Seis que salen de todo


Sáu người đi khắp thế gian


Había una vez un hombre muy hábil en toda clase de artes y oficios. Sirvió en el ejército, mostrándose valiente y animoso; pero al terminar la guerra lo licenciaron sin darle más que tres reales como ayuda de costas.
- Aguardad un poco -dijo-, que de mí no se burla nadie. En cuanto encuentre los hombres que necesito, no le van a bastar al Rey, para pagarme, todos los tesoros del país.
Partió muy irritado, y al cruzar un bosque vio a un individuo que acababa de arrancar de cuajo seis árboles con la misma facilidad que si fuesen juncos. Díjole:
- ¿Quieres ser mi criado y venirte conmigo?
- Sí -respondió el hombre-, pero antes déjame que lleve a mi madre este hacecillo de leña -; asió uno de los troncos, lo hizo servir de cuerda para atar los cinco restantes, y, cargándose el haz al hombro, se lo llevó. Al poco rato estaba de vuelta, y él y su nuevo amo se pusieron en camino. Díjole el amo:
- Vamos a salirnos de todo, nosotros dos.
Habían andado un rato, cuando encontraron un cazador que ponía rodilla en tierra y apuntaba con la escopeta. Preguntóle el amo:
- ¿A qué apuntas, cazador?
A lo cual respondió el cazador:
- A dos millas de aquí hay una mosca posada en la rama de un roble, y quiero acertarla en el ojo izquierdo.
- ¡Vente conmigo! -dijo el amo-, que los tres juntos vamos a salirnos de todo.
Avínose el cazador y se unió a ellos. Pronto llegaron a un lugar donde se levantaban siete molinos de viento, cuyas aspas giraban a toda velocidad, a pesar de que no se sentía la más ligera brisa, y de que no se movía una sola hojita de árbol. Dijo el hombre:
- No sé qué es lo que mueve estos molinos, pues no sopla un hálito de viento -y siguió su camino con sus compañeros. Habían recorrido otras dos millas, cuando vieron a un individuo subido a un árbol que, tapándose con un dedo una de las ventanillas de la nariz, soplaba con la otra.
- ¡Oye!, ¿qué estás haciendo ahí arriba? -preguntó el hombre; a lo cual respondió el otro:
- A dos millas de aquí hay siete molinos de viento, y estoy soplando para hacerlos girar.
- Ven conmigo -le dijo el otro-, que yendo los cuatro vamos a salirnos de todo.
Bajó del árbol el soplador y se unió a los otros. Al cabo de un buen trecho se toparon con un personaje que se sostenía sobre una sola pierna; se había quitado la otra y la tenía a su lado. Díjole el amo:
- ¡Pues no te has ingeniado mal para descansar!
- Soy andarín -replicó el hombre-, y me he desmontado una pierna para no ir tan deprisa; cuando corro con las dos piernas, ni los pájaros pueden seguirme.
- Ven conmigo, que yendo los cinco juntos vamos a salirnos de todo.
Marchóse con ellos, y poco rato después les salió al paso otro que llevaba el sombrero puesto sobre la oreja.
- ¡Vaya finura! -exclamó el soldado-. ¡Quítate el sombrero de la oreja y póntelo en la cabeza! Diríase que te falta un tornillo.
- Me guardaré muy bien de hacerlo -replicó el otro-, pues si me lo pongo en la cabeza, empezará a hacer un frío tan terrible, que las aves del cielo se helarán y caerán muertas.
- Vente conmigo -dijo el jefe-, que yendo los seis juntos vamos a salirnos de todo.
Y el grupo llegó a la ciudad cuyo rey había mandado pregonar que la mano de su hija sería para el hombre que se aviniese a competir con ella en la carrera y la venciese; entendiéndose que si fracasaba, perdería también la cabeza. Presentóse el jefe al Rey y le dijo:
- Haré que uno de mis criados corra por mí.
A lo cual contestó el Rey:
- Bien, pero a condición de que pongas tú también tu cabeza en prenda, de manera que si pierde, moriréis los dos.
Aceptada la condición, el hombre mandó al corredor que se pusiera la otra pierna y le dijo:
- Y ahora, listo, y procura que ganemos.
Habíase convenido que el vencedor sería aquel que volviera primero de una fuente muy alejada, trayendo un jarro de agua. Dieron sendos jarros a la princesa y a su competidor, y los dos partieron simultáneamente. Pero en un momento, cuando la princesa no había recorrido sino un breve espacio, ya el andarín se había perdido de vista, como si se lo hubiera llevado el viento.
Llegó a la fuente y, después de llenar el jarro de agua, emprendió el regreso. A mitad del camino, empero, sintióse fatigado y, echándose en el suelo con el jarro a su lado, se quedó dormido. Tuvo, empero, la precaución de usar como almohada un duro cráneo de caballo que encontró por allí, para que lo duro del cojín no le dejara dormir mucho.
Entretanto la princesa, que era muy buena corredora, tanto como cabe en una persona normal, había llegado a su vez a la fuente y, llenando el jarro, había emprendido la vuelta. Al ver a su rival dormido en el suelo, alegróse, diciendo:
- ¡El enemigo está en mis manos! -y, vaciándole la vasija, siguió su camino.
Todo se habría perdido de no ser por el cazador de los ojos de lince, que había visto la escena desde la azotea del palacio. Díjose para sus adentros:
- Pues la hija del Rey no se saldrá con la suya -y, cargando la escopeta, disparó con tal puntería, que acertó el cráneo que servía de almohada al durmiente, sin tocar a éste. Despertó sobresaltado el andarín y se dio cuenta de que su jarro estaba vacío y la princesa le llevaba la delantera. No se desanimó el hombre por tan poca cosa; volvió a la fuente, llenó el jarro de nuevo, y todavía llegó al palacio diez minutos antes que su competidora.
- ¡Ahora sí que he hecho servir las piernas! -dijo-; lo que he hecho a la ida no puede llamarse correr.
Pero al Rey, y más aún a su hija, les dolía aquel casamiento con un vulgar soldado, por lo que deliberaron sobre la manera de deshacerse de él y sus hombres. Dijo el Rey:
- He ideado un medio, no te preocupes; verás cómo nos deshacemos de ellos -. Y, dirigiéndose a los seis, les habló así-: Ahora tenéis que celebrar vuestra victoria con un buen banquete -y los condujo a una sala que tenía el suelo y las puertas de hierro; en cuanto a las ventanas, estaban aseguradas por gruesos barrotes, de hierro también. En la habitación habían puesto una mesa con suculentas viandas, y el Rey prosiguió-: ¡entrad ahí y regalaos!
Y cuando ya estuvieron dentro mandó cerrar las puertas y echarles los cerrojos. Llamando luego al cocinero, le ordenó que encendiese fuego debajo de la habitación y lo mantuviese todo el tiempo necesario para que el hierro se pusiera candente. Obedeció el cocinero, y al cabo de poco los seis comensales encerrados en la habitación empezaron a sentir un intenso calor. Al principio creyeron que era por lo bien que habían comido; pero al ir en aumento la temperatura, trataron de salir, encontrándose con que puertas y ventanas estaban cerradas. Entonces comprendieron el malvado designio del Rey.
- ¡Pues no va a salirse con la suya! -exclamó el del sombrero-; voy a provocar una helada tal, que el fuego se retirará avergonzado.
Y, colocándose el sombrero sobre la cabeza, a los pocos momentos comenzó a sentirse un frío rigurosísimo, hasta el punto de que la comida se helaba en los platos. Transcurridas un par de horas, creyendo el Rey que todos estarían ya achicharrados, mandó abrir la puerta y fue personalmente a ver el resultado de su estratagema. Y he aquí que no bien se abrió la puerta salieron los seis, frescos y sanos, diciendo que ya estaban deseando salir para calentarse un poco, pues en aquella habitación hacía tanto frío que se helaban hasta los manjares. El Rey, fuera de sí, fue a reñir al cocinero por no haber cumplido sus órdenes. Y respondió el hombre:
- Pues hay un buen fuego, Véalo Vuestra Majestad.
Entonces el Rey pudo comprobar que bajo el piso de hierro de la habitación ardía un fuego enorme, y comprendió que nada podría con aquella gente.
Tras nuevas cavilaciones, siempre buscando el medio de deshacerse de tan molestos huéspedes, mandó llamar al jefe de los seis y le dijo:
- ¿Quieres oro a cambio de la mano de mi hija? Te daré cuanto quieras.
- De acuerdo, Señor Rey -respondió el jefe-; con que me deis el que pueda llevar uno de mis criados, renunciaré a vuestra hija.
Púsose el Rey la mar de contento, y el otro prosiguió:
- Dentro de dos semanas volveré a buscarlo.
Y, acto seguido, reunió a todos los sastres del país, los cuales se pasaron catorce días cosiendo un saco. Cuando estuvo terminado, el forzudo de los seis, aquel que arrancaba los árboles de cuajo, se lo cargó a la espalda y se presentó al Rey. Exclamó éste:
- ¡Vaya hombre fornido, que lleva sobre sus hombros una bala de tela como una casa! -y pensó, asustado: "¡Cuánto oro podrá llevar!". Ordenó que trajeran una tonelada, para lo cual se necesitaron dieciséis de sus hombres más robustos; pero el forzudo lo levantó con una sola mano y, metiéndolo en el saco, dijo:
- ¿Por qué no traéis más? ¡Esto apenas llena el fondo del saco!
Y, así, el Rey tuvo que entregar poco a poco todo su tesoro, que el forzudo fue metiendo en el saco, y aún éste no se llenó más que hasta la mitad.
- ¡Que traigan más! -decía el hombre-. ¡Qué hago con estos puñaditos!
Hubo que enviar carros a todo el reino, y se cargaron siete mil carretas, que el forzudo metió en el saco junto con los bueyes que las arrastraban:
- No seré exigente -dijo-, y meteré lo que venga, con tal de llenar el saco -. Cuando ya no quedaba nada por cargar, dijo:
- Terminemos de una vez; bien puede atarse un saco aunque no esté lleno del todo -. Y, echándoselo a cuestas, fue a reunirse con sus compañeros.
Al ver el Rey que aquel hombre solo se marchaba con las riquezas de todo el país, ordenó, fuera de sí, que saliese la caballería en persecución de los seis, con orden de quitar el saco al forzudo. Dos regimientos no tardaron en alcanzarlos y les gritaron:
- ¡Daos presos! ¡Dejad el saco del oro, si no queréis que os hagamos polvo!
- ¿Qué dice? -exclamó el soplador-, ¿que nos demos presos? ¡Antes vais a volar todos por el aire! -y, tapándose una ventanilla de la nariz, púsose a soplar con la otra en dirección de los dos regimientos, los cuales, en un abrir y cerrar de ojos, quedaron dispersos, con los hombres y caballos volando por los aires, precipitados más allá de las montañas. Un sargento mayor pidió clemencia, diciendo que tenía nueve heridas, y era hombre valiente que no se merecía aquella afrenta. El soplador aflojó entonces un poco para dejarlo aterrizar sin daño, y luego le dijo:
- Ve al Rey y dile que mande más caballería, pues tengo grandes deseos de hacérsela volar toda.
Cuando el Rey oyó el mensaje, exclamó:
- Dejadlos marchar; no hay quien pueda con ellos.
Y los seis se llevaron el tesoro a su país, donde se lo repartieron y vivieron felices el resto de su vida.
Ngày xửa ngày xưa, có một người giỏi bách nghệ. Nhưng theo lệnh nhà vua, anh bị thải hồi, chỉ được cấp ba đồng tiền làm lộ phí. Anh nghĩ bụng: "Được, đợi đấy xem! Sao ta lại có thể chấp nhận sự bất công như vậy được. Nếu ta mà gặp được những người bạn tri kỷ thì thế nào nhà vua cũng phải mang tất cả của cải trong cả nước cho ta."
Lòng căm phẫn, tức giận, anh đi vào rừng thì gặp một người hai tay nhổ sáu cây cổ thụ lên một cách ngon lành như ta nhổ sáu bông lúa vậy. Anh lính nói với người kia:
- Liệu anh có đồng ý làm đồ đệ của ta và cùng ta đi chu du thiên hạ không?
Người kia đáp:
- Điều đó có thể được. Nhưng trước tiên, tôi phải mang bó củi nhỏ này về cho mẹ tôi đã.
Thế rồi người kiếm củi lấy một cây vặn làm lạt, bó nắm cây kia lại thành bó, xốc lên vai và mang về nhà. Một lát sau, anh trở lại chỗ người lính đợi. Người lính bảo:
- Hai chúng ta chắc chắn thế nào cũng đi khắp thế gian.
Đi được một lát, hai thầy trò trông thấy một người thợ săn đang quỳ, tay vừa mới nạp đạn xong, hình như đang ngắm bắn một vật gì đó.
Người lính hỏi:
- Bác thợ săn ơi, bác tính ngắm bắn cái gì thế?
Người đi săn đáp:
- Cách đây hai dặm có một con ruồi đậu trên cành cây sồi, tôi muốn bắn lòi con ngươi mắt trái của nó.
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, bác đi với tôi, ba chùng ta chắc chắn sẽ đi được khắp thế gian.
Người thợ săn bằng lòng đi cùng. Ba người tới một khu có bảy cái cối xay gió, cánh quạt bay vù vù mà tứ phía quanh đó không hề có tí gió nào thổi, không có lấy một chiếc lá đung đưa. Người lính hỏi:
- Không có tí gió nào thổi mà sao cánh quạt cối xay lại quay tít mù thế nghĩa là thế nào, tôi không hiểu được?
Ba người lại tiếp tục cuộc hành trình. Đi được chừng hai dặm, họ nhìn thấy một người vắt vẻo trên cây, tay bịt một lỗ mũi, thở ra bằng lỗ mũi kia. Người lính hỏi:
- Anh bạn thân mến, cậu chơi cái trò gì ở trên đó?
Người kia đáp:
- Cách đây hai dặm có bảy chiếc cối xay gió, hơi tôi thở ra làm cả bảy cái quay tít, các anh có thấy không?
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tôi. Cả bốn chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người thổi gió trèo xuống, cùng đi với ba người kia. Đi được một lúc, bốn người trống thấy một anh chàng đứng bằng một chân, chân kia tháo ra để bên cạnh. Người lính trưởng toán nói:
- Cậu tháo bớt một chân ra để nghỉ cho thoải mái phải không?
Người kia đáp:
- Nghề tôi là nghề chạy: khi tôi chạy bằng hai chân thì nhanh hơn cả chim bay, tôi đi bộ cũng bằng người khác chạy nhanh, vì thế nên tôi tháo bớt một chân để đi là vừa.
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tớ, năm chúng ta hợp sức nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người kia nhập bọn đi cùng. Họ đi được một lát thì gặp một người đội mũ lệch hẳn sang một bên, chụp kín cả một bên tai. Người lính trưởng toán nói:
- Lịch sự quá nhỉ! Đội mũ lệch sang một bên, chen kín cả tai, cậu trông cứ như thằng hề Han-xơ ấy.
Người kia đáp:
- Tôi phải đội vậy vì nếu để mũ cho thật cân đối, lập tức trời sẽ rét cắt da cắt thịt, chim đang bay trên trời cũng chết cóng mà rơi xuống đất.
Người lính nói:
- Thế thì hay quá. Cậu đi với chúng tớ nhé. Sáu chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Sáu người đến một thành phố, nơi đây vua mới ra chiếu chỉ. Ai chạy thi với công chúa mà thắng, người đó sẽ được làm phò mã, nhưng nếu thua cuộc thì sẽ mất đầu.
Người lính trưởng toán xin vào trình diện và nói:
- Muôn tâu thánh thượng, hạ thần xin được phép cho môn đệ chạy thi thay hạ thần.
Nhà vua phán:
- Được, nhưng nếu thua cuộc thì cả thầy lẫn trò đều mất đầu.
Khi đôi bên thỏa thuận và ký giao kèo xong, người lính trưởng toán lắp nốt chân kia vào cho người có nghề chạy và dặn:
- Cố chạy nhanh như bay để chúng ta thắng cuộc nhé!
Điều lệ thi qui định như sau: Ai mang được nước lấy ở giếng rất xa mà về đích trước, người đó thắng cuộc. Anh chạy nhanh và công chúa, mỗi người lĩnh một cái bình to như nhau, khởi hành cùng một lúc. Trong nháy mắt, nh chàng đã co cẳng chạy nhanh đến nỗi chỉ còn nghe tiếng gió ào ào, người đi xem không một ai nhìn thấy chàng đâu nữa. Trong khi đó công chúa mới chạy được một quãng ngắn. Chỉ một lát sau là anh đã tới giếng, lấy đầy bình nước vội chạy trở về. Nhưng mới tới giữa đường, tự nhiên một cơn buồn ngủ ập đến, làm anh chỉ kịp đặt bình nước xuống là lăn ra ngáy khò khò. Anh gối đầu lên một cái sọ ngựa, nghĩ rằng sọ ngựa rắn và gồ ghề thì không thể ngủ lâu được. Trong khi đó công chúa - một người xưa nay có tiếng chạy nhanh đã tới được bên giếng, lấy bình nước và đang trên đường trở về đích. Công chúa thấy địch thủ của mình nằm ngủ li bì thì tỏ ra khoái chí và nói:
- Phần thắng đã nằm trong tay ta rồi!
Nàng đổ bình nước của địch thủ rồi co cẳng chạy tiếp.
Có thể nói gần như chắc chắn là anh chàng có tài chạy nhanh kỳ này sẽ thua cuộc, nhưng may thay người thợ săn theo dõi cuộc thi rất sát. Vốn tinh mắt, lại đứng trên lâu đài nên bác trông rõ hết sự việc. Bác nói:
- Công chúa không thể thắng chúng ta được!
Bác nạp đạn, giương súng bắn vỡ tan chiếc sọ ngựa mà anh chàng kia không hề bị thương tích gì cả. Anh chàng thức giấc, vội chồm dậy, thấy bình của mình chỉ còn là bình không, còn công chúa đang trên đường về đích, chạy vượt anh một quãng đường khá dài. Không hề nản chí, anh xách bình chạy trở lại giếng để lấy nước. Anh còn đuổi kịp công chúa ở dọc đường và về đích trước công chúa mười phút.
Anh nói:
- Các anh thấy không, lúc trước tôi đã thực sự chạy đâu, giờ tôi mới nhấc cẳng cho biết tài đấy.
Chuyện thua cuộc làm cho nhà vua buồn phiền, công chúa mất ăn ngủ. Sao lại có chuyện một anh lính tầm thường - lại đã bị giải ngũ - thắng công chúa trong cuộc tranh tài? Vua và công chúa bàn nhau, tìm cách hãm hại người lính trưởng toán cùng bè bạn của anh ta.
- Cha đã nghĩ ra một kế, con khỏi phải sợ. Chúng sẽ không thoát khỏi nơi đây mà về tới nhà đâu.
Vua bảo cả toán:
- Giờ thì các ngươi có thể ăn uống cho thỏa chí, mừng thắng lợi của các ngươi.
Rồi vua dẫn họ tới một căn phòng, sàn nhà, cánh cửa ra vào đều làm bằng sắt, chấn song cửa sổ cũng bằng sắt, tiệc đã bày sẵn trên một chiếc bàn ở giữa sàn nhà, toàn là sơn hào hải vị.
Vua nói:
- Các ngươi cứ vào tự nhiên, nhớ ăn uống cho thỏa chí nhé!
Khi sáu người đã ngồi vào bàn tiệc, vua sai quân lính đóng cửa ra vào và khóa lại. Rồi vua ra lệnh cho đầu bếp đốt lò ở dưới sàn nhà cho sắt đỏ lên. Đầi bếp vâng lệnh đốt lò. Sáu người ngồi ăn được một lúc thì thấy oi bức nóng nực, rồi sức nóng lại cứ ngày một tăng lên. Trong bọn họ đã có người đứng dậy tính đi ra ngoài, nhưng cửa sổ cũng như cửa ra vào đều đóng chặt. Bấy giờ họ mới biết nhà vua đã dã tâm muốn thiêu chết bọn họ.
Anh chàng đội mũ lệch nói:
- Nhà vua chẳng thực hiện được ý đồ độc ác của hắn đâu mà lo. Tôi sẽ khiến một cơn rét ghê gớm ập tới, đến nỗi lửa cũng phải ngán mà tháo lui.
Anh sửa mũ cho ngay ngắn lại, lập tức một cơn rét ập tới, làm căn phòng hết oi bức, những món ăn trên bàn bắt đầu đông lại.
Mấy giờ đã trôi qua, vua đinh ninh sáu người đã chết thiêu trong phòng, liền sai mở cửa, rồi thân hành đến xem. Nhưng khi cửa mở rộng, vua thấy sáu người đang đứng nói chuyện vui vẻ và họ còn xin ra ngoài một chút để sưởi ấm, vì trong buồng lạnh đến nỗi các món ăn đều đông cả lại.
Nhà vua tức điên người, đi tìm đầu bếp, la hét om xòm, hỏi tại sao y không thi hành đúng như lệnh truyền. Đầu bếp tâu:
- Bệ hạ xem đấy, thần nung đỏ như thế còn gì!
Đầu bếp dẫn vua đi xem, dưới buồng sắt, các lò đều rực lửa. Vua nghĩ, làm kiểu này chẳng ăn thua tới bọn chúng.
Rồi vua ngồi tính kế khác để hãm hại sáu người khách khó chịu. Vua cho đòi người lính toán trưởng đến và phán:
- Nếu ngươi từ bỏ ý định lấy công chúa mà đồng ý lấy vàng thì ngươi muốn lấy bao nhiêu vàng ta cũng cho.
Người lính nói:
- Muôn tâu bệ hạ, nếu vậy chỉ xin bệ hạ ban đủ số vàng mà môn đệ của hạ thần có thể mang vác trên vai, lúc ấy hạ thần không dám đòi lấy công chúa nữa.
Vua rất hài lòng về chuyện ấy. Người lính nói tiếp:
- Trong vòng nửa tháng nữa hạ thần xin trở lại để lấy vàng.
Sau đó, anh thuê thợ may cả nước tới, hẹn họ may trong nửa tháng phải xong một cái bao. Bao này sẽ giao cho người khỏe nhất - người nhổ cây như nhổ cỏ - vắt lên vai đi với người lính vào gặp vua.
Lúc đó vua nói:
- Sao lại có người to cao dễ sợ vậy? Ngươi vắt trên vai chiếc bao tải to bằng cái nhà để làm gì đấy?
Nhà vua đâm ra lo sợ, nghĩ bụng: "Cái thằng này chắc sẽ vác được nhiều vàng lắm đây!"
Vua sai mang ra một tấn vàng. Phải mười sáu người lực lưỡng mới khuân ra nổi, thế mà anh chàng kia chỉ cầm một tay nhẹ nhàng bỏ tấn vàng vào bao tải và nói:
- Sao không mang thật nhiều cùng một lúc! Ít như thế này chỉ dính đáy bao.
Toàn bộ vàng bạc châu báu ở các kho của vua đều đã chở tới, anh chàng kia trút cả vào mà vẫn chưa được lưng bao.
Anh ta nói:
- Mang nữa đến đây! Chỉ có mấy mẩu con con làm sao đầy được bao?
Bảy ngàn xe vàng được mang từ khắp nơi trong nước tới, lực sĩ ném cả xe lẫn bò vào bao và nói:
- Chẳng cần coi xét mất thì giờ, tôi nhận hết, miễn sao cho đầy bao là được.
Khi đã cho hết tất cả vào trong bao tải, anh ta nói:
- Dù bao chưa đầy, tôi cũng thắt đầu bao lại vậy.
Anh vác bao lên vai, rồi cùng các bạn lên đường.
Thấy của cải bị mất sạch, nhà vua nổi cơn thịnh nộ, truyền cho kỵ binh phóng ngựa đuổi theo, lấy lại bao tải từ tay lực sĩ kia.
Chẳng mấy chốc hai đạo binh đã đuổi kịp sáu người. Viên tướng chỉ huy hét lớn:
- Chúng bay đã bị bắt! Bỏ ngay bao tay vàng xuống, nếu không sẽ bị phanh thây!
Người thổi gió nói:
- Bọn bay nói cái gì? Chúng tao là tù nhân hả? Tất cả bọn bay sẽ được nhảy múa lung tung trong không trung cho coi!
Người ấy bịt một lỗ mũi, rồi dùng lỗ mũi kia thổi bay cả hai đạo kỵ binh lên tận trời xanh, mỗi người một nẻo, kẻ trên ngọn núi này, người vắt vẻo trên đỉnh núi khác.
Một viên đội già kêu xin, nói rằng có chín vết thương và là một người hiền lành tử tế, không đáng bị tội như thế. Nghe vậy, người thổi gió thổi nhè nhẹ để người kia rơi từ từ xuống đất, không bị thương tích gì. Rồi người thổi gió bảo hắn:
- Giờ hãy về tâu vua, cho thêm kỵ binh tới, ta muốn cho chúng đi du ngoạn vào không trung cho vui!
Khi biết được tin đó, vua nói:
- Thôi, cứ để cho chúng đi, chúng có phép thần thông đấy.
Sáu người mang của cải về nhà, chia nhau cùng hưởng và sống vui sướng trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng