Ngư phủ và con cá vàng


I figli d'oro


Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá nghèo sống trong một túp lều nhỏ, việc đánh cá chỉ vừa đủ để vợ chồng sống qua ngày. Có lần người chồng quăng lưới, lúc kéo lưới lên thì thấy một con cá vàng. Người thuyền chài hết sức ngạc nhiên, mải ngắm nhìn cá, bỗng cá nói:
- Bác thuyền chài ơi, hãy thả tôi xuống nước, tôi sẽ biến túp lều của bác thành một lâu đài nguy nga tráng lệ.
Bác thuyền chài bảo:
- Lâu đài kia giúp ích gì khi ta chẳng có gì cho vào miệng?
Cá lại nói:
- Tất nhiên bác chẳng phải lo. Ở trong lâu đài có một cái tủ lớn, bác chỉ việc mở cửa tủ ra là thấy ngay đủ các món ăn ngon đựng sẵn trong các thố, bác muốn ăn bao nhiêu thì tùy ý.
Bác thuyền chài nói:
- Nếu thế thì ta sẵn lòng thả mi xuống nước.
Cá nói:
- Nhưng điều kiện đặt ra là bác không bao giờ được nói cho ai biết, tại sao bác lại có cơ ngơi ấy. Chỉ cần buột miệng nói ra là toàn bộ gia sản sẽ biến mất.
Bác thuyền chài thả cá xuống nước và đi về nhà. Trên mảnh đất cũ của túp lều hiện ra trước mắt bác giờ đây là một lâu đài nguy nga. Bác sững người đứng ngắm, khi bước vào lâu đài, bác thấy vợ ăn mặc đẹp đẽ gọn gàng ngồi trong một căn phòng tráng lệ. Người vợ nom mặt vẻ thỏa mãn hỏi chồng:
- Anh ơi, sao lại có chuyện như thế này nhỉ? Em thấy sướng quá!
Người chồng nói:
- Anh cũng thế. Nhưng anh đang đói cồn cào đây, lấy ra cho anh ăn đi.
Vợ bảo:
- Em chẳng có gì ăn cả. Ở trong lâu đài này em cũng chẳng biết kiếm ở đâu ra đồ ăn.
Người chồng nói:
- Có khó khăn gì đâu. Góc kia có cái tủ lớn, chỉ việc mở tủ ra mà lấy!
Vợ lại mở tủ thấy có đủ thứ, nào bánh ngọt, nào thịt, nào táo, nào rượu. Vợ tủm tỉm cười. Vui mừng vợ gọi chồng:
- Anh yêu, giờ anh thích thứ gì nào?
Rồi hai vợ chồng ngồi vào bàn cùng ăn uống. Ăn xong, vợ hỏi:
- Nhưng anh ơi, sự giàu sang này do đâu mà có nhỉ?
Chồng nói:
- Trời, hỏi làm chi, nếu anh nói ra thì vận may của chúng ta sẽ biến mất.
- Vâng, nếu như em không nên biết điều đó thì em cũng chẳng cần biết làm gì.
Nhưng rồi người vợ không sao ăn ngon ngủ yên, lúc nào cũng hỏi về chuyện đó làm cho người chồng đành phải kể, rằng mình đánh được một con cá vàng và thả nó xuống nước. Để trả ơn, nó đã cho lâu đài tráng lệ này. Người chồng vừa kể xong thì lâu đài cũng như chiếc tủ thức ăn biến mất. Hai vợ chồng lại đang ngồi trong túp lều tranh khi xưa.
Bác đánh cá đành phải trở lại cuộc sống của ngư dân, hàng ngày chèo thuyền đánh cá. May thay, lần này bác cũng kéo lưới lên được một con cá vàng. Cá nói:
- Nếu bác thả tôi xuống nước, tôi sẽ trả ơn bằng lâu đài tráng lệ và chiếc tủ đầy thức ăn. Nhưng nhớ đừng nói cho ai biết chuyện này, nếu không cả gia sản sẽ biến mất.
- Tôi sẽ không nói cho ai biết.
Bác đánh cá thả cá vàng xuống nước. Về nhà, bác thấy vợ với vẻ mặt mãn nguyện ngồi trong lâu đài tráng lệ. Tò mò làm cho người vợ không sao yên, chỉ mấy ngày sau là nàng lại hỏi về chuyện tại sao lại có lâu đài tráng lệ. Nàng lúc nào cũng chỉ hỏi về chuyện đó. Nàng hỏi nhiều tới mức người chồng nổi khùng kể ra bí mật kia. Người chồng vừa nói xong thì lâu đài cũng biến mất. Hai vợ chồng lại ngồi trong túp lều tranh khi xưa. Chồng bảo:
- Em đã thỏa mãn chưa. Giờ thì chỉ có ăn giẻ rách.
- Em không sao yên thân được, thà không có gia sản còn hơn là em không biết, những thứ đó từ đâu ra.
Bác đánh cá lại chèo thuyền đi đánh cá. Lần thứ ba bác lại kép lưới được con cá vàng. Cá nói:
- Thật là tôi không thoát khỏi tay bác. Hãy mang tôi về nhà và cắt thành sáu khúc, hai khúc bác nấu cho vợ ăn, hai khúc bác cho ngựa ăn, hai khúc còn lại chôn xuống đất, rồi bác sẽ được ban phước lành.
Bác đánh cá làm đúng như lời cá dặn. Một thời gian sau, từ chỗ chôn cá mọc lên hai cây bách hợp màu hoàng kim. Ngựa của bác sinh được hai chú ngựa con màu hoàng kim. Vợ bác sinh hạ hai người con trai màu hoàng kim.
Năm tháng trôi qua, hai đứa con trai giờ đã thành hai chàng trai khôi ngô tuấn tú. Ngựa con cũng đã trở thành ngựa chiến thuần thục. Hai người con nói:
- Thưa cha, chúng con muốn cưỡi ngựa đi chu du thiên hạ.
Người cha buồn nói:
- Cha cũng chẳng biết nói thế nào, nhưng làm sao cha biết được chuyện gì xảy ra với các con ở dọc đường?
Hai người con nói:
- Hai cây bách hợp ở đây, nếu cây xanh tốt tức là chúng con khỏe mạnh. Nếu cây héo có nghĩa là chúng con bị bệnh, nếu cây chết khô tức là chúng con đã chết.
Hai người con cưỡi ngựa lên đường. Họ tới một quán trọ dọc đường. Đám đông trong quán thấy hai chàng trai màu hoàng kim thì họ ồ lên cười chế nhạo. Một trong hai chàng trai khi nghe tiếng cười chế nhạo thì cảm thấy xấu hổ, chàng quay ngựa trở về gia đình. Chàng trai kia tiếp tục lên đường, chàng tới một cánh rừng lớn. Tới cửa rừng, chàng nghe tiếng người nói:
- Chớ có đi vào rừng. Ở trong đó có bọn cướp, chúng sẽ chẳng tha chết đâu, nhất là khi chúng nhìn thấy người ngựa đều màu vàng hoàng kim.
Chàng chẳng hề sợ hãi và nói:
- Tôi phải lên đường và đi qua cánh rừng này.
Chàng liền mặc bộ quần áo da gấu cho mình và cho ngựa. Khi chàng vào tới trong rừng thì chàng nghe tiếng nói với nhau:
- Có người cưỡi ngựa kìa.
- Hắn người da gấu nghèo xơ nghèo xác thì bắt giữ làm gì!
Chàng trai đi qua cánh rừng mà không hề mảy may gặp rủi ro gì.
Ngày kia chàng tới một làng. Chàng nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt thế giai nhân. Chàng liền phóng ngựa tới chỗ nàng, chàng nói:
- Tôi yêu say đắm nàng, nàng có thuận kết duyên vợ chồng không?
Thiếu nữ trong lòng cũng ưng thuận, nàng nói:
- Em có thể làm vợ anh và suốt đời chung thủy bên anh.
Hai người tổ chức cưới. Giữa lúc tiệc vui tưng bừng thì bố cô dâu về nhà, ông ngạc nhiên về đám cưới linh đình ở nhà mình. Ông hỏi: "Chú rể đâu rồi?." Đám đông chỉ cho ông người mặc da gấu. Ông tức giận nói: "Không đời nào có chuyện người mặc da gấu lấy con gái ta." Rồi ông định xông vào giết chú rể. Con gái lạy van xin. Đến khi ông đã bớt tức giận, nàng nói: "Đó là chàng trai mà con hết mực yêu thương."
Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau, ông đã dậy và ngó vào buồng con gái, xem có phải chồng cô là một tên ăn mày nghèo xác xơ hay không, nhưng hiện ra trước mắt ông là một chàng trai màu hoàng kim đang nằm ngủ. Bộ áo quần da gấu ở ngay chân giường. Ông quay trở về buồng mình và nghĩ: "Cũng may là mình kìm bớt tức giận, không làm những điều dại dột."
Chàng trai nằm mơ, mình phi ngựa đi săn một con hươu. Sáng sớm hôm sau, chàng nói với vợ:
- Giờ anh muốn đi săn.
Người vợ cảm thấy sờ sợ, bảo chồng hãy ở nhà. Nàng nói:
- Anh có thể sẽ gặp rủi ro đấy.
- Anh muốn đi săn ngay bây giờ.
Chàng lên ngựa đi săn. Vào rừng chàng gặp một con hươu giống như chàng thấy trong giấc mơ hôm trước. Chàng rượt đuổi con hươu trong rừng suốt cả ngày. Lúc chàng ngẩng nhìn thì cũng là lúc hươu chạy biến mất vào trong bóng đêm. Chàng nhìn quanh quẩn thì thấy trước mặt mình là một căn nhà nhỏ, ở trong nhà có mụ phù thủy đang ngồi. Chàng bước tới gõ cửa. Một bà già bước ra hỏi:
- Giữa rừng sâu, trong đêm tối thế này, anh định làm gì thế?
- Bà có thấy con hươu chạy qua đây không?
- Con hươu thì tôi biết.
Con chó con sủa liên tục trong khi hai người nói. Chàng trai bực mình bảo:
- Quân bướng bỉnh, ngươi có im đi không, ta bắn chết bây giờ.
Bà già nói:
- Chà, lại tính bắn chết chó của ta.
Nói xong, bà hóa phép biến chàng trai thành tảng đá. Người vợ mong chờ chồng hoài, nàng nghĩ:
- Chắc là bị hại rồi nên mình mới thấy sờ sợ và lo âu thế này.
Người em trai ở nhà đang đứng cạnh hai cây bách hợp. Bỗng chàng thấy một cây héo khô. Chàng nói:
- Chắc là anh trai ta đã gặp nạn. Ta phải đi ngay cứu anh ấy.
Người cha nói:
- Con ở nhà. Nếu không có con thì cha biết xoay xở ra sao?
- Con phải đi cứu anh mới được.
Rồi chàng cưỡi ngựa lên đường. Chàng tới cánh rừng lớn kia, đến trước một căn nhà nhỏ có hòn đá ở trước cửa. Mụ phù thủy già bước ra và vẫy tay gọi chàng tới trước. Chàng đáp:
- Hãy biến anh ta trở lại thành người ngay không ta bắn chết bây giờ.
Mụ phù thủy đành phải xoa tay lên hòn đá. Ngay sau đó hiện ngay hình người từ hòn đá. Hai anh em mừng rỡ ôm hôn nhau, rồi cả hai lên ngựa ra khỏi rừng. Người anh trở về gặp vợ, người em trở về gặp cha. Người cha bảo:
- Cha biết, con đã giải thoát cho anh con, vì cây bách hợp tự nhiên lại xanh tươi.
Họ sống mãn nguyện và hạnh phúc bên nhau tới khi tóc bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta un pover'uomo e una povera donna, che possedevano solamente una piccola capanna, si cibavano di pesce e vivevano alla giornata. Ma un giorno, mentre l'uomo sedeva vicino all'acqua a gettare la sua rete, gli accadde di pescare un pesce che era tutto d'oro. E mentre lo contemplava, pieno di meraviglia, il pesce si mise a parlare e disse: -Ascolta, pescatore, se mi ributti in acqua, trasformerò la tua capanna in uno splendido castello-. Il pescatore rispose: -Che cosa me ne faccio di un castello se non ho niente da mangiare?-. Il pesce d'oro soggiunse: -Provvederò anche a questo: nel castello ci sarà un armadio, e ogni volta che lo aprirai vi troverai dentro dei piatti colmi di ogni sorta di cibo che tu possa desiderare-. -Se è così- disse l'uomo -posso proprio farti questo favore!- -Sì- rispose il pesce -ma a condizione che tu non dica a nessuno, chiunque egli sia, da dove viene la tua fortuna. Basta che tu dica una sola parola e tutto sparirà.- L'uomo tornò a gettare in acqua il pesce incantato e andò a casa. Ma dove c'era la sua capanna sorgeva ora un grande castello. Egli fece tanto d'occhi, entrò e vide sua moglie vestita con abiti eleganti, che se ne stava seduta in una splendida stanza. Tutta contenta gli disse: -Marito è successo tutt'a un tratto. Mi piace tanto!-. -Sì- rispose l'uomo -piace anche a me, ma ho una gran fame, dammi qualche cosa da mangiare.- La donna disse: -Non ho nulla e non so trovare niente nella casa nuova-. -Oh- disse l'uomo -vedo là un grosso armadio, aprilo un po'.- Quand'ella lo aprì, dentro c'era focaccia, carne, frutta e vino, con un aspetto molto invitante. Allora la donna esclamò, piena di gioia: -Cuor mio, che cosa desideri di più?-. Ed essi bevvero e mangiarono insieme. Quando furono sazi, la donna chiese: -Marito, di dove viene mai tutta questa ricchezza?-. -Ah!- rispose egli -non me lo domandare, non posso dirtelo, poiché‚ se lo rivelo a qualcuno la nostra fortuna è finita.- -Be'- diss'ella -dato che non devo saperlo, non mi interessa neanche.- Ma non parlava sul serio; non ebbe più pace n‚ giorno n‚ notte e prese a tormentare il marito, finché‚ questi le disse che la ricchezza proveniva da un magico pesce d'oro, che egli un giorno aveva pescato e rimesso in libertà. E come ebbe parlato, il bel castello e l'armadio scomparvero, ed essi tornarono a stare nella vecchia capanna. L'uomo dovette tornare a fare il pescatore. Ma la fortuna volle che egli pescasse di nuovo il pesce d'oro. -Ascolta- disse il pesce -se mi ributti in acqua, ti ridarò il castello con l'armadio pieno di lesso e di arrosto; bada solo a non rivelare chi te l'ha dato, altrimenti lo perdi di nuovo.- -Farò bene attenzione- rispose il pescatore e gettò il pesce in acqua. A casa tutto era tornato splendido come prima, e la moglie era felice di tanta fortuna, ma la curiosità non le lasciava pace e, dopo un paio di giorni, ella ricominciò a chiedere come fosse andata e come avesse fatto. Il marito per un po' non disse nulla, ma ella lo seccò a tal punto che finì collo sbottare e rivelò il segreto. Il castello scomparve all'istante, ed essi si ritrovarono nuovamente nella vecchia capanna. -Adesso sarai contenta!- disse l'uomo. -Così possiamo tornare a far la fame.- -Ah- disse la donna -preferisco rinunciare alla ricchezza, piuttosto che non sapere da dove viene; altrimenti non mi do pace.- L'uomo tornò a pescare e dopo un po' di tempo non gli andò diversamente: pescò per la terza volta il pesce d'oro. -Ascolta- disse il pesce -vedo bene che devo cadere nelle tue mani; portami a casa e tagliami in sei pezzi: due dalli da mangiare a tua moglie, due al tuo cavallo e due sotterrali, ti porteranno fortuna.- L'uomo portò il pesce a casa e fece quel che gli aveva detto. Ma avvenne che dai due pezzi sepolti sotto terra germogliarono due gigli d'oro, il cavallo partorì due puledri d'oro e la moglie del pescatore due figli tutti d'oro. I figli crebbero facendosi grandi e belli, e i gigli e i puledri crebbero con loro. Allora essi dissero: -Babbo, vogliamo montare sui nostri cavalli d'oro e andarcene per il mondo-. Tutto triste egli rispose: -Come farò a resistere se ve ne andate e io non so niente di voi?-. Ma essi dissero: -I due gigli d'oro rimangono qui, e dal loro aspetto potrete vedere come stiamo: se sono freschi, stiamo bene; se appassiscono siamo malati; se cadono, siamo morti-. Se ne andarono sui loro cavalli e giunsero a un'osteria dove c'era molta gente e, quando videro i due ragazzi d'oro, li derisero e li canzonarono. All'udire quelle beffe, uno dei due ragazzi si vergognò, non volle più girare il mondo, voltò il cavallo e se ne tornò a casa dal padre. L'altro invece proseguì il suo cammino e giunse a un gran bosco. Quando volle entrarvi, la gente disse: -Non potete attraversare il bosco, è pieno di briganti che vi faranno del male; se poi vedono che voi e il vostro cavallo siete d'oro, vi ammazzeranno-. Ma egli non si lasciò spaventare e disse: -Devo assolutamente attraversarlo!-. Prese delle pelli d'orso, le indossò e con esse ricoprì anche il cavallo di modo che l'oro non si vedesse più, poi si addentrò tranquillamente nel bosco. Dopo un po' udì dei fruscii nei cespugli e delle voci di gente che parlava insieme. Da una parte sentì gridare: -Eccone uno!- ma dall'altra: -Lascialo andare! E' un povero pezzente senza quattrini. Che ce ne facciamo di lui?-. Così il cavaliere d'oro attraversò felicemente il bosco senza che gli accadesse alcunché. Un giorno giunse in un villaggio dove vide una fanciulla così bella che egli pensò che non ne esistessero di più belle a questo mondo. E poiché‚ provò subito un amore ardente per lei, le si avvicinò e disse: -Ti amo con tutto il cuore: vuoi diventare la mia sposa?-. Anch'egli piacque alla fanciulla, sicché‚ ella acconsentì e disse: -Sì, sarò la tua sposa e ti sarò fedele per tutta la vita-. Così si sposarono e, durante i festeggiamenti, sul più bello, giunse il padre della sposa il quale, vedendo la figlia che si sposava, si meravigliò e disse: -Dov'è lo sposo?-. Gli indicarono il ragazzo d'oro, che indossava ancora le sue pelli d'orso. Allora il padre andò su tutte le furie e disse: -Mai e poi mai darò mia figlia a un pezzente!- e voleva ucciderlo. Allora la figlia lo supplicò con tutte le sue forze dicendo: -Ormai è mio marito e io l'amo con tutto il cuore- e alla fine egli si placò. Ma questo pensiero non gli dava pace, sicché‚ il mattino seguente si levò di buon'ora per andare a vedere se il marito di sua figlia fosse un pezzente qualunque. Ma, guardando nella stanza, vide nel letto un bell'uomo d'oro, mentre le pelli d'orso giacevano a terra. Allora ritornò indietro pensando: "Per fortuna ho frenato la mia collera!." Ma il ragazzo d'oro sognò di andare a caccia e di inseguire uno splendido cervo. Al mattino, quando si svegliò, disse alla sua sposa: -Voglio andare a caccia-. Ma ella ebbe paura e lo supplicò di restare, dicendo: -Ti potrebbe succedere una disgrazia-. Egli però rispose: -Devo assolutamente andare-. Si alzò e andò nel bosco, dove ben presto si imbatté‚ in un cervo stupendo, proprio come nel sogno. Egli prese la mira per abbatterlo, ma il cervo scappò via. Allora il cavaliere si mise a rincorrerlo per sterpi e fossati, senza stancarsi mai per tutto il giorno: ma alla sera il cervo sparì, e quando egli si guardò attorno si trovò davanti alla casina di una strega. Bussò e uscì una vecchina che gli chiese: -Che andate cercando così tardi in mezzo a questo grande bosco?-. Egli disse: -Non avete visto un cervo?-. -Sì- rispose ella -conosco bene quel cervo.- E, mentr'ella parlava, un cagnolino che era uscito con lei dalla casa abbaiava furiosamente al cavaliere. -Taci, brutto rospo- disse questi -altrimenti ti ammazzo.- Allora la vecchia strega gridò piena di collera: -Cosa? Vorresti uccidere il mio cagnolino?-. E in men che non si dica trasformò il ragazzo, sicché‚ egli giacque là impietrito, e la sua sposa lo attese invano, pensando: "E' certamente successo ciò che mi faceva tanta paura e mi opprimeva il cuore." Nel frattempo, a casa, l'altro fratello se ne stava davanti ai gigli d'oro, quando improvvisamente uno di essi cadde a terra. -Ah, Dio mio- diss'egli -a mio fratello deve essere accaduta una grave disgrazia! Devo partire per vedere di riuscire a salvarlo.- Disse il padre: -Resta qui: se perdo anche te, come farò?-. Ma egli rispose: -Devo assolutamente andare!-. Partì in sella al suo cavallo d'oro e giunse nel gran bosco dove suo fratello giaceva impietrito. La vecchia strega uscì dalla casa, lo chiamò e voleva ammaliare anche lui, ma egli non si avvicinò e disse: -Ti uccido se non ridai la vita a mio fratello-. Così, benché‚ controvoglia, ella fu costretta a toccare la pietra e a restituirgli la vita. I due ragazzi d'oro, felici di rivedersi, si baciarono e si abbracciarono; poi uscirono insieme a cavallo dal bosco, l'uno per tornare dalla sposa, l'altro a casa dal padre. E il padre disse: -Sapevo che avevi liberato tuo fratello, perché‚ il giglio d'oro si è rialzato d'un tratto e ha continuato a fiorire-. E vissero felici e prosperi fino alla morte.