Sự tích hoa cẩm chướng


Il garofano


Đã nhiều năm trôi qua mà hoàng hậu vẫn chưa có con, vì thế sáng nào hoàng hậu cũng ra vườn thượng uyển quay về phía mặt trời cầu xin thượng đế rộng lòng thương cho một mụn con, dù đó là con trai hay con gái.
Một ngày kia có thiên thần từ trên trời xuống và bảo:
- Hoàng hậu cứ yên tâm, hoàng hậu sẽ sanh con trai. Hoàng tử là người có phép lạ, những gì hoàng tử mong muốn là sẽ có thực.
Hoàng hậu nói lại tin mừng với nhà vua. Sau thời gian hoàng hậu sinh con trai, nhà vua hết sức vui mừng.
Khi hoàng tử đã biết đi, sáng nào hoàng hậu cũng dẫn con trai đi dạo chơi trong vườn bách thú, rửa tay chân ở những giếng nước trong veo. Có lần hoàng tử nằm trong lòng mẹ ngủ, hoàng hậu cũng ngủ say luôn mà không hề hay biết. Giữa lúc đó thì người đầu bếp già đi tới, bác biết rằng đứa trẻ có phép lạ, nên bế đứa bé đem giấu kín ở một nơi do một vú nuôi cho bú. Bác đem cắt tiết một con gà mái, lấy máu rỏ vào tạp dề và áo quần của hoàng hậu, rồi chạy đi tâu thưa với nhà vua rằng hoàng hậu đã để thú dữ vồ bắt mất hoàng tử. Khi chính mắt mình nhìn thấy máu vấy ở tạp dề và áo quần của hoàng hậu thì nhà vua lại càng tin lời nói của người đầu bếp là đúng. Nhà vua nổi giận, sai xây một cái tháp thật sâu, sâu đến nỗi ánh sáng mặt trời cũng như mặt trăng không bao giờ chiếu tới. Lối ra vào tháp được xây kín lại sau khi đã nhốt hoàng hậu ở trong đó, hoàng hậu sẽ bị nhốt bảy năm liền, không ai được phép mang đồ ăn thức uống cho hoàng hậu để bà bị chết dần chết mòn ở trong tháp.
Tưởng chừng cuộc đời hoàng hậu kết thúc như vậy, nhưng thượng đế cho hai thiên thần hiện hình là hai con chim bồ câu trắng hàng ngày hai lần bay vào trong tháp mang theo đồ ăn thức uống cho hoàng hậu, chim nuôi hoàng hậu như vậy tới khi hạn bảy năm đã hết.
Người đầu bếp vẫn làm trong cung vua, có lần bác nghĩ, đứa trẻ có phép lạ, nếu mình cứ ở đây mãi rất có thể mình gặp rủi ro vì nó. Nghĩ vậy nên bác trốn khỏi cung vua tới chỗ đứa bé. Đứa bé giờ đã lớn, tự biết rằng mình có phép lạ, thấy bác đầu bếp em nói:
- Bác có muốn sống trong cung điện nguy nga có vườn thượng uyển không?
Lời nói em vừa dứt thì toàn cảnh cung điện và vườn hiện ra đúng như điều em ước.
Sống như vậy được một thời gian, một hôm bác nói với hoàng tử:
- Sống một mình mãi con sẽ thấy buồn. Sao con không ước có một người vợ hiền sống chung.
Lời mong ước của hoàng tử đã thành sự thực, đứng trước hoàng tử là một thiếu nữ đẹp tuyệt vời, đẹp hơn cả người trong tranh. Hai người rất thương yêu nhau, thường cùng nhau đi dạo chơi trong vườn thượng uyển, còn đầu bếp thì hay đi săn, dáng nom như một nhà quý tộc.
Có lần bác chợt nghĩ, rất có thể hoàng tử lại ước được sống cạnh vua cha, và lúc đó bác không biết sẽ tính sao cho thoát chết. Bác gọi thiếu nữ cùng đi dạo trong vườn và nói:
- Đêm nay, khi hoàng tử ngủ say, hãy tới bên giừng lấy dao nhọn đâm xuyên tim, rồi mang tim và lưỡi của nó cho ta, nếu không làm đúng như lời ta dặn thì mất mạng đấy.
Nói rồi bác bỏ đi. Ngày hôm sau bác đến chỗ thiếu nữ và hỏi. Thiếu nữ đáp:
- Tại sao con lại đi hại một người vô tội, một người chẳng hại ai bao giờ.
Bác đầu bếp lại nói:
- Nếu con không làm việc đó thì con phải thế mạng mình vào đó.
Khi người đầu bếp đi khỏi, nàng sai người bắt một con hươu đem làm thịt, lấy tim và lưỡi để lên một cái đĩa. Nhìn qua cửa sổ nàng thấy bác đầu bếp đang đi tới, nàng bảo hoàng tử:
- Chàng hãy lên giường trùm chăn.
Bác đầu bếp độc ác vừa mới bước vào đã hỏi ngay:
- Tim và lưỡi của hoàng tử đâu?
Thiếu nữ đưa cho bác cái đĩa, còn hoàng tử thì tung chăn ra và quát:
- Này ông già tội lỗi kia, cớ sao ông lại muốn giết tôi? Giờ tôi nói cho ông nghe, ông sẽ biến thành con chó mực, cổ đeo xích vàng, chỉ ăn than hồng nên bao giờ cũng có ngọn lửa đỏ thổi ra từ mõm.
Lời nói vừa chấm dứt thoì người đầu bếp già biến thành một con chó mực cổ đeo xích vàng. Những người làm việc ở nhà bếp phải mang than đỏ hồng đến cho chó mực ăn, ăn xong từ mõm chó luôn luôn có ngọn lửa đỏ thổi ra.
Ngồi một lát bỗng hoàng tử thấy nhớ mẹ, nghĩ không biết hoàng hậu còn sống hay đã chết. Chàng nói với thiếu nữ:
- Ta muốn trở về quê hương xứ sở, nếu nàng muốn về cùng, chúng ta sẽ cùng sống bên nhau.
Thiếu nữ đáp:
- Đường sá xa xôi, lạ nước lạ cái chẳng ai biết mình, liệu biết làm gì mà sống.
Lòng nàng chẳng muốn đi theo, nhưng cả hai lại không muốn phải biệt ly nhau nên chàng để nàng hóa thành một bông hoa cẩm chướng tươi đẹp và chàng luôn luôn mang theo bên mình.
Hoàng tử lên đường trở về quê hương xứ sở, con chó mực lẽo đẽo chạy theo sau. Chàng đi tới bên tháp nơi mẹ chàng bị nhốt. Vì tháp quá cao nên chàng nói ước ao có một chiếc thang thật dài để leo lên. Một chiếc thang dài bắc tới tận ngọn tháp hiện ra, chàng leo lên, từ trên đỉnh tháp chàng nhìn xuống và gọi:
- Hoàng hậu, mẹ yêu quý của con, mẹ còn sống hay là đã chết?
Tiếng bà đáp vọng lên:
- Mẹ vừa mới ăn xong và hãy còn no.
Bà nghĩ, có lẽ các thiên thần lại đến.
Hoàng tử nói:
- Con của mẹ đây, đứa con mà mọi người đinh ninh rằng đã bị thú dữ tha đi mất; con hãy còn sống và về để tìm cách cứu mẹ.
Rồi chàng xuống thang, đi đến cung vua. Chàng nói với lính canh rằng mình là người thợ săn từ xa tới, muốn được làm thợ săn của nhà vua. Nhà vua truyền lệnh cho lính canh, nếu là thợ săn giỏi, có thể săn bắn thú cung cấp đủ cho bếp của nhà vua thì cho vào yết kiến.
Đã lâu nay, ở khu vực quanh cung vua cũng như ở những vùng giáp giới không có chim muông gì cả. Người thợ săn hứa rằng mình có thể săn bắn được đủ thứ thịt thú để nhà vua làm tiệc thết đãi.
Nói rồi, chàng cùng với toán thợ săn của mình vào rừng săn bắn. Chàng cùng với họ quây thành một vòng lớn để ngỏ một đường thoát chạy. Vòng săn đã sẵn sàng, chàng đứng thỉnh cầu. Chỉ một lát sau có hai trăm con thú chạy vào vòng săn, thợ săn chỉ còn mỗi việc là giương súng bắn. Thú bắn được nhiều đến nỗi chở sáu chục xe mới hết. Đã lâu lắm trong cung vua mới lại có một bữa tiệc thịt thú rừng linh đình như vậy.
Nhà vua mừng lắm, cho triệu tất cả quần thần trong triều tới ăn tiệc, một bữa tiệc thật lớn. Khi quần thần đã tới đông đủ, nhà vua bảo người thợ săn:
- Do tài săn bắn của ngươi mà có bữa tiệc hôm nay, ngươi lại đây ngồi cạnh trẫm.
Người thợ săn nói:
- Muốn tâu hoàng thượng, thần chỉ là một tên thợ săn loại tồi.
- Người lại đây ngồi cạnh trẫm.
Nhà vua nhắc đi nhắc lại tới khi người thợ săn lại ngồi cạnh mới thôi.
Ngồi cạnh vua chàng thợ săn lại nhớ tới người mẹ thân yêu của mình. Chàng thầm mong sẽ có một người nào đó trong đám quần thần của nhà vua lên tiếng hỏi, không biết hoàng hậu giờ này thế nào, không biết bà còn sống hay đã chết dần chết mòn ở trong tháp. Vừa mới thầm mong thì tể tướng đã cất lời:
- Muôn tâu hoàng thượng, hoàng thượng cùng quần thần sống những giờ phút vui vẻ, không hiểu giờ này hoàng hậu sống ra sao ở trong tháp, liệu còn sống hay là đã chết mòn mỏi ở trong đó.
Nhà vua đáp:
- Hoàng hậu đã để thú dữ tha đi mất hoàng tử con ta, trẫm không muốn nhắc đến chuyện đó.
Nhà vua vừa dứt lời thì người thợ săn đứng dậy nói:
- Kính thưa vua cha, hoàng hậu hãy còn sống, và chính thần là con hoàng hậu. Không phải thú dữ tha mất hoàng tử mà chính là tên già độc ác kia, tên đầu bếp. Chính hắn lừa lúc hoàng hậu thiu thiu ngủ mà bắt cóc hoàng tử đi, lấy máu gà rỏ vào tạp dề, áo quần của hoàng hậu.
Sau đó chàng dắt con chó mực đeo xích vàng lại và nói tiếp:
- Đây chính là tên già độc ác ấy.
Chàng cho mang than đỏ hồng tới, trước mặt nhà vua cùng triều đình chó ăn than hồng, rồi từ mồm nó thở ra những ngọn lửa hồng.
Nhà vua ngạc nhiên và hỏi, liệu có thể để nó hiện nguyên hình được không. Chàng lại cầu mong, biến cho chó hiện nguyên hình là tên đầu bếp già đeo tạp dề trắng, tay cầm dao.
Nhìn thấy đúng là tên đầu bếp khi xưa của mình, nhà vua nổi giận, truyền sai ném hắn vào ngục tối.
Sau đó người thợ săn nói tiếp:
- Thưa vua cha, không biết vua có muốn thấy người con gái dịu hiền đã nuôi hoàng tử không? Đó cũng chính là người được lệnh phải giết hoàng tử mà không chịu làm, mặc dù trái lệnh là đùa với cái chết.
Nhà vua đáp:
- Tất nhiên trẫm cũng muốn được nhìn thấy…
Hoàng tử nói:
- Kính thưa vua cha, cha sẽ nhìn thấy người ấy mang hình một bông hoa tuyệt đẹp.
Chàng lấy từ trong túi áo ra một bông hoa cẩm chướng đặt lên bàn tiệc, hoa đẹp tuyệt trần, trong đời mình nhà vua chưa từng thấy bông hoa nào đẹp như thế.
Rồi chàng nói:
- Giờ vua cha sẽ nhìn thấy dung nhan người con gái ấy.
Chàng hóa phép biến bông hoa thành một thiếu nữ, người thiếu nữ đứng bên cạnh chàng, nàng đẹp hơn cả người đẹp trong tranh.
Nhà vua truyền sai hai nữ tì và hai người leo xuống hầm sâu dưới tháp đón hoàng hậu về dự tiệc. Tới bàn tiệc hoàng hậu không ăn uống gì cả và nói:
- Nhờ thượng đế rủ lòng thương mà thiếp còn tồn tại, nhưng thiếp cũng sắp được siêu thoát.
Hoàng hậu chỉ sống thêm có ba ngày rồi vĩnh biệt ra đi. Khi đưa đám hoàng hậu có hai con chim bồ câu trắng bay theo, đó chính là hai con chim vẫn mang đồ ăn thức uống cho bà khi bị giam ở trong tháp, đó cũng chính là hai thiên thần từ trên trời xuống. Tên đầu bếp độc ác bị nỗi buồn khổ vô hạn gặm nát tim hắn, chẳng mấy lúc mà hắn tắt thở.
Hoàng tử cưới thiếu nữ xinh đẹp kia, đó chính là bông hoa cẩm chướng mà hoàng tử vẫn mang theo túi áo mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta una regina che non poteva mettere al mondo figli per volere di Nostro Signore. Ogni mattina si recava in giardino a pregare che Iddio le facesse dono di un figlio o di una figlia. Ed ecco, un angelo venne dal cielo e disse: -Rallegrati, avrai un figlio i cui desideri saranno realizzati: qualunque cosa al mondo egli voglia, l'avrà-. Ella andò dal re ad annunciargli la lieta notizia e, quando fu tempo, diede alla luce un figlio con grande gioia del re. Tutte le mattine ella andava a lavarsi nel parco con il bimbo, e un giorno, quando questi era già un po' cresciuto, le accadde di addormentarsi mentre lo aveva in braccio. In quella giunse il vecchio cuoco; egli sapeva che i desideri del bambino si sarebbero realizzati e lo rapì. Prese poi un pollo, lo sgozzò e spruzzò di sangue il grembiule e la veste della regina. Poi portò il bambino in un luogo nascosto, dove lo fece allattare da una balia, e corse dal re ad accusare la regina di esserselo lasciato rapire dalle bestie feroci. Il re, vedendo il sangue sul grembiule, lo credette e s'infuriò a tal punto che fece costruire un'alta torre, nella quale non penetrava luce; là rinchiuse la moglie facendo murare la porta. Ella doveva starci sette anni senza mangiare n‚ bere, e morirvi di fame. Ma Dio le mandò due angeli dal cielo che, sotto forma di bianche colombe, dovevano volare da lei due volte al giorno, per portarle da mangiare fino allo scadere dei sette anni. Ma il cuoco pensò: "Se si avvera qualche desiderio del bambino e io sono qui, potrei essere rovinato." Lasciò così il castello e andò dal fanciullo che era già grande abbastanza per parlare. -Desidera un bel castello- gli disse -con un giardino e tutto ciò che occorre.- E, come il bambino ebbe formulato il desiderio, ecco comparire il castello. Dopo un po' di tempo, il cuoco gli disse: -Non va bene che tu sia così solo, desidera una bella fanciulla come compagna-. Il principe espresse il desiderio e la fanciulla comparve innanzi a lui, bella come nessun pittore avrebbe potuto dipingerla. I due giovani giocavano insieme amandosi teneramente, e il vecchio cuoco andava a caccia come un signore. Ma gli venne in mente che il principe avrebbe potuto desiderare di essere con suo padre, precipitandolo così in grave imbarazzo. Allora andò a casa, prese da parte la fanciulla e le disse: -Questa notte, mentre il ragazzo dorme, vai nel suo letto, piantagli un coltello nel cuore e portami il suo fegato e la sua lingua; se non lo farai perderai la vita-. Poi se ne andò e quando tornò, il giorno dopo, ella non lo aveva fatto e gli disse: -Perché‚ mai dovrei versare il sangue di un innocente che non ha ancora offeso nessuno?-. Il cuoco tornò a dirle: -Se non lo fai, ti costerà la vita-. Allora ella si fece portare una cerbiatta, la fece uccidere, prese il cuore e la lingua, li mise su di un piatto e quando vide arrivare il vecchio, disse al giovane: -Mettiti a letto e copriti con la coperta!-. In quella entrò il malfattore e disse: -Dove sono il cuore e il fegato del ragazzo?-. La fanciulla gli porse il piatto, ma il principe gettò via la coperta e disse: -Vecchio ribaldo, perché‚ volevi uccidermi? Adesso pronuncerò la tua condanna: ti trasformerai in un cane barbone con una catena d'oro intorno al collo e mangerai carboni ardenti così che le fiamme ti divampino dalla gola-. Come ebbe pronunciato queste parole, il vecchio si trasformò in un cane barbone con una catena d'oro intorno al collo, e i cuochi dovettero portargli dei carboni ardenti che egli divorò, sicché‚ le fiamme gli uscivano dalle fauci. Il principe rimase là ancora per qualche tempo, e pensava a sua madre, se mai fosse ancora viva. Infine disse alla fanciulla: -Voglio tornare in patria; se vieni con me penserò io a mantenerti-. -Ah- rispose ella -è così lontano! e poi che farei in un paese sconosciuto?- Così, poiché‚ non consentiva ad accompagnarlo, e tuttavia non volevano lasciarsi, egli desiderò che la fanciulla diventasse un bel garofano, e lo portò con se. Partì, e il cane barbone dovette seguirlo. Giunto in patria, andò subito alla torre dove era rinchiusa sua madre, e siccome la torre era tanto alta, desiderò una scala che arrivasse fino in cima. Salì, guardò dentro e gridò: -Carissima mamma, vivete ancora o siete morta?-.
Ella rispose: -Ho appena mangiato e sono ancora sazia- credendo che ci fossero gli angeli. Egli disse. -Sono il vostro caro figlio, quello che le bestie feroci vi avrebbero rapito, ma sono ancora vivo e presto vi salverò-. Poi scese e andò dal padre facendosi annunciare come un cacciatore forestiero che chiedeva di entrare al suo servizio. Il re rispose che poteva venire se era abile e riusciva a procurargli della selvaggina; ma in tutta quella zona non se n'era mai vista. Il cacciatore promise che avrebbe procurato tanta selvaggina quanta si addiceva a una tavola regale. Poi fece radunare tutti i cacciatori e ordinò che lo seguissero nel bosco. Andarono e, una volta giunti nel bosco, egli li fece disporre a forma di cerchio, aperto da un lato, poi vi entrò e si mise a desiderare della selvaggina. Ed ecco entrare di corsa nel cerchio duecento e più animali selvaggi, e i cacciatori dovettero ucciderli. Poi caricarono il tutto su sessanta carri e lo portarono al re che, finalmente, pot‚ guarnire la propria tavola di selvaggina, dopo essersene privato per tanti anni. Tutto contento, il re decise che il giorno dopo l'intera corte avrebbe pranzato con lui e diede un gran banchetto. Quando furono tutti riuniti, disse al cacciatore: -Vista la tua bravura, siederai accanto a me-. Ma quello rispose: -Sire, Vostra Maestà mi perdoni, sono solo un principiante-. Ma il re insistette dicendo: -Devi sederti accanto a me- finché‚ egli obbedì. Quando fu seduto pensò alla sua diletta madre e desiderò che almeno uno dei cortigiani si mettesse a parlare di lei, chiedendo come stesse nella torre, se viveva ancora o se era morta di fame. Aveva appena formulato questo pensiero, che il maresciallo prese a dire: -Maestà, noi qui banchettiamo allegramente, ma come sta Sua Maestà la regina, nella torre? Vive ancora o è morta di fame?-. Ma il re rispose: -Non voglio sentir parlare di lei: ha lasciato sbranare il mio caro figlio dalle bestie feroci- Allora il cacciatore si alzò e disse: -Mio nobile padre, la regina vive ancora, e io sono suo figlio; non sono stato rapito dalle bestie feroci, ma da quell'infame vecchio cuoco che mi ha portato via dal suo grembo mentre ella dormiva e le ha spruzzato il grembiule con il sangue di un pollo-. Afferrò il cane con il collare d'oro e disse: -Ecco lo scellerato!- e fece portare dei carboni ardenti che il cane dovette mangiare di fronte a tutti, finché‚ le fiamme gli uscirono dalle fauci. Poi il giovane domandò al re se voleva vedere il cuoco nel suo vero aspetto; formulò il desiderio ed eccolo comparire con il grembiule bianco e il coltello al fianco. Vedendolo, il re andò su tutte le furie e ordinò che fosse gettato nel carcere più fondo. Poi il cacciatore aggiunse: -Padre mio, volete vedere anche la fanciulla che mi ha educato amorevolmente, e che doveva uccidermi, ma non l'ha fatto?-. Il re rispose: -Sì, la vedrò volentieri-. Il figlio disse: -Mio nobile padre, ve la mostrerò sotto forma di un bel fiore-. Tirò fuori di tasca il garofano, e lo mise sulla tavola regale, bello come il re non ne aveva mai visti. Poi il figlio disse: -Ora voglio mostrarvela nel suo vero aspetto-. Desiderò che ridiventasse una fanciulla, ed eccola comparire tanto bella, che più bella nessun pittore avrebbe potuto dipingerla. Il re inviò allora due cameriere e due servi alla torre, perché‚ andassero a prendere la regina e la conducessero alla tavola regale. Ma quando vi giunse la regina non toccò cibo e disse: -Iddio clemente e misericordioso, che mi ha mantenuta in vita nella torre, mi libererà presto-. Visse ancora tre giorni,poi morì serenamente. L'accompagnarono alla sepoltura le due bianche colombe che le avevano portato il cibo nella torre, ed erano angeli del cielo; e si posarono sulla sua tomba. Il vecchio re fece squartare il cuoco, ma anch'egli non sopravvisse a lungo per il dolore. Il figlio invece sposò la bella fanciulla che aveva portato in tasca sotto forma di fiore; e se vivono ancora lo sa Iddio.