Con ngỗng vàng


Az aranylúd


Ngày xưa, có một người có ba đứa con trai, đứa con út được gọi là chàng Ngốc. Chàng thường bị khinh rẻ, chế giễu và nếu có việc gì thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến chàng.
Một hôm, người con trai cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn và uống khi đói và khát. Vừa vào tới rừng, một ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh ở trong bị của anh và cho lão uống một ngụm rượu vang. Lão đói và khát quá!
Nhưng anh chàng khôn ngoan đáp:
- Nếu tôi cho lão bánh và rượu vang của tôi thì chính tôi sẽ chẳng có gì cả, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta để mặc ông lão đứng đó và đi tiếp.
Anh ta đẵn cây được một lát thì tự nhiên trượt tay, rìu chém vào cánh tay nên anh phải về nhà để băng bó. Tai nạn ấy chính là do ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ gây ra.
Sau đó đến người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như đối với người con cả. Anh ta cũng gặp đúng ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, ông cũng xin anh một mẩu bánh và một ngụm rượu vang. Nhưng người con thứ hai nói nghe có vẻ có lý lắm:
- Tôi cho lão cái gì là tôi không có cái đó, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta cũng để mặc ông lão đứng đó mà đi tiếp.
Làm sao tránh khỏi bị trừng phạt: anh vừa mới chặt được vài nhát thì tự nhiên vung rìu chặt ngay vào chính chân mình nên phải khiêng về nhà.
Sau đó chàng Ngốc cũng xin cha:
- Thưa cha, cha để cho con đi rừng đốn củi một bận xem sao.
Người cha đáp:
- Hai anh mày đã bị thương trong chuyện đó, thôi đừng có đi, mày thì biết gì về việc đi rừng đốn củi.
Chàng Ngốc xin mãi, xin cho kỳ được mới thôi. Người cha bảo:
- Muốn đi thì cứ đi đi. Có thất bại, đau đớn thì mới khôn ra được.
Mẹ đưa cho anh một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai rượu bia chua.
Vừa vào tới rừng thì ông già nhỏ bé tóc bạc phơ lại bước tới chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu ở chai, lão đói và khát quá.
Chàng Ngốc đáp:
- Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy dùng tạm được thì xin cụ cùng ngồi ăn với cháu.
Hai người ngồi xuống. Khi chàng Ngốc lấy bánh ủ tro thì hóa ra là một chiếc bánh trứng ngon lành, và rượu bia chua kia đã biến thành rượu vang ngon.
Ăn uống xong đâu đấy, ông lão bảo:
- Vì cháu tốt bụng và sẵn sàng chia của của mình cho người khác nên lão cũng muốn ban phước cho cháu. Ở đằng kia có một cây cổ thụ, cháu đẵn xuống thế nào cũng thấy trong đám rễ cây một cái gì đó.
Ngay sau đó, ông lão chào từ biệt.
Chàng Ngốc đi lại đẵn cây cổ thụ. Cây vừa đổ xuống thì thấy trong đám rễ một con ngỗng lông bằng vàng thật.
Anh nhấc ngỗng lên và bế nó theo vào một quán trọ để ngủ trọ một đêm.
Chủ quán có ba cô con gái. Ba cô thấy ngỗng thì thắc mắc không hiểu là chim gì và chỉ muốn lấy được một chiếc lông bằng vàng của nó.
Cô cả nghĩ bụng:
- Thế nào mà chả có dịp để mình nhổ lấy một chiếc lông.
Khi chàng Ngốc đi ra ngoài, cô ta nắm ngay lấy cánh ngỗng, nhưng vừa đụng vào thì cả ngón lẫn tay của cô dính chặt luôn vào đó không rút ra được.
Một lát sau, cô thứ hai bước tới với ý định nhổ lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa chạm tay vào người cô chị thì bị dính luôn vào người chị.
Sau cùng cô thứ ba bước tới cũng định nhổ một chiếc lông ngỗng. Ngay lúc đó, hai cô chị thét lên:
- Tránh ra, trời ơi là trời, tránh ra!
Cô em út chẳng hiểu tại sao mình lại phải tránh ra, cô nghĩ bụng:
- Cái gì các chị làm được thì mình cũng làm được.
Rồi cô nhảy tới, vừa đụng tới các chị thì cô cũng bị dính luôn vào, thế là cả ba cô phải ngủ chung với ngỗng đêm đó.
Sáng hôm sau, chàng Ngốc bế ngỗng đi chẳng để ý gì đến ba cô dính vào ngỗng, các cô đành phải lẽo đẽo theo sau, mặc anh muốn rẽ sang phải hay trái tùy ý. Cha xứ gặp đoàn người ở giữa đồng, cha xứ nói:
- Không biết xấu hổ hay sao hả lũ con gái quạ tha ma bắt kia? Kéo đàn kéo lũ theo đàn ông đi giữa đồng ban ngày ban mặt thế kia thì coi sao được.
Cha liền nắm tay cô trẻ nhất tính kéo lại, cha vừa đụng đến cô thì chính cha cũng không thoát. Cha bị dính chặt luôn vào và cũng cứ thế lẽo đẽo đi theo sau.
Một lát sau, người giữ đồ thánh đi tới. Thấy cha xứ bám sát gót ba cô gái thì rất lấy làm ngạc nhiên, kêu lên:
- Trời ơi, cha đi đâu mà vội vàng như vậy? Cha nhớ là hôm nay con phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy.
Người giữ đồ thánh chạy lại nắm lấy tay áo cha thì cũng bị dính vào.
Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì có hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ họ kéo mình và người giữ đồ thánh ra. Nhưng hai bác nông dân vừa sờ vào người giữ đồ thánh thì lại bị dính chặt luôn vào. Thế là cả bảy người đành phải lẽo đẽo theo sau chàng Ngốc ôm ngỗng.
Sau đó chàng Ngốc tới kinh đô. Vua ngự trị đất nước hồi bấy giờ có một cô con gái, nàng quá ư là nghiêm nghị, nghiêm nghị tới mức không ai có thể làm cho nàng bật cười được. Vua truyền lệnh cho khắp thiên hạ, ai làm công chúa bật cười thì được phép cưới nàng làm vợ.
Chàng Ngốc nghe tin ấy, cũng ôm ngỗng cùng đoàn người thất thểu bước thấp bước cao đến trước mặt công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch nối đuôi nhau tức cười quá nên bật cười lên, cười mãi, cười hoài như không muốn dứt.
Rồi chàng Ngốc đòi cưới công chúa. Nhưng vua không thích chàng rể ấy, viện hết cớ này đến cớ khác để từ chối. Vua ra điều kiện cho chàng Ngốc phải tìm và dẫn tới một người có thể uống cạn hết một hầm rượu vang thì mới được cưới công chúa.
Chàng Ngốc nghĩ ngay tới ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, người có thể giúp anh chuyện này. Anh đi vào rừng, tới chỗ cây bị đẵn anh thấy có một người đàn ông ngồi mặt buồn rườu rượi. Chàng Ngốc hỏi người đó lý do vì sao buồn như vậy.
Người đó trả lời:
- Tôi khát khô cả cổ, tôi đã uống mà vẫn còn khát. Tôi không chịu được nước lã. Thực ra, tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng nó chỉ như muối bỏ bể.
Chàng Ngốc nói:
- Thế thì anh có thể giúp tôi. Anh hãy đi với tôi, anh có thể uống no, uống tới chán thì thôi.
Sau đó chàng Ngốc dẫn anh ta tới hầm rượu của nhà vua. Anh chàng này nhảy tới các thùng rượu to tướng, uống mãi, uống hoài, uống tới khi căng tức cả bụng, chưa đến một ngày mà anh ta uống cạn hết cả một hầm rượu vang.
Chàng Ngốc lại đòi cưới công chúa. Vua bực mình lắm, một tên vớ vẩn mà mọi người đặt tên là chàng Ngốc mà lại đòi cưới con gái ông ư? Vua lại đưa ra những điều kiện mới: Chàng Ngốc phải tìm sao cho ra một người có khả năng ăn hết một núi bánh.
Chàng Ngốc ngồi suy nghĩ một lát rồi đi vào rừng. Vẫn chỗ đẵn cây cũ có một người đàn ông ngồi hai tay đang thắt bụng bằng một chiếc dây da, bộ mặt nom thật thiểu não, anh ta nói:
- Tôi đã ăn một lò bánh, nhưng nó chẳng thấm tháp vào đâu cả đối với một người ăn thủng nồi trôi rế như tôi. Dạ dày tôi vẫn lép kẹp, tôi phải thắt bụng cho nhỏ lại kẻo chết đói mất.
Chàng Ngốc mừng quá nói ngay:
- Anh đứng dậy đi với tôi, anh sẽ được ăn no nê.
Chàng Ngốc dẫn anh ta tới sân rồng, nhà vua cho chở bột mì của cả nước về cung, rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Anh chàng người rừng bước ra, rồi bắt đầu ăn. Chỉ trong một ngày cả núi bánh biến mất.
Lần thứ ba chàng Ngốc đòi lấy công chúa. Một lần nữa vua lại tìm cách thoái thác nên bắt chàng Ngốc phải tìm cho ra một chiếc thuyền có thể đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nói:
- Nếu ngươi cập bến bằng thuyền đó thì ngươi có thể cưới con gái ta.
Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão nhỏ bé tóc bạc phơ, người mà anh mời ăn bánh trước đây đã ngồi ở đó. Ông lão nói:
- Chính lão đã uống và ăn hộ anh. Để lão cho anh chiếc thuyền, tất cả những chuyện đó đều do lão làm giúp anh, vì anh đã cư xử với lão tử tế.
Rồi ông lão tóc bạc phơ cho chàng Ngốc một chiếc thuyền đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nhìn thấy thuyền cập bến thì không còn cách gì giữ con gái được nữa. Đám cưới được tổ chức linh đình. Sau khi vua băng hà, chàng Ngốc lên nối ngôi và sống hạnh phúc bên người vợ của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Volt egyszer egy ember, s annak három fia. A három közül a legkisebbiket Tökfilkónak hívták. Ahol érték, megtréfálták; ha tehették, csúfot űztek belőle; neki volt a legrosszabb sora, szegénynek.
Egyszer a legidősebb testvér fát vágni ment az erdőre. Mielőtt elindult, anyja adott neki egy szép kalácsot meg egy flaskó bort, hogy legyen mit ennie-innia, ha megéheznék, megszomjaznék. Ahogy a fiú beért az erdőbe, szembejött vele egy ősz öregemberke, jó napot köszönt, s azt mondta:
- Adj egy darabkát a kalácsodból meg egy kortyot a borodból! Nagyon éhes, nagyon szomjas vagyok!
De a fiú nagy bölcsen azt felelte:
- Ha neked adom a kalácsomat meg a boromat, mi marad nekem? Szedd a lábad, eredj a dolgodra!
Azzal otthagyta az emberkét, s ment a maga útján. Kiért az irtáshoz, nekilátott a munkának, nagyokat vágott a fa tövére, hanem egyszer csak elvétette a csapást, beleszaladt a fejsze a karjába, haza kellett mennie, hogy bekötözzék. És ez mind az ősz öregemberke miatt történt.
Most aztán a középső fiú indult az erdőre. Anyja annak is adott egy kalácsot meg egy üveg bort. Az emberke vele is szembejött, őt is megszólította, tőle is kért egy falat kalácsot meg egy korty bort. De a középső fiú is azt mondta nagy bölcsen:
- Amit neked adnék, azzal magamnak volna kevesebbem; szedd a lábad, eredj a dolgodra!
Azzal otthagyta az emberkét, s ment a maga útján.
A büntetés őt is utolérte: alig sújtott egyet-kettőt a fa tövére, félreszaladt a fejsze, bele a lábába, úgy kellett hazavinni.
Harmadnap előállt Tökfilkó.
- Édesapám - mondta -, engedj ki egyszer az erdőre fát vágni!
- Hogy mehetnél, mikor a két bátyád is rosszul járt, te meg még csak nem is értesz hozzá!
De Tökfilkó olyan állhatatosan kérte, addig rimánkodott, míg végül az apja azt mondta:
- Hát csak eredj! Majd tanulsz a saját károdon!
Anyja hamuban sült lepényt adott neki és hozzá egy üveg árpasört. A fiú útnak indult, beért az erdőbe, találkozott az ősz öregemberkével. Az ráköszönt és megszólította:
- Adj egy darabot a tésztádból meg egy kortyot a flaskódból, megéheztem, megszomjaztam!
- Nincs egyebem, csak hamuban sült lepényem meg keserű árpasöröm; ha azzal beéred, üljünk le, lássunk neki.
Letelepedtek. Tökfilkó leakasztotta a tarisznyáját, hogy előszedje a hamuban sült lepényt: hát finom tejeskalácsot talált benne a keserű árpasör helyett pedig zamatos bort. Jót ettek-ittak; akkor az emberke azt mondta:
- Mert jó szíved van, és szívesen megosztod a magadét mással, szerencséssé teszlek. Ott áll egy öreg fa, azt vágd ki, lelsz majd valamit a gyökerei közt.
Azzal az emberke eltűnt.
Tökfilkó nekiállt; beékelte az öreg fát, s kidöntötte. Hát egy lúd ült a övében színaranyból volt a tolla. Kiszedte a ludat a gyökerek közül, és magával vitte. Betért egy fogadóba, ott akart meghálni:
A fogadósnak volt három lánya, kíváncsian nézték a ludat, miféle csodamadár ez. Szívesen téptek volna egy-két aranytollat a szárnyából. "Majd csak adódik rá alkalom; hogy kirántsak egyet" - gondolta a legnagyobbik, s amikor Tökfilkó kiment a szobából, odakapott a lúd szárnyához, de ujja-keze azon nyomban hozzáragadt. Jött nemsokára a középső lány, annak sem volt más szándéka, mint hogy egy aranytollat kerítsen magának, de ahogy véletlenül a nénjéhez ért, hozzáragadt a keze.
Jött végül a harmadik lány is, s az se másért.
- Ne gyere ide - kiáltotta a másik kettő -, az ég áldjon meg, ide ne gyere!
De az nem értette, miért ne mehetne oda.
- Ha ti ott vagytok, én is ott lehetek - mondta, azzal megfogta a nénje karját, s odébb akarta húzni, hogy ő is odaférjen az aranylúdhoz; azt hitte javában kopasztják már, s a végén neki nem marad semmi a tollából. Hanem amint a testvéréhez ért, többé el sem tudott válni tőle; hozzáragadt a keze neki is.
Így aztán ott éjszakáztak a lúd mellett mind a hárman.
Másnap reggel Tökfilkó a hóna alá vette a ludat, és továbbállt; ügyet se vetett a lúdhoz ragadt három lányra. Azok meg szép libasorban szaladtak utána, s hol jobbra tartottak, hol balra fordultak, ahogy a fiúnak éppen kedve hozta. Kint a mezőn szembejött velük a pap; meglátta a menetet, s rákiáltott a lányokra:
- Nem röstellitek magatokat, szégyentelen fehérnép! Illik ez, ország-világ előtt így szaladni a legény után?
Megfogta a legkisebbiket, és vissza akarta ráncigálni, de nyomban hozzáragadt a keze, szaladhatott most már ő is utánuk.
Ahogy így mentek, találkoztak a sekrestyéssel. Annak az álla is leesett, mikor meglátta a papot a három lány nyomában.
- Hej, tisztelendő úr, hová olyan sebesen? - kiáltott rá. - Talán csak nem felejtette el, hogy ma még egy keresztelőnk is van?
Odaszaladt, megrántotta a kabátja ujját, és menten hozzáragadt. Most aztán már öten loholtak a lúd után, libasorban. Jön szembe két paraszt, kapával a vállán; nosza, kiabálni kezd nekik a pap, szabadítsák meg őt is meg a sekrestyést is. Hanem azok, ahogy a sekrestyéshez értek, rajta ragadtak mind a ketten. Így hát heten lettek, elöl Tökfilkó az aranylúddal, ők meg utána.
Csakhamar egy városba jutottak. Ott a királynak volt egy lánya, de az olyan rettenetesen szomorú volt, hogy még soha senki nem látta nevetni. Törvénybe is hozta a király, hogy aki a lányát megnevetteti, azon nyomban megkapja feleségül.
Meghallotta ezt Tökfilkó, és ment egyenest a királylány elé az aranylúddal meg a kíséretével. Az meg, ahogy meglátta, hogyan üget a hét ember egymás után, úgy, de úgy elkezdett kacagni, hogy, még a könnye is kicsordult. Erre Tökfilkó feleségül kérte, de a királynak nem tetszett a vejeura formája, mindenféle kifogást tett, s végül azt kötötte ki föltételnek, kerítsen neki Tökfilkó olyan embert, aki az egész királyi pincét egymaga kiissza.
Tökfilkónak eszébe jutott az ősz öregemberke, hátha az segíthet rajta. Kiment az erdőbe, egyenest oda, ahol a fát kivágta. Ott ült egy ember, s igen elkámpicsorodott képet vágott. Tökfilkó faggatni kezdte, árulná el, mi nyomja úgy a szívét.
- Rettenetes szomjúság kínoz - felelte az -, és sehogyan sem tudom csillapítani. A hideg vizet nem állom; megittam ugyan az előbb egy hordó bort, de hát mi az? Egy esőcsepp egy egész tűztengernek!
- No, ha csak ez a bajod, könnyen segíthetek rajtad - mondta a fiú -, gyere velem, annyit vedelhetsz, amennyit csak akarsz.
Azzal bevitte a király pincéjébe. Ott az ember nekifeküdt a hordóknak, kiszítta egyiket a másik után, ivott, ivott, majd beleszakadt. Még be sem esteledett, s egy csöpp nem sok, annyi bor sem maradt a pincében.
A fiú újra előállt, és követelte a királylányt. A király váltig bosszankodott, hogy egy ilyen senkiházi legény, egy ilyen tökfilkó kösse be a lánya fejét; megint kitalált egy feltételt: kerítsen előbb a fiú olyan embert, aki egy egész kenyérhegyet föl tud falni.
-A fiú nem sokat töprengett, ment egyenesen az erdőbe. A régi helyen megint ott talált egy embert: épp egy nagyot húzott a hasán a szíjon, s azt mondta nagy keservesen:
- Most ettem meg egy kemence kenyeret, de hát mi az akkora éhséghez, amekkora engem kínoz? Csak úgy kong a hasam az ürességtől, össze kell szíjaznom, ha nem akarok éhen veszni.
Tökfilkó megörült neki, azt mondta:
- Sebaj! Gyere velem, majd én jóllakatlak!
Bevezette a királyi udvarba. Összehordatott minden lisztet az országban, s abból akkora kenyeret süttetett, mint egy magas hegy. Az erdei ember meg nekilátott, enni kezdte, s egy nap alatt fölfalta az egész hegyet.
Tökfilkó harmadszor is előállt, és követelte a feleségét. De a király megint csak kibúvót keresett, s azt kívánta, előbb hozzon neki egy hajót, amelyik szárazon is, vízen is tud menni.
- Ha azzal idevitorlázol, tüstént megkapod a lányomat!
Tökfilkó sietett az erdőbe. Ott találta az ősz öregemberkét, akivel egykor megosztotta az étkét. Azt mondta a kis ember:
- Ittam érted, ettem érted, megkapod a hajót is, mindezt azért, amiért jó szívvel voltál hozzám.
Azzal adott neki egy hajót, amelyik szárazon is, vízen is jár. Ahogy azt a király meglátta, nem teketóriázott többet, ki kellett adnia a lányát. Megülték a lakodalmat, s a király halála után Tökfilkó örökölte mind az egész országot Boldogan él még ma is a feleségével, ha ugyan meg nem halt azóta.