Con ngỗng vàng


La oca de oro


Ngày xưa, có một người có ba đứa con trai, đứa con út được gọi là chàng Ngốc. Chàng thường bị khinh rẻ, chế giễu và nếu có việc gì thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến chàng.
Một hôm, người con trai cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn và uống khi đói và khát. Vừa vào tới rừng, một ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh ở trong bị của anh và cho lão uống một ngụm rượu vang. Lão đói và khát quá!
Nhưng anh chàng khôn ngoan đáp:
- Nếu tôi cho lão bánh và rượu vang của tôi thì chính tôi sẽ chẳng có gì cả, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta để mặc ông lão đứng đó và đi tiếp.
Anh ta đẵn cây được một lát thì tự nhiên trượt tay, rìu chém vào cánh tay nên anh phải về nhà để băng bó. Tai nạn ấy chính là do ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ gây ra.
Sau đó đến người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như đối với người con cả. Anh ta cũng gặp đúng ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, ông cũng xin anh một mẩu bánh và một ngụm rượu vang. Nhưng người con thứ hai nói nghe có vẻ có lý lắm:
- Tôi cho lão cái gì là tôi không có cái đó, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta cũng để mặc ông lão đứng đó mà đi tiếp.
Làm sao tránh khỏi bị trừng phạt: anh vừa mới chặt được vài nhát thì tự nhiên vung rìu chặt ngay vào chính chân mình nên phải khiêng về nhà.
Sau đó chàng Ngốc cũng xin cha:
- Thưa cha, cha để cho con đi rừng đốn củi một bận xem sao.
Người cha đáp:
- Hai anh mày đã bị thương trong chuyện đó, thôi đừng có đi, mày thì biết gì về việc đi rừng đốn củi.
Chàng Ngốc xin mãi, xin cho kỳ được mới thôi. Người cha bảo:
- Muốn đi thì cứ đi đi. Có thất bại, đau đớn thì mới khôn ra được.
Mẹ đưa cho anh một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai rượu bia chua.
Vừa vào tới rừng thì ông già nhỏ bé tóc bạc phơ lại bước tới chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu ở chai, lão đói và khát quá.
Chàng Ngốc đáp:
- Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy dùng tạm được thì xin cụ cùng ngồi ăn với cháu.
Hai người ngồi xuống. Khi chàng Ngốc lấy bánh ủ tro thì hóa ra là một chiếc bánh trứng ngon lành, và rượu bia chua kia đã biến thành rượu vang ngon.
Ăn uống xong đâu đấy, ông lão bảo:
- Vì cháu tốt bụng và sẵn sàng chia của của mình cho người khác nên lão cũng muốn ban phước cho cháu. Ở đằng kia có một cây cổ thụ, cháu đẵn xuống thế nào cũng thấy trong đám rễ cây một cái gì đó.
Ngay sau đó, ông lão chào từ biệt.
Chàng Ngốc đi lại đẵn cây cổ thụ. Cây vừa đổ xuống thì thấy trong đám rễ một con ngỗng lông bằng vàng thật.
Anh nhấc ngỗng lên và bế nó theo vào một quán trọ để ngủ trọ một đêm.
Chủ quán có ba cô con gái. Ba cô thấy ngỗng thì thắc mắc không hiểu là chim gì và chỉ muốn lấy được một chiếc lông bằng vàng của nó.
Cô cả nghĩ bụng:
- Thế nào mà chả có dịp để mình nhổ lấy một chiếc lông.
Khi chàng Ngốc đi ra ngoài, cô ta nắm ngay lấy cánh ngỗng, nhưng vừa đụng vào thì cả ngón lẫn tay của cô dính chặt luôn vào đó không rút ra được.
Một lát sau, cô thứ hai bước tới với ý định nhổ lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa chạm tay vào người cô chị thì bị dính luôn vào người chị.
Sau cùng cô thứ ba bước tới cũng định nhổ một chiếc lông ngỗng. Ngay lúc đó, hai cô chị thét lên:
- Tránh ra, trời ơi là trời, tránh ra!
Cô em út chẳng hiểu tại sao mình lại phải tránh ra, cô nghĩ bụng:
- Cái gì các chị làm được thì mình cũng làm được.
Rồi cô nhảy tới, vừa đụng tới các chị thì cô cũng bị dính luôn vào, thế là cả ba cô phải ngủ chung với ngỗng đêm đó.
Sáng hôm sau, chàng Ngốc bế ngỗng đi chẳng để ý gì đến ba cô dính vào ngỗng, các cô đành phải lẽo đẽo theo sau, mặc anh muốn rẽ sang phải hay trái tùy ý. Cha xứ gặp đoàn người ở giữa đồng, cha xứ nói:
- Không biết xấu hổ hay sao hả lũ con gái quạ tha ma bắt kia? Kéo đàn kéo lũ theo đàn ông đi giữa đồng ban ngày ban mặt thế kia thì coi sao được.
Cha liền nắm tay cô trẻ nhất tính kéo lại, cha vừa đụng đến cô thì chính cha cũng không thoát. Cha bị dính chặt luôn vào và cũng cứ thế lẽo đẽo đi theo sau.
Một lát sau, người giữ đồ thánh đi tới. Thấy cha xứ bám sát gót ba cô gái thì rất lấy làm ngạc nhiên, kêu lên:
- Trời ơi, cha đi đâu mà vội vàng như vậy? Cha nhớ là hôm nay con phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy.
Người giữ đồ thánh chạy lại nắm lấy tay áo cha thì cũng bị dính vào.
Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì có hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ họ kéo mình và người giữ đồ thánh ra. Nhưng hai bác nông dân vừa sờ vào người giữ đồ thánh thì lại bị dính chặt luôn vào. Thế là cả bảy người đành phải lẽo đẽo theo sau chàng Ngốc ôm ngỗng.
Sau đó chàng Ngốc tới kinh đô. Vua ngự trị đất nước hồi bấy giờ có một cô con gái, nàng quá ư là nghiêm nghị, nghiêm nghị tới mức không ai có thể làm cho nàng bật cười được. Vua truyền lệnh cho khắp thiên hạ, ai làm công chúa bật cười thì được phép cưới nàng làm vợ.
Chàng Ngốc nghe tin ấy, cũng ôm ngỗng cùng đoàn người thất thểu bước thấp bước cao đến trước mặt công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch nối đuôi nhau tức cười quá nên bật cười lên, cười mãi, cười hoài như không muốn dứt.
Rồi chàng Ngốc đòi cưới công chúa. Nhưng vua không thích chàng rể ấy, viện hết cớ này đến cớ khác để từ chối. Vua ra điều kiện cho chàng Ngốc phải tìm và dẫn tới một người có thể uống cạn hết một hầm rượu vang thì mới được cưới công chúa.
Chàng Ngốc nghĩ ngay tới ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, người có thể giúp anh chuyện này. Anh đi vào rừng, tới chỗ cây bị đẵn anh thấy có một người đàn ông ngồi mặt buồn rườu rượi. Chàng Ngốc hỏi người đó lý do vì sao buồn như vậy.
Người đó trả lời:
- Tôi khát khô cả cổ, tôi đã uống mà vẫn còn khát. Tôi không chịu được nước lã. Thực ra, tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng nó chỉ như muối bỏ bể.
Chàng Ngốc nói:
- Thế thì anh có thể giúp tôi. Anh hãy đi với tôi, anh có thể uống no, uống tới chán thì thôi.
Sau đó chàng Ngốc dẫn anh ta tới hầm rượu của nhà vua. Anh chàng này nhảy tới các thùng rượu to tướng, uống mãi, uống hoài, uống tới khi căng tức cả bụng, chưa đến một ngày mà anh ta uống cạn hết cả một hầm rượu vang.
Chàng Ngốc lại đòi cưới công chúa. Vua bực mình lắm, một tên vớ vẩn mà mọi người đặt tên là chàng Ngốc mà lại đòi cưới con gái ông ư? Vua lại đưa ra những điều kiện mới: Chàng Ngốc phải tìm sao cho ra một người có khả năng ăn hết một núi bánh.
Chàng Ngốc ngồi suy nghĩ một lát rồi đi vào rừng. Vẫn chỗ đẵn cây cũ có một người đàn ông ngồi hai tay đang thắt bụng bằng một chiếc dây da, bộ mặt nom thật thiểu não, anh ta nói:
- Tôi đã ăn một lò bánh, nhưng nó chẳng thấm tháp vào đâu cả đối với một người ăn thủng nồi trôi rế như tôi. Dạ dày tôi vẫn lép kẹp, tôi phải thắt bụng cho nhỏ lại kẻo chết đói mất.
Chàng Ngốc mừng quá nói ngay:
- Anh đứng dậy đi với tôi, anh sẽ được ăn no nê.
Chàng Ngốc dẫn anh ta tới sân rồng, nhà vua cho chở bột mì của cả nước về cung, rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Anh chàng người rừng bước ra, rồi bắt đầu ăn. Chỉ trong một ngày cả núi bánh biến mất.
Lần thứ ba chàng Ngốc đòi lấy công chúa. Một lần nữa vua lại tìm cách thoái thác nên bắt chàng Ngốc phải tìm cho ra một chiếc thuyền có thể đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nói:
- Nếu ngươi cập bến bằng thuyền đó thì ngươi có thể cưới con gái ta.
Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão nhỏ bé tóc bạc phơ, người mà anh mời ăn bánh trước đây đã ngồi ở đó. Ông lão nói:
- Chính lão đã uống và ăn hộ anh. Để lão cho anh chiếc thuyền, tất cả những chuyện đó đều do lão làm giúp anh, vì anh đã cư xử với lão tử tế.
Rồi ông lão tóc bạc phơ cho chàng Ngốc một chiếc thuyền đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nhìn thấy thuyền cập bến thì không còn cách gì giữ con gái được nữa. Đám cưới được tổ chức linh đình. Sau khi vua băng hà, chàng Ngốc lên nối ngôi và sống hạnh phúc bên người vợ của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Un hombre tenía tres hijos, al tercero de los cuales llamaban "El zoquete", que era menospreciado y blanco de las burlas de todos. Un día quiso el mayor ir al bosque a cortar leña; su madre le dio una torta de huevos muy buena y sabrosa y una botella de vino, para que no pasara hambre ni sed. Al llegar al bosque encontróse con un hombrecillo de pelo gris y muy viejo, que lo saludó cortésmente y le dijo:
- Dame un pedacito de tu torta y un sorbo de tu vino. Tengo hambre y sed.
El listo mozo respondió
- Si te doy de mi torta y de mi vino apenas me quedará para mí; sigue tu camino y déjame -y el viejo quedó plantado y siguió adelante. Se puso a cortar un árbol, y al poco rato pegó un hachazo en falso y el hacha se le clavó en el brazo, por lo que tuvo que regresar a su casa a que lo vendasen. Con esta herida pagó su conducta con el hombrecillo.
Partió luego el segundo para el bosque, y, como al mayor, su madre lo proveyó de una torta y una botella de vino. También le salió al paso el viejecito gris, y le pidió un pedazo de torta y un trago de vino. Pero también el hijo segundo le replicó con displicencia:
- Lo que te diese me lo quitaría a mí; ¡sigue tu mí; ¡sigue tu camino! ­y dejando plantado al anciano, se alejó. No se hizo esperar el castigo. Apenas había asestado un par de hachazos a un tronco cuando se hirió en una pierna, y hubo que conducirlo a su casa.
Dijo entonces "El zoquete":
- Padre, déjame ir al bosque a buscar leña.
- Tus hermanos se han lastimado -contestóle el padre-; no te metas tú en esto, pues no entiendes nada.
Pero el chico insistió tanto, que, al fin, le dijo su padre: -Vete, pues, si te empeñas; a fuerza de golpes ganarás experiencia.
Diole la madre una torta amasada con agua y cocida en las cenizas. y una botella de cerveza agria. Cuando llegó al bosque se encontró igualmente con el hombrecillo gris, el cual lo saludó y dijo:
- Dame un poco de tu torta, y un trago de lo que llevas en la botella, pues tengo hambre y sed.
- No llevo sino una torta cocida en la ceniza y cerveza agria -le respondió "El zoquete"-; si te conformas, sentémonos y comeremos.
Y se sentaron. Y he aquí que cuando el mozo sacó la torta, resultó ser un magnífico pastel de huevos, y la cerveza agria se había convertido en un vino excelente.
- Puesto que tienes buen corazón y eres generoso, te daré suerte. ¿Ves aquel viejo árbol de allí? Pues córtalo; encontrarás algo en la raíz -. Y con estas palabras, el hombrecillo se despidió.
"El zoquete" se encaminó al árbol y lo árbol y lo derribó a hachazos, y al caer apareció en la raíz una oca de plumas de oro puro. Se la llevó consigo y entró en una posada para pasar la noche. El dueño tenía tres hijas, que, al ver la oca, sintieron por ella una gran curiosidad, y el deseo de poseer una de sus plumas de oro. La mayor pensó: "Será mucho que no encuentre una oportunidad para arrancarle una pluma", y, un momento en que el muchacho salió de su cuarto, sujetó la oca por un ala; pero los dedos y la mano se le quedaron pegados a ella. Pronto acudió la segunda, con la idea de llevarse también una pluma de oro; pero no bien tocó a su hermana quedó pegada a ella. Finalmente, fue la tercera con idéntico propósito, y las otras le gritaron:
- ¡Apártate, por Dios Santo, apártate!
Pero ella, no comprendiendo por qué debía apartarse y pensando que si sus hermanas estaban allí, también ella podía estar, se acercó y, apenas hubo tocado a la segunda, quedó asimismo aprisionada sin poder soltarse. Y así tuvieron que pasarse la noche pegadas a la oca.
A la mañana, "El zoquete", cogiendo el animal bajo el brazo, emprendió el camino de su casa, sin preocuparse de las tres muchachas, que lo seguían quieras o no, haciendo eses, según le llevaban a él las piernas. En medio del campo se encontraron con el señor cura, quien, al ver la al ver la comitiva, dijo:
- ¿No os da vergüenza, descaradas, correr de este modo tras este joven en despoblado? ¿Os parece decente?
Y sujetó a la menor por la mano con intención de separarla; pero no bien la tocó, quedó a su vez enganchado y hubo de participar también en la carrera. Al poco rato acertó a pasar el sacristán, y, al ver al señor cura que seguía a las muchachas, sorprendido dijo:
- ¿Y pues, señor cura, adónde va tan de prisa? ¿Se ha olvidado de que hoy tenemos un bautizo? -y corriendo hacia él, lo cogió de la manga, quedando asimismo sujeto. Trotando así los cinco, topáronse con dos labradores que, con sus azadones al hombro, regresaban del campo. Llamólos el cura, pidiéndoles que lo desenganchasen, a él y al sacristán; pero no bien hubieron tocado los hombres a este último, ¡helos también aprisionados! Y ya eran siete los que corrían en pos de "El zoquete" y su oca.
Poco después llegaron a una ciudad, cuyo rey era padre de una hija tan seria y adusta, que nadie, había logrado hacerla reír. Por eso el Rey había hecho pregonar que daría la mano de la princesa al hombre que fuese capaz de provocar su risa. Al enterarse de ello, "El zoquete", arrastrando todo su séquito, se presentó a la hija del Rey, y al ver ella aquella hilera de siete personas corriendo sin parar una tras otra, se echó a reír tan a reír tan fuerte y tan a gusto, que no podía cesar en sus carcajadas. Entonces "El zoquete" la pidió por esposa. Pero el Rey, al que no gustaba aquel yerno, opuso toda clase de objeciones, y, al fin, le dijo que antes debía traerle a un hombre capaz de beberse todo el vino que cabía en la bodega de palacio. Pensó el joven en su hombrecillo del bosque y fue a pedirle ayuda. Y he aquí que en el mismo lugar donde cortara el árbol vio sentado a un individuo en cuyo rostro se pintaba la aflicción. Preguntóle "El zoquete" el motivo de su pesar, y el otro le contestó:
- Sufro de una sed terrible, que no puedo calmar de ningún modo. No puedo con el agua fría, y aunque me he bebido todo un tonel de vino, ¿qué es una gota sobre una piedra ardiente?
- Yo puedo remediar esto -díjole el joven-. Vente conmigo y te prometo que beberás hasta reventar.
Y así diciendo, lo condujo a la bodega real, donde el hombre la emprendió, bebe que te bebe, con las voluminosas cubas, hasta que ya le dolían las caderas, y antes de que se hubiese terminado el día, había vaciado toda la bodega.
"El zoquete" acudió nuevamente a reclamar su novia; pero el Rey, irritado al pensar que un mozalbete que todo el mundo tenía por tonto se hubiese de llevar a su hija, púsole una nueva condición. Antes debía condición. Antes debía encontrar a un hombre capaz de comerse una montaña de pan. No se lo pensó mucho el mozo, sino que se dirigió inmediatamente al bosque, y en el mismo lugar que antes, encontró a un hombre ocupado en apretarse el cinturón y que, con cara compungida, le dijo:
- Me he comido toda una hornada de pan. Pero, ¿qué es esto para un hambre como la que yo tengo? Mi estómago sigue vacío, y no me queda más recurso que apretarme el cinturón para no morirme de hambre.
Díjole "El zoquete" muy contento:
- Vente conmigo y te vas a hartar.
Y lo llevó a la corte del Rey, el cual había mandado reunir toda la harina del reino y cocer con ella una enorme montaña de pan. El hombre del bosque se situó enfrente de ella, empezó a comer, y, al ponerse el sol, aquella enorme mole había desaparecido. Por tercera vez reclamó "El zoquete" a la princesa; pero el Rey, buscando todavía dilaciones, le exigió que le trajera un barco capaz de ir por tierra y por agua.
-En cuanto llegues navegando en él -díjole-, mi hija será tu esposa.
Nuevamente se encaminó el muchacho al bosque, donde lo aguardaba el viejo hombrecillo gris con quien repartiera su torta, y que le dijo:
- Para ti he comido y bebido, y ahora te daré el barco. Todo eso lo hago porque fuiste compasivo conmigo.
Y le dio el barco que iba barco que iba por tierra y por agua; y cuando el Rey lo vio, ya no pudo seguir negándose a entregarle a su hija. Celebróse la boda; a la muerte del Rey, "El zoquete" heredó la corona, y durante largos años vivió feliz con su esposa.