Ả Gretel tinh ranh


La saggia Ghita


Ngày xưa có một ả làm bếp tên là Gretel. Ả đi giầy đế đỏ. Mỗi khi đi ra ngoài với đôi giày ấy, ả quay người tự ngắm mình, rồi tủm tỉm cười nói một mình:
- Mình là cô gái xinh đẹp đấy chứ?
Mỗi khi đi đâu về, ả vui vẻ làm một ngụm rượu vang. Rượu vào thì lại thích nhắm, ả chọn món gì ngon nhất, nếm cho đến khi nó chán mới thôi. Ả nghĩ:
- Đầu bếp phải nếm xem nấu có ngon không?
Có lần ông chủ bảo ả:
-Gretel , hôm nay có khách tới. Làm thịt hai con gà và nấu cho thật ngon nhé!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, việc ấy con sẽ làm.
Ả bắt gà làm thịt, giội nước sôi, làm lông, xiên gà, rồi chập tối treo lên bếp quay. Gà đã ngả màu vàng, có phần nào đã quá chín, nhưng mà khách chưa thấy đến. Lúc đó, ả thưa với chủ:
- Nếu khách không tới thì con phải bỏ gà xuống, không ăn ngay lúc này thì thật đáng tiếc, vì lúc vừa đương nóng đẫm mỡ ăn là ngon nhất.
Ông chủ nói:
- Thôi tao đành chạy đi đón khách vậy.
Chủ vừa quay lưng đi, Gretel hạ ngay xiên gà xuống, nghĩ bụng:
- Đứng mãi bên lửa chỉ tổ đổ mồ hôi và khát nước. Biết khi nào khách tới. Trong khi chờ đợi, mình hãy nhảy xuống hầm rượu làm một ngụm vậy.
Ả chạy xuống, đặt cái vò dưới thùng để hứng rượu và nói:
- Lạy Chúa ban phước lành cho ngươi,Gretel!
Rồi ả làm một hơi dài ngon lành. Ả lại nói:
- Rượu phải tợp một mạch, uống ngắt quãng mất ngon.
Rồi ả làm thêm một hơi dài cẩn thận!
Giờ ả lấy xiên gà móc lên bếp lửa, phết bơ lên gà và vui vẻ ngồi quay gà.
Ngửi mùi gà quay thơm nức, ả nghĩ bụng:
- Biết đâu lại thiếu cái gì thì sao, cứ phải nếm thôi.
Lấy tay quệt gà và đưa lên miệng liếm, ả nói:
- Chà, gà quay ngon ơi là ngon! Không ăn ngay thật là uổng và có tội!
Ả chạy ra cửa sổ ngó xem chủ và khách sắp tới chưa. Chẳng thấy một ai, ả lại chỗ đôi gà quay, nghĩ bụng:
- Một cánh bị cháy, ăn biến đi là hơn.
Ả liền chặt một cánh và ăn hết ngay. Thấy ngon miệng, ả nghĩ:
- Cánh kia cũng phải xẻo nốt, kẻo chủ sẽ nhận ra.
Ăn xong đôi cánh. Ả lại ra ngóng xem, nhưng không thấy ông chủ. Ả chợt nghĩ:
- Ai mà biết được, họ chẳng buồn về, đã ghé vào đâu rồi.
Ả tự nhủ:
- Chà, cô Gretel ơi, mọi việc đều tốt thôi! Đã làm một đôi cánh, uống thêm chút rượu, đánh chén nốt cho hết một con. Khi đã hết thì mới được yên thân. Tại sao lại bỏ phí của trời cho nhỉ!
Ả lại chạy xuống hầm, làm một hơi rượu cho khoan khoái, rồi vui vẻ ăn hết nhẵn con gà.
Một con gà trong bụng mà chủ vẫn chưa về. Ả nhìn con kia bảo:
- Chỗ nào có con thứ nhất thì con thứ hai cũng phải ở đó, phải sống có đôi chứ! Con đầu đã ổn thì con thứ hai cũng xuôi. Giờ mình có làm một hơi rượu nữa cũng chẳng hại gì.
Và rồi ả làm một hơi rượu khai vị và cho con gà thứ hai chạy theo con kia.
Đang lúc ngon miệng thì chủ về gọi:
- Nhanh tay lên Gretel, khách đến ngay giờ đấy!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, vâng ạ. Con xin dọn lên ngay ạ.
Trong lúc đó, chủ ngó nhìn xem đã dọn bát đĩa lên bàn chưa. Ông lấy con dao to vẫn để chặt gà, đem mài ở hành lang.
Khách vừa đến, khẽ gõ cửa rất là lễ phép và lịch sự. Grétel chạy ra xem ai, thấy khách bèn đưa ngón tay lên mồm ra hiệu và nói:
- Khe khẽ chứ! Liệu hồn mà chạy cho nhanh. Nếu chủ tôi mà tóm được ông thì bất hạnh đấy. Chủ tôi mời ông đến ăn tối, nhưng chỉ là cớ để xẻo hai tai của ông thôi. Cứ nghe tiếng mài dao thì biết!
Khách nghe tiếng loẹt xoẹt mài dao, vội chạy xuống thang cho mau. Gretel nhanh trí vừa chạy vào tìm chủ vừa kêu:
- Gớm! Khách ông mời sao mà quý hóa thế!
- Trời! Tại sao lại thế Greten? Thế là thế nào?
Ả đáp:
- Vâng, đúng thế, con đang bưng gà lên thì ông ấy tới và ôm luôn hai con gà quay chạy mất.
Chủ tiếc đôi gà quay ngon và nói:
- Giỏi thật đất! Ít nhất thì cũng để lại một con cho mình ăn mới phải.
Chủ chạy ra với gọi theo, khách làm như không nghe thấy. Sẵn dao đang cầm tay, chủ chạy đuổi theo kêu:
- Chỉ một thôi! Chỉ một thôi!
Ý nói là khách chỉ cần để lại một con thôi, đừng lấy cả hai. Khách lại nghĩ, chỉ cần đưa cho xẻo một tai và cắm đầu chạy như người bị cháy dưới chân để mang được đôi tai còn nguyên vẹn về nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta una cuoca di nome Ghita che aveva un paio di scarpe con i tacchi rossi; e, quando se le metteva, si voltava di qua e di là, tutta contenta, e pensava: "Sei proprio una bella ragazza!." E, quando tornava a casa, per la gioia beveva un sorso di vino, e dato che il vino fa venir fame, assaggiava le cose migliori che aveva cucinato finché‚ era sazia e diceva: -Una cuoca deve sapere che gusto hanno le sue pietanze!-. Ora avvenne che una volta il padrone le disse: -Ghita, questa sera viene un ospite, preparami due bei polli-. -Sarà fatto, padrone- rispose Ghita. Sgozzò i polli, li scottò, li spennò, li infilò allo spiedo e, verso sera, li mise sul fuoco ad arrostire. I polli incominciavano a prendere un bel colore ed erano quasi cotti, ma l'ospite non arrivava. Allora Ghita gridò al padrone: -Se l'ospite non viene, devo togliere i polli dal fuoco; ma è un vero peccato non mangiarli subito, quando sono ben sugosi-. Il padrone disse: -Andrò a chiamare l'ospite di corsa-. Come il padrone ebbe voltato le spalle, Ghita mise da parte lo spiedo con i polli e pensò: "Stare tanto tempo accanto al fuoco fa sudare e venir sete; chissà quando vengono! Nel frattempo faccio un salto in cantina a bere un sorso." Corse giù, prese un boccale dicendo: -Buon pro ti faccia, Ghita!- e bevve un bel sorso. -Un sorso tira l'altro- aggiunse -e non va bene interrompersi.- Poi tornò in cucina, rimise i polli sul fuoco, li unse di burro e girò allegramente lo spiedo. Ma l'arrosto aveva un odore così buono che ella pensò: "Potrebbe mancare qualcosa, devo assaggiarlo!." Si leccò il dito e disse: -Come sono buoni questi polli! E' un vero peccato non mangiarli subito!-. Corse alla finestra a vedere se il padrone e l'ospite arrivavano, ma non vide nessuno; tornò ai polli e pensò: "Quest'ala brucia, è meglio che la mangi." Così la tagliò e se la mangiò di gusto; quand'ebbe finito pensò: "Devo far sparire anche l'altra, altrimenti il padrone si accorge che manca qualcosa!." Dopo aver mangiato le due ali, tornò a guardare se arrivava il padrone, ma non lo vide. "Chissà" le venne in mente "forse non vengono affatto e sono andati a mangiare da qualche altra parte." Allora disse: -Animo, Ghita, sta' allegra: uno l'hai già incominciato, beviti un altro bel sorso e finiscilo; quando non ce n'è più sei tranquilla: perché‚ sciupare tutto quel ben di Dio?-. Corse di nuovo in cantina, bevve un sorso poderoso e finì allegramente il pollo. Quando l'ebbe ingoiato, siccome il padrone non veniva, Ghita guardò anche l'altro pollo e disse: -Devono farsi compagnia, dov'è l'uno deve esser l'altro; quel che conviene all'uno, va bene anche all'altro; credo che se berrò un sorso non mi farà male-. Così diede un'altra bella sorsata e mandò il secondo pollo a tenere compagnia al primo. Sul più bello, mentre stava mangiando, arrivò in fretta il padrone, dicendo: -Svelta, Ghita, l'ospite sta per arrivare.- -Sì, padrone, preparo subito!- rispose Ghita. Nel frattempo il padrone andò a vedere se la tavola era bene apparecchiata, prese il coltello grosso con cui trinciava i polli, e si mise ad affilarlo. In quella giunse l'ospite, e bussò con fare discreto alla porta. Ghita corse a guardare chi fosse; vedendo l'ospite, si mise un dito sulla bocca e disse: -Zitto! zitto! Fuggite in fretta: guai a voi se il mio padrone vi acchiappa! Se vi ha invitato a cena, è solo perché‚ ha intenzione di tagliarvi le due orecchie. Ascoltate come sta affilando il coltello!-. L'ospite udì il rumore e si precipitò giù per le scale più in fretta che pot‚. Ghita, senza perdere tempo, corse gridando dal padrone e disse: -Bell'ospite che avete invitato!-. -Perché‚, Ghita, che intendi dire?- -Sì- diss'ella -non ha fatto che prendere dal piatto di portata i due polli che stavo per portare in tavola ed è corso via.- -Che modi!- esclamò il padrone, dispiaciuto per quei due polli. -Se almeno me ne avesse lasciato uno, mi sarebbe rimasto qualcosa da mangiare!- Gli gridò di fermarsi, ma l'ospite fece finta di non sentire. Allora gli corse dietro con il coltello ancora in mano gridando: -Uno solo! uno solo!- intendendo che l'ospite gli lasciasse almeno un pollo e non se li portasse via tutti e due l'ospite invece pensò di dover lasciare una delle sue orecchie, e corse via come se avesse il fuoco alle calcagna, per portarsele a casa tutt'e due.