The three children of fortune


Ba người số đỏ


A father once called his three sons before him, and he gave to the first a cock, to the second a scythe, and to the third a cat. "I am already aged," said he, "my death is nigh, and I have wished to take thought for you before my end; money I have not, and what I now give you seems of little worth, but all depends on your making a sensible use of it. Only seek out a country where such things are still unknown, and your fortune is made."
After the father's death the eldest went away with his cock, but wherever he came the cock was already known; in the towns he saw him from a long distance, sitting upon the steeples and turning round with the wind, and in the villages he heard more than one crowing; no one would show any wonder at the creature, so that it did not look as if he would make his fortune by it.
At last, however, it happened that he came to an island where the people knew nothing about cocks, and did not even understand how to divide their time. They certainly knew when it was morning or evening, but at night, if they did not sleep through it, not one of them knew how to find out the time.
"Look!" said he, "what a proud creature! it has a ruby-red crown upon its head, and wears spurs like a knight; it calls you three times during the night, at fixed hours, and when it calls for the last time, the sun soon rises. But if it crows by broad daylight, then take notice, for there will certainly be a change of weather."
The people were well pleased; for a whole night they did not sleep, and listened with great delight as the cock at two, four, and six o'clock, loudly and clearly proclaimed the time. They asked if the creature were for sale, and how much he wanted for it? "About as much gold as an ass can carry," answered he. "A ridiculously small price for such a precious creature!" they cried unanimously, and willingly gave him what he had asked.
When he came home with his wealth his brothers were astonished, and the second said, "Well, I will go forth and see whether I cannot get rid of my scythe as profitably." But it did not look as if he would, for labourers met him everywhere, and they had scythes upon their shoulders as well as he.
At last, however, he chanced upon an island where the people knew nothing of scythes. When the corn was ripe there, they took cannon out to the fields and shot it down. Now this was rather an uncertain affair; many shot right over it, others hit the ears instead of the stems, and shot them away, whereby much was lost, and besides all this, it made a terrible noise. So the man set to work and mowed it down so quietly and quickly that the people opened their mouths with astonishment. They agreed to give him what he wanted for the scythe, and he received a horse laden with as much gold as it could carry.
And now the third brother wanted to take his cat to the right man. He fared just like the others; so long as he stayed on the mainland there was nothing to be done. Every place had cats, and there were so many of them that new-born kittens were generally drowned in the ponds.
At last he sailed over to an island, and it luckily happened that no cats had ever yet been seen there, and that the mice had got the upper hand so much that they danced upon the tables and benches whether the master were at home or not. The people complained bitterly of the plague; the King himself in his palace did not know how to secure himself against them; mice squeaked in every corner, and gnawed whatever they could lay hold of with their teeth. But now the cat began her chase, and soon cleared a couple of rooms, and the people begged the King to buy the wonderful beast for the country. The King willingly gave what was asked, which was a mule laden with gold, and the third brother came home with the greatest treasure of all.
The cat made herself merry with the mice in the royal palace, and killed so many that they could not be counted. At last she grew warm with the work and thirsty, so she stood still, lifted up her head and cried, "Mew. Mew!" When they heard this strange cry, the King and all his people were frightened, and in their terror ran all at once out of the palace. Then the King took counsel what was best to be done; at last it was determined to send a herald to the cat, and demand that she should leave the palace, or if not, she was to expect that force would be used against her. The councillors said, "Rather will we let ourselves be plagued with the mice, for to that misfortune we are accustomed, than give up our lives to such a monster as this." A noble youth, therefore, was sent to ask the cat "whether she would peaceably quit the castle?" But the cat, whose thirst had become still greater, merely answered, "Mew! Mew!" The youth understood her to say, "Most certainly not! most certainly not!" and took this answer to the King. "Then," said the councillors, "she shall yield to force." Cannon were brought out, and the palace was soon in flames. When the fire reached the room where the cat was sitting, she sprang safely out of the window; but the besiegers did not leave off until the whole palace was shot down to the ground.
Ngày xưa, có một người đàn ông có ba con trai. Một hôm, ông gọi ba con trai đến, cho con cả con gà trống, con thứ hai cái hái, đứa con út con mèo, rồi nói:
- Nay cha đã già, trước khi nhắm mắt xuôi tay, cha muốn lo liệu cho các con. Tiền bạc thì cha không có, mà những thứ cha cho các con thì chẳng đáng giá là bao, nhưng nếu biết sử dụng đúng chỗ thì chắc nó cũng được việc. Các con hãy đi tới những nước không có những thứ này thì mới có cơ hội làm ăn phát đạt được.
Sau khi cha chết, người con cả ra đi và mang theo con gà trống. Khốn một nỗi, anh đi đến đâu cũng thấy người ta nuôi gà trống. Đến thành phố ư? Từ xa đã trông thấy gà trống đậu trên ngọn tháp và luôn luôn quay theo chiều gió thổi. Đến các làng thì thấy gà thi nhau gáy, chẳng một ai thèm để ý đến gà trống của anh. Anh chắc mẩm mình hết hy vọng cầu may. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng anh lạc đến một hòn đảo, thổ dân ở đây chưa từng biết tới tiếng gà trống gáy. Họ cũng không biết chia thời gian như thế nào cho đúng. Họ chỉ phân biệt được buổi sáng, buổi chiều. Ban đêm, nếu có ai tự nhiên thức giấc thì không biết bao lâu nữa trời sẽ sáng.
Anh nói với họ:
- Các người cứ nhìn xem con vật này có hiên ngang hùng dũng không? Đầu đội vương miện bằng ngọc đỏ, chân mang bàn thúc ngựa như một kỵ mã, đêm nào cũng gáy ba lần để báo giờ cho các người biết. Khi nó gáy lần thứ ba là mặt trời sắp mọc. Nhưng nếu giữa ban ngày mà nó lại gáy thì các người biết ngay là thời tiết sắp thay đổi.
Nghe nói thế, thổ dân thích lắm. Đêm hôm nay họ không ngủ, háo hức suốt đêm để nghe gà gáy cầm canh, họ nghe tiếng gà gáy to, dõng dạc ba lần, sau tiếng gà gáy lần thứ ba thì trời sáng. Thế rồi là họ đòi mua gà, hỏi anh đòi bao nhiêu tiền. Anh đáp:
- Chẳng nhiều, khoảng chừng bằng số vàng một con lừa tải nặng.
Đám thổ dân đồng thanh nói:
- Thật là hài hước, đổi một con vật quý giá như vậy lấy một chút vàng.
Họ đưa ngay số vàng anh đòi.
Thấy anh cả tải vàng về, hai người em rất đỗi ngạc nhiên. Người em thứ hai nói:
- Nếu vậy em cũng phải ra đi mới được, xem liệu có thể làm giàu với cái hái của em hay không.
Đi đến đâu anh cũng thấy nông dân vác hái, tưởng chừng đã hết hy vọng. Nhưng rồi anh tới một hòn đảo. Thật may cho anh, thổ dân ở đây chưa biết cái hái là gì.
Lúc chín, dân đảo kéo súng thần công ra đầu làng, nạp đạn bắn cho đứt thân cây lúa. Làm như thế thường không được đúng như ý muốn. Có lúc đạn bay vèo vèo trên ngọn lúa, lúc thì đạn không trúng thân lúa mà trúng ngay giữa bông làm cho lúa rụng hết xuống đồng, không những thế, mọi người còn khổ vì nghe tiếng đạn nổ inh tai nhức óc.
Thấy mọi người loay hoay như vậy, anh liền lấy ngay hái ra, nom anh gặt thật êm ả, ngon lành, thổ dân ngạc nhiên, đứng há hốc mồm ra nhìn. Rồi họ gạ mua cái dụng cụ gặt lúa kỳ lạ ấy, anh đòi bao nhiêu tiền họ cũng trả. Thế là anh được một con ngựa thồ nặng trên lưng toàn vàng là vàng.
Người em thứ ba cũng muốn đem mèo đi đổi cho đúng người đang cần mèo. Hoàn cảnh người em út cũng chẳng khác gì hai anh. Ở đất liền chẳng có ma nào hỏi đến, chỗ nào cũng nhan nhản những mèo là mèo. Mèo nhiều đến nỗi người ta phải dìm chết bớt số mèo con mới đẻ.
Rời đất liền, tàu đưa anh tới một hòn đảo. Thật là may mắn cho anh, ở đây chưa từng có mèo bao giờ, vì thế chuột tha hồ tung hoành, chủ nhà có mặt hay đi vắng chuột cũng cứ thản nhiên nô giỡn trên mặt bàn. Dân ở đây hết sức phàn nàn kêu ca về chuyện chuột hoành hành. Ngay cả nhà vua cũng đành bó tay, góc nào trong cung điện cũng có tiếng chuột rúc rích, tiếng răng chuột gặm cắn, thôi thì chẳng thứ gì chúng không cắn nát.
Trong cảnh tượng ấy, anh thả mèo ra cho nó bắt chuột, chỉ một lúc sau, mấy căn buồng đã hết sạch chuột. Dân đảo đến xin vua mua con vật thần ấy để trừ nạn chuột cho cả nước. Nhà vua ưng mua, và sẵn lòng hết bao nhiêu tiền cũng trả. Anh lấy một con la thồ nặng trên lưng toàn là vàng.
Người em út chính là người mang về nhà nhiều của cải nhất.
Ở trong cung vua, mèo tha hồ mà nô giỡn, mỗi cái giỡn của mèo là một chú chuột chết, chuột chết nhiều đến nỗi đếm không được. Mèo bắt chuột hăng đến nỗi người nóng ran, khát khô cả cổ mới dừng nghỉ, rướn cổ lên "meo, meo." Vua và quần thần nghe thấy tiếng kêu kỳ lạ, hoảng hốt chạy ra khỏi cung. Ra tới ngoài, vua tôi mới định thần được để bàn mưu tính kế. Cuối cùng, vua quyết định cử một sứ giả vào yêu cầu mèo rời ngay khỏi hoàng cung, bằng không sẽ dùng vũ lực đuổi ra.
Các mưu sĩ đều thưa:
- Bọn thần đã quen nạn chuột hoành hành, thà bị lũ chuột hành hạ còn hơn là đem tính mạng mình phó mặc cho con quái vật kia.
Theo lệnh, một tên thị vệ được cử vào hỏi xem mèo có thiện chí mà rút khỏi hoàng cung không. Giờ đây cơn khát lại càng dữ tợn hơn trước, mèo nghển cổ lên kêu "meo, meo." Tên thị vệ tưởng mèo nói:
- Tao không, tao không rút.
Tên thị vệ về tâu lại vua. Nghe vậy, các mưu sĩ đều thưa:
- Đã thế thì dùng vũ lực cho biết tay.
Súng thần công được kéo đến, bắn cháy cả hoàng cung. Lúc ngọn lửa lan tới phòng mèo đang ngồi, nó nhảy vọt qua cửa sổ ra ngoài để thoát thân. Quân lính không hề hay biết chuyện đó, cứ tiếp tục bắn cho tới khi lâu đài bằng địa mới ngưng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng