Hans viert bruiloft


Chú Hans lấy vợ


Er was eens een jonge boer, en die heette Hans, en zijn neef wilde hem graag rijk getrouwd zien. Toen zette hij Hans achter de kachel en liet die hard opstoken. Dan haalde hij een pot melk, en een flinke homp wittebrood, gaf hem een gloednieuwe stuiver in z'n hand en zei: "Hans, hou die stuiver goed vast, brokkel het wittebrood in de melk en blijf daar zitten en ga niet van je plaats tot ik terugkom." - "Ja," zei Hans, "dat zal ik doen."
Nu trok de man die het aanzoek doen wou een oude, gevlekte broek aan, en hij ging naar het naaste boerendorp naar een rijke boerendochter en hij zei: "Wil jij niet trouwen met mijn neef Hans? Je krijgt er een wakker en verstandig man aan, hij zal je best bevallen." De gierige vader zei: "Hoe staat het mijn zijn vermogen? Heeft hij wat in te brengen?" - "Beste vriend," antwoordde hij, "mijn jonge neef zit er warmpjes bij, hij heeft een mooi stuivertje in de hand en heeft zeker wat in de melk te brokkelen. En hij kan niet minder plakken tellen als ik," en hij sloeg zich toen op de vuile plakken van zijn broek. "Als je je de moeite geven wil, om eens mee te gaan, dan zal ik je op dit ogenblik laten zien, dat ik je de zuivere waarheid vertel." Toen wou de gierigaard zo'n mooie gelegenheid niet voorbij laten gaan en zei: "Als dat waar is, heb ik geen bezwaar tegen het huwelijk."
Nu werd de bruiloftsdag bepaald, en toen de jonge vrouw het veld in wou gaan en het land van de bruidegom wou zien, trok Hans zijn zondagse broek eerst uit en zei: "Ik zou wat aan mijn goede pak kunnen krijgen." Dan gingen ze samen het land in, en als er op de weg een wijnstok te zien was of akkers of weiden waren afgedeeld, dan wees Hans er met zijn vinger naar en sloeg dan op een grote of een kleine vlek op zijn broek en zei: "Dat zijn plakken van mij, en die ook, schat, kijk maar!" en daarmee wou hij zeggen: zijn vrouw moest niet naar de velden kijken, maar naar zijn kleren, want die waren van hem.
"Ben je ook op de bruiloft geweest?" – "Of ik er geweest ben! En in volle staatsie. Mijn muts was van sneeuw, en toen kwam de zon, en de sneeuw smolt eraf; mijn kleed was een spinnenweb, en toen liep ik door dorens, en die scheurden het weg; mijn schoenen waren van glas, en ik stootte tegen een steen, toen zeiden ze 'knap!' en sprongen stuk!"
Ngày xưa có một chàng trai nông dân tên là Hans. Người anh họ muốn hỏi cho chàng một cô vợ giàu có. Anh ta bảo chàng lại ngồi bên bếp lò đang đỏ lửa. Rồi anh đi lấy một xoong sữa và rất nhiều bánh mì trắng, nhét vào tay Hans một đồng Heller mới rập bóng nhoáng và dặn:
- Này chú Hans ạ! Chú nắm tay giữ chặt đồng Heller này, nhớ bẻ vụn bánh mì trắng bỏ vào sữa, chú cứ ngồi đây đừng có đi đâu, chờ lúc tôi về đã.
Hans đáp:
- Vâng, tôi sẽ làm tất cả đúng như lời anh dặn.
Ông mối liền mặc một cái quần cũ kỹ vá hàng chục mảnh đi đến nhà chị nông dân giàu ở làng bên để thưa chuyện:
- Cô có bằng lòng lấy chú em họ tôi tên là Hans không? Thế nào cô cũng vừa ý với người chồng mình: chú ấy cần cù chịu khó, khôn ngoan lắm.
Vốn tính keo kiệt hám của nên bố chị ta liền hỏi:
- Chú ta có của cải gì không? Liệu chú ấy có của ăn của để không?
Ông mối đáp:
- Thưa bác, chú em họ tôi cũng khá giả, chú nó đang ngồi sưởi ấm bên lò, tay cầm một đồng xu mới nom đẹp làm sao, nhà chú ấy có của ăn của để, ruộng vườn nhiều không kém gì số miếng vá trên quần tôi đâu!
Rồi ông mối vỗ vào chiếc quần vá hàng chục mảnh của mình và nói tiếp:
- Nếu bác chịu khó cất công đi với tôi thì có thể trông thấy tận mắt là mọi điều đều đúng như lời tôi nói.
Bác keo kiệt không muốn lỡ dịp may nên nói ngay:
- Nếu quả chú ấy khá giả như vậy thì tôi thấy việc cưới xin như vậy là thuận cả đôi bên.
Đúng ngày hẹn lễ cưới được tổ chức. Khi cô dâu trẻ định ra đồng xem ruộng đất của chú rể thì chú liền cởi chiếc áo đẹp ra và khoác một chiếc tạp dề vá hàng chục mảnh vào, rồi nói:
- Anh sợ làm bẩn chiếc áo cưới đẹp này.
Hai người đi ra đồng. Dọc đường, mỗi lần có đồng nho hoặc ruộng lúa, rồi kế tiếp là đồng cỏ là Hans lại vỗ tay chỉ vào mảnh vá to hay nhỏ ở tạp dề của mình mà nói:
- Miếng này của tôi, cả miếng kia nữa, em có thấy không toàn là của cải của anh cả. Cứ nhìn thì thấy đấy!
Thực ra chú rể có ý bảo cô dâu khỏi phải mỏi mắt nhìn cánh đồng bao la, cứ nhìn cái tạp dề ấy, cái ấy mới chính là của riêng của chú rể.
- Thế bạn có dự đám cưới không đấy?
- Có chứ, tôi cũng có mặt trong buổi cưới, ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự. Đầu đội mũ tuyết, bỗng nhiên trời nắng chang chang làm tuyết tan ra nước. Áo tôi mặc dệt bằng sợi màng nhền nhện, tôi đi qua bụi cây bị gai móc hết. Tôi đi giầy thủy tinh, không may tôi đi vấp phải đá, và "choang"! Giầy vỡ làm đôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng