Les trois enfants gâtés de la fortune


Ba người số đỏ


Un père appela un jour ses trois fils. Au premier il donna un coq, au deuxième une faux et au troisième un chat.
- Je me fais vieux, dit-il, le moment approche et avant de mourir je voudrais bien m'occuper de votre avenir. Je n'ai pas d'argent et ce que je vous donne là n'a, à première vue, qu'une faible valeur. Mais parfois on ne doit pas se fier aux apparences. Ce qui est important est la manière dont vous saurez vous en servir. Trouvez un pays où l'on ne connaît pas encore ces serviteurs et vous serez heureux.
Après la mort du père, l'aîné prit le coq et s'en alla dans le monde, mais partout où il allait les gens connaissaient les coqs. D'ailleurs, dans les villes, il les voyait de loin sur la pointe des clochers, tournant au vent. Et dans les villages, il en entendit chanter un grand nombre. Personne ne s'extasiait devant son coq et rien ne faisait penser qu'il puisse lui porter bonheur. Un jour, néanmoins, il finit par trouver sur une île des gens qui n'avaient jamais vu de coq de leur vie. Ils n'avaient aucune notion du temps et ne savaient pas le compter. Ils distinguaient le matin du soir, mais la nuit tombée, s'ils ne dormaient pas, aucun d'eux ne savait dans combien de temps le jour allait se lever.
Le garçon se mit à les interpeller:
- Approchez, approchez! Regardez cet animal fier! Il a une couronne de rubis sur la tête et des éperons comme un chevalier. Trois fois dans la nuit il vous annoncera la progression du temps, et quand il appellera pour la troisième fois, le soleil se lèvera aussitôt. S'il chante dans la journée, vous pourrez être sûrs et certains que le temps va changer et vous pourrez prendre vos précautions.
Les gens étaient en extase devant le coq; ils restèrent éveillés toute la nuit pour écouter avec ravissement, à deux heures, puis à quatre heures et enfin à six heures le coq chanter à tue-tête pour leur annoncer l'heure. Le lendemain matin, ils demandèrent au garçon de leur vendre le coq et de leur dire son prix.
- Autant d'or qu'un âne puisse porter, répondit-il.
- Si peu? Pour un tel animal? crièrent les habitants de l'île plus fort les uns que les autres. Et ils lui donnèrent volontiers ce qu'il avait demandé.
Le garçon rentra à la maison avec l'âne et toute sa richesse et ses frères en furent époustouflés. Le deuxième décida:
- J'irai, moi aussi, dans le monde! On verra si j'ai autant de chance.
Il marcha et marcha, et rien n'indiquait qu'il aurait autant de réussite avec sa faux; partout il rencontrait des paysans avec une faux sur l'épaule. Un 'jour, enfin, le destin le dirigea sur une île dont les habitants n'avaient jamais vu de faux de leur vie. Lorsque le seigle était mûr, les villageois amenaient des canons sur les champs et tiraient sur le blé. C'était, tout compte fait, pur hasard: un coup ils tiraient trop haut, un coup ils touchaient les épis à la place des tiges, et beaucoup de graines étaient ainsi perdues sans parler du fracas pendant la moisson. Insoutenable!
Le garçon s'en alla dans le champ et commença à faucher. Il fauchait sans faire de bruit et si vite que les gens le regardaient bouche bée, retenant leur souffle. ils s'empressèrent de lui donner ce qu'il voulait en échange de la faux et lui amenèrent un cheval avec un chargement d'or aussi lourd qu'il pouvait porter.
Le troisième frère décida de tenter sa chance avec son chat. Tant qu'il restait sur la terre ferme, il n'avait pas plus de succès que ses frères; il ne trouvait pas son bonheur. Mais un jour il arriva en bateau sur une île, et la chance lui sourit enfin. Les habitants n'avaient jamais vu de chat auparavant, alors que les souris sur l'île ne manquaient pas. Elles dansaient sur les tables et les bancs, régnant en maîtres partout, en dehors comme au-dedans. Les habitants de l'île s'en plaignaient énormément, le roi lui-même était impuissant devant ce fléau.
Quelle aubaine pour le chat! Il se mit à chasser les souris et bientôt il en débarrassa plusieurs salles du palais. Les sujets de tout le royaume prièrent le roi d'acheter cet animal extraordinaire et le roi donna volontiers au garçon ce qu'il en demandait: un mulet chargé d'or. C'est ainsi que le plus jeune des trois frères rentra à la maison très riche et devint un homme très opulent.
Et dans le palais royal, le chat s'en donnait à cœur joie. Il se régala d'un nombre incalculable de souris. Il chassa tant et si bien qu'il finit par avoir chaud et soif. Il s'arrêta, renversa la tête en arrière et miaula:
- Miaou, miaou!
Quand le roi et ses sujets entendirent ce cri étrange, ils prirent peur, et les yeux exorbités, ils s'enfuirent du palais. Dehors, le roi appela ses conseillers pour décider de la marche à suivre. Que faire de ce chat? Finalement, ils envoyèrent un messager pour qu'il lui propose un marché: soit il quittait le palais de lui-même, soit on l'expulsait de force.
L'un des pages partit avec le message et demanda au chat de quitter le palais de son plein gré. Mais le chat, terriblement assoiffé, miaula de plus belle:
- Miaou, miaou, miaou-miaou-miaou!
Le page comprit: Non, non, pas question! et alla transmettre la réponse au roi.
- Eh bien, décidèrent les conseillers, nous le chasserons par la force.
On fit venir un canon devant le palais, et les soldats le tirèrent jusqu'à ce qu'il s'enflammât. Lorsque le feu se propagea jusqu'à la salle où le chat était assis, le vaillant chasseur sauta par la fenêtre et se sauva. Mais l'armée continua son siège tant que le palais ne fut pas entièrement rasé.
Ngày xưa, có một người đàn ông có ba con trai. Một hôm, ông gọi ba con trai đến, cho con cả con gà trống, con thứ hai cái hái, đứa con út con mèo, rồi nói:
- Nay cha đã già, trước khi nhắm mắt xuôi tay, cha muốn lo liệu cho các con. Tiền bạc thì cha không có, mà những thứ cha cho các con thì chẳng đáng giá là bao, nhưng nếu biết sử dụng đúng chỗ thì chắc nó cũng được việc. Các con hãy đi tới những nước không có những thứ này thì mới có cơ hội làm ăn phát đạt được.
Sau khi cha chết, người con cả ra đi và mang theo con gà trống. Khốn một nỗi, anh đi đến đâu cũng thấy người ta nuôi gà trống. Đến thành phố ư? Từ xa đã trông thấy gà trống đậu trên ngọn tháp và luôn luôn quay theo chiều gió thổi. Đến các làng thì thấy gà thi nhau gáy, chẳng một ai thèm để ý đến gà trống của anh. Anh chắc mẩm mình hết hy vọng cầu may. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng anh lạc đến một hòn đảo, thổ dân ở đây chưa từng biết tới tiếng gà trống gáy. Họ cũng không biết chia thời gian như thế nào cho đúng. Họ chỉ phân biệt được buổi sáng, buổi chiều. Ban đêm, nếu có ai tự nhiên thức giấc thì không biết bao lâu nữa trời sẽ sáng.
Anh nói với họ:
- Các người cứ nhìn xem con vật này có hiên ngang hùng dũng không? Đầu đội vương miện bằng ngọc đỏ, chân mang bàn thúc ngựa như một kỵ mã, đêm nào cũng gáy ba lần để báo giờ cho các người biết. Khi nó gáy lần thứ ba là mặt trời sắp mọc. Nhưng nếu giữa ban ngày mà nó lại gáy thì các người biết ngay là thời tiết sắp thay đổi.
Nghe nói thế, thổ dân thích lắm. Đêm hôm nay họ không ngủ, háo hức suốt đêm để nghe gà gáy cầm canh, họ nghe tiếng gà gáy to, dõng dạc ba lần, sau tiếng gà gáy lần thứ ba thì trời sáng. Thế rồi là họ đòi mua gà, hỏi anh đòi bao nhiêu tiền. Anh đáp:
- Chẳng nhiều, khoảng chừng bằng số vàng một con lừa tải nặng.
Đám thổ dân đồng thanh nói:
- Thật là hài hước, đổi một con vật quý giá như vậy lấy một chút vàng.
Họ đưa ngay số vàng anh đòi.
Thấy anh cả tải vàng về, hai người em rất đỗi ngạc nhiên. Người em thứ hai nói:
- Nếu vậy em cũng phải ra đi mới được, xem liệu có thể làm giàu với cái hái của em hay không.
Đi đến đâu anh cũng thấy nông dân vác hái, tưởng chừng đã hết hy vọng. Nhưng rồi anh tới một hòn đảo. Thật may cho anh, thổ dân ở đây chưa biết cái hái là gì.
Lúc chín, dân đảo kéo súng thần công ra đầu làng, nạp đạn bắn cho đứt thân cây lúa. Làm như thế thường không được đúng như ý muốn. Có lúc đạn bay vèo vèo trên ngọn lúa, lúc thì đạn không trúng thân lúa mà trúng ngay giữa bông làm cho lúa rụng hết xuống đồng, không những thế, mọi người còn khổ vì nghe tiếng đạn nổ inh tai nhức óc.
Thấy mọi người loay hoay như vậy, anh liền lấy ngay hái ra, nom anh gặt thật êm ả, ngon lành, thổ dân ngạc nhiên, đứng há hốc mồm ra nhìn. Rồi họ gạ mua cái dụng cụ gặt lúa kỳ lạ ấy, anh đòi bao nhiêu tiền họ cũng trả. Thế là anh được một con ngựa thồ nặng trên lưng toàn vàng là vàng.
Người em thứ ba cũng muốn đem mèo đi đổi cho đúng người đang cần mèo. Hoàn cảnh người em út cũng chẳng khác gì hai anh. Ở đất liền chẳng có ma nào hỏi đến, chỗ nào cũng nhan nhản những mèo là mèo. Mèo nhiều đến nỗi người ta phải dìm chết bớt số mèo con mới đẻ.
Rời đất liền, tàu đưa anh tới một hòn đảo. Thật là may mắn cho anh, ở đây chưa từng có mèo bao giờ, vì thế chuột tha hồ tung hoành, chủ nhà có mặt hay đi vắng chuột cũng cứ thản nhiên nô giỡn trên mặt bàn. Dân ở đây hết sức phàn nàn kêu ca về chuyện chuột hoành hành. Ngay cả nhà vua cũng đành bó tay, góc nào trong cung điện cũng có tiếng chuột rúc rích, tiếng răng chuột gặm cắn, thôi thì chẳng thứ gì chúng không cắn nát.
Trong cảnh tượng ấy, anh thả mèo ra cho nó bắt chuột, chỉ một lúc sau, mấy căn buồng đã hết sạch chuột. Dân đảo đến xin vua mua con vật thần ấy để trừ nạn chuột cho cả nước. Nhà vua ưng mua, và sẵn lòng hết bao nhiêu tiền cũng trả. Anh lấy một con la thồ nặng trên lưng toàn là vàng.
Người em út chính là người mang về nhà nhiều của cải nhất.
Ở trong cung vua, mèo tha hồ mà nô giỡn, mỗi cái giỡn của mèo là một chú chuột chết, chuột chết nhiều đến nỗi đếm không được. Mèo bắt chuột hăng đến nỗi người nóng ran, khát khô cả cổ mới dừng nghỉ, rướn cổ lên "meo, meo." Vua và quần thần nghe thấy tiếng kêu kỳ lạ, hoảng hốt chạy ra khỏi cung. Ra tới ngoài, vua tôi mới định thần được để bàn mưu tính kế. Cuối cùng, vua quyết định cử một sứ giả vào yêu cầu mèo rời ngay khỏi hoàng cung, bằng không sẽ dùng vũ lực đuổi ra.
Các mưu sĩ đều thưa:
- Bọn thần đã quen nạn chuột hoành hành, thà bị lũ chuột hành hạ còn hơn là đem tính mạng mình phó mặc cho con quái vật kia.
Theo lệnh, một tên thị vệ được cử vào hỏi xem mèo có thiện chí mà rút khỏi hoàng cung không. Giờ đây cơn khát lại càng dữ tợn hơn trước, mèo nghển cổ lên kêu "meo, meo." Tên thị vệ tưởng mèo nói:
- Tao không, tao không rút.
Tên thị vệ về tâu lại vua. Nghe vậy, các mưu sĩ đều thưa:
- Đã thế thì dùng vũ lực cho biết tay.
Súng thần công được kéo đến, bắn cháy cả hoàng cung. Lúc ngọn lửa lan tới phòng mèo đang ngồi, nó nhảy vọt qua cửa sổ ra ngoài để thoát thân. Quân lính không hề hay biết chuyện đó, cứ tiếp tục bắn cho tới khi lâu đài bằng địa mới ngưng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng