Üç Talihli


Ba người số đỏ


Bir gün bir baba üç oğlunu çağırdı; en büyüğe bir horoz, ortancaya bir tırpan, en küçüğe de bir kedi hediye etti.
"Ben yaşlandım" dedi. "Ölümüm yaklaştı. Bu dünyadan göçmeden önce sizleri düşündüm. Param yok; size verdiklerim az gibi görünse de, bu onları nasıl kullanacağınıza bağlı. Şimdi sizler bu verdiklerimin tanınmadığı ve bilinmediği bir ülkeye gidin, mutluluğu orada bulacaksınız!"
Babasının ölümünden sonra en büyük oğlan horozu yanına alarak yola çıktı. Ama nereye gitse herkes horozu tanıyordu; büyük şehirlere girerken yüksek kulelerde rüzgârda dönen horozlar ta uzaktan görünüyordu. Köylerdeyse horoz sesinden geçilmiyordu; yani kendisine şans getirecek olan bu hayvanın dış görünüşüne de kimse şaşmadı ve aldırış etmedi.
Ama sonunda bir adaya geldi ki, burada kimse horozu tanımıyordu, bu yüzden zaman ayarlamayı bile bilmiyorlardı. Sabahla akşamı biliyorlardı, ama gece uyuduklarında vakti tahmin edemiyorlardı.
"Bakın, ne vakur bir hayvan bu! Başında yakut kırmızısı bir tacı, ayaklarında da şövalyelerinki gibi mahmuzları var. Geceleri sizi öterek üç kez belli bir zamanda uyandıracak; son ötüşünde güneş doğacak. Gündüzleri öttüğü zamanda da, göstereceği yöne bağlı olarak havanın nasıl olduğunu gösterecek" dedi oğlan.
Bu köy halkının çok hoşuna gitti. Herkes bütün gece yatıp uyudu ve horozun saat ikide, dörtte ve altıda öterek zamanı bildirmesi onları sevindirdi. Oğlana horozun satılık olup olmadığını, satılıksa fiyatının ne olduğunu sordular.
"Bir eşek yükü altın" diye cevap verdi oğlan.
"Böyle değerli bir hayvan için bu para az bile" diyerek horozu satın aldılar.
Eve zengin bir kişi olarak döndüğünde kardeşleri ona hayran kaldı.
Ortanca oğlan, "Ben de şansımı deneyeyim, bakalım tırpan bir işe yarayacak mı?" diyerek yola çıktı.
Ama tırpanın görünüşü hiç kimsede bir etki yaratmadı; hemen her köylü omzunda bir tırpan taşıyordu zaten. Sonunda onun da yolu bir adaya düştü; burada yaşayanların tırpan hakkında hiçbir bilgileri yoktu. Orada buğdaylar büyüdüğü zaman tarlaya top arabası getiriyorlar, sonra onu ateşleyip buğdayları deviriyorlardı. Ama bu sağlam bir yöntem değildi; bazen hedefi bulduramıyorlar, bazen başak yerine sapı vuruyorlardı; hem çok zarara giriyorlar hem de çok gürültü çıkarıyorlardı.
Derken ortanca oğlan tırpanıyla ekinleri kısa zamanda bir güzel kesiverdi; görenlerin ağzı açık kaldı. Oğlana karşılığında ne isterse verebileceklerini söylediler. O da, "Bir beygir yükü altın" dedi.
En küçük oğlan da şansını kedisiyle denedi. O da kardeşleri gibi hep karada dolaştı, ama her gittiği yerde bir sürü kedi vardı; o kadar ki, yeni doğmuş yavruları artık suda boğuyorlardı.
Sonunda bir gemiye binerek o da bir adaya vardı. O zamana kadar bu adada hiç kimse kedi görmemişti. Fareler masalarla sıralar üzerinde dolaşıyor ve evlerde insan olsa da olmasa da her yerde dans ediyordu. Bu yüzden halk hep sızlanıp duruyordu. Kral bile sarayında bu hayvanlardan kurtulamıyordu. Fareler her köşede saklanıyor ve ele geçirdiklerini dişleriyle kemiriyordu.
Kedi fareleri avlayarak bir evin birkaç odasını tertemiz hale getirdi. Halk kraldan bu harika hayvanı ülkeleri hesabına satın alması için yalvardı.
Kral istenilen ücreti seve seve verdi ki, bu bir katır yükü altındı!
Üçüncü oğlan da büyük bir servetle eve döndü.
Kedi sarayda farelerle çocukla oynar gibi oynadı. Isırıp öldürdüklerinin sayısı artık belli değildi. Sonunda çok çalışmaktan ötürü terledi ve susadı. Durdu, başını yukarı kaldırarak "miyav! miyav!" diye bağırdı.
Kral adamlarıyla birlikte bu acayip sesi duyunca çok ürktü; hepsi korkuyla saray dışına çıktılar. Dışarıda kral ne yapmak gerektiğini soruşturdu. Sonunda bir haberci gönderilecek ve bu sesi çıkarana sarayı terk etmesi, aksi halde zorla çıkartılacağı bildirilecekti.
Ama danışmanlar, "Bırakalım fareler ne yaparlarsa yapsınlar; nasılsa onlara alıştık! Böyle bir canavara karşı canımızı tehlikeye atmaktansa farelerle yaşarız, daha iyi" dediler.
Soylu bir delikanlı gidip kediye sarayı kendi rızasıyla terk etmek isteyip istemediğini sordu. Ancak susuzluğu gitgide artan kedi sadece "miyav! miyav!" diye cevap verdi.
Delikanlı bunu "Asla, hiçbir koşulda" diye anladı ve bu cevabı krala iletti.
Bu kez danışmanlar "Zor kullanacağız" dediler.
Toplar getirilerek ateşe başlandı; sarayda yangın çıktı. Alevler kedinin bulunduğu salona ulaşınca hayvan, şansı da yaver giderek, pencereden dışarı fırladı. Dışarıdakilerse sarayı yerle bir oluncaya kadar ateşe tuttular.
Ngày xưa, có một người đàn ông có ba con trai. Một hôm, ông gọi ba con trai đến, cho con cả con gà trống, con thứ hai cái hái, đứa con út con mèo, rồi nói:
- Nay cha đã già, trước khi nhắm mắt xuôi tay, cha muốn lo liệu cho các con. Tiền bạc thì cha không có, mà những thứ cha cho các con thì chẳng đáng giá là bao, nhưng nếu biết sử dụng đúng chỗ thì chắc nó cũng được việc. Các con hãy đi tới những nước không có những thứ này thì mới có cơ hội làm ăn phát đạt được.
Sau khi cha chết, người con cả ra đi và mang theo con gà trống. Khốn một nỗi, anh đi đến đâu cũng thấy người ta nuôi gà trống. Đến thành phố ư? Từ xa đã trông thấy gà trống đậu trên ngọn tháp và luôn luôn quay theo chiều gió thổi. Đến các làng thì thấy gà thi nhau gáy, chẳng một ai thèm để ý đến gà trống của anh. Anh chắc mẩm mình hết hy vọng cầu may. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng anh lạc đến một hòn đảo, thổ dân ở đây chưa từng biết tới tiếng gà trống gáy. Họ cũng không biết chia thời gian như thế nào cho đúng. Họ chỉ phân biệt được buổi sáng, buổi chiều. Ban đêm, nếu có ai tự nhiên thức giấc thì không biết bao lâu nữa trời sẽ sáng.
Anh nói với họ:
- Các người cứ nhìn xem con vật này có hiên ngang hùng dũng không? Đầu đội vương miện bằng ngọc đỏ, chân mang bàn thúc ngựa như một kỵ mã, đêm nào cũng gáy ba lần để báo giờ cho các người biết. Khi nó gáy lần thứ ba là mặt trời sắp mọc. Nhưng nếu giữa ban ngày mà nó lại gáy thì các người biết ngay là thời tiết sắp thay đổi.
Nghe nói thế, thổ dân thích lắm. Đêm hôm nay họ không ngủ, háo hức suốt đêm để nghe gà gáy cầm canh, họ nghe tiếng gà gáy to, dõng dạc ba lần, sau tiếng gà gáy lần thứ ba thì trời sáng. Thế rồi là họ đòi mua gà, hỏi anh đòi bao nhiêu tiền. Anh đáp:
- Chẳng nhiều, khoảng chừng bằng số vàng một con lừa tải nặng.
Đám thổ dân đồng thanh nói:
- Thật là hài hước, đổi một con vật quý giá như vậy lấy một chút vàng.
Họ đưa ngay số vàng anh đòi.
Thấy anh cả tải vàng về, hai người em rất đỗi ngạc nhiên. Người em thứ hai nói:
- Nếu vậy em cũng phải ra đi mới được, xem liệu có thể làm giàu với cái hái của em hay không.
Đi đến đâu anh cũng thấy nông dân vác hái, tưởng chừng đã hết hy vọng. Nhưng rồi anh tới một hòn đảo. Thật may cho anh, thổ dân ở đây chưa biết cái hái là gì.
Lúc chín, dân đảo kéo súng thần công ra đầu làng, nạp đạn bắn cho đứt thân cây lúa. Làm như thế thường không được đúng như ý muốn. Có lúc đạn bay vèo vèo trên ngọn lúa, lúc thì đạn không trúng thân lúa mà trúng ngay giữa bông làm cho lúa rụng hết xuống đồng, không những thế, mọi người còn khổ vì nghe tiếng đạn nổ inh tai nhức óc.
Thấy mọi người loay hoay như vậy, anh liền lấy ngay hái ra, nom anh gặt thật êm ả, ngon lành, thổ dân ngạc nhiên, đứng há hốc mồm ra nhìn. Rồi họ gạ mua cái dụng cụ gặt lúa kỳ lạ ấy, anh đòi bao nhiêu tiền họ cũng trả. Thế là anh được một con ngựa thồ nặng trên lưng toàn vàng là vàng.
Người em thứ ba cũng muốn đem mèo đi đổi cho đúng người đang cần mèo. Hoàn cảnh người em út cũng chẳng khác gì hai anh. Ở đất liền chẳng có ma nào hỏi đến, chỗ nào cũng nhan nhản những mèo là mèo. Mèo nhiều đến nỗi người ta phải dìm chết bớt số mèo con mới đẻ.
Rời đất liền, tàu đưa anh tới một hòn đảo. Thật là may mắn cho anh, ở đây chưa từng có mèo bao giờ, vì thế chuột tha hồ tung hoành, chủ nhà có mặt hay đi vắng chuột cũng cứ thản nhiên nô giỡn trên mặt bàn. Dân ở đây hết sức phàn nàn kêu ca về chuyện chuột hoành hành. Ngay cả nhà vua cũng đành bó tay, góc nào trong cung điện cũng có tiếng chuột rúc rích, tiếng răng chuột gặm cắn, thôi thì chẳng thứ gì chúng không cắn nát.
Trong cảnh tượng ấy, anh thả mèo ra cho nó bắt chuột, chỉ một lúc sau, mấy căn buồng đã hết sạch chuột. Dân đảo đến xin vua mua con vật thần ấy để trừ nạn chuột cho cả nước. Nhà vua ưng mua, và sẵn lòng hết bao nhiêu tiền cũng trả. Anh lấy một con la thồ nặng trên lưng toàn là vàng.
Người em út chính là người mang về nhà nhiều của cải nhất.
Ở trong cung vua, mèo tha hồ mà nô giỡn, mỗi cái giỡn của mèo là một chú chuột chết, chuột chết nhiều đến nỗi đếm không được. Mèo bắt chuột hăng đến nỗi người nóng ran, khát khô cả cổ mới dừng nghỉ, rướn cổ lên "meo, meo." Vua và quần thần nghe thấy tiếng kêu kỳ lạ, hoảng hốt chạy ra khỏi cung. Ra tới ngoài, vua tôi mới định thần được để bàn mưu tính kế. Cuối cùng, vua quyết định cử một sứ giả vào yêu cầu mèo rời ngay khỏi hoàng cung, bằng không sẽ dùng vũ lực đuổi ra.
Các mưu sĩ đều thưa:
- Bọn thần đã quen nạn chuột hoành hành, thà bị lũ chuột hành hạ còn hơn là đem tính mạng mình phó mặc cho con quái vật kia.
Theo lệnh, một tên thị vệ được cử vào hỏi xem mèo có thiện chí mà rút khỏi hoàng cung không. Giờ đây cơn khát lại càng dữ tợn hơn trước, mèo nghển cổ lên kêu "meo, meo." Tên thị vệ tưởng mèo nói:
- Tao không, tao không rút.
Tên thị vệ về tâu lại vua. Nghe vậy, các mưu sĩ đều thưa:
- Đã thế thì dùng vũ lực cho biết tay.
Súng thần công được kéo đến, bắn cháy cả hoàng cung. Lúc ngọn lửa lan tới phòng mèo đang ngồi, nó nhảy vọt qua cửa sổ ra ngoài để thoát thân. Quân lính không hề hay biết chuyện đó, cứ tiếp tục bắn cho tới khi lâu đài bằng địa mới ngưng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng