Bác nông dân nghèo khó


El destripaterrones


Ngày xưa ở làng kia, cả làng giàu có, duy chỉ có một người nghèo. Cả làng gọi bác nông dân nghèo kia là Nhà Nông. Bác ta nghèo tới mức không có lấy một con bò, mà tiền để mua bò bác cũng không có nốt. Hai vợ chồng chỉ mong sao có một con bò. Có lần bác nói với vợ:
- Tôi vừa mới nghĩ ra, chúng ta có người bà con làm thợ mộc, vợ chồng ta đến nói chú ấy làm cho một con bê bằng gỗ, rồi cho đánh màu giống như những con bê khác. Rồi con bê nó sẽ lớn lên thành con bò.
Vợ bác Nhà Nông đến nói với người bà con. Bác phó mộc đẽo gỗ, rồi bào cho nhẵn con bê gỗ, bác đánh màu cho giống những con bê khác. Con bê gỗ cúi đầu xuống làm như nó đang gặm cỏ.
Sáng sớm chú mục đồng đã đánh bò ra đồng cỏ, thấy chú mục đồng, bác nông dân gọi:
- Này chú mục đồng, ta có con bê, nhưng nó còn bé nên phải ôm nó theo ra đồng cỏ.
Chú mục đồng đáp:
- Vâng, cũng được.
Rồi chú cắp nách con bê và mang nó đặt trên đồng cỏ. Con bê đứng nguyên tại chỗ và bắt đầu gặm cỏ. Nhìn thấy thế, chú mục đồng nói:
- Hay quá, nó gặm được cỏ thì chắc chắn nó sẽ chạy được!
Đến sẩm tối, chú mục đồng chăn đàn bò về, chú nói với con bê:
- Đứng ăn cho no đi, giờ thì mi có thể đi bằng bốn chân được rồi, ta khỏi phải cắp nách mang mi về nữa.
Bác Nhà Nông đứng sẵn ở cửa chờ bê của mình. Khi chú mục đồng cùng đàn bà đi qua, nhưng không thấy con bê, bác nông dân cất tiếng hỏi. Chú mục đồng đáp:
- Con bê còn ở ngoài đồng cỏ. Nó đang gặm cỏ nên không về cùng.
Bác Nhà Nông nói:
- Trời ơi, tôi phải ra dắt nó về mới được!
Thế là cả hai ra đồng cỏ, nhưng đã có người ăn trộm mất con bê. Chú mục đồng nói:
- Hay là con bê nó chạy lạc đâu đó.
Bác Nhà Nông nói:
- Theo tôi thì không phải thế.
Rồi bác dẫn chú mục đồng tới trưởng làng. Trưởng làng kết tội chú mục đồng về sự cẩu thả và bắt phải đền bằng một con bò.
Giờ đây hai vợ chồng bác Nhà Nông có con bò mà bấy lâu nay mơ ước. Vợ chồng hết sức vui mừng. Nhưng vì không có lúa mạch cho bò nên ít lâu sau phải giết bò. Thịt ướp muối để dành. Da bò bác đem đi bán ở thành phố để lấy tiền mua một con bê.
Khi đi qua cái cối xay gió, bác nông dân nhìn thấy một con quạ gãy cánh. Mủi lòng thương hại, bác nhấc nó cho vào tấm da bò.
Trời bỗng nổi gió, mưa như trút nước, bác đành phải vào trú nhờ trong nhà cối xay gió. Chỉ có vợ bác thợ cối xay ở nhà. Bà bảo bác Nhà Nông.
- Bác nằm nghỉ tạm trên đống rơm ấy.
Rồi bà mời bác bánh mì có phết pho mát. Bác Nhà Nông ăn xong, rồi ngả lưng trên đống rơm. Tấm da bò ở ngay bên cạnh người. Vợ bác thợ cối xay nhìn và nghĩ:
- Ông ấy mệt nên ngủ ngay.
Ngay sau đó thì linh mục tới. Vợ bác thợ cối xay niềm nở tiếp đón và nói:
- Chồng tôi không có nhà. Chúng ta có thể ăn uống đôi chút.
Bác Nhà Nông lắng nghe họ nói với nhau thì biết vợ bác thợ cối xay lấy rượu, bánh ngọt, thịt nướng và món sa lát ra để ăn uống với linh mục. Bác tức giận vì mình trước đó chỉ được mời ăn suông bánh mì phết pho mát.
Hai người vừa mới ngồi vào bàn thì nghe có tiếng gõ cửa. Vợ bác thợ cối xay nói:
- Trời ơi, lại đúng chồng tôi rồi.
Bà giấu ngay thịt nướng vào trong lò sưởi, chai rượu dưới gối, sa lát để trên giường, còn bánh ngọt giấu dưới gầm giường, ấn giấu linh mục vào trong tủ. Xong xuôi, bà ra mở cửa cho chồng và nói:
- Nhờ trời mà ông về được tới nhà đó. Mưa to gió lớn cứ như muốn cuốn đi tất cả.
Nhìn thấy người lạ nằm trên đống rơm, chồng hỏi:
- Ai mà lại nằm đó?
Vợ đáp:
- À, đó là người qua đường, gặp mưa to gió lớn vào xin trú nhờ, tôi có đưa cho bánh mì phết bơ và bảo nằm tạm trên đống rơm.
Chồng nói:
- Ờ thế cũng được, nhưng làm cho tôi chút ít thức ăn đi, đói rồi.
Vợ đáp:
- Nhà chỉ còn bánh mì phết pho mát.
Chồng nói:
- Thì bánh mì phết pho mát cũng được.
Chồng ngắm nhìn người lạ nằm trên đống rơm, rồi gọi:
- Dậy đi, ra ăn với tôi cho vui!
Chẳng phải đợi nói tới lần thứ hai, bác Nhà Nông vươn vai đứng dậy ra ngồi ăn cùng. Bác thợ cối xay lại thấy có tấm da bò ở trên đống rơm, tò mò bác hỏi:
- Này, bác có cái gì đó?
Bác Nhà Nông đáp:
- Có nhà tiên tri ở trong đó.
- Thế nhà tiên tri có thể đoán cho tôi được không?
- Sao lại không được nhỉ! Nhưng nhà tiên tri chỉ nói cho biết bốn điều. Điều thứ năm thì giữ lại.
Bác thợ cối xay trở nên tò mò. Bác bảo:
- Thì cho đoán thử cái xem.
Bác Nhà Nông ấn cổ nhà tiên tri, nó kêu "cu qua quạ." Bác bảo:
- Điều thứ nhất nó nói là rượu vang ở dưới gối.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lật gối thì thấy rượu vang. Bác bảo:
- Nói tiếp tục đi!
Bác Nhà Nông lại ấn cho quạ kêu, rồi bảo:
- Điều thứ hai nó nói là thịt nướng ở trong lò sưởi.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại chỗ lò sưởi và tìm thấy thịt nướng. Bác Nhà Nông lại để cho quạ tiên đoán tiếp. Bác bảo:
- Điều thứ ba nó nói là món sa lát để ở trên giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại phía giường và thấy món sa lát. Cuối cùng bác Nhà Nông ấn cổ quạ lần nữa cho nó kêu. Rồi bác bảo:
- Điều thứ tư nó nói là bánh ngọt để ở dưới gầm giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Bác lại phía giường và thấy bánh ngọt ở dưới gầm giường.
Rồi hai người ngồi vào bàn ăn. Vợ bác thợ cối xay hoảng sợ, lên ngay giường trùm chăn, tay giữ khư khư chùm chìa khóa. Bác thợ cối xay nóng lòng muốn biết điều thứ năm. Bác Nhà Nông nói:
- Trước tiên chúng ta cứ thong thả ăn bốn thứ này đã. Điều thứ năm là một tin dữ.
Ăn xong, cả hai ngồi mặc cả với nhau, nếu nói điều thứ năm thì bác thợ cối xay gió trả bao nhiêu tiền. Cuối cùng cả hai nhất trí là ba trăm Taler (ba trăm quan tiền). Bác Nhà Nông ấn mạnh cổ quạ làm nó kêu lớn "quạ quạ."
Bác thợ cối xay hỏi:
- Nó nói cái gì vậy?
Bác Nhà Nông nói:
- Nó bảo, ở trong tủ có con quỷ nấp.
Bác thợ cối xay bảo:
- Quỷ thì phải ra khỏi nhà mau!
Vợ bác thợ cối xay đưa chìa khóa cho bác Nhà Nông mở tủ. Linh mục chạy tháo thân bán sống bán chết ra khỏi cổng nhà. Bác thợ cối xay nói:
- Đúng là chính mắt tôi nhìn thấy cái bóng đen chạy vụt từ trong tủ ra.
Tờ mờ sáng ngày hôm sau là bác Nhà Nông ôm ba trăm Taler biến mất.
Có tiền, bác Nhà Nông thuê thợ xây nhà. Căn nhà nom khang trang, đẹp hơn các ngôi nhà khác trong làng.
Thấy vậy, nông dân trong làng nói:
- Cái thằng Nhà Nông phải đã từng tới nơi, tuyết là vàng ròng, cầm chổi quét được tiền.
Bác Nhà Nông bị gọi lên gặp trưởng làng, trả lời của cải lấy đâu ra. Bác trả lời:
- Tôi bán tấm da bò ở thành phố được ba trăm Taler.
Biết được tin ấy, nông dân trong làng thi nhau giết bò lấy da, họ mong sẽ bán được nhiều tiền. Trưởng làng nói:
- Phải để cho con gái tôi đi đầu đoàn.
Tới thành phố, cô đưa da bò bán cho thương gia. Thương gia chỉ trả ba Taler. Những người sau bán không được đến ba Taler. Thương gia nói:
- Dễ gì lại có người mua cho đống da bò này!
Nông dân trong làng tức giận về chuyện lừa dối họ của bác Nhà Nông và tìm cách trả thù, họ thưa kiện với trưởng làng về chuyện đó. Bác Nhà Nông vô tội kia bị dân làng biểu quyết kết án tử hình bằng cách nhốt vào trong thùng rượu lớn có đục lỗ, rồi lăn thùng xuống sông.
Bác Nhà Nông bị dẫn tới nơi hành hình. Một cha đạo sẽ đọc kinh. Thoáng nhìn bác Nhà Nông nhận ngay ra cha đạo chính là linh mục đã ở nơi vợ bác thợ cối xay. Bác nói với cha đạo:
- Khi trước tôi đã cứu cha khỏi tủ, giờ cha hãy cứu tôi khỏi thùng rượu.
Đúng lúc đó người mục đồng đánh đàn cừu đi qua. Bác Nhà Nông vẫn biết người mục đồng muốn được làm trưởng làng. Bỗng bác nói lớn:
- Tôi không làm đâu, dù cho khắp thiên hạ muốn thế thì tôi cũng không làm đâu!
Người mục đồng nghe nói thế thì lại hỏi:
- Bác định thế nào? Bác không thích làm cái gì?
Bác Nhà Nông nói:
- Họ bảo tôi ngồi vào trong thùng rượu, họ sẽ bầu làm trưởng làng. Tôi không muốn làm.
Người mục đồng nói:
- Chỉ có thế mà được làm trưởng làng thì để tôi ngồi vào trong thùng rượu cho!
Bác Nhà Nông nói:
- Bác cứ ngồi vào là được làm trưởng làng ngay.
Người mục đồng khoái chí, ngồi ngay vào trong thùng rượu. bác Nhà Nông đóng nắp thùng lại. Rồi bác đánh đàn cừu đi tiếp.
Linh mục trở về làng báo là đã đọc kinh cầu siêu. Lúc đó dân làng tới chỗ hành hình lăn xuống sông. Người mục đồng nói lớn:
- Tôi muốn làm trưởng làng.
Dân làng cứ tưởng bác Nhà Nông kia ở trong thùng. Họ nói:
- Thì cũng được chẳng sao. Nhưng khi nào ở dưới nước đã.
Rồi họ lăn thùng rượu xuống sông.
Xong việc, họ kéo nhau về làng thì gặp bác Nhà Nông đang thủng thẳng đánh đàn cừu về. Họ hết sức ngạc nhiên nên hỏi:
- Bác Nhà Nông, bác từ đâu ra đây? Từ dưới sông lên hả?
Bác Nhà Nông đáp:
- Tất nhiên rồi! Xuống tới đáy sông, tôi đạp nắp thùng và chui ra. Trước mắt tôi là những cánh đồng cỏ có rất nhiều cừu. Tôi gom lấy một đàn cho mình.
Dân làng hỏi:
- Thế còn nhiều cừu không?
Bác Nhà Nông đáp:
- Ối chà, nhiều ơi là nhiều, cả làng cũng không lấy hết nổi.
Thế là dân làng hẹn nhau đi lấy cừu. Ai cũng muốn lấy cho mình một đàn cừu. Trưởng làng nói:
- Để tôi lấy trước đấy nhé!
Thế là cả làng tụ tập lại để rủ nhau xuống sông. Trên bầu trời xanh bỗng có đám mây nom như đám lông cừu. Bóng mây phản chiếu xuống mặt nước, dân làng nhìn thấy nên nói:
- Đúng là ở dưới đáy sông có cừu.
Trưởng làng len ra phía trước và nói:
- Để tôi xuống trước xem sao, nếu đúng như vậy, tôi sẽ gọi mọi người.
Trưởng làng nhảy "tũm" một cái xuống nước. Dân làng nghe cứ tưởng là gọi "xuống đi!." Dân cả làng nhảy ùa xuống sông. Tất cả đều chết đuối. Người giàu có bây giờ lại là bác Nhà Nông.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Era una aldea cuyos habitantes eran todos labradores ricos, y sólo había uno que era pobre; por eso le llamaban el destripaterrones. No tenía ni una vaca siquiera y, mucho menos, dinero para comprarla; y tanto él como su mujer se morían de ganas de tener una.
Dijo un día el marido:
- Oye, se me ha ocurrido una buena idea. Pediré a nuestro compadre, el carpintero, que nos haga una ternera de madera y la pinte de color pardo, de modo que sea igual que las otras. Así crecerá, y con el tiempo nos dará una vaca.
A la mujer le gusto la idea, y el compadre carpintero cortó y cepilló cuidadosamente la ternera, la pintó primorosamente e incluso la hizo de modo que agachase la cabeza, como si estuviera paciendo.
Cuando, a la mañana siguiente, fueron sacadas las vacas, el destripaterrones llamó al pastor y le dijo:
- Mira, tengo una ternerita, pero es tan joven todavía que hay que llevarla a cuestas.
- Bueno -respondió el pastor, y, acomodándolo a los hombros, la llevó al prado y la dejó en la hierba. La ternera estaba inmóvil, como paciendo, y el pastor pensaba: "No tardará en correr sola, a juzgar por lo que come." Al anochecer, a la hora de entrar el ganado, dijo el pastor a la ternera:
- Si puedes sostenerte sobre tus patas y hartarte como has hecho, también puedes ir andando como las demás. No esperes que cargue contigo.
El destripaterrones, de pie en la puerta de su casa, esperaba el regreso de su ternerita, y al ver pasar al boyero conduciendo el ganado y que faltaba su animalito, le preguntó por él. Respondió el pastor:
- Allí se ha quedado comiendo; no quiso seguir con las demás.
- ¡Toma! -exclamó el labrador-, yo quiero mi ternera.
Volvieron entonces los dos al prado, pero la ternera no estaba; alguien la había robado.
- Se habrá extraviado -dijo el pastor. Pero el destripaterrones le replicó:
- ¡A mí no me vengas con ésas! -y presentó querella ante el alcalde, el cual condenó al hombre, por negligencia, a indemnizar al demandante con una vaca.
Y he aquí cómo el destripaterrones y su mujer tuvieron, por fin, la tan ansiada vaca. Estaban contentísimos, pero como no tenían forraje, no podían darle de comer, y, así, tuvieron que faenarla muy pronto. Después de salar la carne, el hombre se marchó a la ciudad a vender la piel para comprar una ternerita con lo que de ella sacara. Durante la marcha, al pasar junto a un molino, encontró un cuervo que tenía las alas rotas; lo recogió por compasión, y lo envolvió en la piel. Como el tiempo se había puesto muy feo, con lluvia y viento, el hombre no tuvo más remedio que pedir alojamiento en el molino. Sólo estaba en casa la muchacha del molino, quien dijo al destripaterrones:
- ¡Duerme en la paja!-. Y por comida le ofreció pan y queso. El hombre comió y luego se echó a dormir con el pellejo al lado, y la mujer pensó: "Está cansado y ya duerme."
En eso entró el sacristán, el cual fue muy bien recibido por la muchacha del molino, que le dijo:
- El patrón no está; entra y vamos a darnos un banquete.
El destripaterrones no dormía aún, y al escuchar que se disponían a darse buena vida, enojado por haber tenido que contentarse él con pan y queso. La joven puso la mesa, y sirvió asado, ensalada, pasteles y vino.
Cuando se disponían a sentarse a comer, llamaron a la puerta:
- ¡Dios santo! -exclamó la chica-. ¡El amo!-. Y, a toda prisa, escondió el asado en el horno, el vino debajo de la almohada, la ensalada entre las sábanas y los pasteles debajo de la cama; en cuanto al sacristán, lo ocultó en el armario de la entrada. Acudiendo luego a abrir al molinero, le dijo-: ¡Gracias a Dios que vuelves a estar en casa! ¡Vaya tiempo para ir por el mundo!
El molinero, al ver al labrador tendido en el forraje, preguntó:
- ¿Qué hace ahí ése?
- ¡Ah! -dijo la muchacha-, es un pobre infeliz a quien le tomó la lluvia y la tormenta, y me pidió cobijo. Le he dado pan y queso, y lo he dejado dormir en el pajar.
Dijo el hombre:
- Nada tengo que decir a eso; pero prepárame pronto algo de comer.
La muchacha contestó.
- Pues no tengo más que pan y queso.
- Me contentaré con lo que sea -respondió el hombre-; venga el pan y el queso -y, mirando al destripaterrones, lo llamó:
- Ven, que comeremos juntos.
El otro no se lo hizo repetir y comieron en buena compañía. Viendo el molinero en el suelo la piel que envolvía al cuervo, preguntó a su invitado:
- ¿Qué llevas ahí? -a lo que replicó el labriego:
- Ahí dentro llevo un adivino.
- ¿También a mí podrías adivinarme cosas? -dijo el molinero.
- ¿Por qué no? -repuso el labriego-. Pero solamente dice cuatro cosas; la quinta se la reserva.
- Es curioso -dijo el hombre-. ¡Haz que adivine algo!
El labrador apretó la cabeza del cuervo, y el animal soltó un graznido: "¡Crr, crr!."
Preguntó el molinero:
- ¿Qué ha dicho?
Respondió el labriego:
- En primer lugar, ha dicho que hay vino debajo de la almohada.
- ¡Eso sí que sería bueno! -exclamó el molinero, y, yendo a comprobarlo, volvió con el vino-. Adelante -dijo.
Nuevamente hizo el destripaterrones graznar al cuervo:
- Dice ahora que hay asado en el horno.
- ¡Eso sí que sería bueno! -repuso el otro, y, saliendo, se trajo el asado.
El forastero siguió haciendo hablar al pajarraco:
- Esta vez dice que hay ensalada sobre la cama.
- ¡Eso sí que sería bueno! -repitió el molinero, y, en efecto, pronto volvió con ella. Por última vez, apretó el destripaterrones la cabeza del cuervo e, interpretando su graznido, dijo:
- Pues resulta que hay pasteles debajo de la cama.
- ¡Eso sí que sería bueno! -exclamó el molinero y, entrando en el dormitorio, encontró, efectivamente, los pasteles.
Se sentaron pues los dos a la mesa, mientras la jovencita del molino, asustadísima, fue a meterse en cama, guardándose todas las llaves. Al molinero le hubiera gustado saber la quinta cosa; pero el labrador le dijo:
- Primero nos comeremos tranquilamente todo, pues la quinta no es tan buena.
Comieron, entonces, discutiendo entretanto el precio que estaba dispuesto a pagar el molinero por la quinta predicción, y quedaron de acuerdo en trescientos ducados. Volvió entonces el destripaterrones a apretar la cabeza del cuervo, haciéndolo graznar ruidosamente.
Preguntó el molinero:
- ¿Qué ha dicho?
Y respondió el labriego:
- Ha dicho que en el armario del vestíbulo está escondido el diablo.
- ¡Pues el diablo tendrá que salir! -gritó el dueño, corriendo a abrir de par en par la puerta de la casa. Pidió luego la llave del armario a la muchacha, y ella no tuvo más remedio que dárselo; al abrir el mueble el destripaterrones, el sacristán echó a correr como alma que lleva el diablo, a lo cual dijo el molinero:
- ¡He visto al negro con mis propios ojos; tienes razón!
A la mañana siguiente, el destripaterrones se marchaba de madrugada con trescientos ducados en el bolso.
De regreso a su casa, el hombre se hizo el rumboso, y empezó a construirse una linda casita, por lo cual los aldeanos se decían entre sí:
- De seguro que el destripaterrones habrá estado en el país donde nieva oro y la gente recoge el dinero a cestos.
El alcalde lo cito para que diese cuenta de la procedencia de su riqueza, y él respondió:
- Vendí la piel de mi vaca en la ciudad por trescientos ducados.
Al oír esto los campesinos, deseosos de aprovecharse de tan espléndido negocio, se apuraron en matar todas sus vacas y despellejarlas, con propósito de venderlas en la ciudad e hincharse de ganar dinero. El alcalde exigió que su criada fuese antes que los demás; pero cuando se presentó al peletero de la ciudad, éste no le dio sino tres ducados por una piel, y a los que llegaron a continuación no les ofreció ni tan eso siquiera:
- ¿Qué quieren que haga con tantas pieles? -les dijo.
Los campesinos indignados al ver que habían sido engañados por el destripaterrones, y, ansiosos de vengarse, lo acusaron de engaño ante el alcalde. El destripaterrones fue condenado a muerte por unanimidad: sería metido en un barril agujereado y arrojado al río. Lo condujeron a las afueras del pueblo, y dijeron al sacristán que hiciera venir al cura para que le rezara la misa de difuntos. Todos los demás hubieron de alejarse, y al ver el destripaterrones al sacristán, reconoció al que había sorprendido en casa del molinero y le dijo:
- ¡Yo te saqué del armario; sácame ahora tú del barril!
Acertó a pasar en aquel momento, guiando un rebaño de ovejas, un pastor de quien sabía el destripaterrones que tenía muchas ganas de ser alcalde, y se puso a gritar con todas sus fuerzas:
- ¡No, no lo haré! ¡Aunque el mundo entero se empeñe, no lo haré!
Oyendo el pastor las voces, se acercó y preguntó:
- ¿Qué te pasa? ¿Qué es lo que no quieres hacer?
Y respondió el condenado:
- Se empeñan en hacerme alcalde si consiento en meterme en el barril; pero yo me niego.
A lo cual replicó el pastor:
- Si para ser alcalde basta con meterse en el barril, yo estoy dispuesto a hacerlo enseguida.
- Si entras, serás alcalde –le aseguró el labriego.
El hombre se avino, y se metió en el barril, mientras el otro aplicaba la cubierta y la clavaba. Luego se alejó con el rebaño del pastor. El cura volvió a la aldea y anunció que había rezado la misa, por lo que, fueron todos al lugar de la ejecución, empujaron el barril, el cual comenzó a rodar por la ladera. Gritaba el pastor:
- ¡Yo quisiera ser alcalde! -pero los presentes, pensando que era el destripaterrones el que así gritaba, respondían:
- ¡También nosotros lo quisiéramos, pero primero tendrás que dar un vistazo allá abajo! -y el barril se precipitó en el río.
Regresaron los aldeanos a sus casas, y al entrar en el pueblo se toparon con el destripaterrones, que, muy pimpante y satisfecho, llegaba también conduciendo su rebaño de ovejas. Asombrados, le preguntaron:
- Destripaterrones, ¿de dónde sales? ¿Vienes del río?
- Claro -respondió el hombre-, me he hundido mucho, mucho, hasta que, por fin, toqué el fondo. Quité la tapa del barril y salí de él, y he aquí que me encontré en unos bellísimos prados donde pacían muchísimos corderos, y me he traído esta manada.
Preguntaron los campesinos:
- ¿Y quedan todavía?
- Ya lo creo -respondió él-; más de los que pueden llevar.
Entonces los aldeanos convinieron en ir todos a buscar rebaños; y el alcalde dijo:
- Yo voy delante.
Llegaron al borde del río, y justamente flotaban en el cielo azul algunas de esas nubecillas que parecen guedejas, y las llaman borreguillas, las cuales se reflejaban en el agua:
- ¡Mirad las ovejas, allá en el fondo! -exclamaron los campesinos.
El alcalde, acercándose, dijo:
- Yo bajaré primero a ver cómo está la cosa; si está bien, los llamaré.
Y de un salto, ¡plum!, se zambulló en el agua. Creyeron los demás que les decía: ¡Venid!, y todos se precipitaron tras él. Y he aquí que todo el pueblo se ahogó, y el destripaterrones, como era el único heredero, se convirtió, para su mal, en un hombre rico, pues las riquezas conseguidas con malas artes o patrañas, sólo conducen al infierno.