Met z'n zessen de hele wereld door


Sáu người đi khắp thế gian


Ooit toen de wereld nog open was voor ieder mens, leefde er eens een man, die heel goed was in allerlei kunsten. Hij diende in de oorlog en gedroeg zich zeer dapper en heldhaftig, maar toen de oorlog afgelopen was, kreeg hij ontslag en drie stuivers zakgeld voor onderweg. "Wacht maar," zei hij, "dat laat ik niet op mij zitten; als ik de goede mensen maar tref, dan moet de koning mij nog de schatten van het hele land uitbetalen."
Toen ging hij het bos door, en daar zag hij iemand staan, die juist zes bomen had uitgetrokken of het korenhalmen waren. Hij zei tegen hem: "Wil je mijn dienaar zijn en met mij mee trekken?" - "Ja," zei hij, "maar eerst moet ik m'n moeder dit vrachtje hout thuisbrengen." En hij nam één van de bomen en wikkelde die om de vijf andere, hief het vrachtje op zijn schouder en liep weg. Toen kwam hij weer terug en ging met zijn meester verder. Deze zei: "Wij tweeën komen samen de hele wereld wel door."
Toen ze een poosje gelopen hadden, vonden ze een jager. Hij lag juist geknield, had de buks aangelegd en mikte. De soldaat zei tegen hem: "Jager, wat wil je schieten?" Hij antwoordde: "Twee mijl van hier zit er een vlieg op de tak van een eik, die wil ik z'n linker oog afschieten." - "O ga dan maar met me mee," zei de man, "als wij drieën samen blijven, komen we de wereld wel door." De jager had daar wel zin in, en ging met hen mee.
Nu kwamen ze bij zeven windmolens, de wieken zwaaiden heel snel rond, en toch was er rechts noch links enige wind, en er bewoog geen enkel blaadje. Toen zei de soldaat: "Ik weet niet wat het is, wat die molens drijft, want er is geen zuchtje wind." En hij ging met zijn mannen verder, maar toen hij twee mijl gelopen had, zagen ze iemand in een boom zitten, die hield z'n ene neusgat dicht en blies met het andere. "Zeg, wat doe je daar boven?" vroeg de soldaat. Hij antwoordde: "Twee mijl hier vandaan staan zeven windmolens; ik blaas wat, zodat ze draaien." - "O, ga dan maar met mij mee," zei de soldaat, "als we met z'n vieren samen zijn, komen we wel de hele wereld door." De blazer klom uit de boom, en ging mee.
Na een poosje zagen ze een man, die stond op één been en had het andere afgegespt en naast zich neergelegd. Nu zei de soldaat: "Je hebt 't je makkelijk gemaakt en kunt uitrusten." - "O, ik ben een loper," antwoordde hij, "en om nu niet al te snel te lopen, heb ik het ene been afgelegd; want als ik met twee benen loop, dan gaat het nog vlugger dan een vogel vliegt." - "O, ga toch mee, als wij vijven samen blijven, dan komen we wel de hele wereld door." Toen ging hij mee.
En het duurde niet lang, of ze kwamen iemand tegen met een hoedje, maar dat zat helemaal op één oor. Toen sprak de meester tot hem: "Netjes! Netjes! Zet je hoed niet zo op één oor, je ziet eruit als een gek." - "Dat mag ik niet doen," zei de ander, "want als ik mijn hoed recht zet, dan komt er een ontzettende vorst, zodat de vogels in de hemel bevriezen en dood ter aarde vallen." - "O, ga maar met ons mee," zei de soldaat, "als wij zessen samen blijven, dan komen we de hele wereld door."
Nu gingen zij met zijn zessen naar een stad. Daar had de koning laten omroepen, dat, wie met zijn dochter om 't hardst zou lopen en van haar won, die mocht met haar trouwen. Maar wie het verloor, zou zijn hoofd verliezen. Toen meldde de soldaat zich als meester aan en zei: "Ik wil mijn dienaar voor mij laten lopen." De koning gaf ten antwoord: "Dan moet je ook voor zijn leven instaan, zo, dat zowel zijn hoofd als jouw hoofd voor de overwinning ingezet worden."
Toen dat afgesproken en bezegeld was, gespte de man de loper het tweede been aan en zei tegen hem: "Nu maar vlug zijn en zorgen dat wij winnen." Er was afgesproken, dat, wie het eerste water uit een verafgelegen bron terugbracht, die zou winnaar zijn. Nu kreeg de loper een kruik en de prinses kreeg een kruik, en ze begonnen tegelijkertijd te lopen, maar in een oogwenk, toen de prinses nog maar een eindje gelopen had, kon geen van de toeschouwers de loper meer zien, en het was net of de wind langs gesuisd was. In korte tijd was hij bij de bron, schepte de kruik vol water, en keerde weer om. Midden op de terugweg overviel hem de vermoeienis, hij zette de kruik terzijde, ging liggen en sliep in. Een paardeschedel, die daar op de grond lag, had hij als hoofdkussen genomen, dat was hard en dan zou hij gauw weer ontwaken.
Intussen was de prinses die ook goed lopen kon, zo goed als een gewoon mens maar lopen kan, bij de bron gekomen, en ze snelde met haar kruik vol water weer terug. Maar toen ze de loper zag liggen slapen, was ze blij en zei: "Die vijand is in mijn handen gevallen," ze leegde zijn kruik en snelde verder. Nu zou alles verloren zijn geweest, als niet gelukkig de jager met zijn scherpe ogen bovenop het kasteel had gestaan en alles had gezien. Hij sprak: "De prinses zal het toch tegen ons niet winnen!" Hij laadde zijn buks en schoot zo precies, dat hij de paardenschedel wegschoot onder 't hoofd van de loper, zonder hemzelf te raken. Nu werd de loper wakker, sprong op, zag dat de kruik leeg was gegooid, en de prinses al een eind verder was. Hij verloor moed noch bezinning, liep met de kruik weer naar de bron terug, schepte opnieuw water, en was nog tien minuten vóór de prinses in het kasteel terug. "Zie je," zei hij, "nu heb ik pas eens goed kunnen rennen, wat ik eerst deed was nauwelijks lopen te noemen."
Maar het beviel de koning niet, en zijn dochter nog minder, dat zij de vlag had moeten strijken voor zo'n gewone afgedankte soldaat. Ze beraadslaagden samen, hoe ze hem en zijn vrienden kwijt konden. Nu zei de koning tot haar: "Ik heb er wat op gevonden. Wees maar niet bang: ze komen niet meer terug." En tegen hen zei hij: "Nu kunnen jullie een poosje plezier maken en samen gezellig eten en drinken." Hij bracht hen naar een kamer waarvan de vloer van ijzer was, de deuren waren ook van ijzer, en de vensters waren met ijzeren tralies beschermd. Midden in de kamer stond een tafel vol heerlijk eten, en de koning zei tegen hen: "Ga hier maar in, en dat het je goed mag smaken." En terwijl ze binnen waren, liet hij de deuren sluiten en grendelen. Verder liet hij de kok komen en hij beval hem, onder de kamer een vuur te maken, zodat de vloer gloeiend heet werd. Zo deed de kok. Het begon en het werd voor het zestal in de kamer, terwijl ze aan tafel zaten, al heel warm; ze dachten dat ze van 't eten zo warm waren; maar toen de hitte steeds heviger werd en ze naar buiten wilden, maar de deuren en vensters gesloten vonden, toen merkten ze, dat de koning kwaad in de zin had gehad en hen wilde verstikken. "Maar dat zal hem niet lukken," zei die van het hoedje, "ik zal een vrieskou laten komen, waar het vuur zich voor schamen zal en zelfs wegkruipen." En hij zette z'n hoedje recht, en meteen begon het te vriezen, alle hitte verdween, en zelfs het eten op de schotels bevroor.
Toen er een paar uur voorbij waren, en de koning dacht, dat ze wel allemaal van hitte waren omgekomen, liet hij de deuren ontgrendelen en wilde zelf het eerst zijn slachtoffers zien. Maar bij het opengaan van de deur stonden daar alle zes op een rij, fris en gezond, en ze zeiden dat ze erg blij waren, dat ze er weer uit konden, om zich te warmen, want het was binnen zo verschrikkelijk koud geweest, dat het eten aan de schotels was vastgevroren. Woedend ging de koning naar beneden naar de kok, viel tegen hem uit en vroeg, waarom hij niet gedaan had, wat hem was bevolen. Maar de kok antwoordde: "De hitte is groot genoeg, als de koning zelf maar eens wil kijken!" Nu zag de koning ook, dat er een geweldig vuur onder de ijzeren kamer brandde, en hij begreep dat hij tegen het zestal op deze manier niets kon uitrichten.
Dus begon de koning opnieuw plannen te smeden om de onaangename gasten kwijt te raken; hij liet de meester bij zich komen en sprak: "Wanneer je goud wilt hebben om het recht op mijn dochter op te geven, dan kun je krijgen zoveel als je hebben wilt." - "Graag, o koning," zei de man, "geef me dan zoveel als mijn dienaars kunnen dragen, dan begeer ik u dochter niet." De koning was daarmee tevreden, en de man zei nog: "Dan kom ik het over veertien dagen halen." En hij riep alle kleermakers bij elkaar, want die moesten veertien dagen lang bezig zijn met het naaien van een zak. En toen die klaar was, moest de sterke man, hij die bomen kon uittrekken, de zak op zijn schouder nemen, en met hem naar de koning gaan. De koning vroeg: "Wat is dat voor een geweldige kerel, die die baal linnen, zo groot als een huis, op zijn schouder draag?" en hij schrok en dacht "Wat zal die een goud meeslepen!"
Nu liet hij een ton goud brengen, die moest door zestien van de sterkste mannen worden gedragen, maar de sterke nam het met één hand op, stak het in de zak en zei: "Waarom begin je niet met wat meer, dit is namelijk genoeg om de bodem te bedekken." Gaandeweg moest de koning zijn hele schatkamer laten brengen, de sterke schoof het allemaal in die zak en hij was nog pas half vol. "Haal nog eens wat," zei de sterke man, "die paar brokken vullen nog niets." Nu moesten er nog zevenduizend wagens vol goud uit het hele rijk aangereden worden en de sterke stopte die met de voorgespannen trekdieren erbij, zo in z'n zak. "Ik kijk er niet langer naar," zei hij, "ik pak maar wat er komt, zodat die zak tenminste vol komt." Toen alles erin gepakt was, zou er toch nog een massa bij kunnen; en toen zei hij: "Ik zal er nu maar een eind aan maken; men bindt een zak wel eens meer dicht, als hij nog niet helemaal vol is." Toen wierp hij hem op zijn rug en ging met zijn maats verder.
Toen nu de koning zag, hoe die ene man de rijkdom van het hele land wegdroeg, werd hij boos. Hij liet de ruiterij aanrukken, zij moesten het zestal nazetten en hadden bevel om de sterke zijn zak te ontfutselen. Twee regimenten hadden hen spoedig ingehaald; zij riepen het zestal toe: "Jullie zijn gevangenen, leg die zak met goud neer, of jullie worden in de pan gehakt!" - "Wat beweren jullie?" zei de blazer. "Wij gevangenen? Dan kunnen jullie met z'n allen in de lucht een rondedans gaan maken!" En hij hield zijn ene neusgat dicht en blies met het andere de beide regimenten om. Ze vlogen uiteen de blauwe lucht in, en over alle bergen heen, de één naar deze, de ander naar die kant. Een sergeant vroeg om genade: hij had negen wonden en was een dapper man die deze ellende niet verdiende. Toen blies de blazer minder hard, zodat hij zachtjes naar beneden kwam, en hij zei tegen hem: "Ga nu maar naar huis en bericht de koning, dat hij nog maar wat ruiterij stuurt: ik zal ze allemaal de lucht in blazen." De koning hoorde dit antwoord en zei: "Laat die kerels maar gaan, die hebben wat bijzonders." Toen bracht het zestal alle rijkdom naar huis, verdeelde het en leefde gelukkig tot het einde van hun dagen.
Ngày xửa ngày xưa, có một người giỏi bách nghệ. Nhưng theo lệnh nhà vua, anh bị thải hồi, chỉ được cấp ba đồng tiền làm lộ phí. Anh nghĩ bụng: "Được, đợi đấy xem! Sao ta lại có thể chấp nhận sự bất công như vậy được. Nếu ta mà gặp được những người bạn tri kỷ thì thế nào nhà vua cũng phải mang tất cả của cải trong cả nước cho ta."
Lòng căm phẫn, tức giận, anh đi vào rừng thì gặp một người hai tay nhổ sáu cây cổ thụ lên một cách ngon lành như ta nhổ sáu bông lúa vậy. Anh lính nói với người kia:
- Liệu anh có đồng ý làm đồ đệ của ta và cùng ta đi chu du thiên hạ không?
Người kia đáp:
- Điều đó có thể được. Nhưng trước tiên, tôi phải mang bó củi nhỏ này về cho mẹ tôi đã.
Thế rồi người kiếm củi lấy một cây vặn làm lạt, bó nắm cây kia lại thành bó, xốc lên vai và mang về nhà. Một lát sau, anh trở lại chỗ người lính đợi. Người lính bảo:
- Hai chúng ta chắc chắn thế nào cũng đi khắp thế gian.
Đi được một lát, hai thầy trò trông thấy một người thợ săn đang quỳ, tay vừa mới nạp đạn xong, hình như đang ngắm bắn một vật gì đó.
Người lính hỏi:
- Bác thợ săn ơi, bác tính ngắm bắn cái gì thế?
Người đi săn đáp:
- Cách đây hai dặm có một con ruồi đậu trên cành cây sồi, tôi muốn bắn lòi con ngươi mắt trái của nó.
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, bác đi với tôi, ba chùng ta chắc chắn sẽ đi được khắp thế gian.
Người thợ săn bằng lòng đi cùng. Ba người tới một khu có bảy cái cối xay gió, cánh quạt bay vù vù mà tứ phía quanh đó không hề có tí gió nào thổi, không có lấy một chiếc lá đung đưa. Người lính hỏi:
- Không có tí gió nào thổi mà sao cánh quạt cối xay lại quay tít mù thế nghĩa là thế nào, tôi không hiểu được?
Ba người lại tiếp tục cuộc hành trình. Đi được chừng hai dặm, họ nhìn thấy một người vắt vẻo trên cây, tay bịt một lỗ mũi, thở ra bằng lỗ mũi kia. Người lính hỏi:
- Anh bạn thân mến, cậu chơi cái trò gì ở trên đó?
Người kia đáp:
- Cách đây hai dặm có bảy chiếc cối xay gió, hơi tôi thở ra làm cả bảy cái quay tít, các anh có thấy không?
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tôi. Cả bốn chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người thổi gió trèo xuống, cùng đi với ba người kia. Đi được một lúc, bốn người trống thấy một anh chàng đứng bằng một chân, chân kia tháo ra để bên cạnh. Người lính trưởng toán nói:
- Cậu tháo bớt một chân ra để nghỉ cho thoải mái phải không?
Người kia đáp:
- Nghề tôi là nghề chạy: khi tôi chạy bằng hai chân thì nhanh hơn cả chim bay, tôi đi bộ cũng bằng người khác chạy nhanh, vì thế nên tôi tháo bớt một chân để đi là vừa.
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tớ, năm chúng ta hợp sức nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người kia nhập bọn đi cùng. Họ đi được một lát thì gặp một người đội mũ lệch hẳn sang một bên, chụp kín cả một bên tai. Người lính trưởng toán nói:
- Lịch sự quá nhỉ! Đội mũ lệch sang một bên, chen kín cả tai, cậu trông cứ như thằng hề Han-xơ ấy.
Người kia đáp:
- Tôi phải đội vậy vì nếu để mũ cho thật cân đối, lập tức trời sẽ rét cắt da cắt thịt, chim đang bay trên trời cũng chết cóng mà rơi xuống đất.
Người lính nói:
- Thế thì hay quá. Cậu đi với chúng tớ nhé. Sáu chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Sáu người đến một thành phố, nơi đây vua mới ra chiếu chỉ. Ai chạy thi với công chúa mà thắng, người đó sẽ được làm phò mã, nhưng nếu thua cuộc thì sẽ mất đầu.
Người lính trưởng toán xin vào trình diện và nói:
- Muôn tâu thánh thượng, hạ thần xin được phép cho môn đệ chạy thi thay hạ thần.
Nhà vua phán:
- Được, nhưng nếu thua cuộc thì cả thầy lẫn trò đều mất đầu.
Khi đôi bên thỏa thuận và ký giao kèo xong, người lính trưởng toán lắp nốt chân kia vào cho người có nghề chạy và dặn:
- Cố chạy nhanh như bay để chúng ta thắng cuộc nhé!
Điều lệ thi qui định như sau: Ai mang được nước lấy ở giếng rất xa mà về đích trước, người đó thắng cuộc. Anh chạy nhanh và công chúa, mỗi người lĩnh một cái bình to như nhau, khởi hành cùng một lúc. Trong nháy mắt, nh chàng đã co cẳng chạy nhanh đến nỗi chỉ còn nghe tiếng gió ào ào, người đi xem không một ai nhìn thấy chàng đâu nữa. Trong khi đó công chúa mới chạy được một quãng ngắn. Chỉ một lát sau là anh đã tới giếng, lấy đầy bình nước vội chạy trở về. Nhưng mới tới giữa đường, tự nhiên một cơn buồn ngủ ập đến, làm anh chỉ kịp đặt bình nước xuống là lăn ra ngáy khò khò. Anh gối đầu lên một cái sọ ngựa, nghĩ rằng sọ ngựa rắn và gồ ghề thì không thể ngủ lâu được. Trong khi đó công chúa - một người xưa nay có tiếng chạy nhanh đã tới được bên giếng, lấy bình nước và đang trên đường trở về đích. Công chúa thấy địch thủ của mình nằm ngủ li bì thì tỏ ra khoái chí và nói:
- Phần thắng đã nằm trong tay ta rồi!
Nàng đổ bình nước của địch thủ rồi co cẳng chạy tiếp.
Có thể nói gần như chắc chắn là anh chàng có tài chạy nhanh kỳ này sẽ thua cuộc, nhưng may thay người thợ săn theo dõi cuộc thi rất sát. Vốn tinh mắt, lại đứng trên lâu đài nên bác trông rõ hết sự việc. Bác nói:
- Công chúa không thể thắng chúng ta được!
Bác nạp đạn, giương súng bắn vỡ tan chiếc sọ ngựa mà anh chàng kia không hề bị thương tích gì cả. Anh chàng thức giấc, vội chồm dậy, thấy bình của mình chỉ còn là bình không, còn công chúa đang trên đường về đích, chạy vượt anh một quãng đường khá dài. Không hề nản chí, anh xách bình chạy trở lại giếng để lấy nước. Anh còn đuổi kịp công chúa ở dọc đường và về đích trước công chúa mười phút.
Anh nói:
- Các anh thấy không, lúc trước tôi đã thực sự chạy đâu, giờ tôi mới nhấc cẳng cho biết tài đấy.
Chuyện thua cuộc làm cho nhà vua buồn phiền, công chúa mất ăn ngủ. Sao lại có chuyện một anh lính tầm thường - lại đã bị giải ngũ - thắng công chúa trong cuộc tranh tài? Vua và công chúa bàn nhau, tìm cách hãm hại người lính trưởng toán cùng bè bạn của anh ta.
- Cha đã nghĩ ra một kế, con khỏi phải sợ. Chúng sẽ không thoát khỏi nơi đây mà về tới nhà đâu.
Vua bảo cả toán:
- Giờ thì các ngươi có thể ăn uống cho thỏa chí, mừng thắng lợi của các ngươi.
Rồi vua dẫn họ tới một căn phòng, sàn nhà, cánh cửa ra vào đều làm bằng sắt, chấn song cửa sổ cũng bằng sắt, tiệc đã bày sẵn trên một chiếc bàn ở giữa sàn nhà, toàn là sơn hào hải vị.
Vua nói:
- Các ngươi cứ vào tự nhiên, nhớ ăn uống cho thỏa chí nhé!
Khi sáu người đã ngồi vào bàn tiệc, vua sai quân lính đóng cửa ra vào và khóa lại. Rồi vua ra lệnh cho đầu bếp đốt lò ở dưới sàn nhà cho sắt đỏ lên. Đầi bếp vâng lệnh đốt lò. Sáu người ngồi ăn được một lúc thì thấy oi bức nóng nực, rồi sức nóng lại cứ ngày một tăng lên. Trong bọn họ đã có người đứng dậy tính đi ra ngoài, nhưng cửa sổ cũng như cửa ra vào đều đóng chặt. Bấy giờ họ mới biết nhà vua đã dã tâm muốn thiêu chết bọn họ.
Anh chàng đội mũ lệch nói:
- Nhà vua chẳng thực hiện được ý đồ độc ác của hắn đâu mà lo. Tôi sẽ khiến một cơn rét ghê gớm ập tới, đến nỗi lửa cũng phải ngán mà tháo lui.
Anh sửa mũ cho ngay ngắn lại, lập tức một cơn rét ập tới, làm căn phòng hết oi bức, những món ăn trên bàn bắt đầu đông lại.
Mấy giờ đã trôi qua, vua đinh ninh sáu người đã chết thiêu trong phòng, liền sai mở cửa, rồi thân hành đến xem. Nhưng khi cửa mở rộng, vua thấy sáu người đang đứng nói chuyện vui vẻ và họ còn xin ra ngoài một chút để sưởi ấm, vì trong buồng lạnh đến nỗi các món ăn đều đông cả lại.
Nhà vua tức điên người, đi tìm đầu bếp, la hét om xòm, hỏi tại sao y không thi hành đúng như lệnh truyền. Đầu bếp tâu:
- Bệ hạ xem đấy, thần nung đỏ như thế còn gì!
Đầu bếp dẫn vua đi xem, dưới buồng sắt, các lò đều rực lửa. Vua nghĩ, làm kiểu này chẳng ăn thua tới bọn chúng.
Rồi vua ngồi tính kế khác để hãm hại sáu người khách khó chịu. Vua cho đòi người lính toán trưởng đến và phán:
- Nếu ngươi từ bỏ ý định lấy công chúa mà đồng ý lấy vàng thì ngươi muốn lấy bao nhiêu vàng ta cũng cho.
Người lính nói:
- Muôn tâu bệ hạ, nếu vậy chỉ xin bệ hạ ban đủ số vàng mà môn đệ của hạ thần có thể mang vác trên vai, lúc ấy hạ thần không dám đòi lấy công chúa nữa.
Vua rất hài lòng về chuyện ấy. Người lính nói tiếp:
- Trong vòng nửa tháng nữa hạ thần xin trở lại để lấy vàng.
Sau đó, anh thuê thợ may cả nước tới, hẹn họ may trong nửa tháng phải xong một cái bao. Bao này sẽ giao cho người khỏe nhất - người nhổ cây như nhổ cỏ - vắt lên vai đi với người lính vào gặp vua.
Lúc đó vua nói:
- Sao lại có người to cao dễ sợ vậy? Ngươi vắt trên vai chiếc bao tải to bằng cái nhà để làm gì đấy?
Nhà vua đâm ra lo sợ, nghĩ bụng: "Cái thằng này chắc sẽ vác được nhiều vàng lắm đây!"
Vua sai mang ra một tấn vàng. Phải mười sáu người lực lưỡng mới khuân ra nổi, thế mà anh chàng kia chỉ cầm một tay nhẹ nhàng bỏ tấn vàng vào bao tải và nói:
- Sao không mang thật nhiều cùng một lúc! Ít như thế này chỉ dính đáy bao.
Toàn bộ vàng bạc châu báu ở các kho của vua đều đã chở tới, anh chàng kia trút cả vào mà vẫn chưa được lưng bao.
Anh ta nói:
- Mang nữa đến đây! Chỉ có mấy mẩu con con làm sao đầy được bao?
Bảy ngàn xe vàng được mang từ khắp nơi trong nước tới, lực sĩ ném cả xe lẫn bò vào bao và nói:
- Chẳng cần coi xét mất thì giờ, tôi nhận hết, miễn sao cho đầy bao là được.
Khi đã cho hết tất cả vào trong bao tải, anh ta nói:
- Dù bao chưa đầy, tôi cũng thắt đầu bao lại vậy.
Anh vác bao lên vai, rồi cùng các bạn lên đường.
Thấy của cải bị mất sạch, nhà vua nổi cơn thịnh nộ, truyền cho kỵ binh phóng ngựa đuổi theo, lấy lại bao tải từ tay lực sĩ kia.
Chẳng mấy chốc hai đạo binh đã đuổi kịp sáu người. Viên tướng chỉ huy hét lớn:
- Chúng bay đã bị bắt! Bỏ ngay bao tay vàng xuống, nếu không sẽ bị phanh thây!
Người thổi gió nói:
- Bọn bay nói cái gì? Chúng tao là tù nhân hả? Tất cả bọn bay sẽ được nhảy múa lung tung trong không trung cho coi!
Người ấy bịt một lỗ mũi, rồi dùng lỗ mũi kia thổi bay cả hai đạo kỵ binh lên tận trời xanh, mỗi người một nẻo, kẻ trên ngọn núi này, người vắt vẻo trên đỉnh núi khác.
Một viên đội già kêu xin, nói rằng có chín vết thương và là một người hiền lành tử tế, không đáng bị tội như thế. Nghe vậy, người thổi gió thổi nhè nhẹ để người kia rơi từ từ xuống đất, không bị thương tích gì. Rồi người thổi gió bảo hắn:
- Giờ hãy về tâu vua, cho thêm kỵ binh tới, ta muốn cho chúng đi du ngoạn vào không trung cho vui!
Khi biết được tin đó, vua nói:
- Thôi, cứ để cho chúng đi, chúng có phép thần thông đấy.
Sáu người mang của cải về nhà, chia nhau cùng hưởng và sống vui sướng trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng