Ong chúa


Царица пчёл


Ngày xửa ngày xưa… có hai hoàng tử thích phiêu lưu, lâu dần quen sống hoang dã nên không trở về nhà nữa. Người em út thường gọi là "chú Ngốc," lên đường đi tìm hai anh. Tìm mãi gặp được hai anh nhưng chàng lại bị hai anh giễu cợt rằng: ngu như "chú Ngốc" mà cũng tính chuyện đi cùng trời cuối đất, khôn ngoan như hai anh đây mà còn chẳng đi đến đâu.
Ba anh em đang đi thì gặp một tổ kiến, hai anh muốn phá tổ kiến để xem kiến vỡ tổ chạy tha trứng đi như thế nào. Nhưng chú Ngốc can ngăn:
- Để chúng sống yên thân, em không thích chuyện các anh quấy nhiễu chúng.
Ba anh em lại tiếp tục lên đường, tới bên một cái hồ đầy vịt đang bơi. Hai người anh muốn bắt một đôi làm thịt quay ăn, nhưng chú Ngốc không tán thành và nói:
- Để cho chúng sống yên lành, em không thích chuyện giết súc vật.
Cuối cùng ba anh em trông thấy một tổ ong đầy mật, mật tràn ra cả thân cây. Hai người anh muốn đốt lửa ở dưới gốc cây hun cho ong sặc khói để trèo lên lấy mật, nhưng chú Ngốc giữ hai anh lại và nói:
- Để cho chúng sống yên thân, em không thích chuyện các anh đốt tổ ong.
Rồi ba anh em tới một tòa lâu đài vắng tanh vắng ngắt, chỉ thấy toàn ngựa đá đứng trong chuồng chứ không thấy một bóng người nào. Họ đi dạo qua tất cả các phòng, đến trước một cái cửa đóng im ỉm, có ba chiếc khóa. Chính giữa cửa có đục một cửa sổ nhỏ, qua đó có thể nhòm vào trong buồng được. Họ trông thấy một người đàn ông bé nhỏ, tóc hoa râm đang ngồi trên bàn. Họ gọi lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, nhưng người kia không hề nghe thấy, mãi đến lần gọi thứ ba người kia mới nghe rõ, đứng dậy mở cửa và bước ra.
Người ấy chẳng nói một lời, dẫn họ đến trước một cái bàn bày la liệt thức ăn.
Khi họ đã ăn uống xong, người ấy dẫn mỗi hoàng tử vào trong một buồng ngủ riêng.
Sáng hôm sau người tí hon tóc đã lốm đốm bạc tới buồng người anh cả, vẫy anh ra và dẫn tới một cái bảng đá, trên bảng có ghi rõ ba việc phải làm thì mới có thể giải thoát được cho cả lâu đài.
Việc thứ nhất: có một ngàn viên ngọc của công chúa nằm dưới những đám rêu ở trong rừng, phải tìm nhặt cho hết nghìn viên ngọc ấy, nếu trước khi mặt trời lặn mà không tìm đủ số ngọc ấy, dù chỉ thiếu một viên, thì người đi tìm sẽ bị hóa đá.
Người anh cả đi vào rừng, anh tìm cả ngày trời ròng rã đến khi mặt trời sắp lặn anh ta chỉ nhặt được một trăm viên ngọc. Y như lời viết trên bảng, người anh cả bị hóa đá.
Tiếp đến ngày hôm sau người anh thứ hai lại tính chuyện phiêu lưu, số phận anh ta cũng chẳng hơn gì người anh cả, anh chỉ tìm thấy hai trăm viên ngọc và cũng bị hóa đá.
Sau cùng đến lượt chú Ngốc, chú tìm trong rêu, nhưng tìm ngọc đâu phải là dễ, công việc chạy chậm lắm. Chú ngồi lên một tảng đá và khóc nức nở, bỗng chúa kiến mà chú đã cứu sống khi xưa cùng với năm nghìn quân kiến kéo tới, chỉ trong chốc lát những con vật nhỏ xíu kia chia nhau đi tìm ngọc và đã tha về xếp thành một đống.
Việc thứ hai: phải mò ở dưới đáy bể sâu lên chiếc chìa khóa buồng ngủ của công chúa.
Khi chú Ngốc vừa ra tới bể thì đàn vịt mà chú cứu thoát khi xưa bơi lại gần chú, chúng hụp lặn và mò được chiếc chìa khóa ở dưới đáy biển khơi.
Việc thứ ba làm việc khó nhất: phải tìm ra trong ba công chúa đang ngủ cô nào là trẻ nhất và đáng yêu nhất. Cả ba đều giống nhau như đúc, họ chỉ khác nhau ở chỗ: trước khi đi ngủ ba nàng ăn những đồ ngọt nhau; cô cả ăn một cục đường, cô thứ hai uống nước xi rô, cô em út ăn một thìa đầy mật ong.
Giữa lúc đang băn khoăn thì ong chúa của loài ong bay tới, ong chúa mà chú Ngốc đã cứu khi xưa muốn tới giúp chú, ong bay đậu trên môi từng người rồi ngửi, cuối cùng ong chúa đậu lại trên môi cô công chúa đã ăn mật ong do vậy hoàng tử nhận ra ngay người mình phải tìm.
Thế là quỷ thuật hết mầu nhiệm, cả lâu đài thoát khỏi giấc ngủ triền miên, ai đã hóa đá lại trở thành người.
Chú Ngốc cưới nàng công chúa trẻ nhất, đáng yêu nhất và được nối ngôi sau khi vua cha băng hà, còn hai anh ruột lấy hai nàng công chúa kia.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Два королевича однажды вышли на поиски приключений и повели такую дикую, распущенную жизнь, что и дома не появлялись. Их младший брат, которого все называли дурачком, пустился в путь, чтобы разыскать своих братьев. Когда же он их отыскал, они стали над ним смеяться, что он, мол, со своей простотой задумал пробить себе по белу свету путь, а они-то оба, хоть и умнее его, не могли своего пути сыскать.
Вот и пошли они втроем далее и пришли к большому муравейнику. Двое старших хотели его раскопать и посмотреть, как бы маленькие мурашики в нем закопошились, унося свои яички; но дурачок сказал: "Оставьте муравьев в покое, я не позволю их тревожить".
Потом пошли они далее и пришли к озеру, по которому плавало много-много уток. Двое старших хотели парочку их поймать и изжарить, но дурачок и этого не дозволил, сказав: "Оставьте уток в покое!"
Наконец пришли они к пчелиному улью в дупле дерева, и в нем было столько меду, что он даже по стволу дерева вниз стекал. Старшие хотели было разложить огонь под деревом и всех пчел выкурить дымом, но дурачок и от этого их удержал: "Оставьте пчел в покое!"
Наконец пришли они путем-дорогою к замку, где в конюшне стояли только каменные кони и нигде не видать было ни единой живой души. Они перешли через все залы и затем в самом конце замка нашли дверь, на которой висели три замка.
На той двери была, однако же, скважина, сквозь которую можно было видеть, что в той запертой комнате происходит: И они увидели серенького человечка, который сидел за столом. Они окликнули его раз и другой, но он не слышал; наконец они окликнули его и в третий раз, и он поднялся из-за стола, отомкнул все три замка и вышел к ним. Он молча привел их к столу, изобильно заставленному кушаньями; а когда они наелись, отвел каждого из них в особую опочивальню.
На другое утро человечек пришел у, старшему брату и подвел его к каменному столу, на котором были начертаны три задачи, решив которые, можно было избавить замок от тяготевших над ним чар.
Первая заключалась в том, что в лесу, подо мхом, рассыпаны были жемчужины королевы - тысяча штук; их надо было все разыскать, и если к солнечному закату хотя бы одна из них не будет разыскана, то искавший должен был за это поплатиться тем, что сам обращался в камень.
Старший разыскивал жемчуг целый день и всего-то разыскал с сотню жемчужин, и с ним случилось то, что было написано на мраморной доске стола - он обратился в камень.
На следующее утро второй брат принялся за то же дело; но и он разыскал всего двести жемчужин и также превращен был в камень.
Наконец очередь дошла и до дурачка, и тот стал рыться во мху; но дело шло так медленно… Вот он и присел на камень, и заплакал…
В это время пришел к нему муравьиный царек, которому он когда-то жизнь спас, привел с собою пять тысяч муравьев, и в самое короткое время собрали они все жемчужины до единой и снесли в одну кучу.
Вторая задача состояла в том, чтобы со дна озера достать ключ к опочивальне королевен, хозяек того замка.
Пришел дурачок к озеру и видит: плавают по озеру утки, которым он когда-то жизнь спас, нырнули они на дно его и добыли ключик.
Третья задача была самою трудною из всех: предстояло из трех королевен, спавших в опочивальне, выбрать младшую и красивейшую. Но они были как две капли воды похожи друг на друга, и различить их было возможно только по тому, что на сон грядущий они поели различных лакомств: старшая съела кусок сахару, вторая - немного сиропа, а младшая - ложку меду.
Тогда прилетела царица пчел, правившая тем ульем, который был спасен дурачком от жестокого замысла братьев; эта пчелка заглянула в уста всем трем королевнам и остановилась на тех устах, которые еще благоухали медом, и таким образом королевич отличил младшую королевну от ее сестер. Когда эта третья задача была разрешена, чары рассеялись, все в замке очнулись от глубокого сна, и все окаменелые вновь получили свой прежний человеческий образ.
Дурачок женился на младшей и красивейшей из королевен и стал королем над тою страною по смерти ее отца; а двоим его братьям достались две старшие сестры в жены.