Chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von


Поющий и прыгающий жаворонок


Ngày xửa ngày xưa, có một người cha có ba cô con gái, trước khi đi xa, ông hỏi các con muốn ông mang về những món quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô hai muốn kim cương, còn cô út thì lại muốn một con chim sơn ca hay nhảy nhót, hót véo von. Người cha ưng thuận hôn ba con và lên đường.
Đã đến ngày trở về nhà, nhưng ông chỉ mới mua được ngọc và kim cương cho hai con gái lớn, còn chim sơn ca hay nhảy nhót, hót véo von, ông đã tìm khắp các vùng mà chẳng thấy. Ông rất buồn về chuyện ấy, vì cô út là con cưng nhất của ông - giàu con út, khó con út mà lại. Trên đường về ông đi qua một khu rừng, giữa rừng là một lâu đài tráng lệ. Cạnh lâu đài là một cây cổ thụ, tít trên ngọn cây, ông thấy một con chim sơn ca đang nhảy nhót, hót véo von.
Mừng quá, ông kêu lên:
- Chà chú mày đến thật đúng lúc.
Ông gọi ngay đầy tớ, bảo trèo lên bắt chim. Nhưng khi ông vừa bước tới gần thì bỗng có một con sư tử nhảy chồm từ trong hốc cây ra, dướn rung toàn thân và gầm rống lên làm cho cây cỏ lào xào cành lá.
Sư tử la lớn:
- Đứa nào ăn trộm chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von của ta, ta sẽ xé xác, nuốt tươi.
Người cha kể lại ước muốn của cô út và nói:
- Thực tình tôi không biết đó là chim của ông, ông cho phép tôi được chuộc tội bằng vàng khối. Chỉ xin ông tha chết cho tôi.
Sư tử nói:
- Chẳng gì có thể cứu được ngươi ngoài lời hứa, về nhà gặp cái gì trước tiên phải cho ta cái đó làm của riêng. Nếu ưng chịu thì không những ta tha chết cho ngươi, mà còn tặng thêm cho con chim đang đậu trên ngọn cây để ngươi đem về làm quà cho cô con gái.
Người đàn ông từ chối và nói:
- Biết đâu đó chính lại là cô con gái út của tôi thì sao! Cháu quí tôi nhất nhà, mỗi lần tôi đi đâu về bao giờ cháu cũng chạy ra đón tôi đầu tiên.
Người đầy tớ sợ bảo:
- Cứ gì cô út nhỡ ra vật đầu tiên là chó hay mèo thì sao.
Nghe cũng có lý, người cha đồng ý nhận chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von, và hứa sẽ về nhà gặp gì trước tiên sẽ cho sư tử làm của riêng.
Về tới nhà, cái ông gặp đầu tiên chẳng phải là chó mèo mà lại chính là cô con gái út cưng nhất của ông chạy ra đón cha.
Thấy vậy ông òa lên khóc và nói:
- Con cưng của cha, cha mua cho con con chim nhỏ bằng giá quá đắt. Để có chim cha phải hứa đem con cho một con sư tử. Nó mà được con chắc nó sẽ xé xác con ra ăn thịt.
Rồi ông kể cho con nghe hết đầu đuôi câu chuyện, bảo con chớ có đi, thôi thì cũng đành liều để chuyện muốn đến đâu thì đến. Cô con gái an ủi bố và nói:
- Cha kính yêu của con, cái gì cha đã hứa thì phải làm. Con sẽ đi đến đó và làm cho sư tử tính tình dịu bớt đi. Sau đó con sẽ trở về thăm cha, không can gì đâu.
Sáng hôm sau, cô hỏi đường, từ biệt cha, ung dung đi vào trong rừng.
Thực ra con sư tử chính là một hoàng tử bị phù phép, ban ngày cùng với kẻ hầu người hạ đều là sư tử cả. Đến đêm tất cả lại hiện nguyên hình người. Tới nơi hẹn cô gái được tiếp đón rất niềm nở và đưa vào trong cung điện. Khi bóng đêm phủ xuống, sư tử hiện thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Lễ cưới tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống với nhau rất vui vẻ, đêm thức, ngày ngủ.
Một hôm chàng trai bảo:
- Ngày mai ở nhà em có lễ cưới đấy. Chị cả lấy chồng. Nếu em thích đi thì để bảo bầy sư tử đưa đi.
Nàng thưa vâng, vì cũng muốn về gặp lại cha. Nàng lên đường, bầy sư tử đi theo hộ vệ.
Thấy nàng về ai cũng mừng, vì tất cả mọi người cứ đinh ninh là nàng bị sư tử xé xác ăn thịt từ lâu rồi. Nàng kể chuyện rằng mình có một người chồng đẹp trai, hai vợ chồng sống hạnh phúc. Nàng ở lại nhà suốt thời gian cưới xin, sau đó nàng lại trở về rừng.
Khi người chị thứ hai lấy chồng, nàng được mời về dự lễ cưới, nàng nói với sư tử:
- Lần này em không muốn đi một mình. Chàng phải đi cùng em.
Nhưng sư tử nói như thế rất nguy hiểm cho mình, vì chỉ cần bị ánh sáng lửa đang cháy chiếu vào người thì chàng sẽ bị biến thành chim bồ câu và phải bay suốt bảy năm trời ròng rã.
Nàng bảo:
- Chàng cứ đi với em. Em sẽ nhất quyết giữ cho chàng không để cho bất kỳ ánh sáng nào chiếu vào người.
Thế là hai vợ chồng cùng về và mang theo cả con chó. Tới nơi nàng cho làm một cái buồng tường rất dày và chắc chắn để cho ánh sáng không lọt qua được. Khi nào đèn nến đám cưới thắp lên thì chàng phải ngồi ở trong căn buồng đó. Nhưng cửa lại làm bằng gỗ tương, thời tiết thay đổi gỗ bị nứt ra một kẽ nhỏ xíu, không ai hề hay biết.
Đám cưới được tổ chức linh đình. Khi đón dâu từ nhà thờ về, đuốc và nến thắp sáng trưng cả đường đi lối lại. Khi đoàn người đi qua phòng, có một tia sáng nhỏ như sợi tóc lọt qua kẽ nứt chiếu vào người hoàng tử. Trong nháy mắt hoàng tử đã biến hình. Lúc vợ vào buồng tìm chồng thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy một con chim bồ câu trắng. Chim bảo nàng:
- Thế là anh phải bay đi khắp bốn phương trời bảy năm. Cứ bảy bước sẽ có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng rơi xuống đất. Nếu em cứ thế lần theo thì chính em có thể giải thoát được cho anh.
Nói rồi bồ câu bay ra cửa. Nàng đi theo vết chim: cứ bảy bước lại có một giọt máu đào và một chiếc lông trắng muốt rơi xuống chỉ đường chim bay.
Cứ theo vết chim bay nàng đi, khắp chân trời góc bể, đi hoài đi mãi, đi không hề ngoái cổ nhìn quanh, không dừng chân nghỉ bước.
Bảy năm trời rồi cũng sắp qua. Nàng lấy làm mừng, nghĩ bụng cả hai sắp được giải thoát. Nhưng những ngày tháng mong đợi sao nó dài thế, có lần tự nhiên nàng không thấy lông mà cũng chẳng thấy máu đào rơi xuống nữa. Khi nàng ngẩng lên nhìn thì bồ câu đã biến mất. Nàng nghĩ, chắc trong thiên hạ không ai cứu giúp được mình. Nàng liền lên hỏi mặt trời:
- Mặt trời ơi, tia sáng mặt trời chiếu tới được các ngóc ngách, nhiều khắp trên các đỉnh núi cao, vậy mặt trời có nhìn thấy con bồ câu trắng nào bay qua không?
Mặt trời đáp:
- Không nàng ạ. Ta chẳng nhìn thấy một con bồ câu nào cả. Nhưng để ta tặng nàng một cái hộp nhỏ, khi nào cùng quẫn hãy mở hộp ra.
Nàng cảm tạ mặt trời và tiếp tục lên đường. Tối đến lúc nào nàng cũng không hay, ngẩng mặt thì thấy trăng đã lên, nàng hỏi mặt trăng:
- Trăng ơi, ánh trăng tỏ sáng suốt đêm, ánh trăng chiếu sáng khắp núi rừng đồng ruộng, thế trăng có thấy con chim bồ câu trắng nào bay qua không?
Trăng đáp:
- Không nàng ạ. Ta chẳng thấy chim bồ câu nào cả. Nhưng để rồi ta tặng nàng một quả trứng. Khi nào cùng quẫn hãy đập ra.
Nàng cảm tạ mặt trăng và tiếp tục lên đường. Gió đêm thổi táp mặt nàng, nàng liền hỏi gió:
- Gió ơi, gió thổi qua khắp mọi nơi, gió thổi qua từng ngọn cây, kẽ lá, gió có thấy con chim bồ câu trắng nào không?
Gió đêm đáp:
- Không nàng ạ, ta chẳng thấy con chim bồ câu trắng nào cả. Nhưng để ta hỏi ba ngọn gió khác, may ra chúng có thấy chăng.
Gió đông và gió tây nói không nhìn thấy. Nhưng gió nam lại nói:
- Ta có nhìn thấy chim bồ câu trắng bay về biển Hồng Hải. Vì hạn bảy năm đã hết nên nó lại biến thành sư tử. Sư tử hiện đang đánh nhau với một con rồng ở đó, mà con rồng lại là một nàng công chúa bị phù phép.
Gió đêm bèn bảo nàng:
- Ta khuyên nàng nên tới Hồng Hải. Ở bờ bên phải có rất nhiều cây sậy cao to. Đến bụi sậy, đếm đến cây thứ mười một thì cắt. Dùng cây sậy ấy giúp sức sư tử đánh rồng, sư tử sẽ thắng rồng và cả hai con vật ấy lại hiện nguyên hình thành người. Sau đó nàng nhìn quay lại, nàng sẽ nhìn thấy một con chim ưng nằm bên bờ Hồng Hải. Nàng hãy cùng người yêu nhảy lên lưng nó. Chim ưng sẽ đưa cả hai vượt biển về nhà. Đây ta cho nàng một hạt dẻ. Tới giữa bể nàng ném hạt dẻ xuống, hạt nảy mầm ngay và một cây dẻ cổ thụ mọc từ dưới nước lên. Chim sẽ đậu trên ngọn cây để nghỉ, vì chim không đủ sức bay một mạch vào đất liền. Nếu nàng quên vứt hạt dẻ xuống biển thì chim không có chỗ dừng chân nghỉ, nó sẽ thả cả hai vợ chồng rơi xuống biển.
Tới Hồng Hải nàng thấy mọi việc xảy ra đúng như lời gió đêm nói. Nàng đến bên bụi sậy, đếm đến cây sậy thứ mười một thì cắt. Nàng vung sậy lên đánh rồng. Sư tử xông tới nữa, quả thật rồng thua. Lập tức cả sư tử lẫn rồng đều hiện nguyên hình thành người.
Công chúa bị phù phép thành rồng được giải thoát lại hiện nguyên hình thành người, liền nắm ngay tay hoàng tử kéo lên cưỡi chim ưng bay mất.
Cô gái đáng thương bị bỏ rơi, nàng chỉ còn biết ngồi khóc.
Mãi sau nàng mới lấy lại được can đảm và lẩm bẩm:
- Gió thổi xa tới đâu, ta đi tới đó, chừng nào gà còn gáy, ta còn đi. Ta quyết chí tìm cho được chàng mới thôi.
Nàng lại tiếp tục lên đường. Đi hoài, đi mãi, cuối cùng nàng tới được lâu đài là nơi hoàng tử và công chúa ở. Nàng nghe nói hình như hai người sắp tổ chức lễ cưới. Nàng nói:
- Lạy trời giúp con nữa!
Nàng mở chiếc hộp mà mặt trời đã cho thì thấy trong hộp có một chiếc áo sáng lóng lánh như ánh mặt trời vậy. Nàng lấy áo ra mặc và đi vào lâu đài. Tất cả mọi người đứng đó, kể cả cô dâu đều trố mắt ra nhìn. Cô dâu ưng chiếc áo quá, nghĩ bụng, giá đó là chiếc áo cưới của mình thì hay biết bao, công chúa hỏi nàng có bán áo không. Nàng trả lời:
- Tiền của tôi không cần, nhưng đổi lấy gì bằng xương bằng thịt thì đổi.
Cô dâu hỏi nàng, như thế có nghĩa là thế nào. Lúc đó nàng nói:
- Tôi xin ở một đêm trong phòng chú rể.
Thực lòng thì cô dâu không muốn vậy, nhưng vì lại muốn có áo đẹp nên cuối cùng cũng ưng thuận. Cô dâu dặn người hầu cận lén cho hoàng tử uống một liều thuốc ngủ.
Đêm đã khuya, khi chàng trai trẻ kia ngủ đã say nàng mới được dẫn vào phòng. Ngồi bên giường nàng kể:
- Bảy năm nay em luôn luôn theo dấu chân chàng. Em đi tìm mặt trời, mặt trăng và gió bốn phương để hỏi tin chàng và đã giúp chàng đánh thắng con rồng. Phải chăng chàng đã hoàn toàn quên em?
Nhưng hoàng tử ngủ say mê mệt, chỉ cảm thấy như có tiếng gió rì rào đung đưa cành lá những cây thông cao vút ngoài trời.
Khi trời mới hửng sáng người ta dẫn nàng ra khỏi phòng và nàng phải đưa chiếc áo vàng. Mất công vô ích, lòng buồn rầu nàng ra cánh đồng ngồi khóc nức nở. Đang ngồi khóc chợt nàng nhớ đến quả trứng của mặt trăng cho. Nàng đập trứng, một con gà mái mẹ và mười hai con gà con bằng vàng chui ra, lũ gà con chạy lăng xăng đó đây, kêu chiếp chiếp, rồi lại rúc vào cánh mẹ, có lẽ trên đời này không có gì nom đẹp mắt bằng cảnh gà mẹ gà con. Nàng đứng dậy, xua đàn gà đi trên cánh đồng cỏ, một lúc lâu sau công chúa đứng bên cửa sổ nhìn thấy. Đám gà con nom thật dễ thương, công chúa thích quá, liền xuống hỏi mua. Cô gái trả lời:
- Tiền của tôi không cần, nhưng đổi lấy gì bằng xương bằng thịt thì đổi. Tôi xin ở một đêm nữa trong phòng chú rể.
Cô dâu bằng lòng và lại muốn đánh lừa như tối hôm trước. Nhưng đêm nay, trước khi lên giường đi ngủ hoàng tử hỏi người hầu rằng tiếng thì thầm và rì rào đêm trước là cái gì. Lúc đó người hầu kể rằng hắn phải cho chàng uống thuốc ngủ vì sẽ có một cô gái đáng thương lẻn vào ngủ trong phòng, và đêm nay hắn cũng phải cho chàng uốn một liều thuốc ngủ nữa. Hoàng tử dặn hắn:
- Đêm nay ngươi hãy đổ liều thuốc ngủ xuống bên giường ta.
Đêm đến, nàng lại được dẫn vào phòng. Nàng vừa mới bắt đầu kể lại cuộc tình duyên đau khổ của mình thì chàng nhận ngay ra giọng nói người vợ hiền của mình. Chàng nhổm ngay dậy kêu lên:
- Bây giờ anh mới thật sự được giải thoát, anh đã sống như trong mơ vì anh đã bị một công chúa xa lạ phù phép để anh lãng quên nàng. Thật là trời có mắt, đã giúp anh qua khỏi cơn mộng mị thật đúng lúc.
Thế rồi ngay đêm ấy chàng và nàng lén ra khỏi lâu đài vì họ sợ phép phù thủy của cô công chúa xa lạ kia. Hai người cưỡi chim ưng thần, chim đưa hai người vượt bể Hồng Hải, tới giữa biển khơi nàng thả hạt dẻ xuống biển, ngay sau đó mọc lên một cây dẻ khổng lồ trên mặt biển. Chim đậu ngay trên ngọn cây nghỉ. Rồi chim đưa họ về nhà, họ gặp lại con, đứa con bây giờ đã là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Từ đó họ sống sung sướng bên nhau tới khi tóc bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Жил-был на свете человек, которому предстояло совершить большое путешествие, и вот при прощании он спросил своих трех дочерей, что им привезти в гостинец.
Тогда старшая пожелала себе жемчуга, вторая - брильянтов, а третья сказала: "Батюшка, привези мне поющего и прыгающего львиного жаворонка". Отец сказал: "Хорошо, если достану - привезу тебе", - поцеловал всех трех дочек и уехал.
Когда он уже находился на обратном пути домой, то жемчуг и брильянты для двух старших дочек он вез с собой, а певуна и прыгуна львиного жаворонка для младшей дочери он тщетно искал везде, и это было ему тем более досадно, что эта дочь была его любимицей.
Дорога его шла лесом, и среди того леса стоял прекрасный замок, а около замка росло дерево, и на самой его вершине пел и попрыгивал львиный жаворонок. "Вот, очень кстати ты мне на глаза попался", - сказал он, совершенно довольный, и крикнул слуге своему, чтобы тот на дерево лез и поймал птичку.
Но едва он подошел к дереву, как из-под него выскочил лев, встряхнулся и рявкнул так, что листья с деревьев посыпались. "Растерзаю того, кто дерзнет украсть у меня моего певуна и прыгуна жавороночка!" - крикнул лев грозно.
Тогда отец сказал: "Я не знал и не ведал, что птица тебе принадлежит; я готов загладить свою вину и заплатить тебе дорогой выкуп - и прошу только пощадить мою жизнь".
Лев отвечал на это: "Тебя ничто спасти не может, разве только если ты обещаешь отдать мне то, что по возвращении домой первое попадет тебе навстречу; если ты мне это пообещаешь, то я дарю тебе жизнь и сверх того даю моего жавороночка для твоей дочери".
Отец не решался на это согласиться и сказал: "Мне навстречу легко может выйти моя младшая дочь, которая больше всех дочерей меня любит и всегда выбегает ко мне, когда я возвращаюсь домой из поездок".
Но слуга перепугался за своего господина и сказал: "Почему же непременно первою должна вам выйти навстречу ваша дочь, а не кошка или собака?"
Таким образом отец дал себя уговорить, захватил с собою поющего и прыгающего жаворонка и обещал отдать льву в полную собственность то, что первое попадется ему навстречу при возвращении домой.
Когда он прибыл домой и вошел в дом, первою вышла ему навстречу его младшая, любимая дочь. Она выбежала к нему, целовала и обнимала его, и когда увидела, что он ей привез певуна и прыгуна жавороночка, то была вне себя от радости.
Но отец не в силах был радоваться, а напротив того, заплакал и сказал: "Дорогое дитя мое, эту маленькую птичку я купил дорогою ценою - я за нее должен был обещать, что выдам тебя дикому льву на растерзание", - и, рассказав ей все, как было, молил ее не ходить ко льву, что бы там ни случилось.
Но дочь утешала его и сказала: "Дорогой батюшка! Ваше обещание должно быть выполнено; я пойду ко льву и постараюсь смягчить его, и надеюсь вновь возвратиться к вам невредимою".
На другое утро она попросила, чтобы ей была указана дорога к тому замку, простилась с отцом и спокойно вступила в лес.
А тот лев был заколдованный королевич и днем имел образ льва, и все его люди также были львами; ночью же все они принимали свой человеческий образ.
Красная девица была принята львом весьма радушно и отведена в замок.
К наступлению ночи он обернулся красавцем и торжественно отпраздновал свадьбу с красною девицею. Они жили друг с другом в полном довольстве и согласии; спали днем и бодрствовали ночью.
Однажды пришел лев к своей жене и сказал ей: "Завтра большой праздник в доме твоего отца - твоя старшая сестра выходит замуж, и если ты желаешь на том празднике быть, то мои львы отвезут тебя туда". Та отвечала, что охотно повидалась бы с отцом, поехала в родительский дом, и львы ее сопровождали.
Все обрадовались ее приезду, а уж думали, что лев давно растерзал ее и ее нет в живых.
Она же рассказала, какой у нее чудесный муж и как ей хорошо живется, и проведя с ними все время, пока длились свадебные празднества, уехала обратно в лес к мужу-льву.
Когда выходила замуж ее вторая сестра и она была опять приглашена на свадьбу, она сказала льву: "На этот раз я не поеду одна, ты тоже должен ехать со мною".
Но лев отвечал, что эта поездка грозит ему большою опасностью: если его там, в доме ее отца, коснется луч зажженной свечи, то он обратится в голубя и в течение семи лет должен будет летать вместе с голубями. "Да ну, пойдем со мной! - сказала она. - Уж я тебя буду оберегать и охраню от всякого света".
Так и отправились они в дорогу все вместе, и даже маленького ребенка захватили с собою. Она велела там отвести особую залу и так прочно защитить ее от света, чтобы никакой луч не мог туда проникнуть от свадебных свечей, когда они будут зажжены в доме; там и должен был лев постоянно находиться. Но дверь в эту залу была сделана из сырого дерева, которое дало маленькую трещину, почти незаметную для человеческого глаза.
Свадьба была сыграна с большим блеском; когда же свадебный поезд по возвращении из церкви прошел мимо залы льва со множеством зажженных свечей и факелов, луч света с волосинку упал на заколдованного королевича и едва только коснулся его, как он уже обернулся голубем…
Когда жена пришла к своему мужу-льву, она уже нашла вместо него белого голубка! Голубок сказал ей: "Семь лет должен я в образе голубя летать по белу свету; но на каждых семи шагах я буду ронять по капле крови и по белому перышку, которые тебе будут указывать мой путь; и если ты по этому следу пойдешь, ты сможешь меня от чар избавить".
И вот голубок вылетел, а она пошла за ним следом, и на каждых семи шагах падало на глазах ее на землю по капельке крови и по белому перышку - и указывали ей путь.
Так шла она все далее и далее по Божьему свету, не оглядываясь, и все семь лет почти уже минули: и она уже начинала радоваться и думала, что они скоро будут избавлены от злых чар, а между тем до этого еще оставалось им много вытерпеть!
Однажды, в то время когда она шла по своему обычному пути, капли крови и перышки вдруг перестали падать сверху, и когда она глянула вверх, голубок исчез у нее из глаз!
Ей пришло в голову, что люди не могут помочь ей в ее беде; и потому пришла она к солнцу и сказала ему: "Ты все щели освещаешь и по всему белу свету гуляешь, не видало ли ты, как летел белый голубок?" - "Нет, - отвечало солнце, - никакого белого голубка я не видало; но вот могу тебе подарить шкатулочку, которую ты открой тогда лишь, когда будешь находиться на краю гибели".
Поблагодарила она солнце и пошла далее, и шла до самого вечера, и когда взошел месяц, она спросила его: "Ты светишь всю-то ноченьку на леса темные, на луга поемные - не видал ли ты, как летел белый голубок?" - "Нет, - сказал месяц, - не видал я никакого голубка; но вот дарю тебе яичко, и то яичко разбей лишь тогда, когда на краю гибели будешь".
Поблагодарила она месяц, пошла далее и шла, пока не стал на нее дуть ночной ветер. Тогда она и ему сказала: "Ты всюду дуешь, по деревьям, по кусточкам, по ветвям, по листочкам - не видал ли ты, как летел белый голубок?" - "Нет, - отвечал ей ночной ветер, - не видал я белого голубка; а вот постой, я спрошу у других трех ветров - может быть, те его видели".
Восточный и западный ветры ничего не видели; а южный ветер сказал: "Я видел белого голубка; он полетел к Красному морю и там опять обернулся львом, потому что уж отбыл семь лет голубем, и бьется там этот лев с драконом, а тот дракон не что иное, как заколдованная королевна".
Тогда сказал ей ночной ветер: "Вот что я тебе посоветую - ступай к Красному морю; там на правом берегу растут высокие прутья; отсчитай из них одиннадцатый, срежь его и ударь дракона; тогда и лев с ним справится, и как лев, так и дракон вновь получат свой человеческий образ. Затем оглянись кругом себя и увидишь грифа, что сидит у Красного моря; бросайся вместе с милым твоим к нему на спину: он и донесет вас домой через море. И вот тот орешек, что у тебя есть, как будешь среди моря, оброни, и он тотчас взойдет, и вырастет из воды большое ореховое дерево, на котором грифу можно отдохнуть, а коли он не отдохнет среди моря, то не хватит у него сил вас через море перенести. Не забудь же орех-то обронить - не то гриф самих вас обронит в море".
Подошла она к Красному морю и все нашла в том самом виде, как ей говорил ночной ветер. Сосчитала она прутья на берегу и одиннадцатый из них срезала; ударила прутом дракона, и лев одолел его - и тотчас же оба обратились в людей.
Но как только королевна, которая была обращена в дракона, освободилась от чар, она ухватила юношу за руку, вскочила с ним вместе на спину грифу и скрылась.
Тогда бедная странница осталась опять одна-одинешенька, всеми покинутая, и опустилась наземь, и стала плакать. Наконец она ободрилась и сказала: "Я пойду искать своего милого и стану искать его всюду, где ветер воет и где петух поет, пока не сыщу".
И пошла, и шла долго ли, коротко ли, пока не дошла до того замка, где ее муж жил с королевной. Там услышала она, что в замке скоро готовится их свадьба, и, призвав Бога на помощь, открыла ящичек, полученный ею в подарок от солнца: в том ящичке лежало платье, блиставшее так же ярко, как солнце.
Она вынула это платье, надела его и пошла в замок, и все гости, собравшиеся на праздник, и сама невеста смотрели на нее с изумлением; и платье так понравилось невесте, что она сама захотела надеть его на свадьбу, и спросила: "Не продажно ли оно?" - "Платье не продажное, а заветное, - отвечала покинутая, - отдам его не за злато, не за серебро, а за свое добро".
Невеста спросила, что хочет она сказать этим. А та отвечала: "Пусти меня одну ночь переночевать в той комнате, где твой жених почивает". Невеста не соглашалась сначала, а и платье ей получить хотелось, и вот она согласилась наконец, но приказала слуге своего жениха, чтобы тот дал ему сонного питья на ночь.
С наступлением ночи, когда юноша уже уснул, законная жена его была введена в его опочивальню. И вот стала она у его изголовья и стала говорить: "Семь лет сряду я за тобою следом шла, у солнца и месяца, и у всех четырех ветров побывала, везде о тебе разузнавала, в борьбе с драконом тебе помогла - ужели же ты меня совсем забыть хочешь?" Королевич же спал так крепко, что речи ее не слышал, - и чудилось ему только, будто ветер шумит среди елей…
Как наступило утро, так вывели опять жену из опочивальни, и она должна была отдать жестокой невесте свое золотое платье.
Когда и это не помогло, запечалилась несчастная жена, вышла из замка на лужок, села там и стала плакать. И когда она там сидела, то вспомнила о яйце, которое ей месяц подарил: она его разбила, из того яйца вышла золотая наседка с двенадцатью золотыми цыплятами, которые кругом ее бегали и клевали корм, и опять подлезали матке под крыло, и все это было так красиво, что милее ничего на всем белом свете не было.
Вот и поднялась она, и погнала их по лужку перед собою, и гоняла до тех пор, пока невеста не увидала из окошка; и приглянулись ей маленькие цыпочки настолько, что она тотчас сошла на лужок и спросила: "Не продажные ли они?" - "Продам их не за злато, не за серебро, - отвечала покинутая жена, - а за свое добро; дозволь мне еще одну ночь поспать в той комнате, где твой жених почивает".
Невеста согласилась и хотела обмануть ее, как и в прошлый раз. Когда же королевич пришел в свою опочивальню, то спросил у слуги, что значат это бормотанье и шум, которые он слышал прошлою ночью.
Слуга и рассказал ему, что он вынужден был дать ему сонного питья, потому что в его комнате тайно провела ночь какая-то несчастная; что и нынче ночью ему приказано было дать королевичу сонного пить. "Выплесни питье около моей кровати", - сказал ему королевич.
И вот с наступлением ночи опять была введена в его опочивальню законная жена, и когда стала рассказывать ему о своих горестях и напастях, тогда он тотчас по голосу узнал свою милую супругу, бросился к ней и воскликнул: "Только теперь я тобою избавлен от чар, а то до сих пор бродил, словно во сне, потому что эта чужая королевна меня околдовала и от тебя меня отвести старалась, но Бог меня вовремя образумил".
И вот они тайно ушли из замка ночью, опасаясь отца королевны, злого волшебника, и сели на грифа, который понес их за Красное море; и когда они были на самой середине моря, обронила она свой заветный орех.
Тотчас выросло из него большое ореховое дерево, на котором гриф отдохнуть мог, а затем принес их домой, где они нашли своего ребенка уже выросшим и похорошевшим.
И жили они там до самой смерти в довольстве и счастье.