Den lille bonde


Bác nông dân nghèo khó


Der var engang en landsby, hvor der boede lutter rige bønder og kun en eneste fattig, som de kaldte den lille bonde. Både han og hans kone ville så forfærdelig gerne have en ko, men de havde ingen, og de havde heller ikke penge til at købe nogen for. En dag sagde manden til sin kone: "Jeg har fået en udmærket ide. Vi beder min gudfar, snedkeren, om at lave os en kalv af brunt træ, sådan at den ser ud, som den var levende. Den bliver nok engang en rigtig stor ko." Konen syntes godt om forslaget og snedkeren lavede koen sådan, at den stod med bøjet hovede, som om den åd, og malede den med naturlig farve.
Da køerne næste morgen blev drevet ud på marken kaldte bonden på hyrden og sagde: "Her har jeg en kalv, men den er så lille, at den må bæres på armen." - "Det er godt," sagde hyrden, tog kalven og bar den ud på marken og satte den ned i græsset. Kalven blev stående der med bøjet hovede, som om den spiste, og hyrden tænkte: "Sikken den allerede kan æde. Den kan såmænd også snart gå." Da hjorden om aftenen skulle drives hjem, sagde han til kalven: "Når du kan sætte sådan en masse til livs, kan du såmænd også gå hjem, jeg gider ikke slæbe på dig." Den lille bonde stod udenfor døren og ventede på sin kalv, og da hyrden kom gående, spurgte han, hvor den var. "Den står såmænd derude og æder," svarede hyrden, "og den er ikke færdig endnu, så den ville ikke gå med." - "Jeg må da virkelig have mit dyr igen," sagde bonden, og de fulgtes nu ud på marken. Imidlertid var den blevet stjålet. "Den er vel løbet væk," sagde hyrden. "Tak skal du have, min ven," svarede bonden og anklagede ham for sognefogeden, der dømte, at han til straf for sin skødesløshed skulle give bonden en ko.
Endelig havde den lille bonde og hans kone den ko, de så længe havde ønsket sig. Men de havde ikke noget foder til den, og blev derfor nødt til at slagte den. De saltede kødet og bonden gik ind til byen for at sælge huden og købe sig en ny kalv for pengene. På vejen kom han forbi en mølle, hvor der sad en ravn med knækkede vinger, og da han havde ondt af den, svøbte han den ind i huden. Blæsten hylede og regnen strømmede ned, og han kunne derfor ikke holde ud at gå længere, men gik ind i møllen og bad om nattely. Møllerkonen var alene hjemme og gav ham et knippe hø til at ligge på og et stykke brød og ost. Bonden spiste det og lagde sig ned med skindet ved siden af sig, og konen tænkte: "Han sover såmænd, så træt som han er." Lidt efter kom præsten, og konen tog meget venligt imod ham. "Min mand er ikke hjemme," sagde hun, "nu skal vi rigtig have noget godt at spise." Bonden hørte det og ærgrede sig, fordi han ikke havde fået andet end brød og ost. Konen satte imidlertid den dejligste mad på bordet, både steg og salat og kager og vin.
Da de havde sat sig ned og lige skulle til at spise, bankede det på døren. "Gud, det er min mand," sagde konen, og i en fart gemte hun stegen i kakkelovnen, vinen under hovedpuden, salaten i sengen, kagen under sengen og præsten i skabet. Så gik hun ned og lukkede op for sin mand og sagde: "Gudskelov, du er her igen. Det er jo et vejr, som om verden skulle gå under." Da mølleren fik øje på bonden, spurgte han: "Hvad skal han der." - "Å, den stakkels fyr," svarede konen, "han kom her i det dårlige vejr og bad om han måtte være her. Jeg gav ham lov til at ligge der og gav ham et stykke ostebrød." - "Det har jeg ikke noget imod," sagde manden, "lad mig nu også få noget at spise." - "Jeg har ikke andet end ost og brød," svarede hun. "Ja, jeg er ligeglad, når jeg bare får noget," sagde manden. "Kom her, du," råbte han til bonden, "så kan du få noget med." Bonden lod sig det ikke sige to gange, men tog ordentlig for sig af retterne. Mølleren fik imidlertid øje på huden med ravnen og spurgte, hvad det var. "Det er en spåmand," sagde bonden. "Kan den også spå mig?" spurgte han. "Ja, hvorfor ikke," svarede bonden, "men den siger kun fire ting, den femte beholder den for sig selv." - "Må jeg høre det engang," sagde mølleren nysgerrig. Bonden gav ravnen et tryk på hovedet, så den gav et ordentligt skrat. "Hvad siger den?" spurgte mølleren. "For det første siger den, at der ligger vin under hovedpuden." - "Det var da som pokker," sagde mølleren og gik derhen og fandt også vinen. "Hvad så mere?" Bonden gav igen ravnen et tryk. "Nu siger den, at der står steg i kakkelovnen," sagde bonden. "Det var da som pokker," råbte manden og fandt nu også stegen. "For det tredie, siger den, at der er salat i sengen." - "Pokker heller," råbte mølleren og gik hen og fandt salaten. Endnu engang trykkede bonden på ravnen. "For det fjerde siger den, at der er kager under sengen." - "Det var som pokker," sagde mølleren og gik hen og tog kagen.
De satte sig nu til bords og spiste og drak, og møllerkonen krøb skælvende af angst i seng og tog alle nøglerne med sig. Mølleren ville også gerne have den femte ting at vide, men bonden sagde: "Lad os nu først nyde de fire gode ting, den femte er noget slemt." Da de havde spist, snakkede de om, hvad mølleren skulle give for at få den femte ting at vide, og til sidst blev de enige om trehundrede daler. Bonden trykkede nu igen ravnen på hovedet, og den gav et højt kvæk. "Hvad sagde den nu?" spurgte mølleren. "Den siger, at djævelen sidder derhenne i skabet," svarede bonden. "Han må væk," sagde mølleren og lukkede døren op på vid gab, og konen måtte komme med nøglen til skabet. Bonden gik hen og lukkede op, og nu løb præsten af alle livsens kræfter. "Det er ganske rigtigt, jeg så den sorte fyr med mine egne øjne," sagde mølleren. Næste morgen begav bonden sig igen på vej med sine trehundrede daler i lommen.
Hjemme i landsbyen slog bonden sig lidt efter lidt i vejret, byggede sig et pænt, lille hus, og bønderne sagde: "Han har nok været der, hvor den gyldne sne falder, og man skovler penge til sig." Den lille bonde blev nu stævnet for sognefogeden for at fortælle, hvor han havde fået al den rigdom fra. "Jeg har solgt min kohud inde i byen for trehundrede daler," svarede bonden. Da de andre hørte det, ville de også mele deres kage, løb hjem, slagtede deres køer og trak skindet af dem for at sælge det i byen. "Min pige skal have lov til at komme først," sagde sognefogeden. Da hun kom til købmanden gav han hende ikke mere end tre daler for huden, og da de andre kom, fik de ikke engang så meget. "Hvad skal jeg dog med alle de huder?" sagde han.
Bønderne ærgrede sig nu, fordi den lille havde ført dem bag lyset, og da de ville hævne sig, anklagede de ham for sognefogeden for bedrageri. Den uskyldige fyr blev enstemmig dømt til døden og skulle sættes i en gennemhullet tønde og rulles ud i vandet. Den lille bonde blev ført derned og der blev hentet en præst, som skulle læse sjælemessen. Alle de andre gik deres vej. Da bonden så præsten, opdagede han straks, at det var ham, som han havde set hos møllerkonen. "Jeg har befriet jer, da I sad i skabet," sagde han, "hjælp I nu mig ud af tønden." I det samme kom en hyrde forbi med sin hjord. Den lille bonde kendte ham godt og vidste, at han meget gerne ville være sognefoged. Han gav sig nu til at råbe af alle livsens kræfter: "Nej, jeg vil ikke, jeg vil ikke." Hyrden hørte det og kom hen og spurgte, hvad det var, han ikke ville gøre. "De vil gøre mig til sognefoged, hvis jeg vil sætte mig i den tønde," svarede bonden, "men jeg vil ikke." - "Er det ikke andet," sagde hyrden, "hvis jeg kunne blive sognefoged, ville jeg straks gøre det." - "Ja, hvis du gør det, bliver du også sognefoged," sagde bonden. Hyrden blev meget fornøjet, satte sig ind i tønden, og bonden slog låget på og tog derpå hjorden og drev den hjem. Præsten gik også hjem og sagde, at nu havde han læst sjælemessen. Derpå gik bønderne derned igen og begyndte at trille tønden nedimod vandet. Hyrden lå derinde og råbte: "Jeg vil gerne være sognefoged." De troede, at det var bonden, og svarede: "Det skal du også nok blive, men først skal du se dig lidt om dernede." Og derpå rullede de tønden ud i vandet.
Derpå gik bønderne hjem, og da de kom ind i landsbyen, mødte de den lille bonde, der nok så fornøjet kom travende med sine får. "Hvor kommer du dog fra, har du været i vandet?" spurgte de forbavset. "Ja, det har jeg rigtignok," svarede den lille bonde, "jeg sank dybt, dybt ned, og da jeg endelig nåede bunden, sparkede jeg låget af tønden og krøb ud. Der var dejlige enge med mange hvide får, og så tog jeg disse med." - "Er der flere endnu?" spurgte bønderne. "Mange flere, end I behøver," svarede den lille bonde. Bønderne aftalte nu, at de hver ville hente sig en hjord, sognefogeden ville først. De gik så sammen ned til vandet. Himlen var blå med små, hvide skyer, som man kalder lammeuld, og da bønderne så dem spejle sig i vandet, råbte de: "Man kan allerede se fårene dernede." Sognefogeden trængte sig frem og sagde: "Nu springer jeg først ned og ser, hvordan der er, og hvis det er umagen værd, kalder jeg på jer." - "Plump," sagde det, da han sprang ud, men bønderne syntes, at han sagde: "Kom," og i en fart sprang de bagefter. Nu var landsbyen uddød, og den lille bonde var eneste arving og blev således en rig mand.
Ngày xưa ở làng kia, cả làng giàu có, duy chỉ có một người nghèo. Cả làng gọi bác nông dân nghèo kia là Nhà Nông. Bác ta nghèo tới mức không có lấy một con bò, mà tiền để mua bò bác cũng không có nốt. Hai vợ chồng chỉ mong sao có một con bò. Có lần bác nói với vợ:
- Tôi vừa mới nghĩ ra, chúng ta có người bà con làm thợ mộc, vợ chồng ta đến nói chú ấy làm cho một con bê bằng gỗ, rồi cho đánh màu giống như những con bê khác. Rồi con bê nó sẽ lớn lên thành con bò.
Vợ bác Nhà Nông đến nói với người bà con. Bác phó mộc đẽo gỗ, rồi bào cho nhẵn con bê gỗ, bác đánh màu cho giống những con bê khác. Con bê gỗ cúi đầu xuống làm như nó đang gặm cỏ.
Sáng sớm chú mục đồng đã đánh bò ra đồng cỏ, thấy chú mục đồng, bác nông dân gọi:
- Này chú mục đồng, ta có con bê, nhưng nó còn bé nên phải ôm nó theo ra đồng cỏ.
Chú mục đồng đáp:
- Vâng, cũng được.
Rồi chú cắp nách con bê và mang nó đặt trên đồng cỏ. Con bê đứng nguyên tại chỗ và bắt đầu gặm cỏ. Nhìn thấy thế, chú mục đồng nói:
- Hay quá, nó gặm được cỏ thì chắc chắn nó sẽ chạy được!
Đến sẩm tối, chú mục đồng chăn đàn bò về, chú nói với con bê:
- Đứng ăn cho no đi, giờ thì mi có thể đi bằng bốn chân được rồi, ta khỏi phải cắp nách mang mi về nữa.
Bác Nhà Nông đứng sẵn ở cửa chờ bê của mình. Khi chú mục đồng cùng đàn bà đi qua, nhưng không thấy con bê, bác nông dân cất tiếng hỏi. Chú mục đồng đáp:
- Con bê còn ở ngoài đồng cỏ. Nó đang gặm cỏ nên không về cùng.
Bác Nhà Nông nói:
- Trời ơi, tôi phải ra dắt nó về mới được!
Thế là cả hai ra đồng cỏ, nhưng đã có người ăn trộm mất con bê. Chú mục đồng nói:
- Hay là con bê nó chạy lạc đâu đó.
Bác Nhà Nông nói:
- Theo tôi thì không phải thế.
Rồi bác dẫn chú mục đồng tới trưởng làng. Trưởng làng kết tội chú mục đồng về sự cẩu thả và bắt phải đền bằng một con bò.
Giờ đây hai vợ chồng bác Nhà Nông có con bò mà bấy lâu nay mơ ước. Vợ chồng hết sức vui mừng. Nhưng vì không có lúa mạch cho bò nên ít lâu sau phải giết bò. Thịt ướp muối để dành. Da bò bác đem đi bán ở thành phố để lấy tiền mua một con bê.
Khi đi qua cái cối xay gió, bác nông dân nhìn thấy một con quạ gãy cánh. Mủi lòng thương hại, bác nhấc nó cho vào tấm da bò.
Trời bỗng nổi gió, mưa như trút nước, bác đành phải vào trú nhờ trong nhà cối xay gió. Chỉ có vợ bác thợ cối xay ở nhà. Bà bảo bác Nhà Nông.
- Bác nằm nghỉ tạm trên đống rơm ấy.
Rồi bà mời bác bánh mì có phết pho mát. Bác Nhà Nông ăn xong, rồi ngả lưng trên đống rơm. Tấm da bò ở ngay bên cạnh người. Vợ bác thợ cối xay nhìn và nghĩ:
- Ông ấy mệt nên ngủ ngay.
Ngay sau đó thì linh mục tới. Vợ bác thợ cối xay niềm nở tiếp đón và nói:
- Chồng tôi không có nhà. Chúng ta có thể ăn uống đôi chút.
Bác Nhà Nông lắng nghe họ nói với nhau thì biết vợ bác thợ cối xay lấy rượu, bánh ngọt, thịt nướng và món sa lát ra để ăn uống với linh mục. Bác tức giận vì mình trước đó chỉ được mời ăn suông bánh mì phết pho mát.
Hai người vừa mới ngồi vào bàn thì nghe có tiếng gõ cửa. Vợ bác thợ cối xay nói:
- Trời ơi, lại đúng chồng tôi rồi.
Bà giấu ngay thịt nướng vào trong lò sưởi, chai rượu dưới gối, sa lát để trên giường, còn bánh ngọt giấu dưới gầm giường, ấn giấu linh mục vào trong tủ. Xong xuôi, bà ra mở cửa cho chồng và nói:
- Nhờ trời mà ông về được tới nhà đó. Mưa to gió lớn cứ như muốn cuốn đi tất cả.
Nhìn thấy người lạ nằm trên đống rơm, chồng hỏi:
- Ai mà lại nằm đó?
Vợ đáp:
- À, đó là người qua đường, gặp mưa to gió lớn vào xin trú nhờ, tôi có đưa cho bánh mì phết bơ và bảo nằm tạm trên đống rơm.
Chồng nói:
- Ờ thế cũng được, nhưng làm cho tôi chút ít thức ăn đi, đói rồi.
Vợ đáp:
- Nhà chỉ còn bánh mì phết pho mát.
Chồng nói:
- Thì bánh mì phết pho mát cũng được.
Chồng ngắm nhìn người lạ nằm trên đống rơm, rồi gọi:
- Dậy đi, ra ăn với tôi cho vui!
Chẳng phải đợi nói tới lần thứ hai, bác Nhà Nông vươn vai đứng dậy ra ngồi ăn cùng. Bác thợ cối xay lại thấy có tấm da bò ở trên đống rơm, tò mò bác hỏi:
- Này, bác có cái gì đó?
Bác Nhà Nông đáp:
- Có nhà tiên tri ở trong đó.
- Thế nhà tiên tri có thể đoán cho tôi được không?
- Sao lại không được nhỉ! Nhưng nhà tiên tri chỉ nói cho biết bốn điều. Điều thứ năm thì giữ lại.
Bác thợ cối xay trở nên tò mò. Bác bảo:
- Thì cho đoán thử cái xem.
Bác Nhà Nông ấn cổ nhà tiên tri, nó kêu "cu qua quạ." Bác bảo:
- Điều thứ nhất nó nói là rượu vang ở dưới gối.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lật gối thì thấy rượu vang. Bác bảo:
- Nói tiếp tục đi!
Bác Nhà Nông lại ấn cho quạ kêu, rồi bảo:
- Điều thứ hai nó nói là thịt nướng ở trong lò sưởi.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại chỗ lò sưởi và tìm thấy thịt nướng. Bác Nhà Nông lại để cho quạ tiên đoán tiếp. Bác bảo:
- Điều thứ ba nó nói là món sa lát để ở trên giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại phía giường và thấy món sa lát. Cuối cùng bác Nhà Nông ấn cổ quạ lần nữa cho nó kêu. Rồi bác bảo:
- Điều thứ tư nó nói là bánh ngọt để ở dưới gầm giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Bác lại phía giường và thấy bánh ngọt ở dưới gầm giường.
Rồi hai người ngồi vào bàn ăn. Vợ bác thợ cối xay hoảng sợ, lên ngay giường trùm chăn, tay giữ khư khư chùm chìa khóa. Bác thợ cối xay nóng lòng muốn biết điều thứ năm. Bác Nhà Nông nói:
- Trước tiên chúng ta cứ thong thả ăn bốn thứ này đã. Điều thứ năm là một tin dữ.
Ăn xong, cả hai ngồi mặc cả với nhau, nếu nói điều thứ năm thì bác thợ cối xay gió trả bao nhiêu tiền. Cuối cùng cả hai nhất trí là ba trăm Taler (ba trăm quan tiền). Bác Nhà Nông ấn mạnh cổ quạ làm nó kêu lớn "quạ quạ."
Bác thợ cối xay hỏi:
- Nó nói cái gì vậy?
Bác Nhà Nông nói:
- Nó bảo, ở trong tủ có con quỷ nấp.
Bác thợ cối xay bảo:
- Quỷ thì phải ra khỏi nhà mau!
Vợ bác thợ cối xay đưa chìa khóa cho bác Nhà Nông mở tủ. Linh mục chạy tháo thân bán sống bán chết ra khỏi cổng nhà. Bác thợ cối xay nói:
- Đúng là chính mắt tôi nhìn thấy cái bóng đen chạy vụt từ trong tủ ra.
Tờ mờ sáng ngày hôm sau là bác Nhà Nông ôm ba trăm Taler biến mất.
Có tiền, bác Nhà Nông thuê thợ xây nhà. Căn nhà nom khang trang, đẹp hơn các ngôi nhà khác trong làng.
Thấy vậy, nông dân trong làng nói:
- Cái thằng Nhà Nông phải đã từng tới nơi, tuyết là vàng ròng, cầm chổi quét được tiền.
Bác Nhà Nông bị gọi lên gặp trưởng làng, trả lời của cải lấy đâu ra. Bác trả lời:
- Tôi bán tấm da bò ở thành phố được ba trăm Taler.
Biết được tin ấy, nông dân trong làng thi nhau giết bò lấy da, họ mong sẽ bán được nhiều tiền. Trưởng làng nói:
- Phải để cho con gái tôi đi đầu đoàn.
Tới thành phố, cô đưa da bò bán cho thương gia. Thương gia chỉ trả ba Taler. Những người sau bán không được đến ba Taler. Thương gia nói:
- Dễ gì lại có người mua cho đống da bò này!
Nông dân trong làng tức giận về chuyện lừa dối họ của bác Nhà Nông và tìm cách trả thù, họ thưa kiện với trưởng làng về chuyện đó. Bác Nhà Nông vô tội kia bị dân làng biểu quyết kết án tử hình bằng cách nhốt vào trong thùng rượu lớn có đục lỗ, rồi lăn thùng xuống sông.
Bác Nhà Nông bị dẫn tới nơi hành hình. Một cha đạo sẽ đọc kinh. Thoáng nhìn bác Nhà Nông nhận ngay ra cha đạo chính là linh mục đã ở nơi vợ bác thợ cối xay. Bác nói với cha đạo:
- Khi trước tôi đã cứu cha khỏi tủ, giờ cha hãy cứu tôi khỏi thùng rượu.
Đúng lúc đó người mục đồng đánh đàn cừu đi qua. Bác Nhà Nông vẫn biết người mục đồng muốn được làm trưởng làng. Bỗng bác nói lớn:
- Tôi không làm đâu, dù cho khắp thiên hạ muốn thế thì tôi cũng không làm đâu!
Người mục đồng nghe nói thế thì lại hỏi:
- Bác định thế nào? Bác không thích làm cái gì?
Bác Nhà Nông nói:
- Họ bảo tôi ngồi vào trong thùng rượu, họ sẽ bầu làm trưởng làng. Tôi không muốn làm.
Người mục đồng nói:
- Chỉ có thế mà được làm trưởng làng thì để tôi ngồi vào trong thùng rượu cho!
Bác Nhà Nông nói:
- Bác cứ ngồi vào là được làm trưởng làng ngay.
Người mục đồng khoái chí, ngồi ngay vào trong thùng rượu. bác Nhà Nông đóng nắp thùng lại. Rồi bác đánh đàn cừu đi tiếp.
Linh mục trở về làng báo là đã đọc kinh cầu siêu. Lúc đó dân làng tới chỗ hành hình lăn xuống sông. Người mục đồng nói lớn:
- Tôi muốn làm trưởng làng.
Dân làng cứ tưởng bác Nhà Nông kia ở trong thùng. Họ nói:
- Thì cũng được chẳng sao. Nhưng khi nào ở dưới nước đã.
Rồi họ lăn thùng rượu xuống sông.
Xong việc, họ kéo nhau về làng thì gặp bác Nhà Nông đang thủng thẳng đánh đàn cừu về. Họ hết sức ngạc nhiên nên hỏi:
- Bác Nhà Nông, bác từ đâu ra đây? Từ dưới sông lên hả?
Bác Nhà Nông đáp:
- Tất nhiên rồi! Xuống tới đáy sông, tôi đạp nắp thùng và chui ra. Trước mắt tôi là những cánh đồng cỏ có rất nhiều cừu. Tôi gom lấy một đàn cho mình.
Dân làng hỏi:
- Thế còn nhiều cừu không?
Bác Nhà Nông đáp:
- Ối chà, nhiều ơi là nhiều, cả làng cũng không lấy hết nổi.
Thế là dân làng hẹn nhau đi lấy cừu. Ai cũng muốn lấy cho mình một đàn cừu. Trưởng làng nói:
- Để tôi lấy trước đấy nhé!
Thế là cả làng tụ tập lại để rủ nhau xuống sông. Trên bầu trời xanh bỗng có đám mây nom như đám lông cừu. Bóng mây phản chiếu xuống mặt nước, dân làng nhìn thấy nên nói:
- Đúng là ở dưới đáy sông có cừu.
Trưởng làng len ra phía trước và nói:
- Để tôi xuống trước xem sao, nếu đúng như vậy, tôi sẽ gọi mọi người.
Trưởng làng nhảy "tũm" một cái xuống nước. Dân làng nghe cứ tưởng là gọi "xuống đi!." Dân cả làng nhảy ùa xuống sông. Tất cả đều chết đuối. Người giàu có bây giờ lại là bác Nhà Nông.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng