Chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von


Uma andorinha que canta e pula


Ngày xửa ngày xưa, có một người cha có ba cô con gái, trước khi đi xa, ông hỏi các con muốn ông mang về những món quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô hai muốn kim cương, còn cô út thì lại muốn một con chim sơn ca hay nhảy nhót, hót véo von. Người cha ưng thuận hôn ba con và lên đường.
Đã đến ngày trở về nhà, nhưng ông chỉ mới mua được ngọc và kim cương cho hai con gái lớn, còn chim sơn ca hay nhảy nhót, hót véo von, ông đã tìm khắp các vùng mà chẳng thấy. Ông rất buồn về chuyện ấy, vì cô út là con cưng nhất của ông - giàu con út, khó con út mà lại. Trên đường về ông đi qua một khu rừng, giữa rừng là một lâu đài tráng lệ. Cạnh lâu đài là một cây cổ thụ, tít trên ngọn cây, ông thấy một con chim sơn ca đang nhảy nhót, hót véo von.
Mừng quá, ông kêu lên:
- Chà chú mày đến thật đúng lúc.
Ông gọi ngay đầy tớ, bảo trèo lên bắt chim. Nhưng khi ông vừa bước tới gần thì bỗng có một con sư tử nhảy chồm từ trong hốc cây ra, dướn rung toàn thân và gầm rống lên làm cho cây cỏ lào xào cành lá.
Sư tử la lớn:
- Đứa nào ăn trộm chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von của ta, ta sẽ xé xác, nuốt tươi.
Người cha kể lại ước muốn của cô út và nói:
- Thực tình tôi không biết đó là chim của ông, ông cho phép tôi được chuộc tội bằng vàng khối. Chỉ xin ông tha chết cho tôi.
Sư tử nói:
- Chẳng gì có thể cứu được ngươi ngoài lời hứa, về nhà gặp cái gì trước tiên phải cho ta cái đó làm của riêng. Nếu ưng chịu thì không những ta tha chết cho ngươi, mà còn tặng thêm cho con chim đang đậu trên ngọn cây để ngươi đem về làm quà cho cô con gái.
Người đàn ông từ chối và nói:
- Biết đâu đó chính lại là cô con gái út của tôi thì sao! Cháu quí tôi nhất nhà, mỗi lần tôi đi đâu về bao giờ cháu cũng chạy ra đón tôi đầu tiên.
Người đầy tớ sợ bảo:
- Cứ gì cô út nhỡ ra vật đầu tiên là chó hay mèo thì sao.
Nghe cũng có lý, người cha đồng ý nhận chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von, và hứa sẽ về nhà gặp gì trước tiên sẽ cho sư tử làm của riêng.
Về tới nhà, cái ông gặp đầu tiên chẳng phải là chó mèo mà lại chính là cô con gái út cưng nhất của ông chạy ra đón cha.
Thấy vậy ông òa lên khóc và nói:
- Con cưng của cha, cha mua cho con con chim nhỏ bằng giá quá đắt. Để có chim cha phải hứa đem con cho một con sư tử. Nó mà được con chắc nó sẽ xé xác con ra ăn thịt.
Rồi ông kể cho con nghe hết đầu đuôi câu chuyện, bảo con chớ có đi, thôi thì cũng đành liều để chuyện muốn đến đâu thì đến. Cô con gái an ủi bố và nói:
- Cha kính yêu của con, cái gì cha đã hứa thì phải làm. Con sẽ đi đến đó và làm cho sư tử tính tình dịu bớt đi. Sau đó con sẽ trở về thăm cha, không can gì đâu.
Sáng hôm sau, cô hỏi đường, từ biệt cha, ung dung đi vào trong rừng.
Thực ra con sư tử chính là một hoàng tử bị phù phép, ban ngày cùng với kẻ hầu người hạ đều là sư tử cả. Đến đêm tất cả lại hiện nguyên hình người. Tới nơi hẹn cô gái được tiếp đón rất niềm nở và đưa vào trong cung điện. Khi bóng đêm phủ xuống, sư tử hiện thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Lễ cưới tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống với nhau rất vui vẻ, đêm thức, ngày ngủ.
Một hôm chàng trai bảo:
- Ngày mai ở nhà em có lễ cưới đấy. Chị cả lấy chồng. Nếu em thích đi thì để bảo bầy sư tử đưa đi.
Nàng thưa vâng, vì cũng muốn về gặp lại cha. Nàng lên đường, bầy sư tử đi theo hộ vệ.
Thấy nàng về ai cũng mừng, vì tất cả mọi người cứ đinh ninh là nàng bị sư tử xé xác ăn thịt từ lâu rồi. Nàng kể chuyện rằng mình có một người chồng đẹp trai, hai vợ chồng sống hạnh phúc. Nàng ở lại nhà suốt thời gian cưới xin, sau đó nàng lại trở về rừng.
Khi người chị thứ hai lấy chồng, nàng được mời về dự lễ cưới, nàng nói với sư tử:
- Lần này em không muốn đi một mình. Chàng phải đi cùng em.
Nhưng sư tử nói như thế rất nguy hiểm cho mình, vì chỉ cần bị ánh sáng lửa đang cháy chiếu vào người thì chàng sẽ bị biến thành chim bồ câu và phải bay suốt bảy năm trời ròng rã.
Nàng bảo:
- Chàng cứ đi với em. Em sẽ nhất quyết giữ cho chàng không để cho bất kỳ ánh sáng nào chiếu vào người.
Thế là hai vợ chồng cùng về và mang theo cả con chó. Tới nơi nàng cho làm một cái buồng tường rất dày và chắc chắn để cho ánh sáng không lọt qua được. Khi nào đèn nến đám cưới thắp lên thì chàng phải ngồi ở trong căn buồng đó. Nhưng cửa lại làm bằng gỗ tương, thời tiết thay đổi gỗ bị nứt ra một kẽ nhỏ xíu, không ai hề hay biết.
Đám cưới được tổ chức linh đình. Khi đón dâu từ nhà thờ về, đuốc và nến thắp sáng trưng cả đường đi lối lại. Khi đoàn người đi qua phòng, có một tia sáng nhỏ như sợi tóc lọt qua kẽ nứt chiếu vào người hoàng tử. Trong nháy mắt hoàng tử đã biến hình. Lúc vợ vào buồng tìm chồng thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy một con chim bồ câu trắng. Chim bảo nàng:
- Thế là anh phải bay đi khắp bốn phương trời bảy năm. Cứ bảy bước sẽ có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng rơi xuống đất. Nếu em cứ thế lần theo thì chính em có thể giải thoát được cho anh.
Nói rồi bồ câu bay ra cửa. Nàng đi theo vết chim: cứ bảy bước lại có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng muốt rơi xuống chỉ đường chim bay.
Cứ theo vết chim bay nàng đi, khắp chân trời góc bể, đi hoài đi mãi, đi không hề ngoái cổ nhìn quanh, không dừng chân nghỉ bước.
Bảy năm trời rồi cũng sắp qua. Nàng lấy làm mừng, nghĩ bụng cả hai sắp được giải thoát. Nhưng những ngày tháng mong đợi sao nó dài thế, có lần tự nhiên nàng không thấy lông mà cũng chẳng thấy máu đào rơi xuống nữa. Khi nàng ngẩng lên nhìn thì bồ câu đã biến mất. Nàng nghĩ, chắc trong thiên hạ không ai cứu giúp được mình. Nàng liền lên hỏi mặt trời:
- Mặt trời ơi, tia sáng mặt trời chiếu tới được các ngóc ngách, nhiều khắp trên các đỉnh núi cao, vậy mặt trời có nhìn thấy con bồ câu trắng nào bay qua không?
Mặt trời đáp:
- Không nàng ạ. Ta chẳng nhìn thấy một con bồ câu nào cả. Nhưng để ta tặng nàng một cái hộp nhỏ, khi nào cùng quẫn hãy mở hộp ra.
Nàng cảm tạ mặt trời và tiếp tục lên đường. Tối đến lúc nào nàng cũng không hay, ngẩng mặt thì thấy trăng đã lên, nàng hỏi mặt trăng:
- Trăng ơi, ánh trăng tỏ sáng suốt đêm, ánh trăng chiếu sáng khắp núi rừng đồng ruộng, thế trăng có thấy con chim bồ câu trắng nào bay qua không?
Trăng đáp:
- Không nàng ạ. Ta chẳng thấy chim bồ câu nào cả. Nhưng để rồi ta tặng nàng một quả trứng. Khi nào cùng quẫn hãy đập ra.
Nàng cảm tạ mặt trăng và tiếp tục lên đường. Gió đêm thổi táp mặt nàng, nàng liền hỏi gió:
- Gió ơi, gió thổi qua khắp mọi nơi, gió thổi qua từng ngọn cây, kẽ lá, gió có thấy con chim bồ câu trắng nào không?
Gió đêm đáp:
- Không nàng ạ, ta chẳng thấy con chim bồ câu trắng nào cả. Nhưng để ta hỏi ba ngọn gió khác, may ra chúng có thấy chăng.
Gió đông và gió tây nói không nhìn thấy. Nhưng gió nam lại nói:
- Ta có nhìn thấy chim bồ câu trắng bay về biển Hồng Hải. Vì hạn bảy năm đã hết nên nó lại biến thành sư tử. Sư tử hiện đang đánh nhau với một con rồng ở đó, mà con rồng lại là một nàng công chúa bị phù phép.
Gió đêm bèn bảo nàng:
- Ta khuyên nàng nên tới Hồng Hải. Ở bờ bên phải có rất nhiều cây sậy cao to. Đến bụi sậy, đếm đến cây thứ mười một thì cắt. Dùng cây sậy ấy giúp sức sư tử đánh rồng, sư tử sẽ thắng rồng và cả hai con vật ấy lại hiện nguyên hình thành người. Sau đó nàng nhìn quay lại, nàng sẽ nhìn thấy một con chim ưng nằm bên bờ Hồng Hải. Nàng hãy cùng người yêu nhảy lên lưng nó. Chim ưng sẽ đưa cả hai vượt biển về nhà. Đây ta cho nàng một hạt dẻ. Tới giữa bể nàng ném hạt dẻ xuống, hạt nảy mầm ngay và một cây dẻ cổ thụ mọc từ dưới nước lên. Chim sẽ đậu trên ngọn cây để nghỉ, vì chim không đủ sức bay một mạch vào đất liền. Nếu nàng quên vứt hạt dẻ xuống biển thì chim không có chỗ dừng chân nghỉ, nó sẽ thả cả hai vợ chồng rơi xuống biển.
Tới Hồng Hải nàng thấy mọi việc xảy ra đúng như lời gió đêm nói. Nàng đến bên bụi sậy, đếm đến cây sậy thứ mười một thì cắt. Nàng vung sậy lên đánh rồng. Sư tử xông tới nữa, quả thật rồng thua. Lập tức cả sư tử lẫn rồng đều hiện nguyên hình thành người.
Công chúa bị phù phép thành rồng được giải thoát lại hiện nguyên hình thành người, liền nắm ngay tay hoàng tử kéo lên cưỡi chim ưng bay mất.
Cô gái đáng thương bị bỏ rơi, nàng chỉ còn biết ngồi khóc.
Mãi sau nàng mới lấy lại được can đảm và lẩm bẩm:
- Gió thổi xa tới đâu, ta đi tới đó, chừng nào gà còn gáy, ta còn đi. Ta quyết chí tìm cho được chàng mới thôi.
Nàng lại tiếp tục lên đường. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng nàng tới được lâu đài là nơi hoàng tử và công chúa ở. Nàng nghe nói hình như hai người sắp tổ chức lễ cưới. Nàng nói:
- Lạy trời giúp con nữa!
Nàng mở chiếc hộp mà mặt trời đã cho thì thấy trong hộp có một chiếc áo sáng lóng lánh như ánh mặt trời vậy. Nàng lấy áo ra mặc và đi vào lâu đài. Tất cả mọi người đứng đó, kể cả cô dâu đều trố mắt ra nhìn. Cô dâu ưng chiếc áo quá, nghĩ bụng, giá đó là chiếc áo cưới của mình thì hay biết bao, công chúa hỏi nàng có bán áo không. Nàng trả lời:
- Tiền của tôi không cần, nhưng đổi lấy gì bằng xương bằng thịt thì đổi.
Cô dâu hỏi nàng, như thế có nghĩa là thế nào. Lúc đó nàng nói:
- Tôi xin ở một đêm trong phòng chú rể.
Thực lòng thì cô dâu không muốn vậy, nhưng vì lại muốn có áo đẹp nên cuối cùng cũng ưng thuận. Cô dâu dặn người hầu cận lén cho hoàng tử uống một liều thuốc ngủ.
Đêm đã khuya, khi chàng trai trẻ kia ngủ đã say nàng mới được dẫn vào phòng. Ngồi bên giường nàng kể:
- Bảy năm nay em luôn luôn theo dấu chân chàng. Em đi tìm mặt trời, mặt trăng và gió bốn phương để hỏi tin chàng và đã giúp chàng đánh thắng con rồng. Phải chăng chàng đã hoàn toàn quên em?
Nhưng hoàng tử ngủ say mê mệt, chỉ cảm thấy như có tiếng gió rì rào đung đưa cành lá những cây thông cao vút ngoài trời.
Khi trời mới hửng sáng người ta dẫn nàng ra khỏi phòng và nàng phải đưa chiếc áo vàng. Mất công vô ích, lòng buồn rầu nàng ra cánh đồng ngồi khóc nức nở. Đang ngồi khóc chợt nàng nhớ đến quả trứng của mặt trăng cho. Nàng đập trứng, một con gà mái mẹ và mười hai con gà con bằng vàng chui ra, lũ gà con chạy lăng xăng đó đây, kêu chiếp chiếp, rồi lại rúc vào cánh mẹ, có lẽ trên đời này không có gì nom đẹp mắt bằng cảnh gà mẹ gà con. Nàng đứng dậy, xua đàn gà đi trên cánh đồng cỏ, một lúc lâu sau công chúa đứng bên cửa sổ nhìn thấy. Đám gà con nom thật dễ thương, công chúa thích quá, liền xuống hỏi mua. Cô gái trả lời:
- Tiền của tôi không cần, nhưng đổi lấy gì bằng xương bằng thịt thì đổi. Tôi xin ở một đêm nữa trong phòng chú rể.
Cô dâu bằng lòng và lại muốn đánh lừa như tối hôm trước. Nhưng đêm nay, trước khi lên giường đi ngủ hoàng tử hỏi người hầu rằng tiếng thì thầm và rì rào đêm trước là cái gì. Lúc đó người hầu kể rằng hắn phải cho chàng uống thuốc ngủ vì sẽ có một cô gái đáng thương lẻn vào ngủ trong phòng, và đêm nay hắn cũng phải cho chàng uốn một liều thuốc ngủ nữa. Hoàng tử dặn hắn:
- Đêm nay ngươi hãy đổ liều thuốc ngủ xuống bên giường ta.
Đêm đến, nàng lại được dẫn vào phòng. Nàng vừa mới bắt đầu kể lại cuộc tình duyên đau khổ của mình thì chàng nhận ngay ra giọng nói người vợ hiền của mình. Chàng nhổm ngay dậy kêu lên:
- Bây giờ anh mới thật sự được giải thoát, anh đã sống như trong mơ vì anh đã bị một công chúa xa lạ phù phép để anh lãng quên nàng. Thật là trời có mắt, đã giúp anh qua khỏi cơn mộng mị thật đúng lúc.
Thế rồi ngay đêm ấy chàng và nàng lén ra khỏi lâu đài vì họ sợ phép phù thủy của cô công chúa xa lạ kia. Hai người cưỡi chim ưng thần, chim đưa hai người vượt bể Hồng Hải, tới giữa biển khơi nàng thả hạt dẻ xuống biển, ngay sau đó mọc lên một cây dẻ khổng lồ trên mặt biển. Chim đậu ngay trên ngọn cây nghỉ. Rồi chim đưa họ về nhà, họ gặp lại con, đứa con bây giờ đã là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Từ đó họ sống sung sướng bên nhau tới khi tóc bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, um homem que devia fazer uma longa viagem; despedindo-se de suas três filhas, perguntou-lhes o que queriam que lhes trouxesse. A mais velha pediu que lhe trouxesse lindas pérolas, a segunda pediu grandes diamantes e a terceira disse apenas:
- Meu pai, eu quero uma andorinha que canta e pula.
O pai sorriu e respondeu:
- Está bem; sé conseguir achá-la farei por trazê-la.
Depois beijou as três moças e partiu.
Chegando o momento de regressar a casa, levava consigo as pérolas e os diamantes para as duas mais velhas, mas a tal andorinha, que cantava e pulava, para a mais moça, não lhe foi possível descobrir em parte alguma; isso o aborrecia porque queria satisfazer a vontade da filha que era a sua predileta.
O caminho que percorria devia passar por uma floresta, no meio da qual havia um suntuoso castelo e perto do castelo uma frondosa árvore. Nos galhos mais altos dessa árvore, ele viu uma andorinha cantando e pulando.
- Ah chegas em boa hora! - exclamou ele muito contente.
Chamou o criado e mandou que trepasse na árvore e apanhasse a andorinha; quando este se aproximava da árvore, eis que pulou para fora um leão; sacudiu a juba e rugiu a ponto de fazer estremecer as copadas das árvores.
- Se alguém tentar roubar-me a andorinha que canta e pula, devoro-o - gritou ele.
- Perdão, - disse o homem - eu não sabia que o pássaro te pertence. Quero reparar meu erro e pagar-te com ouro maciço o resgate pela minha vida.
O leão respondeu, desdenhoso:
- Nada poderá salvar-te se não prometeres formalmente entregar-me a primeira coisa que te vier ao encontro quando chegares em casa. Se mó prometeres, dar-te- ei esse pássaro e, também, a vida.
O homem recusou esta proposta, dizendo:
- Essa primeira coisa bem poderia ser minha filha menor, que me tem mais amor do que as outras; essa é quem sempre corre ao meu encontro quando volto para casa.
O criado, porém, que estava meio morto de medo, disse:
- Tendes certeza de que será mesmo vossa filha quem virá ao vosso encontro? Poderia ser um gato um cão!
O homem acabou por se persuadir; pegou a andorinha que cantava e pulava, prometeu ao leão tudo o que ele queria e pôs-se a caminho de casa. Quando ia entrando, a primeira coisa que viu foi a filha, a mais nova e a predileta, que correu ao seu encontro abraçando-o e beijando-o muito feliz; quando viu que o pai trazia a andorinha que canta e pula, não coube em si pela alegria. Mas o pai não podia sentir alegria ao lembrar-se da promessa feita e, chorando tristemente, disse-lhe:
- Minha querida filhinha, esse pássaro custou-me muito caro; fui obrigado a prometer ao leão feroz que te daria a ele em troca disso. Ah, se fores ter com ele, serás estraçalhada e devorada num minuto!
Contou-lhe, pormenorizadamente, tudo o que havia acontecido, acrescentando que ela não devia ser sacrificada em cumprimento de tal promessa. A moça, porém, confortou-o como pôde, dizendo:
- Meu querido pai, o que prometeste é preciso que se cumpra; portanto, irei e farei tudo para amansar o leão e depois voltar, novamente, para casa sã e salva.
Na manhã seguinte, pediu que lhe indicassem o caminho; despediu-se de todos e penetrou, corajosamente, na floresta.
O feroz animal, porém, era simplesmente um príncipe encantado; durante o dia, assumia o aspecto de leão feroz c, igualmente, se transformavam em leões todos os seus servidores, mas, à noite, retomava o aspecto humano. A sua chegada, ela foi recebida com muita cortesia e introduzida no castelo. Quando chegou a noite, o leão voltou a ser o belo príncipe e, não tardou muito, o dois casaram-se, realizando uma festa magnificente.
Viviam eles completamente felizes, embora tivessem que dormir de dia e passar juntos a noite, acordados, com toda a sua corte. Decorrido algum tempo, o marido disse:
- Vai haver festa amanhã em casa de teu pai, será celebrado o casamento de tua irmã mais velha. Se quiseres ir, poderei mandar meus leões acompanhar-te.
Ela aceitou, pois estava morrendo de saudade do pai. Assim, no dia seguinte, foi para lá acompanhada pelos leões. À sua chegada, todos ficaram muito contentes e felizes, pois a supunham devorada pelo leão há muito tempo. Ela, porém, contou-lhes que belo marido possuía e como vivia feliz. Passou com eles todo o tempo que durou a festa de bodas e, depois, regressou ao seu palácio na floresta.
Não demorou muito e a segunda irmã também se casou e a moça foi convidada para os festejos. Ela disse ao leão:
- Desta vez, não quero ir só, tens que me acompanhar.
O leão explicou-lhe que era muito perigoso para ele. porque, se o mais tênue raio de luz o tocasse, ele se transformaria numa pomba c seria obrigado a andar durante sete anos com outras pombas.
- Ora, - disse ela, - eu te protegerei e tudo farei para preservar-te da luz; vem comigo!
O leão então decidiu ir e foram, levando consigo o seu filhinho. A moça mandou preparar uma sala com paredes tão herméticas que não permitissem a passagem do menor raio do luz, para que o leão se instalasse quando acendessem os archotes nupciais. Mas, sendo a porta desta sala de madeira ainda verde, abriu-se nela uma frestazinha imperceptível.
O casamento foi realizado com a máxima pompa, e, quando o cortejo regressou da igreja e passou diante da porta com suas velas e archotes acesos, um tênue fio de luz penetrou pela fresta e incidiu sobre o príncipe que, instantaneamente, se transformou em pomba; quando a moça foi ter com o marido, viu apenas uma pomba branca em seu lugar, a qual lhe disse com tristeza:
- Agora terei que voar pelo mundo afora durante sete anos; mas, a cada sete passos, deixarei cair uma gota de sangue e uma pena branca; isso te indicará meu caminho. Se o seguires, ainda poderás libertar-me.
Dito isto, saiu voando pela porta e ela o foi seguindo. A cada sete passos, caía no chão uma gota de sangue e uma pena branca pelas quais ela se orientava. Assim foi andando, sempre mais longe, pelo vasto mundo afora, sem nunca olhar para lado algum e sem nunca descansar. Quando já estavam quase para findar os sete anos. ela ficou feliz, pensando que a libertação não estava longe. Mas, infelizmente, estava ainda bem distante!
Certo dia, porém não viu cair nem uma gota de sangue e nem uma pena e, erguendo os olhos para o alto, viu que a pomba havia desaparecido. "Os homens não te poderão ajudar," pensou ela. Então decidiu-se e foi ter com o Sol, perguntando-lhe:
- Tu, que brilhas desde os mais altos picos até às mais obscuras fendas, não viste passar voando uma pomba branca?
- Não, não vi; - respondeu o Sol - mas vou dar- te uma caixinha, que abrirás quando estiveres em grande dificuldade.
A moça agradeceu, cordialmente, e continuou andando, até que se fez noite e surgiu a Lua; ela foi e perguntou-lhe:
- Tu, que resplandeces à noite inteira sobre os campos e florestas, não viste por acaso uma pomba branca voando?
- Não, não vi; - disse a Lua, - mas vou dar-te um ovo. Quando estiveres em dificuldades, quebra-o, que ele te ajudará.
A moça agradeceu de coração à Lua e continuou andando até que se levantou o Vento da Noite soprando nela; dirigiu-se a ele:
- Tu, que sopras por entre as árvores, não viste por acaso uma pomba branca voando?
- Não, não vi; - respondeu o vento - mas vou perguntar aos outros ventos, talvez a tenham visto.
Chegaram os ventos do Oriente e do Ocidente, que também não tinham visto nada; mas, chegando o vento do Sul, esse disse:
- Eu vi a pomba branca; foi voando para o mar Vermelho e lá se transformara outra vez em leão. Os sete anos já passaram, por isso o leão está combatendo com um dragão, o qual, na verdade, nada mais é do que uma princesa encantada.
Então o Vento da Noite disse à moça:
- Vou dar-te um conselho: vai até ao mar Vermelho; na margem direita, encontrarás muitas varas grossas; conta-as, depois corta a undécima e com ela bate no dragão; assim o leão poderá vencê-lo e os dois readquirirão aspecto humano. Em seguida, olha à tua volta e verás um Condor, que habita nas margens do mar Vermelho; senta-te com teu marido nas suas costas e o Condor vos reconduzirá de volta para casa, do outro lado do mar. Aqui tens uma noz; quando chegares ao meio do mar, deixa-a cair na água; ela brotará imediatamente, tornando-se uma grande nogueira, sobre o qual o Condor descansará do seu voo, pois, se não tivesse onde descansar, não teria forças suficientes para levar-vos até a margem oposta. Presta atenção: se esqueceres de jogar a noz dentro do mar, o Condor vos deixará cair na água.
A moça obedeceu, exatamente, o conselho do Vento da Noite. Chegou onde estavam as varas, cortou a undécima, com ela bateu no dragão e assim o leão conseguiu vencer. Imediatamente, os dois se transformaram em seres humanos. Mas, assim que a princesa, que antes fora dragão, foi libertada do encanto, pegou no braço do príncipe e ambos sentaram nas costas do Condor, que os levou embora. A infeliz peregrina ficou lá abandonada; então sentou-se numa pedra e chorou longamente. Por fim reanimou-se um pouco e decidiu:
- Irei tão longe até onde chega o vento e até que cante o galo; lá tornarei a encontrar meu amado.
Pôs-se a caminho e andou, andou, andou, até chegar ao castelo onde os dois estavam morando e soube que se aprestavam a realizar as festas para o casamento deles. A moça, porém, disse:
- Deus não me abandonará, estou certa!
Então abriu a caixinha que lhe fora dada pelo Sol e viu dentro um vestido que resplandecei-a justamente como ele. Ela vestiu-o e dirigiu-se pura o castelo; lá, todos, ate mesmo a noiva, olhavam para ela mudos de admiração. O vestido agradou tanto à noiva que esta quis possui-lo para o vestir na hora do casamento e foi perguntar à moça se o vendia.
- Não o darei por dinheiro, nem por outros bons, - respondeu a moça - mas, se o quiseres, terás de pagado com carne e sangue.
A noiva perguntou o que queria dizer com isso; então a moça disse-lhe:
- Quero que me deixes dormir uma noite nos aposentos do príncipe.
A noiva relutou, mas como desejava loucamente o vestido, concordou; ordenou ao escudeiro do príncipe que lhe desse, ao deitar um copo de vinho, dentro do qual havia um narcótico. Depois, quando o príncipe adormeceu, levaram a moça aos aposentos dele. Ela sentou-se ao pé da cama, dizendo:
- Eu te segui durante sete anos, fui ter com o Sol. com a Lua e com os quatros Ventos, para saber onde estavas; depois te ajudei a vencer o Dragão. Queres mesmo esquecer-me completamente?
O príncipe, porém, dormia tão profundamente, que aquilo lhe parecia o sussurrar do vento entre os pinheiros. Ao raiar do dia, a moça foi levada para fora e obrigada a entregar o lindo vestido de ouro.
Não tendo sido feliz nessa primeira tentativa, ela foi, desolada, sentar-se num prado e se pôs a chorar. Estava assim mergulhada em tristeza quando se lembrou do ovo que lhe dera a Lua; quebrou-o, e do seu interior saíram uma choca e doze pintainhos, todos de ouro, que se puseram a correr de um lado para outro, bicando o que encontravam e, depois, voltaram a aninhar-se sob as asas maternas, não existindo no mundo coisa mais linda de se ver.
A moça levantou-se e os foi tocando para a frente; nisso a noiva saiu à janela e viu os maravilhosos pintainhos; ficou doida por eles e perguntou se não estavam à venda:
- Não os venderei por dinheiro e nem por todos bens, mas se os quiseres terás de pagá-los com carne e sangue; - respondeu a moça. - Deixa-me dormir mais uma noite nos aposentos do príncipe.
A noiva concordou, pensando que faria o mesmo da noite anterior. Mas, quando o príncipe se recolheu aos seus aposentos, perguntou ao escudeiro o que era aquele murmúrio e aquele sussurro que ouvia de noite. Então o escudeiro contou-lhe tudo: que ele havia dormido tão profundamente graças a um narcótico servido pela noiva, porque uma pobre moça lhe pedira para dormir aí em seu quarto. E disse que, também, nessa noite estava incumbido de dar-lhe o narcótico. O príncipe então ordenou:
- Põe fora, aí no chão, o narcótico.
E à noite, a moça foi novamente conduzida aos aposentos do príncipe. Mas, quando começou a lamentar-se e a contar suas tristes desventuras, o príncipe logo a reconheceu pela voz e pulou da cama, exclamando:
- Agora sim é que estou desencantado. Eu tinha a impressão de estar vivendo num sonho; a princesa estrangeira me encantou para que eu te esquecesse. Felizmente Deus me livrou, em tempo, desse cruel engano e da estranha fascinação.
Fugiram, ocultamente, do castelo durante a noite, pois temiam a cólera do pai da princesa, que também era feiticeiro. Em seguida, treparam nas costas do Condor e este os transportou para além do mar Vermelho. No meio do mar, a moça deixou cair a noz, que produziu uma grande nogueira. O Condor descansou, um pouco, sobre os seus galhos e depois os levou para casa, onde encontraram o filho que tinha crescido bastante e se tomara um belíssimo jovem.
Dai em diante, não tiveram mais aborrecimentos e viveram alegres e felizes até o fim da vida.