứ ở đó, tưởng ta còn đợi nữa hay sao? Ta còn phải đi đường ta nữa. Chúng bay có thể rượt theo ta, chân khỏe sợ gì.
Katherlieschen đi tiếp và gặp Frieder đang đứng đợi. Frieder đã đói nên bảo:
- Nào giở thức ăn ra thôi, đói rồi!
Katherlieschen đưa cho bánh mì khô không khốc, Frieder hỏi:
- Thế bơ và pho mát đâu?
Vợ đáp:
- Trời ơi, anh Frieder thân yêu, bơ em quệt đường ray rồi. Pho mát thì sắp tới. Có một miếng rớt khỏi túi và lăn xuống chân núi. Em đã cho miếng khác đi gọi về.
Frieder bảo:
- Katherlieschen, chẳng có ai lại đi quết bơ lên đường ray, để pho mát lăn xuống chân núi.
Vâng, anh Frieder thân yêu. Đáng nhẽ anh phải dặn em trước mới phải.
Hai vợ chồng ngồi ăn bánh mì không. Chợt nhớ ra, chồng hỏi:
- Katherlieschen, khi đi em đã cài khóa cửa chưa?
- Chưa. Đáng nhẽ anh phải dặn em trước mới phải.
- Thế thì em về cài khóa cửa cho cẩn thận. Nhớ mang theo chút thức ăn. Anh đợi ở đây. Sau đó ta lại tiếp tục lên đường.
Katherlieschen quay trở về nhà. Nàng nghĩ:
- Chắc Frieder không thích ăn bơ và pho mát, thế thì ta mang táo khô và một bình giấm.
Rồi Katherlieschen cài khóa ngăn phía trên của cửa, ngăn phía dưới tháo vác lên vai, Katherlieschen nghĩ mình cài khóa cẩn thận rồi, giờ có thể cứ thong thả mà đi, Frieder càng được ngồi nghỉ.
Khi gặp lại chồng, Katherlieschen nói:
- Đây, anh Frieder thân yêu, cánh cửa đây, anh giữ lấy.
- Trời, có đời thuở nhà ai lại có bà vợ quý như vậy. Phía trên cửa cài khóa cẩn thận, phần dưới cửa gỡ ra để cho cái gì chui vào nhà cũng được. Giờ thì muộn quá rồi, làm sao mà về được nhà nữa. Thôi đã trót mang tới đây thì cứ thế mà mang vác tiếp.
- Cánh cửa cứ để em vác tiếp, anh Frieder thân yêu. Táo khô và giấm thì em treo ở cửa, nó sẽ mang vác cho chúng ta.
Hai vợ chồng vào rừng tìm bọn người lừa đảo kia, nhưng chẳng thấy ai. Trời tối, hai vợ chồng trèo lên cây, tính đành ngủ qua đêm trên cây.
Hai vợ chồng vừa mới trèo lên cây thì bọn lừa đảo kia cũng tới, mỏi mệt vì đường xa, chúng ngồi nghỉ ngay dưới gốc cây, rồi nhóm lửa lên để chia nhau số của lừa được. Frieder chuyền sang cây khác, tụt xuống đất lượm đá, rồi lại trèo lên cây ném đá xuống bọn lừa đảo, nhưng chẳng ném trúng ai. Bọn lừa đảo nghe tiếng rào rào nên nói:
- Có lẽ trời sắp sáng, gió thổi mạnh làm rụng quả thông nhiều quá.
Katherlieschen vẫn vác trên vai cánh cửa, giữ lâu đâm ra đau vai, nàng nghĩ, có lẽ do túi táo khô, nàng nói:
- Anh Frieder thân yêu, em ném túi táo khô đi nhé.
Frieder đáp:
- Không được, Katherlieschen, bây giờ không được, sẽ lộ mất.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải ném đi đây.
- Ừ thì ném xuống đi. Đồ quỷ tha ma bắt.
Thế là táo khô rơi lộp độp xuống. Bọn lừa đảo nghĩ đó là phân chim. Katherlieschen vẫn thấy đau vai nên nói:
- Trời ơi, anh Frieder thân yêu, em phải đổ bình giấm đi đây.
- Không được, Katherlieschen, em không được làm thế, sẽ lộ mất.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải đổ đi thôi.
- Ừ thì ném đổ đi. Đồ quỷ tha ma bắt.
Katherlieschen đổ bình giấm xuống, nước giấm bắn tung tóe vào người bọn lừa đảo. Chúng bảo nhau:
- Sương đêm rơi xuống nhiều quá.
Giờ Katherlieschen mới nghĩ ra, chính cánh cửa đè đau vai. Nàng nói:
- Anh Frieder thân yêu, em phải ném cánh cửa đi.
- Không được, Katherlieschen, bây giờ không được, sẽ lộ mất.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải ném xuống đây.
- Không được, Katherlieschen, giữ chặt lấy.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải ném xuống thôi.
Frieder nổi nóng:
- Chà, thì ném xuống. Đồ quỷ tha ma bắt.
Cánh cửa rơi đánh rầm một cái xuống đất. Bọn lừa đảo nghĩ:
- Đúng là quỷ nhảy từ trên cây xuống.
Thế là chúng ù té chạy, bỏ lại tất cả.
Sáng sớm hôm sau, hai vợ chồng tụt từ trên cây xuống thì thấy túi vàng. Hai vợ chồng mang vàng về nhà.
Về tới nhà, Frieder bảo vợ:
- Katherlieschen, giờ em phải chăm chỉ làm việc nhé.
- Vâng, anh Frieder thân mến. Em sẽ làm tất cả. Để em ra đồng, thái các thứ để phơi.
Ra tới ngoài đồng, Katherlieschen tự nhủ:
- Ăn rồi hãy thái, hay ta đánh một giấc cho đã rồi thái? Chà, ta ăn trước đã!
Thế là Katherlieschen lấy đồ ra ăn, ăn no lại thấy buồn ngủ, vừa ngủ gà ngủ gật, nên nàng thái cả vào quần áo. Đến khi tỉnh hẳn, nhìn nhắm lại mình thì thấy người gì mà rách bươm như tổ đỉa, nàng tự hỏi:
- Không biết có phải là mình hay không?
Về tới nhà thì trời tối, Katherlieschen đứng bên cửa sổ gọi:
- Frieder thân yêu.
- Hỏi cái gì?
- Cho hỏi, Katherlieschen có nhà không?
Frieder đáp:
- Có, có nhà. Cô ấy đang nằm ngủ.
Katherlieschen nói:
- Tốt, thế là mình đang ở nhà.
Rồi nàng lại đi. Katherlieschen gặp bọn lừa đảo kia, chúng tính ăn trộm. Nàng bảo:
- Tôi sẽ giúp cho một tay.
Bọn lừa đảo cứ yên trí là người đàn bà kia sẽ chỉ cho chỗ giấu của. Tới trước dãy nhà, Katherlieschen nói lớn:
- Các ông các bà có biết cái gì không? Chúng tôi tới ăn trộm.
Bọn lừa đảo muốn chia tay với Katherlieschen nên bảo:
- Nào, hãy ra thửa ruộng đầu làng mà nhổ củ cải đường.
Katherlieschen lại thửa ruộng đầu làng và nhổ củ cải, nhưng nàng chỉ hờ hững túm nhấc củ cải lên nửa chừng. Có người đàn ông đi ngang qua, đứng nhìn rồi nghĩ, chắc là quỷ nó đang nghịch củ cải đường. Người đó chạy về làng báo với mục sư xứ đạo:
- Thưa cha, ở ngoài thửa ruộng của nhà thờ có con quỷ đang bới củ cải.
Mục sư đáp:
- Một chân tôi liệt, tôi không đi ra đó được để đuổi nó.
Người đàn ông nói:
- Để tôi cõng cha ra đó.
Khi hai người ra tới ruộng thì đúng lúc Katherlieschen giựt bứt củ cải làm đất rơi tung tóe. Mục sư kêu:
- Trời ơi, đúng là quỷ rồi.
Thế là cả hai bỏ chạy. Trong lúc quá sợ hãi, cái chân liệt lại co duỗi bình thường nên mục sư chạy còn nhanh hơn người đàn ông kia.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era un uomo che si chiamava Federico, e una donna che si chiamava Caterinella; si erano sposati e vivevano insieme da sposi novelli. Un giorno Federico disse: "Adesso vado nel campo, Caterinella; quando ritorno deve esserci in tavola qualcosa di arrostito per la fame, e una bevanda fresca per la sete." - "Va' pure, Richetto," rispose Caterinella, "va' pure, farò tutto quanto." Quando si avvicinò l'ora del pranzo, staccò una salsiccia dal camino, la pose in una padella con un po' di burro e la mise sul fuoco. La salsiccia incominciò a friggere e sfrigolare, mentre Caterinella se ne stava lì, soprappensiero, tenendo il manico della padella; d'un tratto le venne in mente: Intanto che la salsiccia cuoce, potresti spillare la birra in cantina. Così assicurò il manico della padella, prese un boccale e scese in cantina a spillar birra. La birra veniva giù nel boccale e Caterinella stava a guardarla; d'un tratto le venne in mente: Ohi, non sarà mica entrato il cane di sopra, che mi porti via la salsiccia dalla padella? Sarebbe il colmo! e si precipitò su per le scale. Ma il birbante aveva già la salsiccia in bocca e se la trascinava per terra. Caterinella si mise a inseguirlo e lo rincorse per un bel tratto nei campi, ma il cane era più veloce di lei e non mollò neppure la salsiccia che gli saltellava dietro. "Quel che è stato è stato!" disse Caterinella; si voltò e, siccome era stanca per la corsa, si mise a camminare tranquillamente, asciugandosi il sudore. Nel frattempo la birra continuava a uscire dalla botte, perché‚ la donna non aveva chiuso il rubinetto; e quando il boccale fu pieno, e altro posto non c'era la birra incominciò a scorrere in giro per la cantina, finché‚ la botte fu vuota. Caterinella era ancora sulla scala, e già si accorse della disgrazia. "Accidenti," gridò. "Che fare perché‚ Federico non se ne accorga?" Pensò un po'; infine le venne in mente che dall'ultima sagra c'era ancora in solaio un sacco di bella farina di frumento, poteva andare a prenderlo e spargerlo sulla birra. "Sì," disse, "ogni cosa ritirata, quando serve è già trovata!" Andò così a prendere il sacco in solaio, lo portò giù e lo buttò proprio sul boccale pieno che si rovesciò spandendo la birra di Federico per la cantina. "Benone!" disse Caterinella, "dov'è l'uno dev'esserci anche l'altro." E sparse dappertutto la farina. Quand'ebbe finito, disse, tutta contenta del proprio lavoro: "Com'è bello, lucido e pulito!"
A mezzogiorno tornò a casa Federico. "Allora, moglie, cosa mi hai preparato?" - "Ah, Richetto," rispose ella, "volevo arrostirti una salsiccia, ma il cane l'ha portata via mentre io spillavo la birra; e mentre rincorrevo il cane, la birra si è rovesciata; e mentre asciugavo la birra con la farina, ho rovesciato anche il boccale; in compenso la cantina è bell'asciutta adesso!" Federico disse: "Caterinella, Caterinella, non dovevi farlo! ti fai rubare la salsiccia, lasci aperto il rubinetto della botte, e per di più ci butti sopra la farina!" - "Già, Richetto, non lo sapevo, avresti dovuto dirmelo!"
L'uomo pensò: Con una simile moglie, devi essere più accorto. Aveva messo insieme una bella somma di denaro, e pensò, così, di cambiarlo in oro e disse a Caterinella: "Guarda, sono cicerchie gialle: le metto in una pentola e le sotterro nella stalla sotto la mangiatoia; ma tu stanne alla larga o te ne pentirai." - "No, Richetto," diss'ella, "non le toccherò di certo." Quando Federico se ne fu andato, arrivarono dei mercanti nel villaggio che vendevano tegami e pentole di terra, e domandarono alla giovane sposa se intendeva comprarne. "Brava gente," disse Caterinella, "io non ho denaro e non posso comprare nulla, a meno che non vi servano delle cicerchie gialle." - "Cicerchie gialle? e perché‚ no? Fatecele vedere," risposero i mercanti. "Andate nella stalla e scavate sotto la mangiatoia: le troverete lì: io non posso andarci." I furfanti andarono a scavare e trovarono oro puro; lo presero e tagliarono la corda, lasciando in casa pentole e tegami. Caterinella pensò di usare le pentole in qualche maniera e, poiché‚ in cucina ne aveva a sufficienza, le sfondò e infilò per ornamento sui pali della staccionata tutt'intorno alla casa. Quando Federico rincasò e vide quella decorazione, disse: "Cos'hai fatto, Caterinella?" - "Le ho comprate, Richetto, con le cicerchie gialle nascoste sotto la mangiatoia. Io non ci sono andata, i venditori hanno dovuto dissotterrarsele da s'" - "Ah, moglie," esclamò Federico, "che hai fatto! non erano delle cicerchie, ma oro puro, ed era tutto il nostro avere! Non avresti dovuto farlo!" - "Sì, Richetto," rispose ella, "ma non lo sapevo, dovevi dirmelo prima."
Caterinella stette un po' a pensare, poi disse: "Ascolta, Richetto, riusciremo ad avere di nuovo il nostro denaro: corriamo dietro ai ladri." - "Vieni," disse Federico, "proviamo, ma prendi con te burro e formaggio, per avere qualcosa da mangiare per strada." - "Sì, Richetto, lo prenderò." Si misero in cammino e, siccome Federico era una buona gamba, Caterinella rimase indietro. Che importa, pensò, quando torniamo indietro avrò già fatto un pezzo di strada! Arrivò a un monte, e ai due lati della strada c'erano dei solchi profondi. "Ma guarda un po'," disse Caterinella, "come hanno rotto, sbucciato e schiacciato questo povero terreno! non guarirà mai più." E, con cuore pietoso, prese il burro e lo spalmò sulle carreggiate a destra e a sinistra, perché‚ non fossero schiacciate dalle ruote; ma, mentre si chinava in quel gesto misericordioso, un formaggio le uscì di tasca e rotolò giù per il pendio. Caterinella disse: "Ho già fatto la strada una volta, non ho voglia di ritornare giù; ci andrà un altro ad acchiapparlo!" Così prese di tasca un altro formaggio e lo fece rotolare giù. Ma i formaggi non ritornavano; allora ne buttò un terzo pensando che forse aspettavano compagnia e non gradivano stare soli. Siccome non tornavano neppure in tre, disse: "Non capisco proprio! Ma potrebbe essere che il terzo non ha trovato la strada e si sia smarrito: spedirò giù il quarto a chiamarli." Ma il quarto non fece meglio del terzo. Allora Caterinella s'arrabbiò e gettò giù anche il quinto e il sesto; ed erano gli ultimi. Stette ad aspettarli per un po', ma poi, vedendo che non arrivavano mai, disse: "Lenti come siete, potrei mandarvi a chiamare la morte! pensate forse che voglia aspettarvi ancora? Me ne vado per la mia strada, se volete potete rincorrermi, le vostre gambe sono più giovani delle mie!" Caterinella andò e trovò Federico che si era fermato ad aspettarla perché‚ aveva voglia di mangiare qualcosa. "Fammi vedere quel che hai portato." Ma ella gli porse pane asciutto. "Dove sono il burro e il formaggio?" domandò Federico. "Ah, Richetto," rispose Caterinella, "con il burro ho spalmato la carreggiata e i formaggi stanno per arrivare: uno mi è scappato, allora ho mandato gli altri a chiamarlo." Federico disse: "Non avresti dovuto farlo, Caterinella, spalmare burro per strada e gettare i formaggi giù dal monte!" - "Sì, Richetto, ma avresti dovuto dirmelo!"
Mangiarono insieme il pane asciutto, poi Federico disse: "Caterinella, hai chiuso bene la casa prima di venir via?" - "No, Richetto, avresti dovuto dirmelo prima." - "Allora torna indietro a chiuder casa, prima che andiamo avanti, e porta anche qualcos'altro da mangiare. Io ti aspetterò qui." Caterinella tornò indietro e pensò: Richetto vuole qualcos'altro da mangiare, ma burro e formaggio non gli piacciono, perciò gli porterò un tovagliolo pieno di pere secche e una brocca d'aceto per bere. Poi mise il catenaccio alla parte superiore della porta; quella inferiore, invece, la scardinò e se la mise sulle spalle, credendo che la casa fosse più sicura se si portava dietro la porta. Dopo si mise in cammino tutta tranquilla e quando raggiunse Federico disse: "Eccoti qua la porta, Richetto, così potrai tu stesso custodire la casa!" - "Ah, Dio!" esclamò questi, "che moglie furba che ho! Scardina la porta in basso, che chiunque può entrarci, e mette il catenaccio in alto! Adesso è troppo tardi per ritornare ancora a casa, ma visto che hai voluto portarti l'uscio fin qui, lo porterai anche oltre." - "Porterò l'uscio, Richetto, ma le pere secche e la brocca d'aceto pesano troppo: le appendo all'uscio che le porti lui."
Così andarono nel bosco a cercare i ladri, ma non li trovarono. Nel frattempo si era fatto buio e i due salirono su di un albero per passarvi la notte. Ma non appena furono lassù, arrivarono coloro che portano via ciò che non vuol seguirli e trovano le cose prima che vadano smarrite. Si sedettero sotto l'albero, accesero un fuoco e volevano spartirsi il bottino. Federico scese dall'altra parte, raccolse delle pietre e risalì con l'intento di scagliarle addosso ai ladri uccidendoli a sassate. Ma le pietre non li colpirono e i malviventi esclamarono: "E' quasi mattina, il vento fa cadere le pigne." Caterinella aveva sempre l'uscio sulla schiena, e poiché‚ pesava tanto pensò che fosse colpa delle pere secche e disse: "Richetto, devo buttar giù le pere!" - "No, Caterinella, non ora," rispose egli, "potrebbero tradirci." - "Ah, Richetto, devo farlo per forza pesano troppo!" - "E allora buttale, per la miseria!" Le pere secche rotolarono fra i rami, ma i ladri dissero: "Sterco di uccelli." Dopo un po', siccome l'uscio continuava a pesare, Caterinella disse: "Ah, Richetto, devo rovesciare l'aceto!" - "No, Caterinella, non devi, potrebbe tradirci." - "Ah, Richetto, devo farlo per forza, pesa troppo!" - "E allora buttalo, dannazione!" Caterinella rovesciò l'aceto spruzzando i ladri che dissero: "Incomincia già a cadere la rugiada." Finalmente Caterinella pensò: E se fosse la porta a pesarmi tanto? e disse: "Richetto, devo buttar giù la porta." - "No, Caterinella, non ora, potrebbe tradirci." - "Ah, Richetto, devo farlo per forza, pesa troppo!" - "No, Caterinella, tienila forte!" - "Ah, Richetto, la lascio andare!" - "E allora," rispose Federico furibondo, "lasciala andare per tutti i diavoli!" La porta cadde con gran fragore e i ladri gridarono: "Il diavolo scende dall'albero!" e tagliarono la corda piantando lì tutto. All'alba, quando i due scesero dall'albero, ritrovarono tutto il loro oro e se lo portarono a casa.
A casa Federico disse: "Adesso, Caterinella, devi metterti a lavorare d'impegno." - "Sì, Richetto," rispose ella, "lo farò. Andrò nel campo a mietere." Quando fu nel campo, Caterinella disse fra s': Mangio o dormo prima di mietere? Be', prima mangerò! Mangiò e mangiando le venne sonno; così si mise a mietere e, mezzo addormentata, tagliò i suoi vestiti: grembiule, gonna e camicia. Quando si svegliò, dopo un sonno profondo, si trovò mezza nuda e disse fra s': "Sono o non sono io? Ah, non sono certo io!" Nel frattempo era calata la notte; Caterinella corse al villaggio, bussò alla finestra del marito e gridò: "Richetto?" - "Cosa c'è." - "Vorrei sapere se Caterinella è in casa." - "Sì, sì," rispose Federico, "starà dormendo." Ella disse: "Allora non sono proprio io," e corse via.
Fuori Caterinella trovò dei lestofanti che volevano rubare. Si avvicinò a loro e disse: "Voglio aiutarvi a rubare." Quelli pensarono che conoscesse le opportunità che offriva il luogo, e accettarono soddisfatti. Ma Caterinella passava davanti alle case e gridava: "Gente, avete qualcosa? Vogliamo derubarvi!" Abbiamo fatto un bell'affare! pensarono i malandrini, e desiderarono disfarsi di Caterinella. Le dissero: "Il parroco ha un campo di rape davanti al villaggio; vacci e raccoglile." Caterinella andò nel campo e incominciò a raccogliere le rape, ma era così pigra che non si raddrizzava mai. Un passante si fermò a guardarla e pensò che fosse il diavolo a scavare fra le rape. Corse in paese dal parroco e disse: "Reverendo, nel vostro campo c'è il diavolo che raccoglie le rape." - "Ah, Dio," rispose il parroco, "ho un piede zoppo e non posso andare a scacciarlo!" Disse l'uomo: "Allora vi porterò in spalla," e lo portò fuori. E, quando arrivarono al campo, Caterinella si raddrizzò, stirandosi. "Ah, il diavolo!" gridò il parroco, e se la diedero a gambe tutti e due; e, per la gran paura, il parroco, con il suo piede zoppo, correva più dritto dell'uomo che l'aveva portato in spalle, con le gambe sane.