Chàng trai vui vẻ


Hermano Alegre


Ngày xửa ngày xưa nổ ra một cuộc đại chiến. Khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều binh sĩ được giải ngũ. Chàng trai vui vẻ cũng được giải ngũ, và khi đó gia tài chàng mang theo người chỉ là chiếc bánh mì và bốn đồng tiền hình chữ thập. Chàng đã lên đường trở về chỉ có như vậy.
Vào lúc đó thánh Petrus đóng giả thành một người ăn mày nghèo khó ngồi ở bên đường, khi chàng trai vui vẻ đi ngang qua, bèn chìa tay xin của bố thí. Chàng vui vẻ nói:
- Bác ăn mày thân mến, tôi biết cho bác gì đây? Tôi vốn là binh sĩ nhưng nay giải ngũ rồi, gia tài của tôi chỉ là một cái bánh mì và bốn đồng tiền hình chữ thập ra, chẳng còn có gì khác. Nếu những thứ đó hết thì tôi cũng phải ngồi ăn xin như bác thôi. Thế nhưng tôi rất vui lòng cho bác một ít.
Nói rồi, chàng chia chiếc bánh mì làm bốn phần, cho vị môn đồ của Giêsu đó một phần, còn cho thêm một đồng tiền hình chữ thập nữa. Thánh Petrus nói lời cảm tạ rồi bước đi. Tiếp sau đó ông lại biến thành một người ăn mày khác ngồi ở bên đường mà người lính đó phải đi qua. Khi chàng trai vui vẻ đi tới trước mặt, như lần trước, ông lại chìa tay xin của bố thí. Chàng trai vui vẻ lại nói những lời giống như lần trước, lại cho một phần tư chiếc bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập. Thánh Petrus cám ơn xong lại bỏ đi, rồi biến thành một người ăn mày khác, lần thứ ba ngồi bên vệ đường để xin chàng trai vui vẻ. Chàng lại cho ông ta phần bánh mì thứ ba và một đồng tiền hình chữ thập. Thánh Petrus cảm tạ. Chàng lại đi tiếp tục. Chàng trai vui vẻ bây giờ chỉ còn lại một phần tư chiếc bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập.
Chàng tới một quán ăn bên đường, ngồi ăn hết phần bánh mì còn lại và mua một đồng tiền bia để uống. Ăn uống xong chàng lại lên đường.
Vào lúc đó, thánh Petrus biến thành một người lính giải ngũ giống như chàng, đi ngược lại phía chàng và hỏi:
- Chào anh bạn, anh bạn có thể cho tôi một miếng bánh mì và một đồng để uống bia?
Chàng trai vui vẻ trả lời:
- Giờ thì lấy đâu ra những thứ đó! Tôi là lính đã giải ngũ, chẳng có gì ngoài chiếc bánh mì đen và bốn đồng tiền hình chữ thập. Nhưng gặp ba người ăn mày ở trên đường, tôi đã cho mỗi người một phần tư bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập. Bánh mì còn lại tôi đã ăn ở trong quán ăn dọc đường, đồng tiền chữ thập cuối cùng tôi đã mua bia uống rồi. Giờ thì túi rỗng. Nếu anh cũng vậy thì ta cùng nhau đi ăn xin.
Thánh Petrus nói:
- Không, việc ăn xin đó chẳng phải làm đâu! Tôi biết một chút về nghề y, nên cần bao nhiêu tôi cũng có thể kiếm được.
- Tốt thôi! - Chàng trai vui vẻ nói - Tôi chẳng biết gì về nghề y cả, nên tôi chỉ còn cách đi ăn xin một mình thôi.
Thánh Petrus bảo:
- Thì cứ đi cùng. Nếu tôi kiếm được tiền thì chia cho anh một nửa.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Thế thì còn gì bằng!
Và cả hai lên đường. Họ tới trước một căn nhà nông dân thì nghe có tiếng than khóc rất to ở trong nhà, bèn bước vào thì thấy một người đàn ông ốm nặng nằm thoi thóp thở, người đàn bà đang than khóc. Thánh Petrus nói:
- Đừng khóc, đừng kêu la nữa. Tôi sẽ giúp chồng bà khỏe trở lại!
Nói xong, thánh Petrus lấy từ túi áo ra một loại dầu cao xoa cho người đàn ông, chỉ trong nháy mắt người bệnh bình phục. Ông ta đứng lên và hoàn toàn khỏe. Người đàn ông và bà vợ rất mừng rỡ, nói:
- Chúng tôi không biết cảm tạ ông thế nào, đưa cho ông những gì?
Nhưng thánh Petrus chẳng muốn lấy gì. Hai người nông dân càng khẩn cầu, thì ông lại càng từ chối. Chàng trai vui vẻ hích vai thánh Petrus một cái và nói:
- Thì nhận một chút thôi. Cũng có lúc chúng ta cũng cần dùng mà.
Cuối cùng thì người đàn bà dắt ra một con cừu, nói với thánh Petrus rằng ông ta nhất định phải nhận cho. Nhưng thánh Petrus vẫn không chịu nhận. Khi đó, chàng trai vui vẻ đẩy ông bạn đường sang một bên và nói:
- Cứ nhận đi, đồ ngốc. Chúng ta cũng cần tới nó!
Thánh Petrus đành phải đồng ý và bảo:
- Được rồi, tôi nhận con cừu này. Thế nhưng tôi không vác nó đâu. Anh muốn có thì anh vác nó đi nhé!
Chàng trai vui vẻ nói:
- Chẳng có vấn đề gì! Tôi sẵn sàng vác nó trên vai!
Nói rồi chàng trai vác con cừu lên vai. Họ lại lên đường, và tới một khu rừng. Bỗng chàng trai vui vẻ cảm thấy con cừu nặng hẳn lên, lại thêm bụng đói, liền nói với thánh Petrus:
- Ở chỗ này thuận tiện đấy! Chúng ta có thể giết cừu làm bữa chén?
- Tôi thấy cũng được đấy. Có điều tôi không thích chuyện bếp núc. Anh muốn nấu ăn thì cầm lấy chiếc nồi này. Trong thời gian đó tôi muốn đi dạo quanh một chút, đợi anh nấu chín sẽ quay lại. Thế nhưng trước khi tôi quay lại, anh chớ có ăn trước đấy, tôi biết đúng lúc mà quay về - Thánh Petrus nói.
- Anh cứ đi đi, tôi đã biết cách nấu ăn mà, nấu ngon là đằng khác.
Thế là thánh Petrus ra đi, chàng trai vui vẻ giết cừu, nhóm lửa, cho thịt cừu vào nồi, rồi nấu.
Nhưng thịt cừu nấu xong mà vị môn đồ của chúa Giêsu vẫn chẳng quay lại. Chàng trai vui vẻ mang thịt cừu trong nồi ra, thái nhỏ. Bỗng chàng nhìn thấy quả tim cừu.
- Nghe đồn cái món này ngon nhất! - chàng trai nói và thử nếm một chút, nhưng rồi cứ nếm mãi cho tới khi ăn hết cả quả tim cừu.
Cuối cùng thì thánh Petrus cũng quay trở lại và bảo:
- Anh có thể ăn cả con cừu, tôi chỉ muốn ăn tim cừu thôi. Anh lấy nó cho tôi nhé!
Chàng trai vui vẻ bèn cầm dao và dĩa, lật đi lật lại thịt cừu, ra dáng như tìm kỹ lưỡng, nhưng làm sao có thể tìm thấy tim cừu! Cuối cùng chàng đành phải nói:
- Không có tim cừu!
- Không có thì đi đâu rồi? - Môn đồ của Giêsu hỏi.
- Điều đó tôi không biết. Anh xem, chúng ta đúng là hai đứa ngốc, ra sức tìm tim cừu mà chẳng tìm ra. Kỳ thực con cừu này không có tim!
- Ồ! Thật kỳ lạ! Mọi động vật đều có tim, vì sao con cừu này lại không có?
- Không có, đúng là không có, người anh em ạ! Cừu không có tim. Anh chỉ cần nghĩ kỹ thì sẽ nghĩ ra rằng: cừu đúng là không có tim mà!
Thánh Petrus nói:
- Được rồi! Việc này xem như xong! Đã không có tim thì thịt cừu tôi chẳng ăn tí nào đâu, anh ăn một mình hết đi nhé!
- Tôi chẳng ăn hết đâu! Số còn lại sẽ cho vào bao mang theo! - Chàng trai vui vẻ nói xong và ăn hết nửa con cừu, số còn lại thì cho vào trong chiếc bao.
Họ tiếp tục lên đường. Thánh Petrus lúc đó dùng phép thuật tạo ra một con sông lớn chắn ngang đường đi buộc họ phải vượt qua con sông đó. Thánh Petrus nói:
- Anh sang trước nhé!
- Không, anh sang trước! - Chàng trai vui vẻ trả lời, trong bụng nghĩ rằng: "Nếu nước sông rất sâu thì mình chẳng qua sông nữa!"
Khi đó thánh Petrus đã lội qua sông, nước sông chỉ ngập đến đầu gối ông ta. Thế là chàng trai vui vẻ cũng muốn lội qua, nhưng nước sông bỗng dềnh lên ngập cho tới tận cổ của chàng. Thế là chàng trai kêu lên:
- Người anh em, mau cứu tôi với!
Thánh Petrus nói:
- Anh có thừa nhận là anh đã ăn tim con cừu đó hay không?
- Không! - Chàng trai vui vẻ đáp: "Tôi chưa từng ăn tim cừu!
Khi đó nước lại tiếp tục dềnh lên, ngập tới cằm của chàng trai vui vẻ, khiến chàng ta kêu toáng lên:
- Mau cứu tôi với, người anh em!
Thánh Petrus hỏi lại một lần nữa:
- Anh có thừa nhận là đã ăn tim con cừu đó hay không?
- Không, tôi chưa từng ăn tim cừu! - Chàng trai trả lời.
Nhưng thánh Petrus không muốn dìm chàng trai chết đuối, nên đã cho nước sông rút xuống để chàng trai qua được sông.
Họ lại tiếp tục lên đường và tới một vương quốc, ở đó họ hay tin, công chúa đang thập tử nhất sinh. Chàng trai vui tính nói với thánh Petrus:
- Ô chà, người anh em! Mẻ lưới này khá đấy. Làm cho công chúa khỏe lại thì chúng ta suốt đời no đủ.
Thấy thánh Petrus vẫn thản nhiên, chàng trai vui tính thúc giục:
- Nào, rảo cẳng lên một chút, người bạn hảo tâm. Chúng ta phải tới đó đúng lúc mới được.
Thánh Petrus vẫn đủng đỉnh, mặc cho chàng trai vui tính luôn hối thúc. Rồi họ hay tin, công chúa đã chết trên giường bệnh. Chàng trai vui vẻ nói:
- Đủng đỉnh như anh làm hỏng việc rồi.
Thánh Petrus đáp:
- Cứ bình tĩnh nào, tôi không những chữa cho con bệnh khỏe mạnh lại, mà còn có thể làm người chết sống lại.
- Nếu làm được việc ấy thì anh làm thử xem sao. Làm được thì nửa giang sơn này sẽ là của chúng ta.
Cả hai đi vào hoàng cung. Bầu không khí đau thương tràn ngập nơi đây. Thánh Petrus tâu với nhà vua, rằng ông có thể làm cho công chúa sống lại. Thánh Petrus được dẫn tới phòng của công chúa. Ông bảo:
- Hãy mang cho tôi một nồi nước!
Khi nồi nước được mang tới, ông bảo mọi người lui ra ngoài, chỉ chàng trai vui tính được ở lại. Rồi ông cắt rời chân tay khỏi thân và cho tất cả vào trong nồi. Ông nhóm lửa đun, đun cho tới mức thịt rã khỏi xương. Rồi ông nhặt xương ra, xếp chúng đúng theo thứ tự cơ thể con người. Xếp xong, ông bước lên phía trước một bước, nói ba lần:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Khi lời nói lần thứ ba vừa dứt thì công chúa trẻ đẹp đứng bật dậy. Nhà vua hết sức vui mừng nói với thánh Petrus:
- Nếu khanh muốn, trẫm sẵn sàng chia cho khanh nửa giang sơn này!
Nhưng thánh Petrus lại nói:
- Thần không đòi hỏi gì cả.
Anh chàng vui tính nghĩ: "Người đâu sao lại ngốc đến thế" và hích vai đẩy thánh Petrus sang bên và nói:
- Sao lại có người ngu đến thế. Anh không cần, nhưng tôi thì cần!
Thánh Petrus chẳng nói năng gì cả. Nhà vua thấy người bạn cùng đi lại muốn được một cái gì đó, bèn bảo viên tổng quản cho người đó một bao vàng đầy ắp.
Cả hai lại tiếp tục lên đường. Khi tới một khu rừng, thánh Petrus nói với chàng trai vui tính:
- Giờ chúng ta chia nhau vàng đi!
Chàng trai vui tính đáp:
- Đúng đấy, chúng ta chia vàng đi!
Thánh Petrus đem vàng ra chia làm ba phần. Chàng trai vui vẻ nghĩ: "Đầu ông này có vấn đề rồi. Chia tất cả ra làm ba phần trong khi chỉ có hai người!
Thánh Petrus nói:
- Tôi đã kiểm tra rất cẩn thận, một phần dành cho tôi, một phần dành cho anh, một phần dành cho người đã ăn tim cừu!
- Ồ, tôi là người đã ăn tim cừu. - Chàng trai vui tính nói và vơ luôn phần vàng đó.
Thánh Petrus nói:
- Sao lại có chuyện ấy nhỉ? Cừu không có tim mà.
- Ái chà chà, người anh em ơi, anh nghĩ đi đâu thế? Cừu cũng có tim như bất kỳ mọi con động vật khác. Tại sao chỉ riêng con cừu này là không có tim?
- Được, cứ coi như là thế đi. Anh cứ giữ lấy phần vàng đó. Thế nhưng từ giờ thì tôi sẽ đi đường tôi mà không đi cùng với anh nữa - Thánh Petrus nói.
- Anh bạn hảo tâm, tùy ý anh thôi. Chúc anh thượng lộ bình a - Anh chàng vui tính đáp.
Thánh Petrus rẽ vào đường khác và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Anh chàng vui tính nghĩ:
- Anh ta đi đường khác lại là tốt. Đúng là một ông thánh kỳ lạ, tiền có, nhưng không biết cách tiêu tiền, tiêu xài phung phí, để rồi lại tay không.
Anh chàng vui tính lên đường, anh tới vương quốc kia thì nghe rằng công chúa vừa mới qua đời. Chàng nghĩ: "Chà, đó cũng là dịp may! Ta sẽ làm cho nàng sống lại. Thế nào ta cũng được thưởng hậu hĩnh!." Thế là chàng tới hoàng cung tuyên bố là mình có thể làm người chết sống lại. Vua nghe tin, có một người lính giải ngũ có thể làm người chết sống lại. Vua đoán, người đó có thể là anh chàng vui tính nên bán tín bán nghi. Nhà vua bèn hỏi quần thần. Các quan tâu rằng, nhà vua cứ thử xem, vì đằng nào thì công chúa cũng đã chết.
Chàng trai vui tính sai mang cho mình một nồi nước. Chàng bảo mọi người lui ra ngoài. Chàng cắt chân tay khỏi thân, rồi cho tất cả vào nồi. Chàng nhóm lửa nấu như khi trước chàng thấy thánh Petrus làm. Chàng nấu cho đến khi thịt rã khỏi xương thì vớt xương ra và xếp chúng lại. Nhưng vì chàng không biết cách xếp, nên xương nằm không theo đúng thứ tự. Khi chàng bước lên một bước và nói:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Chàng nói thế ba lần liền, nhưng đống xương xếp hình không động đậy. Chàng trai vui vẻ thốt lên:
- Cô gái kia, cô gái kia hãy đứng dậy mau không thì có chuyện bây giờ!
Chàng vừa dứt lời thì thánh Petrus dưới dạng một người lính đã giải ngũ xuất hiện và nói:
- Quân vô thần, mi làm gì thế này, xương xếp lẫn chỗ thì làm sao người chết có thể đứng dậy được!
Chàng trai vui vẻ đáp:
- Ôi, anh bạn hảo tâm, tôi đã trổ hết tài mình rồi đấy!
- Lần này thì tôi giúp để anh được thoát nạn, nhưng tôi báo cho anh biết, nếu anh còn tiếp tục làm việc này thì sẽ gặp bất hạnh đấy. Anh không được đòi vua thưởng hay nhận tiền công.
Nói xong, thánh Petrus xếp xương theo đúng thứ tự, rồi nói ba lần câu phù chú:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Lời nói vừa dứt, công chúa đứng lên, dáng khỏe mạnh, xinh đẹp. Thánh Petrus biến mất qua đường cửa sổ. Chàng trai vui tính rất mừng, vì ông việc kết thúc tốt đẹp, nhưng vì đã hứa không nhận thưởng nên chàng bực tức, nghĩ bụng: "Mình cũng không sao hiểu nổi con người này, tay này thì đưa, nhưng lại lấy nó đi bằng tay khác!"
Nhà vua hỏi chàng trai vui vẻ muốn thưởng gì, nhưng vì không được nói muốn lấy gì, nên chàng ra hiệu ám chỉ, nhà vua sai người mang tới cho chàng đầy túi vàng. Chàng nhận và vác túi vàng lên vai đi. Vừa mới ra tới cổng hoàng cung chàng đã bị thánh Petrus chặn hỏi:
- Sao lại như thế nhỉ? Tôi cấm anh không được nhận bất cứ một thứ gì, sao anh lại nhận đầy một túi vàng?
Chàng trai vui vẻ đáp:
- Họ bắt phải lấy thì tôi biết làm thế nào!
- Tôi nói cho anh biết, nếu việc này tái diễn thì anh sẽ khốn đốn đấy!
- Ồ, người anh em ơi, đừng lo! Giờ có vàng đầy túi thì cần gì phải làm cái việc rửa xương kia.
Thánh Petrus bảo:
- Vàng rồi cũng sẽ hết. Để anh không tái phạm, tôi cho anh một phép lạ, anh ước gì thì cái đó có ngay ở trong túi. Chúc anh hạnh phúc, anh sẽ không gặp lại tôi đâu.
- Cầu chúa phù hộ cho anh! - Chàng trai vui vẻ nói, trong bụng thầm nghĩ: "Đúng là anh chàng kỳ quặc. Anh đi thì tôi mừng, chứ đi theo anh làm gì."
Chàng trai vui tính vác túi vàng đi đây đó mà chẳng nghĩ tới phép lạ của chiếc túi. Chàng tiêu pha vung vẩy như lần thứ nhất. Khi chỉ còn bốn xu (dập hình chữ thập) thì cũng là lúc chàng bước vào quán ăn. Chàng nghĩ: "Thì tiêu hết quách đi!" Chàng tiêu hết một xu cho ăn, hết ba xu cho rượu.
Trong lúc chàng vui tính đang ăn uống thì chàng ngửi thấy mùi ngỗng quay. Nhìn quanh, chàng thấy chủ quán đang quay hai con ngỗng. Chàng chợt nhớ tới lời dặn của người bạn đường: cầu mong thứ gì thì thứ đó có ở trong túi. Chàng nghĩ: "Ái chà, mình muốn có hai con ngỗng quay kia." Rồi chàng ra ngoài, đứng trước cửa quán nói:
- Tôi cầu mong, hai con ngỗng quay kia bay vào trong túi.
Chàng vừa nói xong, mở chiếc túi ra thì thấy hai con ngỗng quay đã ở trong túi. Chàng nói:
- Trời, phải thế chứ. Đúng là mong được, ước thấy!
Chàng ra ngoài đồng cỏ, lấy ngỗng quay ra ăn. Trong lúc chàng đang ăn ngon miệng thì có hai người thợ bước tới, họ nhìn chằm chằm vào con ngỗng quay mà chàng chưa động đến. Chàng trai vui vẻ nghĩ: "Mình ăn một con đã no nê rồi." Chàng gọi hai người kia và nói:
- Lấy con ngỗng quay này mà ăn. Ăn thì nhớ chúc sức khỏe tôi nhé!
Bọn họ cám ơn chàng, mang ngỗng quay vào trong quán, gọi rượu và bánh mì, rồi bày ngỗng ra bàn để ăn. Vợ chủ quán thấy ngỗng quay thì nói với chồng:
- Hai người này có ngỗng quay, ông thử xem ngỗng quay trong lò của nhà mình còn không!
Chồng vào xem lò quay ngỗng, thấy chỉ có lò không, bèn hô hoán:
- Quân ăn trộm, chúng bay định ăn không ngỗng quay à, trả tiền ngay mới được ăn, không thì đánh cho một trận nhừ tử bây giờ!
Hai người khách đáp:
- Chúng tôi không phải dân ăn trộm. Con ngỗng quay này do người lính ngồi trên đồng cỏ đưa tặng chúng tôi.
- Đừng có hòng qua mặt ta nhé! Người lính có tới đây, nhưng đó là con người thật thà. Chính mắt ta thấy anh ta tay không ra khỏi quán. Bọn mày chính là quân ăn trộm. Trả tiền mau!
Bọn họ không có tiền trả, chủ quán cầm gậy phang đuổi họ ra khỏi quán.
Chàng trai vui vẻ vẫn tiếp tục cuộc hành trình, chàng tới một vùng có tòa lâu đài to đẹp, gần đó lại là một quán trọ. Chàng bước vào quán trọ tính thuê giường ngủ qua đêm, chủ quán trọ từ chối và nói:
- Ở đây hết chỗ rồi, toàn khách sang trọng thuê.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Kỳ lạ thật, khách sang trọng mà lại không ở trong lâu đài to đẹp!
Chủ quán đáp:
- Nó có lý do của nó. Ai vào đó ngủ đêm, khó mà sống tới sáng hôm sau.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Nếu đã có người dám thử thì tại sao tôi không dám thử nhỉ!
Chủ nhà trọ nói:
- Cẩn thận nào, mất mạng như chơi đấy!
- Làm sao mà chết ngay được! Cứ đưa chìa khóa và đồ ăn, đồ uống cho tôi đi.
Thế là chủ quán đưa đồ ăn, đồ uống cho chàng. Chàng trai vui tính bước vào lâu đài, lấy đồ ra ăn uống ngon lành. Ăn xong chàng thấy buồn ngủ, vì không có giường nên chàng nằm ngay trên nền nhà, rồi thiu thiu ngủ. Đêm khuya chàng bị thức giấc bởi tiếng huyên náo. Chàng trấn tĩnh nhìn quanh thì thấy có chín con quỷ đang ở trong phòng. Chúng cầm tay nhau nhảy múa thành vòng tròn quây lấy chàng. Chàng vui vẻ nói:
- Bọn mày muốn nhảy bao lâu cũng được, nhưng không được xán gần lại ta!
Bọn quỷ cứ thắt dần vòng tròn, cái chân bẩn thỉu của chúng tiến sát người chàng. Chàng trai vui vẻ quát lớn:
- Để cho ta yên nào, quân ma quỷ!
Nhưng chúng càng náo loạn làm cho chàng nổi cáu và quát:
- Hừm, tao sẽ làm cho chúng mày phải im lặng!
Chàng cầm ghế phang túi bụi vào bọn chúng, nhưng làm sao một người có thể chống lại chín. Chàng đánh phía trước, thì những con phía sau xông vào túm tóc chàng mà giật.
- Đồ quỷ sứ chúng bay. Tao hết sức khó chịu với chúng mày! Đợi mà xem! Cả chín con quỷ vào ngay trong túi!
Chàng thét lên, khi lời chàng vừa dứt thì cả chín con quỷ đã ở trong túi, chàng thắt nút lại và ném chiếc túi vào một góc. Giờ gian phòng trở lại yên tĩnh. Chàng trai vui vẻ nằm ngủ một giấc cho tới khi trời sáng rõ. Lúc đó, chủ nhà trọ và nhà quý tộc chủ lâu đài sang xem có chuyện gì xảy ra không. Nhìn thấy chàng trai vui vẻ tươi cười họ hết sức ngạc nhiên và hỏi:
- Bọn quỷ không làm gì được anh à?
- Sao lại không làm được gì? Giờ thì cả chín con quỷ đang ở trong túi của tôi. Từ nay các vị có thể yên tâm sống trong lâu đài, không còn có con quỷ nào tới đây náo loạn nữa.
Vị quý tộc cám ơn và thưởng tặng chàng nhiều thứ, đồng thời mời chàng ở lại lâu đài, hứa sẽ chu cấp cho chàng đầy đủ. Chàng trai vui vẻ đáp:
- Không, tôi quen sống nay đây mai đó rồi, tôi chỉ muốn lên đường.
Chàng trai vui vẻ lên đường. Chàng tới một lò rèn, đặt chiếc túi lên cái đe thợ rèn, nhờ bác thợ rèn cùng phó nhỏ nện búa vào cái túi. Họ ra sức nện búa, bọn quỷ trong tú la ó om xòm. Lát sau chàng mở túi xem thấy tám con quỷ đã chết. Con thứ chín còn sống, nó lách chui ra khỏi túi, chạy về địa ngục.
Ngay sau đó chàng trai vui tính lại lên đường đi chu du thiên hạ. Ai mà biết được chàng đi những đâu thì tha hồ mà kể.
Thời gian trôi mau, giờ đây chàng đã là một ông già, tới gặp một vị ẩn sĩ nổi tiếng vì lòng thương người và nói:
- Tôi đã đi khắp bốn phương. Giờ chỉ còn mong được lên thiên đường.
Vị ẩn sĩ đáp:
- Trên đời chỉ có hai con đường, đường xuống địa ngục thì rộng và dễ đi, đường lên thiên đường vừa hẹp, vừa lại khó đi.
Chàng trai vui vẻ nghĩ bụng: "Chỉ có thằng ngốc mới đi con đường vừa hẹp, vừa khó đi." Chàng lên đường, chọn con đường rộng, dễ đi mà đi. Cuối cùng chàng tới trước cánh cổng lớn đen xì - cánh cổng địa ngục. Chàng trai vui vẻ gõ cổng. Người canh cổng ngó ra xem ai. Hắn giật mình hoảng sợ khi nhìn thấy chàng trai vui vẻ, vì hắn là con quỷ thứ chín trốn được ra khỏi chiếc túi của chàng. Hắn vội cài then cổng cho chặt, rồi chạy lại chỗ con quỷ đầu đàn và nói:
- Ở bên ngoài có một tên vác túi muốn vào. Đừng cho nó vào nhé. Nó có thể hóa phép nhét cả địa ngục vào trong cái túi. Nó đã từng giam tôi ở trong cái túi đó và đập cho tôi một trận đến nhũn người ra.
Chàng trai vui tính được thông báo, phải đi khỏi nơi này. Chàng nghĩ bụng: "Nếu họ không thích cho mình vào thì mình lên thiên đường tìm một chỗ trú chân vậy." Chàng quay lại và tiếp tục lên đường. Chàng đi thẳng tới cổng trời và gõ cổng. Đúng lúc thánh Petrus ngồi canh cổng. Chàng trai vui tính nhận ra ngay và nghĩ: "Mình gặp đúng người bạn cũ. Chắc mọi việc sẽ tốt đẹp thôi!."
Nhưng thánh Petrus nói:
- Ta thật không sao tin được là anh lại tới thiên đường!
- Người anh em, cho tôi vào nhé! Tôi mong có một nơi để đi về. Nếu như họ tiếp nhận cho tôi vào địa ngục thì tôi đã chẳng phải lên đây!
- Không! Anh không được vào! - Thánh Petrus nói.
- Được thôi! Nếu anh không muốn cho tôi vào thì anh nhận lại chiếc túi của anh vậy! Từ nay về sau, tôi chẳng cần gì ở nơi anh nữa! - chàng trai vui vẻ nói.
Thánh Petrus bảo:
- Thế thì đưa nó lại đây!
Chàng trai vui vẻ đưa trả chiếc túi qua hàng rào của thiên đường. Thánh Petrus nhận lấy, rồi đem treo chiếc túi ở bên ghế ngồi của mình. Khi đó, chàng trai vui vẻ mới nói:
- Bây giờ tôi mong, chính tôi ở trong chiếc túi đấy!
Sau tiếng "ào ào" là chàng đã vào được trong thiên đường và chui vào trong túi. Thánh Petrus cũng chỉ còn cách là để cho chàng ở lại bên trong đó mà thôi!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Hubo una vez una gran guerra, terminada la cual, fueron licenciados muchos soldados. Entre ellos estaba el Hermano Alegre, que, con su licencia, no recibió más ayuda de costas que un panecillo de munición y cuatro cruzados. Y con todo esto se marchó.
Pero San Pedro se había apostado en el camino, disfrazado de mendigo, y, al pasar Hermano Alegre le pidió limosna. Respondióle éste:
- ¿Qué puedo darte, buen mendigo? Fui soldado, me licenciaron y no tengo sino un pan de munición y cuatro cruzados en dinero. Cuando lo haya terminado, tendré que mendigar como tú. Algo voy a darte, de todos modos. Partió el pan en cuatro pedazos y dio al mendigo uno y un cruzado. Agradecióselo
San Pedro y volvió a situarse más lejos, tomando la figura de otro mendigo; cuando pasó el soldado, pidióle nuevamente limosna.
Hermano Alegre repitió lo que la vez anterior, y le dio otra cuarta parte del pan y otro cruzado. San Pedro le dio las gracias y, adoptando de nuevo figura de mendigo, lo aguardó más adelante para solicitar otra vez su limosna . Hermano Alegre le dio la tercera porción del pan y el tercer cruzado.
San Pedro le dio las gracias, y hermano alegre continuó su ruta sin más que la última cuarta parte del pan y el último cruzado. Entrando, con ello, en un mesón, se comió el pan y se gastó el cruzado en cerveza. Luego reemprendió la marcha y entonces San Pedro le salió al encuentro en forma de soldado licenciado, y le dijo:
- buenos días, compañero, ¿no podrías darme un trocito de pan y un cruzado para echar un trago?
- ¿De dónde quieres que lo saque?- le respondó Hermano Alegre, -me han licenciado sin darme otra cosa que un pan de munición y cuatro cruzado en dinero. Me topé en la carretera con tres pobres; a cada uno le di la cuarta parte del pan y un cruzado. La última cuarta parte me la he comido en el mesón, y con el último cruzado he comprado cerveza. Ahora soy pobre como una rata y, puesto que tú tampoco tienes nada, podríamos ir a mendigar juntos.
- No -respondió San Pedro, -no será necesario. Yo entiendo algo de medicina y espero ganarme lo suficiente para vivir.
- Sí- dijo Hermano Alegre, -pues yo no entiendo pizca en este arte, así, me tocará mendigar solo.-
- Vente conmigo- le dijo San Pedro, -nos partiremos lo que yo gane.
- Por mí, de perlas- exclamó Hermano Alegre; y emprendieron juntos el camino. No tardaron en llegar a una casa de campo, de cuyo interior salían agudos gritos y lamentaciones. Al entrar se encontraron con que el marido se hallaba a punto de morir, por lo que la mujer lloraba a voz en grito.
- Basta de llorar y gritar -le dijo San Pedro-, yo curaré a vuestro marido -y sacándose una pomada del bolsillo, en un santiamén hubo curado al hombre, el cual se levantó completamente sano. El hombre y la mujer, fuera de sí de alegría, le dijeron
- ¿cómo podremos pagaros? ¿Qué podríamos daros? Pero San Pedro se negó a aceptar nada, y cuanto más insistían los labriegos, tanto más se resistía él. Hermano Alegre, dando un codazo a San Pedro, le susurró
- ¡acepta algo, hombre, bien lo necesitamos! Por fin, la campesina trajo un cordero y dijo a San Pedro que debía aceptarlo; pero él no lo quería. Hermano Alegre, dándole otro codazo, insistió a su vez
- ¡tómalo, zoquete, bien sabes que lo necesitamos! Al cabo, respondió San Pedro
- bBueno, me quedaré con el cordero; pero no quiero llevarlo; si tú quieres, carga con él.
- ¡Si sólo es eso! -exclamó el otro-. ¡Claro que lo llevaré! -. Y se lo cargó al hombro.
Siguieron caminando hasta llegar a un bosque; el cordero le pesaba a Hermano Alegre, y además tenía hambre, por lo que dijo a San Pedro
- mira, éste es un buen lugar; podríamos degollar el cordero, asarlo y comérnoslo.
- No tengo inconveniente -respondió su compañero-; pero como yo no entiendo nada de cocina, lo habrás de hacer tú, ahí tienes un caldero; yo, mientras tanto, daré unas vueltas por aquí Pero no empieces a comer hasta que venga yo. Volveré a tiempo.
- Márchate tranquilo -dijo hermano alegre-. Yo entiendo de cocina y sabré arreglarme. Marchóse San Pedro, y Hermano Alegre sacrificó el cordero, encendió fuego, echó la carne en el caldero y la puso a cocer. El guiso estaba ya a punto, y San Pedro no volvía; entonces Hermano Alegre lo sacó del caldero, lo cortó en pedazos y encontró el corazón:
- Esto debe ser lo mejor, se dijo; probó un pedacito y, a continuación, se lo comió entero. Llegó, al fin, San Pedro y le dijo
-puedes comerte todo el cordero; déjame sólo el corazón. Hermano Alegre cogió cuchillo y tenedor y se puso a hurgar entre la carne, como si buscara el corazón y no lo hallara, hasta que, al fin, dijo
-pues no está.
- ¡Cómo! -dijo el apóstol. -¿Pues dónde quieres que esté? - No sé -respondió Hermano Alegre-. Pero, ¡seremos tontos los dos! ¡Estamos buscando el corazón del cordero, y a ninguno se le ha ocurrido que los corderos no tienen corazón!
- ¡Con qué me sales ahora! -dijo San Pedro. -Todos los animales tienen corazón, ¿por qué no habría de tenerlo el cordero? -
-No, hermano, puedes creerlo; los corderos no tienen corazón. Piénsalo un poco y comprenderás que no lo pueden tener.
- En fin, dejémoslo -dijo San Pedro-. Puesto que no hay corazón, yo no quiero nada. Puedes comértelo todo. - Lo que me sobre lo guardaré en la mochila -dijo Hermano Alegre, y, después de comerse la mitad, metió el resto en su mochila. Siguieron andando, y San Pedro hizo que un gran río se atravesara en su camino, de modo que no tenían más remedio que cruzarlo. Dijo San Pedro:
- Pasa tú delante. - No -respondió Hermano Alegre-, tú primero, -pensando: "Si el río es demasiado profundo, yo me quedo atrás".
Pasó San Pedro, y el agua sólo le llegó hasta la rodilla. Entró entonces en él Hermano Alegre; pero se hundía cada vez más, hasta que el agua le llegó al cuello. Gritó entonces:
- ¡Hermano, ayúdame! Y dijo San Pedro - ¿quieres confesar que te has comido el corazón del cordero?
- ¡No -respondió, - no me lo he comido!
El agua continuaba subiendo, y le llegaba ya hasta la boca.
-¡Ayúdame, hermano!- exclamó el soldado.
Volvió a preguntarle San Pedro - ¿quieres confesar que te comiste el corazón del cordero?
- ¡No -repitió, - no me lo he comido!
Pero el santo, no queriendo que se ahogase, hizo bajar el agua y lo ayudó a llegar a la orilla. Continuaron adelante y llegaron a un reino, donde les dijeron que la hija del rey se hallaba en trance de muerte. - Anda, hermano -dijo el soldado a San Pedro, -esto nos viene al pelo. Si la curamos, se nos habrán acabado las preocupaciones para siempre. Pero San Pedro no se daba gran prisa. - ¡Vamos, aligera las piernas, hermanito! -ledecía, ¡tenemos que llegar a tiempo!
Pero San Pedro avanzaba cada vez con mayor lentitud, a pesar de la insistencia y las recriminaciones de Hermano Alegre; y, así, les llegó la noticia de que la princesa había muerto. - ¡Ahí tienes! -dijo el Hermano Alegre, ¡todo, por tu cachaza! - No te preocupes - le contestó San Pedro, -puedo hacer algo más que curar enfermos; puedo también resucitar muertos.
- ¡Anda! -dijo Hermano Alegre, -si es así, ¡no te digo nada! Por lo menos has de pedir la mitad del reino.-
Y se presentaron en palacio, donde todo era tristeza y aflicción. Pero San Pedro dijo al rey que resucitaría a su hija.
Conducido a presencia de la difunta, dijo
- que me traigan un caldero con agua.
Luego hizo salir a todo el mundo; y se quedó sólo Hermano Alegre.
Seguidamente cortó todos los miembros de la difunta, los echó en el agua y, después de encender fuego debajo del caldero, los puso a cocer. Cuando ya toda la carne se hubo separado de los huesos, sacó el blanco esqueleto y lo colocó sobre una mesa, disponiendo los huesos en su orden natural. Cuando lo tuvo hecho, avanzó y dijo por tres veces
- ¡en el nombre de la Santísima Trinidad, muerta, levántate!; y, a la tercera, la princesa recobró la vida, quedando sana y hermosa.
El rey se alegró sobremanera y dijo a San Pedro
- señala tú mismo la recompensa que quieras; te la daré, aunque me pidas la mitad del reino. Pero San Pedro le contestó
- ¡no pido nada! -¡Valiente tonto!-, pensó Hermano Alegre, y, dando un codazo a su compañero, le dijo: - ¡No seas bobo! Si tú no quieres nada, yo, por lo menos, necesito algo. Pero San Pedro se empeñó en no aceptar nada. Sin embargo, observando el rey que el otro quedaba descontento, mandó a su tesorero que le llenase de oro su mochila.
Marcháronse los dos, y, al llegar a un bosque, dijo San Pedro a Hermano Alegre
- Ahora nos repartiremos el oro. - Muy bien -asintió el otro-. Manos a la obra. Y San Pedro lo repartió en tres partes, mientras su compañero pensaba
¡a éste le falta algún tornillo! Hace tres partes, cuando sólo somos dos.
Pero dijo San Pedro
- he hecho tres partes exactamente iguales: una para mí, otra para ti, y la tercera para el que se comió el corazón del cordero.
- ¡Oh, fui yo quien se lo comió! -exclamó Hermano Alegre, embolsando el oro. -Esto puedes creérmelo. - ¡Cómo puede ser esto!- dijo San Pedro, - si un cordero no tiene corazón. -
¡Vamos, hermano! ¡Tonterías! Un cordero tiene corazón como todos los animales. ¿Por qué no iban a tenerlo?
- Está bien- dijo San Pedro, -guárdate el oro; pero no quiero seguir contigo; seguiré solo mi camino.
- Como quieras, hermanito- respondióle el soldado-. ¡Adiós! San Perdro tomó otra carretera, mientras Hermano Alegre pensaba -mejor que se marche, pues, bien mirado, es un santo bien extraño.
Tenía ahora bastante dinero; pero como era un manirroto y no sabía administrarlo, lo derrochó en poco tiempo, y pronto volvió a estar sin blanca. En esto llegó a un país donde le dijeron que la hija del Rey acababa de morir. - ¡Bien! -pensó.- Ésta es la mía. La resucitaré y me haré pagar bien. ¡Así da gusto! -. Y, presentándose al rey, le ofreció devolver la vida a la princesa.
Es el caso que había llegado a oídos del rey que un soldado licenciado andaba por el mundo resucitando muertos, y pensó que bien podía tratarse de Hermano Alegre; sin embargo, no fiándose del todo, consultó primero a sus consejeros, los cuales opinaron que merecía la pena realizar la prueba, dado que la princesa, de todos modos, estaba muerta. Mandó entonces Hermano Alegre que le trajese un caldero con agua y, haciendo salir a todos, cortó los miembros del cadáver, los echó en el agua y encendió fuego, tal como lo hubiera visto hacer a San Pedro. Comenzó el agua a hervir, y la carne se desprendió; sacando entonces los huesos, los puso sobre la mesa; pero como no sabía en qué orden debía colocarlos, los juntó de cualquier modo. Luego se adelantó y exclamó
- ¡en nombre de la Santísima Trinidad, muerta, levántate! - y lo dijo tres veces, pero los huesos no se movieron.
Volvió a repetirlo tres veces, pero otra vez en vano. -¡Diablo de mujer! ¡Levántate!- gritó entonces, -o lo pasarás mal!
Apenas había pronunciado estas palabras, San Pedro entró de pronto por la ventana, presentándose en su anterior figura de soldado licenciado y dijo
- Hombre impío, ¿qué estás haciendo? ¿Cómo quieres que resucite a la muerta, si le has puesto los huesos de cualquier modo?
- Hermanito, lo hice lo mejor que supe - le respondió Hermano Alegre.
- Por esta vez te sacaré de apuros; pero, tenlo bien entendido: si otra vez te metes en estas cosas, te costará caro. Además, no pedirás nada al rey ni aceptarás la más mínima recompensa por lo de hoy.- Entonces San Pedro dispuso los huesos en el orden debido y pronunció por tres veces
- ¡en nombre de la Santísima Trinidad, muerta, levántate! -, a lo cual la princesa se incorporó, sana y hermosa como antes, mientras el santo salía de la habitación por la ventana.
Hermano Alegre, aunque satisfecho de haber salido tan bien parado de la aventura, estaba colérico por no poder cobrarse el servicio.
- Me gustaría saber -pensaba - qué diablos tiene en la cabeza, que lo que me da con una mano me lo quita con la otra. ¡Esto no tiene sentido!
El rey ofreció al Hermano Alegre lo que quisiera. Éste, aunque no podía aceptar nada, se las arregló con indirectas y astucias para que el monarca le llenase de oro la mochila, y con eso, se marchó.
Al salir, lo aguardaba en la puerta San Pedro, y le dijo
- mira, que clase de hombre eres. ¿No te prohibí que aceptases nada? Y ahora te llevas la mochila llena de oro.-
- ¡Qué otra cosa podía hacer! -replicó Hermano Alegre-. ¡Si me lo han metido a la fuerza!
- Pues atiende a lo que te digo, que no vuelvas a hacer estas cosas o lo vas a pasar mal.
- ¡No te preocupes, hermano! Ahora tengo oro. ¿Por qué debería ocuparme en lavar huesos?
- Sí- dijo San Pedro, ¡con lo que te va a durar este oro! Mas para que no vuelvas a meterte en lo que no debes, daré a tu mochila la virtud de que se llene con todo lo que desees. Adiós, pues ya no volverás a verme.
- ¡Vaya con Dios! -le respondió Hermano Alegre, pensando -me alegro de perderte de vista, bicho raro; no hay peligro de que te siga.
Y ni por un momento se acordó del don maravilloso adjudicado a su morral.
Hermano Alegre anduvo con su oro de un lugar a otro, malgastándolo y gastándolo a manos llenas, como la primera vez.
Al quedarle ya nada más que cuatro cruzados, pasó por delante de un mesón pensó -voy a gastar lo que me queda-, y pidió vino por tres cruzados y pan por un cruzado. Mientras comía y bebía, llegó a sus narices el olor de unos gansos asados. Hermano Alegre, mirando y mirando, vio que el mesonero tenía un par de gansos en el horno. Entonces se le ocurrió lo que le dijera su antiguo compañero respecto a la virtud de su mochila.
-¡Vaya! Vamos a probarlo con los gansos.
Salió a la puerta y dijo:
- Deseo que los dos gansos asados pasen del horno a mi mochila.-
Pronunciadas estas palabras, abrió la mochila para mirar su interior, y allí estaban los dos gansos.
-¡Ay, así está bien!- pensó, ¡ahora soy un hombre de fortuna! se marchó, llegó a un prado y sacó los gansos para comérselos. En éstas pasaron dos menestrales y se quedaron mirando con ojos hambrientos uno de los gansos, todavía intacto. Hermano Alegre pensó - con uno tienes bastante-, y llamando a los dos mozos, les dijo
- tomad este ganso y os lo coméis a mi salud.-
Le dieron las gracias, cogieron el ganso, se fueron al mesón, pidieron media jarra de vino y un pan, desenvolvieron el ganso que les acababan de regalar y comenzaron a comer.
Al verlos la posadera dijo a su marido
- esos dos se están comiendo un ganso; ve a ver que no sea uno de los que están asándose en el horno.
Fue el ventero, y el horno estaba vacío.
- ¡Cómo, bribonzazos! ¡Pues sí que os saldría barato el asado! ¡Pagadme en el acto, si no queréis que os friegue las espaldas con jarabe de palo!
Los dos dijeron - no somos ladrones; este ganso nos lo ha regalado un soldado licenciado que estaba ahí en aquel prado.
- ¡A mí no me tomáis el pelo! El soldado estuvo aquí, y salió por la puerta, como una persona honrada; yo no lo perdí de vista. ¡Vosotros sois los ladrones y vais a pagarme!
Pero como no tenían dinero, el dueño tomó un bastón los echó a la calle a garrotazos.
Hermano Alegre siguió su camino y llegó a un lugar donde se levantaba un magnífico palacio, a poca distancia de una mísero mesón. Entró en el hostal y pidió cama para la noche; pero el hostelero lo rechazó, diciendo
- No hay sitio, tengo la casa llena de viajeros distinguidos.
- ¡Me extraña- dijo Hermano Alegre, -que se hospeden en vuestra casa! ¿Por qué no se alojan en aquel magnífico palacio?
- Sí, contestó el hostelero, - cualquiera pasa allí la noche. Aún no lo ha probado nadie que haya salido con vida.
- Si otros lo han probado-, dijo Hermano Alegre, también lo haré yo -.
- No lo intentéis –le aconsejó el hostelero-; os jugáis la cabeza con ello.
- Eso no me costará el pellejo- dijo Hermano alegre, -dadme la llave y algo bueno de comer y beber.
El hostelero le dio las llaves y comida y bebida, y con todo ello, Hermano Alegre se dirigió al castillo. Se dio allí un buen banquete, y cuando, al fin, le entró sueño, se tumbó en el suelo, puesto que no había cama. No tardó en dormirse. Avanzada ya la noche, lo despertó un fuerte ruido, y, al despabilarse, vio que en la habitación había nueve demonios feos, bailando en círculo, a su alrededor.
Hermano Alegre dijo
- ¡bueno, bailad cuanto queráis, pero no os acerquéis a mí!
Los diablos, sin embargo, se aproximaban cada vez más, hasta que casi le pisotearon la cara con sus repugnantes pezuñas.
¡Quietos, fantasmas endiablados!- dijo, pero iban demasiado lejos.
Al fin, Hermano Alegre se enfureció y les gritó
- ¡vaya, quiero meter paz en un momento! -y, agarrando una pata de silla, arremetió contra toda aquella caterva. Pero nueve diablos eran demasiado para un solo soldado, y, a pesar de que el hombre pegaba al que tenía delante, los otros le tiraban de los cabellos por detrás y lo dejaban hecho una lástima.
- ¡Gentuza del diablo! -exclamó, esto pasa ya de la medida. ¡Ahora vais a ver! ¡Todos a mi mochila!
¡Cataplum! ¡Ya todos estaban dentro! Él ató la mochila y la echó en un rincón. Instantáneamente quedó todo en silencio, y Hermano Alegre, echándose de nuevo, pudo dormir tranquilo hasta bien entrada la mañana. Acudieron entonces el hostelero y el noble propietario del palacio y querían ver qué tal le había ido la prueba, y, al encontrarlo sano y satisfecho, le preguntaron admirados
- ¿no os han hecho nada los espíritus?
- ¡Cómo que no! -les respondió Hermano Alegre, ahí los tengo a los nueve en la mochila. Podéis instalaros sin temor en vuestro palacio; desde hoy, ninguno volverá a meterse en él.
Entonces el noble le dio las gracias, recompensándolo ricamente y le propuso que se quedase a su servicio, asegurándole que nada le faltaría durante el resto de su vida.
- No -respondió, -estoy acostumbrado a la vida de trotamundos y quiero seguirla.
Y se marchó, entró en una herrería, y, poniendo la mochila que contenía los nueve diablos sobre el yunque, pidió al herrero y sus oficiales que empezasen a martillazos con ella. Esos se pusieron a golpear con grandes martillos y con todas sus fuerzas, así que los diablos armaban un estrepitoso griterío. Cuando, al fin, abrió la mochila, ocho estaban muertos, pero uno, que había logrado refugiarse en un pliegue de la tela y seguía vivo, saltó afuera y corrió a refugiarse al infierno.
Hermano Alegre siguió vagando por el mundo durante mucho tiempo todavía, y quien supiera de sus aventuras podría contar de él y sin acabar. Pero, viejo al fin, comenzó a pensar en la muerte. Se fue a visitar a un ermitaño, que tenía fama de hombre piadoso, y le dijo
- estoy cansado de mi vida errante y ahora quisiera tomar el camino que lleva al cielo.
El ermitaño respondió
- hay dos caminos, uno, ancho y agradable, conduce al infierno; otro, estrecho y duro, va al cielo.
- ¡Tonto sería- pensó Hermano Alegre, - si eligiese el duro y estrecho!
Y, así, se puso en camino y tomó el holgado y agradable, que lo condujo ante un gran portal negro, que era el del infierno. Hermano Alegre llamó, y el portero se asomó a ver quién llegaba. Pero al ver a Hermano Alegre se asustó, pues era nada menos que el noveno de aquellos diablos que habían quedado aprisionados en la mochila, el único que salió bien librado. Por eso echó rápidamente el cerrojo, acudió ante el jefe de los demonios y le dijo
- ahí fuera está un tío con una mochila que quiere entrar. Pero no lo permitáis, pues se metería el infierno entero en la mochila. Una vez estuve yo dentro, y por poco me mata a martillazos.
Pues le dijeron a Hermano Alegre que se volviese, pues allí no entraría.
- Puesto que aquí no me quieren- pensó, voy a probar si me admiten en el cielo. ¡En uno u otro sitio tengo que quedarme!
Entonces dio la vuelta y siguió el camino hasta llegar a la puerta del paraíso y llamó a la puerta.
San Pedro se encontraba exactamente en la portería. Hermano Alegre lo reconoció en seguida y pensó -éste es un viejo amigo; aquí tendrás más suerte. Pero San Pedro le dijo
- pienso que quieres entrar en el cielo.
- Déjame entrar, hermano; en un lugar u otro tengo que refugiarme. Si me hubiesen admitido en el infierno, no habría venido hasta aquí.
- No -dijo San Pedro, -aquí no entras.
- Está bien; pero si no quieres dejarme pasar, quédate también con la mochila; no quiero guardar nada que venga de ti- dijo Hermano Alegre.
- Dámela- respondió San Pedro. Entonces le alargó la mochila a través de la reja al cielo, y San Pedro la tomó y la colgó al lado de su asiento. Dijo entonces Hermano Alegre
- ¡ahora deseo estar dentro de la mochila!
Y, ¡cataplum!, en un santiamén estuvo en ella, y, por tanto, en el cielo. Y San Pedro no tuvo más remedio que admitirlo.