A szegényember meg a gazdag


Người nghèo, người giàu


Valaha régen, mikor még Krisztus a földön járt, történt, hogy egy este nagyon fáradtan ért Krisztus urunk egy faluba. Mindjárt a falu végén két ház volt szembe egymással, szép magas kőház az egyik, alacsony kis faház a másik. Gondolta Krisztus urunk, hogy bemegy a szép házba, ott bizonyosan gazdag ember lakik, az könnyebben adhat szállást. Oda megy, kopogtat az ajtón, a gazdag ember kinyitja az ablakot s kiszól: Ki az, mit keres itt?
- Szegény vándor vagyok, felelt Jézus Krisztus - szállást keresek az éjszakára.
Jól megnézte tetőtől-talpig a gazdag ember Jézus Krisztust s merthogy látta, hogy csakugyan szegény ember (kopott, avatag köpenyeg volt rajta) azt mondta nagy nyersen:
- Hiszen egyéb sem kellene, hogy minden jöttmentnek szállást adjak, elmehetnék koldulni. Keress másutt szállást.
Azzal becsapta az ablakot. Krisztus urunk egy pillanatig ott állott egy helyben, aztán ment a szegény ember házához s kopogtatott az ajtón. Abban a szempillantásban kinyilt az ajtó, a szegény ember betessékelte a vándort s szives szeretettel marasztotta éjjeli szállásra. Jó szivvel fogadta az asszony is s még ugyan kérte az engedelmet, hogy ők bizony szegény emberek, gazdag vacsorával nem traktálhatják meg, de a mit Isten adott, szivesen megosztják vele. Mindjárt feltett egy fazék burgonyát a tűzhelyre s míg a burgonya főtt, azalatt megfejte egyetlen kecskéjét. Mikor aztán megfőtt a burgonya, az asszony asztalt terített, hárman melléje telepedtek s Jézus Krisztusnak ugyancsak ízlett a sovány vacsora, mert látta, hogy jó szívvel adják s hogy ezeknek az embereknek csakúgy ragyog az arcán a megelégedés.
Vacsora után félreszólítja az asszony az urát s mondja neki:
- Hallá-e, ma szalmát terítek a földre, azon hálunk, az ágyat pedig átengedjük a vándornak. Látszik rajta, hogy nagyon fáradt, törődött szegény, hadd pihenje ki magát.
- Helyes, helyes, mondta a szegény ember s mindjárt fel is ajánlotta a vendégnek az ágyat. Jézus Krisztus huzódozott, hogy így meg úgy, csak feküdjenek ők az ágyba, mert ők már öregek, de hiába, mégis csak neki kellett az ágyba feküdni, a háziak pedig a szalmán töltötték az éjjelt.
Jókor reggel felkeltek s az asszony reggelit főzött a vendégnek, köménymag levest - egyéb bizony nem tellett, de Krisztus urunknak ez igazán jól esett, mert látta, hogy jó szívvel adják. Reggeli után útra készűlődött Krisztus urunk, megköszönte a szállást, a szives vendéglátást, de mikor éppen indulóban volt, azt mondja a szegény embereknek:
- Ti olyan jó szívvel láttatok el engem, hogy azt én soha el nem felejtem. Kívánjatok tőlem háromféle dolgot s én azt teljesítem.
Mondta az ember:
- Mit kivánhatnék egyebet az örök üdvösségnél? Na meg azt, hogy mind a ketten egészségesek legyünk s meglegyen a mi mindennapi kenyerünk. Nem is tudnám, hogy mit kivánjak harmadikúl.
Mondta Jézus Krisztus:
- Kívándd, hogy e helyett a régi ház helyett új házad legyen.
Felelt a szegény ember:
- Ha kigyelmednek módjában van az, bizony szívesen venném.
Még jó formán körűl sem nézhettek, már ott állott a régi helyett az új ház, szép magas kőház s azzal Krisztus urunk Istennek ajánlotta őket, ment tovább az ő vándorútján.
Eközben fölkelt a gazdag ember is, kinézett az ablakon s im látja, hogy az ő házával szemben egy új kőház van, szebb az övénél. Ámult, bámult a gazdag ember, nem mert hinni a szemének, szólítja a feleségét:
- Nézz csak ide, mi történt. Tegnap még egy rozoga kis házikó állott itt, most meg egy szép, piros, cserepes kőház. Szaladj át s tudakold meg, hogy s mint esett ez a dolog.
Átszalad az asszony, kérdi a szegény embert - hát itt mi történt? Az meg elbeszélte:
- Itt bizony az történt, szomszéd asszony, hogy tegnap este itt járt egy vándor ember, annak szállást adtunk s reggel, mikor bucsúzott, azt mondta: kívánjunk három dolgot s ő mind a hármat teljesíti.
- S ugyan bizony mit kért kegyelmed?
- Az örök üdvösséget; egészséget a mindennapi kenyér mellett s végezetűl egy új házat.
Szalad vissza az asszony, mondja az urának, hogy mit hallott.
- Hej, ha én azt tudtam volna! Ejnye, ejnye, szeretném fejbe ütni magamat. Hogy is tudtam olyan oktalan lenni. Ez a vándor nálam is járt s én bolond fejjel elutasítottam.
- Hamar, üljön lóra, biztatta az asszony, vágtasson utána, hívja vissza, megtraktáljuk s majd kelmednek is teljesíti három kivánságát.
Nosza, kétszer sem mondatta ezt a gazdag ember lóra pattant, csakhamar utólérte Krisztus urunkat, mézes-mázos szavakkal hívta, mentegetődzött, hogy így meg úgy, ő tegnap este is szívesen látta volna, de nem találta az ajtó kulcsát, azalatt meg ő kigyelme elment. De ha még egyszer lesz erre útja, csak térjen be hozzá bátran, jó szívvel látja.
- Jól van mondta Krisztus urunk, ha még egyszer erre járok, betérek kigyelmedhez.
De a gazdag ember addig is szerette volna megtudni, hogy vajjon az ő kívánságát teljesítené-e a vándor. Meg is kérdezte, hogy kívánhat-e ő is három dolgot, mint ahogy a szomszédja.
- Kívánni kívánhat, felelt Krisztus, de jobb lesz, ha nem kíván.
De, gondolta magában a gazdag ember, ő mégis csak kieszel valami jót, hármat, olyat, ami még gazdagabbá teszi.
- Hát csak menjen haza kigyelmed, mondotta Krisztus urunk s három kívánsága teljesülni fog.
Hej, örűlt a gazdag ember, nagy vígan ügetett hazafelé s mindazon gondolkozott, hogy ugyan mit is kívánjon. Amint ezen gondolkozott, tágra eresztette a kantárszárat, a ló meg elkezdett viháncolni, ugrálni, s ezzel folyton zavarta a gondolkozásban. Ráütött a ló nyakára s csendesítette, de a ló csak ugrált, viháncolt, helytelenkedett. Szörnyű dühös lett a gazdag ember s egyszer csak elkiáltotta magát: ó, hogy a nyakad szakadna meg!
Hiszen csak kívánnia kellett, a ló abban a szempillantásban megbotlott, elesett, a nyaka megszakadt. Úgy elterűlt a földön, hogy többet meg sem mozdúlt.
- No, ez megdöglék, morgolódott a gazdag ember. Az első kívánságom teljesedett. Hanem még van két kivánságom, majd jobban vigyázok ezután.
A kantárt kihúzta a ló fejéből, a nyerget leoldotta a hátáról, a maga hátára kötötte s úgy ment gyalogszerrel hazafelé. Eközben a nap mind feljebb, feljebb lángolt, rekkenő forróság lett, a gazdag ember majd elolvadt, alig lihegett, a nyereg erősen nyomta a hátát s még mindig nem tudta, hogy mit kívánjon. Elgondolta magában, hogy bezzeg de jó dolga van most az ő feleségének. Otthon ül a jó hűvös szobában s nem izzad, mint ő. Ez erősen bosszantotta őt, s hogy hogy nem, azt találta mondani:
- Bárcsak a feleségem ülne a nyergen s ne tudna róla leszállani, a helyett, hogy én a hátamon cipeljem.
Alig hogy kimondotta az utolsó szót, a nyereg lerepűlt a hátáról, eltűnt, mintha a föld nyelte volna el.
- Tyhűh, ilyen, olyan! szedtevettézett a gazdag ember. Ihol, teljesűlt a második kívánságom is! Most már csakugyan meggondolom, hogy mit kívánjak harmadszor.
Megfutamodott, hogy mihamarabb otthon legyen, beüljön a jó hűvös szobába, ott aztán gondolkozhatik nyugodalmasan. No, hazaér, benyit, s hát mit látnak szemei! A felesége ott ül a nyergen, jajgat, kiabál, erőlködik, ha valahogy le tudna szállani, de nem tud!
- Csak maradj ott, mondotta a gazdag ember, mert én a világ minden gazdagságát akarom most kívánni.
- Üssön belé a tüzes mennykő a kend kívánságába, - kiabált az asszony - mit ér nekem a világ minden gazdagsága, ha itt kell ülnöm a nyeregben halálom órájáig! Ha azt kívánta, hogy nyeregre kerűljek, kívánja most, hogy le is kerűljek innét!
Mit volt mit tenni, akarta, nem akarta, nem kívánhatott egyebet. Abban a pillanatban le is szállott az asszony a nyeregből. Mondta az urának:
- Nagy buta kend. Bezzeg másként csináltam volna én!
Bezzeg, hogy ő ott hagyta volna az urát a nyeregben. De nem is volt ettől fogvást békesség, nyugodalom a gazdag ember házában. Annál jobban éltek a szegény emberék: volt egészség, mindennapi kenyér, örök üdvösség, - mi kell még?
Ngày xửa ngày xưa, khi Chúa còn sống chung với con người ở dưới trần gian. Một hôm, Người chưa về tới nhà thì trời đã sập tối. Trong lúc mệt mỏi, Người đứng trước hai căn nhà đối diện nhau, một căn thì to và đẹp, còn căn kia nhỏ bé, xấu xí. Căn nhà to đẹp là của người giàu, còn căn nhỏ bé kia là của người nghèo. Người nghĩ: "Ta phải năn nỉ người giàu để ngủ qua đêm vậy!."
Khi nghe tiếng gõ cửa, người giàu mở cửa sổ ra ngó và hỏi người lạ cần gì. Chúa đáp:
- Cho tôi xin ngủ qua đêm.
Người giàu liếc nhìn người lữ hành từ đầu tới chân. Vì Chúa ăn mặc giản dị và không có nhiều tiền rủng rẻng trong túi, người giàu lắc đầu nói:
- Nhà tôi chất đầy lương thực, nên không còn chỗ cho người ngủ nhờ. Nếu ai gõ cửa xin ngủ nhờ cũng cho thì tôi cũng chỉ còn cách chống gậy đi ăn xin. Đi tìm chỗ khác mà ngủ nhờ!
Người giàu đóng cửa sổ để mặc cho người lạ đứng ngoài. Chúa đành quay sang nhà đối diện. Vừa mới gõ cửa thì người nghèo đã kéo then mở cửa và mời người lữ hành vào nhà. Anh ta nói:
- Tối nay ở lại nhà tôi nhé. Trời tối đen như mực thế này thì làm sao đi tiếp được nữa.
Chúa cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng và bước vào nhà. Vợ chủ nhà đon đả ra chào khách và nói, ông cứ tự nhiên coi như ở nhà mình, vợ chồng tuy nghèo, nhưng sẵn lòng mời khách những gì có trong nhà. Rồi chủ nhà đặt nồi nấu khoai tây, vợ đi vắt sữa dê để cả chủ lẫn khách có sữa uống. Thức ăn dọn lên bàn, khách ngồi chung với chủ nhà ăn tối, tuy bữa ăn đạm bạc nhưng khách ăn rất ngon miệng, vì chủ nhà rất niềm nở với khách. Ăn xong, trước khi đi ngủ, vợ nói với chồng:
- Tối nay mình giành giường cho khách. Ta trải rơm nằm tạm đêm nay. Khách đi cả ngày nên chắc đã thấm mệt.
Chồng bảo:
- Anh thấy cũng nên hiếu khách như vậy.
Rồi chồng lại nói với khách, rằng khách tối nay có thể ngủ ở giường cho giãn xương giãn cốt. Khách nói không muốn như vậy mà chỉ muốn nằm ở ổ rơm. Hai vợ chồng chủ nhà không đồng ý. Cuối cùng khách đành nằm giường theo ý của chủ nhà, còn vợ chồng chủ nhà thì trải rơm ngủ. Hôm sau, chủ nhà dậy sớm nấu cho khách một bữa ăn sáng ngon miệng. Khách dậy lúc ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Cả chủ lẫn khách cùng ngồi ăn sáng. Ăn xong, khách định lên đường. Ra tới cửa thì khách quay lại nói:
- Ông bà thật tốt bụng, ông bà có được ba điều ước, tôi sẽ giúp ông bà thực hiện ba điều ước.
Chủ nhà nói:
- Tôi chỉ mong suốt đời được thanh thản, có nghĩa là hàng ngày đủ ăn, mạnh khỏe. Tôi cũng chẳng biết dùng điều ước thứ ba vào việc gì.
Khách nói:
- Ông muốn có một căn nhà mới không để thay cho túp lều này.
Chủ nhà đáp:
- Ối dào, lại được một căn nhà mới thì còn gì bằng!
Chúa ban phước cho vợ chồng chủ nhà, khi nhìn thấy họ ở trong căn nhà mới thì Chúa lên đường.
Sau khi ngủ cho đã mắt, người nhà giàu kia thức dậy nhìn ra ngoài qua cửa sổ thì thấy không còn túp lều, trước mắt ông là một căn nhà mới khang trang lợp ngói đỏ. Ông mở to mắt ngắm và gọi vợ lại nói:
- Bà thử nghĩ xem, đúng là chuyện lạ trên đời. Hôm qua chỉ là túp lều, qua đêm tới sáng đã là một căn nhà khang trang đẹp đẽ. Phải sang hỏi họ mới được!
Vợ người nhà giàu chạy sang gặng hỏi vợ chồng nhà nghèo sao lại được như vậy. Người chồng kể:
- Tối qua có một khách bộ hành tới xin ngủ qua đêm, lúc chia tay sáng nay, người khách ấy cho chúng tôi ba điều ước: sống thanh thản, hàng ngày đủ ăn và luôn luôn mạnh khỏe. Rồi còn cho chúng tôi căn nhà mới khang trang này thay cho túp lều cũ.
Vợ người nhà giàu chạy ngay về nhà và kể cho chồng nghe đầu đuôi câu chuyện. Người chồng bảo:
- Đúng là tôi đáng bị trừng phạt! Giá như mà biết trước nhỉ? Người khách ấy trước đó có tới cổng nhà mình xin ngủ qua đêm, thế mà mình lại từ chối.
Vợ khuyên:
- Nhanh chân lên nào, lên ngựa chắc còn đuổi kịp người khách lạ ấy để xin ba điều ước!
Người nhà giàu vội lên ngựa và đuổi theo kịp người khách lạ. Ông ta ăn nói dịu dàng, rằng ông rất lấy làm tiếc là khi tìm được chìa khóa để mở cổng thì không thấy khách đâu nữa. Ông xin mời khách khi quay trở lại thì ngủ ở nhà mình. Người khách lạ nói:
- Khi nào quay trở lại, tôi sẽ ngủ ở nhà ông.
Người nhà giàu hỏi liệu mình có được ba điều ước như người hàng xóm không. Người khách lạ nói chắc chắn là được, nhưng tốt nhất là đừng có ước một cái gì cả. Người nhà giàu nghĩ bụng, mình phải suy tính xem cái gì mang lại giàu có và mong nó biến thành hiện thực. Giữa lúc đó người khách lạ nói:
- Cứ lên ngựa về nhà, những điều ước sẽ trở thành hiện thực.
Giờ đây người giàu có được ba điều ước, anh phi ngựa về nhà, trên đường về trong lúc anh mải suy nghĩ nên ước những gì nên nới lỏng dây cương. Vì thế con ngựa thỉnh thoảng nhảy chồm chồm làm cho anh ta không sao nghĩ được những gì mình muốn ước, anh lấy tay vỗ lưng ngựa và bảo: "Liese, ngoan nào!." Chàng vừa nói xong thì ngựa lại nhảy chồm chồm. Bực mình, chàng buộc miệng nói:
- Ta mong ngươi ngã gãy cổ.
Lập tức ngựa lăn ra đất và chết thẳng cẳng. Và như thế là điều ước thứ nhất đã được thực hiện. Vốn tính keo kiệt, anh lấy dao cắt yên khỏi ngựa và đeo yên ngựa vào lưng và đi bộ. Anh tự an ủi mình:
- Mình cũng còn hai điều ước nữa!
Trời nắng chang chang lại đi trên cát nóng, lại bị yên ngựa tì nặng trên lưng nên chàng nghĩ vẩn vơ:
- Ước gì mình có nhiều châu báu đến mức có thể trang hoàng nhà mình theo ý muốn.
Rồi chàng lại nghĩ:
- Giá mình là một nông dân vùng Bayer có ba điều ước, thì mình ước sao có bia uống cho đỡ khát, ước uống bao nhiêu cũng có và ước sao lại có sẵn một thùng dự trữ.
Rồi bất chợt chàng nghĩ tới người vợ đang ngồi ăn một mình ở nhà trong khi chàng đang đi dưới trời nắng nóng, chẳng còn suy tính gì, chàng buột miệng nói:
- Ước gì cô ta cứ phải ngồi trên chiếc yên ngựa và thế là mình thoát được cảnh phải đeo chiếc yên ngựa trên lưng!
Vừa nói xong thì chiếc yên ngựa biến mất và ngay lúc ấy chàng biết là điều ước thứ hai đã được thực hiện. Chàng tiếp tục đi dưới trời nắng chang chang, trong lòng chàng chỉ mong sao mau về tới nhà để ngồi nghĩ điều ước thứ ba. Tới nhà, chàng mở cửa thì thấy vợ ngồi như dính chặt vào yên ngựa, mồm thì càu nhàu ta thán. Chàng nói:
- Cứ yên tâm đi, cứ ngồi yên đó, anh sẽ ước chúng ta giàu nứt đố đổ vách.
Vợ bực mình la mắng và bảo chồng là đồ dê đực, rồi nói:
- Giàu có cũng chẳng giúp ích gì khi cứ phải ngồi dính chặt trên yên ngựa như thế này. Anh đã ước để tôi ngồi thế này thì giờ phải tìm cách đỡ tôi ra khỏi cảnh ngồi này!
Chẳng còn cách nào khác là phải nói điều ước thứ ba. Khi chàng vừa nói xong, thì vợ bước được ra khỏi yên ngựa. Và như thế là điều ước thứ ba đã được thực hiện. Chẳng được gì ngoài bực tức, mệt nhọc, ngựa chết. Người nghèo kia sống trong sung túc, an bình tới khi khuất núi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng