Người nghèo, người giàu


Бедняк и богач


Ngày xửa ngày xưa, khi Chúa còn sống chung với con người ở dưới trần gian. Một hôm, Người chưa về tới nhà thì trời đã sập tối. Trong lúc mệt mỏi, Người đứng trước hai căn nhà đối diện nhau, một căn thì to và đẹp, còn căn kia nhỏ bé, xấu xí. Căn nhà to đẹp là của người giàu, còn căn nhỏ bé kia là của người nghèo. Người nghĩ: "Ta phải năn nỉ người giàu để ngủ qua đêm vậy!."
Khi nghe tiếng gõ cửa, người giàu mở cửa sổ ra ngó và hỏi người lạ cần gì. Chúa đáp:
- Cho tôi xin ngủ qua đêm.
Người giàu liếc nhìn người lữ hành từ đầu tới chân. Vì Chúa ăn mặc giản dị và không có nhiều tiền rủng rẻng trong túi, người giàu lắc đầu nói:
- Nhà tôi chất đầy lương thực, nên không còn chỗ cho người ngủ nhờ. Nếu ai gõ cửa xin ngủ nhờ cũng cho thì tôi cũng chỉ còn cách chống gậy đi ăn xin. Đi tìm chỗ khác mà ngủ nhờ!
Người giàu đóng cửa sổ để mặc cho người lạ đứng ngoài. Chúa đành quay sang nhà đối diện. Vừa mới gõ cửa thì người nghèo đã kéo then mở cửa và mời người lữ hành vào nhà. Anh ta nói:
- Tối nay ở lại nhà tôi nhé. Trời tối đen như mực thế này thì làm sao đi tiếp được nữa.
Chúa cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng và bước vào nhà. Vợ chủ nhà đon đả ra chào khách và nói, ông cứ tự nhiên coi như ở nhà mình, vợ chồng tuy nghèo, nhưng sẵn lòng mời khách những gì có trong nhà. Rồi chủ nhà đặt nồi nấu khoai tây, vợ đi vắt sữa dê để cả chủ lẫn khách có sữa uống. Thức ăn dọn lên bàn, khách ngồi chung với chủ nhà ăn tối, tuy bữa ăn đạm bạc nhưng khách ăn rất ngon miệng, vì chủ nhà rất niềm nở với khách. Ăn xong, trước khi đi ngủ, vợ nói với chồng:
- Tối nay mình giành giường cho khách. Ta trải rơm nằm tạm đêm nay. Khách đi cả ngày nên chắc đã thấm mệt.
Chồng bảo:
- Anh thấy cũng nên hiếu khách như vậy.
Rồi chồng lại nói với khách, rằng khách tối nay có thể ngủ ở giường cho giãn xương giãn cốt. Khách nói không muốn như vậy mà chỉ muốn nằm ở ổ rơm. Hai vợ chồng chủ nhà không đồng ý. Cuối cùng khách đành nằm giường theo ý của chủ nhà, còn vợ chồng chủ nhà thì trải rơm ngủ. Hôm sau, chủ nhà dậy sớm nấu cho khách một bữa ăn sáng ngon miệng. Khách dậy lúc ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Cả chủ lẫn khách cùng ngồi ăn sáng. Ăn xong, khách định lên đường. Ra tới cửa thì khách quay lại nói:
- Ông bà thật tốt bụng, ông bà có được ba điều ước, tôi sẽ giúp ông bà thực hiện ba điều ước.
Chủ nhà nói:
- Tôi chỉ mong suốt đời được thanh thản, có nghĩa là hàng ngày đủ ăn, mạnh khỏe. Tôi cũng chẳng biết dùng điều ước thứ ba vào việc gì.
Khách nói:
- Ông muốn có một căn nhà mới không để thay cho túp lều này.
Chủ nhà đáp:
- Ối dào, lại được một căn nhà mới thì còn gì bằng!
Chúa ban phước cho vợ chồng chủ nhà, khi nhìn thấy họ ở trong căn nhà mới thì Chúa lên đường.
Sau khi ngủ cho đã mắt, người nhà giàu kia thức dậy nhìn ra ngoài qua cửa sổ thì thấy không còn túp lều, trước mắt ông là một căn nhà mới khang trang lợp ngói đỏ. Ông mở to mắt ngắm và gọi vợ lại nói:
- Bà thử nghĩ xem, đúng là chuyện lạ trên đời. Hôm qua chỉ là túp lều, qua đêm tới sáng đã là một căn nhà khang trang đẹp đẽ. Phải sang hỏi họ mới được!
Vợ người nhà giàu chạy sang gặng hỏi vợ chồng nhà nghèo sao lại được như vậy. Người chồng kể:
- Tối qua có một khách bộ hành tới xin ngủ qua đêm, lúc chia tay sáng nay, người khách ấy cho chúng tôi ba điều ước: sống thanh thản, hàng ngày đủ ăn và luôn luôn mạnh khỏe. Rồi còn cho chúng tôi căn nhà mới khang trang này thay cho túp lều cũ.
Vợ người nhà giàu chạy ngay về nhà và kể cho chồng nghe đầu đuôi câu chuyện. Người chồng bảo:
- Đúng là tôi đáng bị trừng phạt! Giá như mà biết trước nhỉ? Người khách ấy trước đó có tới cổng nhà mình xin ngủ qua đêm, thế mà mình lại từ chối.
Vợ khuyên:
- Nhanh chân lên nào, lên ngựa chắc còn đuổi kịp người khách lạ ấy để xin ba điều ước!
Người nhà giàu vội lên ngựa và đuổi theo kịp người khách lạ. Ông ta ăn nói dịu dàng, rằng ông rất lấy làm tiếc là khi tìm được chìa khóa để mở cổng thì không thấy khách đâu nữa. Ông xin mời khách khi quay trở lại thì ngủ ở nhà mình. Người khách lạ nói:
- Khi nào quay trở lại, tôi sẽ ngủ ở nhà ông.
Người nhà giàu hỏi liệu mình có được ba điều ước như người hàng xóm không. Người khách lạ nói chắc chắn là được, nhưng tốt nhất là đừng có ước một cái gì cả. Người nhà giàu nghĩ bụng, mình phải suy tính xem cái gì mang lại giàu có và mong nó biến thành hiện thực. Giữa lúc đó người khách lạ nói:
- Cứ lên ngựa về nhà, những điều ước sẽ trở thành hiện thực.
Giờ đây người giàu có được ba điều ước, anh phi ngựa về nhà, trên đường về trong lúc anh mải suy nghĩ nên ước những gì nên nới lỏng dây cương. Vì thế con ngựa thỉnh thoảng nhảy chồm chồm làm cho anh ta không sao nghĩ được những gì mình muốn ước, anh lấy tay vỗ lưng ngựa và bảo: "Liese, ngoan nào!." Chàng vừa nói xong thì ngựa lại nhảy chồm chồm. Bực mình, chàng buộc miệng nói:
- Ta mong ngươi ngã gãy cổ.
Lập tức ngựa lăn ra đất và chết thẳng cẳng. Và như thế là điều ước thứ nhất đã được thực hiện. Vốn tính keo kiệt, anh lấy dao cắt yên khỏi ngựa và đeo yên ngựa vào lưng và đi bộ. Anh tự an ủi mình:
- Mình cũng còn hai điều ước nữa!
Trời nắng chang chang lại đi trên cát nóng, lại bị yên ngựa tì nặng trên lưng nên chàng nghĩ vẩn vơ:
- Ước gì mình có nhiều châu báu đến mức có thể trang hoàng nhà mình theo ý muốn.
Rồi chàng lại nghĩ:
- Giá mình là một nông dân vùng Bayer có ba điều ước, thì mình ước sao có bia uống cho đỡ khát, ước uống bao nhiêu cũng có và ước sao lại có sẵn một thùng dự trữ.
Rồi bất chợt chàng nghĩ tới người vợ đang ngồi ăn một mình ở nhà trong khi chàng đang đi dưới trời nắng nóng, chẳng còn suy tính gì, chàng buột miệng nói:
- Ước gì cô ta cứ phải ngồi trên chiếc yên ngựa và thế là mình thoát được cảnh phải đeo chiếc yên ngựa trên lưng!
Vừa nói xong thì chiếc yên ngựa biến mất và ngay lúc ấy chàng biết là điều ước thứ hai đã được thực hiện. Chàng tiếp tục đi dưới trời nắng chang chang, trong lòng chàng chỉ mong sao mau về tới nhà để ngồi nghĩ điều ước thứ ba. Tới nhà, chàng mở cửa thì thấy vợ ngồi như dính chặt vào yên ngựa, mồm thì càu nhàu ta thán. Chàng nói:
- Cứ yên tâm đi, cứ ngồi yên đó, anh sẽ ước chúng ta giàu nứt đố đổ vách.
Vợ bực mình la mắng và bảo chồng là đồ dê đực, rồi nói:
- Giàu có cũng chẳng giúp ích gì khi cứ phải ngồi dính chặt trên yên ngựa như thế này. Anh đã ước để tôi ngồi thế này thì giờ phải tìm cách đỡ tôi ra khỏi cảnh ngồi này!
Chẳng còn cách nào khác là phải nói điều ước thứ ba. Khi chàng vừa nói xong, thì vợ bước được ra khỏi yên ngựa. Và như thế là điều ước thứ ba đã được thực hiện. Chẳng được gì ngoài bực tức, mệt nhọc, ngựa chết. Người nghèo kia sống trong sung túc, an bình tới khi khuất núi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
В стародавние времена, когда господь бог ходил еще по земле, случилось, что однажды под вечер он устал, его застала ночь, и негде ему было переночевать. А стояли по дороге два дома, один против другого; был один большой и красивый, а другой - маленький и на вид неказистый. Большой дом принадлежал богачу, а маленький бедняку. И подумал господь: "Богатого я не затрудню, я у него и заночую". Услыхал богач, что стучатся к нему в дверь, открыл окошко и спросил незнакомца, что ему надобно. Господь ответил:
- Пустите меня переночевать!
Оглядел богач путника с головы до ног, а так как господь одевался в простую одежду и по его виду было не похоже, чтоб у него водились деньги в кармане, то покачал богач головой и сказал:
- Я не могу вас пустить, комнаты у меня завалены овощами и семенами; ежели мне пускать на ночлег всякого, кто в дверь постучится, то пришлось бы мне самому идти по свету с сумой. Попроситесь, может где и пустят.
Он захлопнул окошко, и господь бог остался стоять у дверей. Повернулся господь и направился через дорогу к маленькому домику. Только он постучался, отодвинул бедняк щеколду, открыл свою дверку и пригласил странника войти.
- Ночуйте у меня, - сказала он, - на дворе уж темно, да и куда вам теперь идти!
Это господу богу понравилось, и он вошел к нему в дом. Подала жена бедняка ему руку, поздоровалась с ним и сказала, чтоб он устраивался, как будет ему удобней, чтоб было ему приятно; многого они не имеют, но то, что у них есть, они дадут ему от чистого сердца. Она поставила на огонь картошку, и пока та варилась, подоила козу, чтоб угостить его немного молоком. Вот накрыли стол, сел господь бог и ел с ними вместе, и ему понравилась их бедная пища, оттого что лица у них были при этом довольные. Вот поели они, и наступило время ложиться спать. Позвала тихонько жена своего мужа и говорит:
- Послушай, муженек, давай нынче постелем себе на ночь солому, а бедный странник пускай ложится на нашу постель и отдохнет: целый-то день он был на ногах, тут всякий умается.
- Я предложу ему это охотно, - ответил тот, подошел к господу богу и предложил, что если будет ему угодно лечь спать в их постель, то он мог бы на ней как следует отдохнуть. Господь бог не пожелал отбирать у стариков их постель, но они так ему предлагали, что, наконец, он согласился и лег в их постель; а они постелили себе на полу солому. На другой день поднялись они чуть свет и сварили гостю завтрак, такой хороший, какой только могли. Вот уже засияло солнце в окошко, встал господь, поел с ними и опять собрался в путь-дорогу. Он стоял уже в дверях, но обернулся и сказал:
- Оттого, что вы были такие жалостливые и добрые, пожелайте себе три разных желанья, и я вам их исполню.
И сказал бедняк:
- Чего же мне себе пожелать, как ни вечного блаженства и чтобы мы оба, пока живы, были бы здоровы и имели бы свой хлеб насущный; а третьего я и не знаю, чего себе пожелать.
И ответил милостивый господь бог:
- Не хочешь ли ты иметь новый дом вместо старого?
- О, да, - ответил бедняк, - если бы я мог и его получить, это было бы мне очень приятно.
И исполнил господь их желанья, обратил старый их дом в новый, дал им еще раз свое благословенье и отправился дальше.
Был уже день, когда богач поднялся. Высунулся он в окошко, видит - стоит напротив него новый, нарядный дом под красною черепицей, а стояла там прежде старая избушка. Раскрыл богач от удивленья глаза, кликнул жену и говорит:.
- Скажи мне, как это случилось? Ведь вчера ж вечером стояла там старая, убогая избушка, а нынче стоит новый, красивый дом. Сбегай-ка вниз да узнай, как все это произошло.
Пошла жена, стала расспрашивать бедняка. И он ей рассказал:
- Зашел вчера вечером какой-то странник, попросился у нас ночевать, а нынче утром, когда мы с ним прощались, он выполнил три наши желанья: вечное блаженство, здоровье в жизни и хлеб насущный да еще вместо нашей старой избушки новый, красивый дом.
Кинулась жена богача домой и рассказала мужу, как все случилось. А муж и говорит:
- Я готов сам себя на куски разорвать: эх, кабы знал я! Ведь незнакомец-то заходил раньше ко мне и хотел у нас переночевать, а я ему отказал.
- А ты не мешкай, - говорит жена, - садись поскорей на лошадь и сможешь нагнать того человека и его попросить, чтобы он исполнил твои три желанья.
Послушался богач доброго совета, помчался на лошади и нагнал господа бога. Заговорил он с ним мягко и вежливо и стал просить, чтобы тот не обижался, что его тотчас не впустили, искал он-де ключ от дверей, а он тем временем ушел. Если будет назад возвращаться той же дорогой, то пускай, мол, останавливается у него.
- Хорошо, - сказал господь бог, - если я когда буду возвращаться, то так и сделаю.
Спросил богач, не может ли и он пожелать себе тоже три желанья, как и его сосед?
- Да, - сказал господь бог, - пожелать, конечно, можно, но это было бы плохо для тебя же самого, и лучше бы тебе ничего не желать.
Богач подумал, что надо бы себе что-нибудь такое придумать, что сделало бы его счастливым, если будет оно выполнено. И сказал господь бог:
- Езжай себе домой, и твои три желанья исполнятся.
Получил богач то, что хотел, поехал домой и начал раздумывать, что бы это такое себе пожелать: Думал он, раздумывал и опустил поводья, и пустилась лошадь вскачь, а это мешало богачу думать, и он никак не мог собраться с мыслями. Похлопал он лошадь по шее и говорит:
- Лиза, потише, - но лошадь продолжала скакать и начала становиться на дыбы. Рассердился богач и крикнул в нетерпенье: - Э, чтоб ты себе шею сломала!
И только он вымолвил эти слова - бух, свалился он на землю, а лошадь лежала мертвая и не шевелилась: так было исполнено его первое желанье.
А так как богач был по природе скрягой, то не хотелось ему бросать седла, снял он его и взвалил себе на плечи. Пришлось ему теперь идти пешком. "Осталось у меня еще два желанья", - подумал он и на этом успокоился. Шел он медленно по песку, а в полдень солнце грело горячо, и стало ему жарко и так на душе досадно: седло давило ему плечи, а ему все никак не приходило в голову, что бы это себе пожелать. "Если бы я пожелал себе все царства и все сокровища мира, - молвил он про себя, - то все-таки приходило бы мне в голову то одно, то другое желанье, это я точно знаю; мне хочется устроить так, чтобы мне ничего не оставалось желать". Он вздохнул и сказал:
- Да, если б я был баварским крестьянином, у которого бы тоже оставалось три желанья, то я знал бы, что делать, и пожелал бы себе, во-первых, побольше пива; во-вторых, пива столько, сколько бы мог выпить; а в-третьих, бочку пива в придачу.
То казалось ему, что вот уже желанье у него нашлось, но потом он считал его слишком малым. И вспомнилось ему, как должно быть теперь хорошо его жене, - сидит она себе дома в прохладной комнате и ест что-нибудь вкусное. Но это его порядочно рассердило, и вдруг невзначай он вымолвил:
- Хотелось бы мне, чтоб сидела она лучше дома в седле и не могла бы с него слезть и чтоб я не тащил его на плечах.
Только сорвалось у него с языка последнее слово, как исчезло седло с его плеч, и он понял, что исполнилось его второе желанье. Но стало ему только сейчас по-настоящему жарко, он пошел быстрей и захотелось ему сидеть дома одному в своей комнате и думать о чем-нибудь таком большом - о последнем своем желанье. Приходит он домой, открывает в комнату дверь, видит - сидит там его жена в седле и никак с него слезть не может, стонет и кричит. А он и говорит:
- Будь этим довольна, я готов пожелать тебе все богатства на свете, только оставайся ты сидеть в седле.
Но она обозвала его дураком и сказала:
- На что мне все богатства на свете, если я сижу в седле? Ты этого мне пожелал, ты и должен помочь мне с него слезть.
И хотелось ему или не хотелось, а пришлось-таки высказать свое третье желанье: чтоб избавилась жена от седла и смогла бы с него слезть. И тотчас желанье это исполнилось. Итак, досталось ему одно лишь: досада, заботы, ругань да пропавшая лошадь. А бедняки жили себе в довольстве, тихо и мирно, как живут добрые люди до самой блаженной смерти.