Ba người số đỏ


Три счастливчика


Ngày xưa, có một người đàn ông có ba con trai. Một hôm, ông gọi ba con trai đến, cho con cả con gà trống, con thứ hai cái hái, đứa con út con mèo, rồi nói:
- Nay cha đã già, trước khi nhắm mắt xuôi tay, cha muốn lo liệu cho các con. Tiền bạc thì cha không có, mà những thứ cha cho các con thì chẳng đáng giá là bao, nhưng nếu biết sử dụng đúng chỗ thì chắc nó cũng được việc. Các con hãy đi tới những nước không có những thứ này thì mới có cơ hội làm ăn phát đạt được.
Sau khi cha chết, người con cả ra đi và mang theo con gà trống. Khốn một nỗi, anh đi đến đâu cũng thấy người ta nuôi gà trống. Đến thành phố ư? Từ xa đã trông thấy gà trống đậu trên ngọn tháp và luôn luôn quay theo chiều gió thổi. Đến các làng thì thấy gà thi nhau gáy, chẳng một ai thèm để ý đến gà trống của anh. Anh chắc mẩm mình hết hy vọng cầu may. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng anh lạc đến một hòn đảo, thổ dân ở đây chưa từng biết tới tiếng gà trống gáy. Họ cũng không biết chia thời gian như thế nào cho đúng. Họ chỉ phân biệt được buổi sáng, buổi chiều. Ban đêm, nếu có ai tự nhiên thức giấc thì không biết bao lâu nữa trời sẽ sáng.
Anh nói với họ:
- Các người cứ nhìn xem con vật này có hiên ngang hùng dũng không? Đầu đội vương miện bằng ngọc đỏ, chân mang bàn thúc ngựa như một kỵ mã, đêm nào cũng gáy ba lần để báo giờ cho các người biết. Khi nó gáy lần thứ ba là mặt trời sắp mọc. Nhưng nếu giữa ban ngày mà nó lại gáy thì các người biết ngay là thời tiết sắp thay đổi.
Nghe nói thế, thổ dân thích lắm. Đêm hôm nay họ không ngủ, háo hức suốt đêm để nghe gà gáy cầm canh, họ nghe tiếng gà gáy to, dõng dạc ba lần, sau tiếng gà gáy lần thứ ba thì trời sáng. Thế rồi là họ đòi mua gà, hỏi anh đòi bao nhiêu tiền. Anh đáp:
- Chẳng nhiều, khoảng chừng bằng số vàng một con lừa tải nặng.
Đám thổ dân đồng thanh nói:
- Thật là hài hước, đổi một con vật quý giá như vậy lấy một chút vàng.
Họ đưa ngay số vàng anh đòi.
Thấy anh cả tải vàng về, hai người em rất đỗi ngạc nhiên. Người em thứ hai nói:
- Nếu vậy em cũng phải ra đi mới được, xem liệu có thể làm giàu với cái hái của em hay không.
Đi đến đâu anh cũng thấy nông dân vác hái, tưởng chừng đã hết hy vọng. Nhưng rồi anh tới một hòn đảo. Thật may cho anh, thổ dân ở đây chưa biết cái hái là gì.
Lúc chín, dân đảo kéo súng thần công ra đầu làng, nạp đạn bắn cho đứt thân cây lúa. Làm như thế thường không được đúng như ý muốn. Có lúc đạn bay vèo vèo trên ngọn lúa, lúc thì đạn không trúng thân lúa mà trúng ngay giữa bông làm cho lúa rụng hết xuống đồng, không những thế, mọi người còn khổ vì nghe tiếng đạn nổ inh tai nhức óc.
Thấy mọi người loay hoay như vậy, anh liền lấy ngay hái ra, nom anh gặt thật êm ả, ngon lành, thổ dân ngạc nhiên, đứng há hốc mồm ra nhìn. Rồi họ gạ mua cái dụng cụ gặt lúa kỳ lạ ấy, anh đòi bao nhiêu tiền họ cũng trả. Thế là anh được một con ngựa thồ nặng trên lưng toàn vàng là vàng.
Người em thứ ba cũng muốn đem mèo đi đổi cho đúng người đang cần mèo. Hoàn cảnh người em út cũng chẳng khác gì hai anh. Ở đất liền chẳng có ma nào hỏi đến, chỗ nào cũng nhan nhản những mèo là mèo. Mèo nhiều đến nỗi người ta phải dìm chết bớt số mèo con mới đẻ.
Rời đất liền, tàu đưa anh tới một hòn đảo. Thật là may mắn cho anh, ở đây chưa từng có mèo bao giờ, vì thế chuột tha hồ tung hoành, chủ nhà có mặt hay đi vắng chuột cũng cứ thản nhiên nô giỡn trên mặt bàn. Dân ở đây hết sức phàn nàn kêu ca về chuyện chuột hoành hành. Ngay cả nhà vua cũng đành bó tay, góc nào trong cung điện cũng có tiếng chuột rúc rích, tiếng răng chuột gặm cắn, thôi thì chẳng thứ gì chúng không cắn nát.
Trong cảnh tượng ấy, anh thả mèo ra cho nó bắt chuột, chỉ một lúc sau, mấy căn buồng đã hết sạch chuột. Dân đảo đến xin vua mua con vật thần ấy để trừ nạn chuột cho cả nước. Nhà vua ưng mua, và sẵn lòng hết bao nhiêu tiền cũng trả. Anh lấy một con la thồ nặng trên lưng toàn là vàng.
Người em út chính là người mang về nhà nhiều của cải nhất.
Ở trong cung vua, mèo tha hồ mà nô giỡn, mỗi cái giỡn của mèo là một chú chuột chết, chuột chết nhiều đến nỗi đếm không được. Mèo bắt chuột hăng đến nỗi người nóng ran, khát khô cả cổ mới dừng nghỉ, rướn cổ lên "meo, meo." Vua và quần thần nghe thấy tiếng kêu kỳ lạ, hoảng hốt chạy ra khỏi cung. Ra tới ngoài, vua tôi mới định thần được để bàn mưu tính kế. Cuối cùng, vua quyết định cử một sứ giả vào yêu cầu mèo rời ngay khỏi hoàng cung, bằng không sẽ dùng vũ lực đuổi ra.
Các mưu sĩ đều thưa:
- Bọn thần đã quen nạn chuột hoành hành, thà bị lũ chuột hành hạ còn hơn là đem tính mạng mình phó mặc cho con quái vật kia.
Theo lệnh, một tên thị vệ được cử vào hỏi xem mèo có thiện chí mà rút khỏi hoàng cung không. Giờ đây cơn khát lại càng dữ tợn hơn trước, mèo nghển cổ lên kêu "meo, meo." Tên thị vệ tưởng mèo nói:
- Tao không, tao không rút.
Tên thị vệ về tâu lại vua. Nghe vậy, các mưu sĩ đều thưa:
- Đã thế thì dùng vũ lực cho biết tay.
Súng thần công được kéo đến, bắn cháy cả hoàng cung. Lúc ngọn lửa lan tới phòng mèo đang ngồi, nó nhảy vọt qua cửa sổ ra ngoài để thoát thân. Quân lính không hề hay biết chuyện đó, cứ tiếp tục bắn cho tới khi lâu đài bằng địa mới ngưng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
У одного отца было трое сыновей. Однажды он позвал их к себе и раздал им подарки: первому подарил петуха, второму - косу, третьему - кошку. "Я уж стар, - сказал он, - смерть у меня за плечами; а потому я и хотел позаботиться о вас еще при жизни. Денег у меня нет; то, чем я вас теперь наделил, по-видимому, не имеет большой цены, но дело-то все в том, чтобы суметь эти вещи разумно применить: стоит вам только отыскать такую страну, в которой бы эти предметы были вовсе неизвестны, и тогда ваше счастье вполне обеспечено".
После смерти отца старший сын пошел бродить по белу свету со своим петухом; но куда ни приходил, петух везде уже был давно известен. Подходя к городу, он еще издали видел петуха в виде флюгера, по воле ветров вращавшегося на остроконечных шпилях башен; в деревнях петухов тоже было много, и все они кукарекали, и никого удивить петухом было невозможно. По-видимому, мудрено было ему составить себе счастье с помощью этого петуха.
Но вот наконец однажды случилось ему попасть на какой-то остров, на котором жители никогда петуха не видывали, а потому не умели и время свое делить, как следует. Они, конечно, умели различать утро от вечера; но зато уж ночью, если кому случалось проснуться, никто не умел определенно сказать, который час. "Смотрите, - сказал смышленый малый, указывая этим чудакам на своего петуха, - смотрите, какое это прекрасное животное! На голове у него венец, красный, словно рубиновый! На ногах - шпоры, как у рыцаря! Каждую ночь он трижды взывает к вам в определенное время, и когда прокричит в последний раз, то вы уж знаете, что восход солнца близок. Если же он часто кричит среди бела дня, то этим предупреждает вас о перемене погоды".
Все это очень понравилось жителям острова, и они целую ночь не спали, чтобы с величайшим удовольствием прослушать, как петух станет петь свою песню в два, в четыре и шесть часов. Прослушав диковинную птицу, они спросили у ее владельца, не продаст ли он им новинку, и сколько именно за нее желает получить. "Да не много, не мало: столько золота, сколько осел может снести", - отвечал он. "Ну, это цена совсем пустяшная за такую дорогую птицу!" - воскликнули сообща все жители острова и весьма охотно уплатили ему требуемую сумму.
Когда он с таким богатством вернулся домой, братья не могли надивиться его удаче, и второй брат сказал: "Дай-ка и я пойду с моею косою поискать счастья. Авось, и я ее так же выгодно с рук сумею сбыть". Сначала дело на лад не пошло, потому что всюду встречал средний брат на своем пути мужиков с такими же косами на плече, как и у него самого; однако ж под конец его странствований и ему посчастливилось с его косою на одном острове, где жители понятия о косе не имели.
Там, когда поспевали хлеба на поле, жители вывозили в поле пушки и пушечными выстрелами срезали хлеба до корня. Но это было и трудно, и неудобно: один стрелял поверх хлеба, другой попадал не в стебли, а в самые колосья и широко их разметывал кругом; при этом много зерна пропадало, да и шум был невыносимый.
А наш молодец со своей косой как пристал к полю, так втихомолку и очень скоро скосил его чистехонько, и все жители острова надивиться не могли его проворству.
Они готовы были дать ему за это драгоценное орудие все, чего бы он ни потребовал.
И дали за косу коня, навьючив на него столько золота, сколько тот снести мог.
Тут уж и третий захотел пристроить свою кошку к надлежащему месту.
И с ним то же случилось, что и с его братьями: пока он бродил по материку, кошка его никому не была нужна.
Везде кошек было столько, что новорожденных котят почти всюду топили в воде.
Наконец задумал он переплыть на корабле на какой-то остров, и на его счастье оказалось, что на том острове никто никогда еще кошки не видывал, а мышей развелось там такое великое множество, что они во всех домах и при хозяевах, и без хозяев сотнями бегали по скамьям и по столам.
Все жители острова жаловались на это бедствие, и сам король не мог от мышей уберечься в своем королевском замке: мыши пищали и скреблись у него во всех углах, и уничтожали все, что только им на зуб попадалось.
Вот кошка и принялась за свою охоту, и скорехонько очистила в замке две залы от мышей. Само собою разумеется, что все подданные стали просить короля приобрести такое драгоценное животное для блага государства.
Король охотно отдал за кошку то, что ее хозяин за этого зверя потребовал, а именно - мула, навьюченного золотом. И третий брат вернулся домой с наибольшим богатством. После его отъезда с острова кошка в замке королевском стала всласть уничтожать мышей и столько их загрызла, что уж и сосчитать их было невозможно.
Наконец она уж очень притомилась от этой работы, и стала ее сильная жажда мучить, приостановилась она, подняла голову вверх и давай во всю глотку мяукать.
Король и все его люди, как услыхали этот необычный для них звук, смертельно перепугались и всей гурьбой пустились бежать из королевского замка.
Затем собрались они все на совет и стали раздумывать, как им следует поступить.
Напоследок было решено послать к кошке герольда и потребовать от нее, чтобы она покинула замок, а в противном случае ее принудят к этому силою.
Советники сказали королю: "Уж лучше пусть мы от мышей будем терпеть, к этому злу мы привычны, нежели подвергать жизнь свою опасности от такого чудовища".
Один из придворных пажей должен был немедленно отправиться в замок и спросить у кошки, желает ли она добровольно оставить королевский замок или нет.
Кошка, которую тем временем жажда стала еще больше мучить, на возрос пажа могла ответить только: "Мяу, мяу!"
Пажу послышалось, что она говорит: "Не уйду, не уйду!" - и такой ответ он передал королю.
"В таком случае, - сказали королевские советники, - она должна будет уступить силе!" Подвезли к замку пушки - и давай палить!
Когда выстрелы стали достигать той залы, где сидела кошка, она преблагополучно выпрыгнула из окна; но осаждающие до тех пор палили, пока от всего замка камня на камне не осталось.