Ả Gretel tinh ranh


La pícara cocinera


Ngày xưa có một ả làm bếp tên là Gretel. Ả đi giầy đế đỏ. Mỗi khi đi ra ngoài với đôi giày ấy, ả quay người tự ngắm mình, rồi tủm tỉm cười nói một mình:
- Mình là cô gái xinh đẹp đấy chứ?
Mỗi khi đi đâu về, ả vui vẻ làm một ngụm rượu vang. Rượu vào thì lại thích nhắm, ả chọn món gì ngon nhất, nếm cho đến khi nó chán mới thôi. Ả nghĩ:
- Đầu bếp phải nếm xem nấu có ngon không?
Có lần ông chủ bảo ả:
-Gretel , hôm nay có khách tới. Làm thịt hai con gà và nấu cho thật ngon nhé!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, việc ấy con sẽ làm.
Ả bắt gà làm thịt, giội nước sôi, làm lông, xiên gà, rồi chập tối treo lên bếp quay. Gà đã ngả màu vàng, có phần nào đã quá chín, nhưng mà khách chưa thấy đến. Lúc đó, ả thưa với chủ:
- Nếu khách không tới thì con phải bỏ gà xuống, không ăn ngay lúc này thì thật đáng tiếc, vì lúc vừa đương nóng đẫm mỡ ăn là ngon nhất.
Ông chủ nói:
- Thôi tao đành chạy đi đón khách vậy.
Chủ vừa quay lưng đi, Gretel hạ ngay xiên gà xuống, nghĩ bụng:
- Đứng mãi bên lửa chỉ tổ đổ mồ hôi và khát nước. Biết khi nào khách tới. Trong khi chờ đợi, mình hãy nhảy xuống hầm rượu làm một ngụm vậy.
Ả chạy xuống, đặt cái vò dưới thùng để hứng rượu và nói:
- Lạy Chúa ban phước lành cho ngươi,Gretel!
Rồi ả làm một hơi dài ngon lành. Ả lại nói:
- Rượu phải tợp một mạch, uống ngắt quãng mất ngon.
Rồi ả làm thêm một hơi dài cẩn thận!
Giờ ả lấy xiên gà móc lên bếp lửa, phết bơ lên gà và vui vẻ ngồi quay gà.
Ngửi mùi gà quay thơm nức, ả nghĩ bụng:
- Biết đâu lại thiếu cái gì thì sao, cứ phải nếm thôi.
Lấy tay quệt gà và đưa lên miệng liếm, ả nói:
- Chà, gà quay ngon ơi là ngon! Không ăn ngay thật là uổng và có tội!
Ả chạy ra cửa sổ ngó xem chủ và khách sắp tới chưa. Chẳng thấy một ai, ả lại chỗ đôi gà quay, nghĩ bụng:
- Một cánh bị cháy, ăn biến đi là hơn.
Ả liền chặt một cánh và ăn hết ngay. Thấy ngon miệng, ả nghĩ:
- Cánh kia cũng phải xẻo nốt, kẻo chủ sẽ nhận ra.
Ăn xong đôi cánh. Ả lại ra ngóng xem, nhưng không thấy ông chủ. Ả chợt nghĩ:
- Ai mà biết được, họ chẳng buồn về, đã ghé vào đâu rồi.
Ả tự nhủ:
- Chà, cô Gretel ơi, mọi việc đều tốt thôi! Đã làm một đôi cánh, uống thêm chút rượu, đánh chén nốt cho hết một con. Khi đã hết thì mới được yên thân. Tại sao lại bỏ phí của trời cho nhỉ!
Ả lại chạy xuống hầm, làm một hơi rượu cho khoan khoái, rồi vui vẻ ăn hết nhẵn con gà.
Một con gà trong bụng mà chủ vẫn chưa về. Ả nhìn con kia bảo:
- Chỗ nào có con thứ nhất thì con thứ hai cũng phải ở đó, phải sống có đôi chứ! Con đầu đã ổn thì con thứ hai cũng xuôi. Giờ mình có làm một hơi rượu nữa cũng chẳng hại gì.
Và rồi ả làm một hơi rượu khai vị và cho con gà thứ hai chạy theo con kia.
Đang lúc ngon miệng thì chủ về gọi:
- Nhanh tay lên Gretel, khách đến ngay giờ đấy!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, vâng ạ. Con xin dọn lên ngay ạ.
Trong lúc đó, chủ ngó nhìn xem đã dọn bát đĩa lên bàn chưa. Ông lấy con dao to vẫn để chặt gà, đem mài ở hành lang.
Khách vừa đến, khẽ gõ cửa rất là lễ phép và lịch sự. Grétel chạy ra xem ai, thấy khách bèn đưa ngón tay lên mồm ra hiệu và nói:
- Khe khẽ chứ! Liệu hồn mà chạy cho nhanh. Nếu chủ tôi mà tóm được ông thì bất hạnh đấy. Chủ tôi mời ông đến ăn tối, nhưng chỉ là cớ để xẻo hai tai của ông thôi. Cứ nghe tiếng mài dao thì biết!
Khách nghe tiếng loẹt xoẹt mài dao, vội chạy xuống thang cho mau. Gretel nhanh trí vừa chạy vào tìm chủ vừa kêu:
- Gớm! Khách ông mời sao mà quý hóa thế!
- Trời! Tại sao lại thế Greten? Thế là thế nào?
Ả đáp:
- Vâng, đúng thế, con đang bưng gà lên thì ông ấy tới và ôm luôn hai con gà quay chạy mất.
Chủ tiếc đôi gà quay ngon và nói:
- Giỏi thật đất! Ít nhất thì cũng để lại một con cho mình ăn mới phải.
Chủ chạy ra với gọi theo, khách làm như không nghe thấy. Sẵn dao đang cầm tay, chủ chạy đuổi theo kêu:
- Chỉ một thôi! Chỉ một thôi!
Ý nói là khách chỉ cần để lại một con thôi, đừng lấy cả hai. Khách lại nghĩ, chỉ cần đưa cho xẻo một tai và cắm đầu chạy như người bị cháy dưới chân để mang được đôi tai còn nguyên vẹn về nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Érase una cocinera llamada Margarita, que calzaba zapatos de tacón colorado; y cuando salía con ellos, se contoneaba, muy satisfecha y presumida, y pensaba: "¡Eres una guapa moza!".
Y cuando llegaba a casa, de puro contenta se bebía un trago de vino, y como el vino le abría el apetito, empezaba a probar los guisados que tenía en el fuego, hasta quedarse harta, al tiempo que decía: "La cocinera ha de vigilar cómo sabe el guisado".
Un día le dijo su señor:
- Margarita, esta noche vendrá un invitado; prepárame un par de gallinas tiernas, que estén bien asadas.
- ¡Descuide el señor! -respondió Margarita.
Degolló las dos gallinas, las escaldó, las desplumó, las ensartó en el asador y, al anochecer, las puso al fuego para que se asaran. Las gallinas comenzaron a dorarse, y el huésped no comparecía, por lo que dijo Margarita a su amo:
- Si no viene el invitado tendré que sacar las gallinas del fuego, y será lástima no poder comerlas pronto, pues ahora es cuando están más jugosas y en su punto.
- Me llegaré yo a buscar al invitado -respondió el dueño.
No bien hubo vuelto el amo la espalda, Margarita puso de lado el asador con las gallinas, diciéndose: "El estar junto al fuego hace sudar y da sed. ¡Sabe Dios cuándo volverán! Mientras tanto, bajaré a la bodega a echar un traguito". Bajó muy ligera, llenóse un jarro y diciendo: "Que Dios te lo bendiga, Margarita", se echó al coleto un buen trago. "Eso del vino se pega -añadió-, y no es bueno cortarlo", y volvió a empinar el codo. Volvió luego a la cocina, puso otra vez las gallinas al fuego, bien untadas con mantequilla, y empezó a dar vueltas alegremente al asador. El asado desprendía un tufillo de lo más delicioso, y pensó Margarita: "Tengo que probarlo, no fuera caso que le faltara algo", y les pasó un dedo y se lo chupó. "¡Caramba -exclamó-, y qué buenas son las gallinas! Es un pecado y una vergüenza no comérselas cuando están a punto". Corrió a la ventana para ver si llegaban el dueño y su invitado; y como no venía nadie, se volvió a sus gallinas y pensó: "Esta ala se quemará; mejor es que me la coma". Cortóla, pues, se la zampó, ¡y lo bien que le supo! Una vez terminada, se dijo: "Hay que quitar también la otra, para que el señor no note que falta algo". Zampado que se hubo las dos alas, volvió a la ventana; pero el amo no aparecía por ninguna parte. "¡Quién sabe! -se le ocurrió-; a lo mejor no vienen, se habrán metido en alguna parte", y al cabo de un ratito: "Vamos, Margarita, anímate; una está ya empezada, otro traguito y te la comes entera; verás qué tranquila te quedas. ¿Por qué desperdiciar este don que te hace Dios?". Bajó, pues, a la bodega, echó un buen trago y se comió la gallina en buena paz y alegría,
Desaparecida ya la primera, y como quiera que aún no comparecía el señor, mirándose la otra pensó Margarita: "Donde está la una debe estar la otra, pues forman pareja; hay que medir a todos con el mismo rasero. Creo que otro traguito no me haría ningún daño". Y otra vez alzó el codo, e hizo seguir a la segunda gallina el camino de la primera. Y he aquí que, hallándose en plenas delicias, llega el señor y le grita:
- Date prisa, Margarita, que enseguida estará aquí el invitado.
- Sí, señor, voy a servir inmediatamente -respondió Margarita. Mientras tanto, el dueño fue a comprobar si la mesa estaba bien puesta, y cogiendo el gran cuchillo con el que pensaba cortar las gallinas, lo afiló en el borde de un plato. En esto llegó el invitado y llamó modosa y delicadamente a la puerta. Margarita corrió a abrir y ver quién era, y al encontrarse con el invitado, poniéndose el dedo en los labios le dijo:
- ¡Chiss, chiss! Volveos deprisa, pues si mi señor os atrapa, lo pasaréis mal. Os ha invitado a cenar, pero su verdadera intención es cortaros las dos orejas. Escuchad, si no, como está afilando el cuchillo.
Oyó el forastero el ruido y echó a correr escaleras abajo. Margarita no se durmió, sino que, corriendo al comedor, exclamó:
- ¡Valiente personaje habéis invitado!
- ¿Por qué, Margarita? ¿Qué quieres decir?
- Pues -respondió ella- que estaba yo trayendo las dos gallinas y me las ha quitado de la fuente y ha escapado con ellas.
- ¡Vaya modales! -dijo el dueño, sintiendo en el alma la pérdida de las aves-. Si al menos nos hubiese dejado una, nos habría quedado algo de cena.
Y salió a la calle, gritándole que volviese, pero el otro se hizo el sordo. Echó entonces a correr tras él, cuchillo en mano y gritándole:
- ¡Sólo una, sólo una! -para que, al menos, no se llevase toda la cena. Pero el invitado, entendiendo que quería decir que se conformaría con una sola oreja, apresuró la carrera con todo el vigor de sus piernas, deseoso de salvar las dos.