Gęsiareczka


Cô gái chăn ngỗng


Żyła sobie kiedyś stara królowa. Jej mąż nie żył od lat. A miała ona piękną córkę. Gdy dorosła, obiecano ją królewiczowi z dalekiego kraju. Kiedy nastał czas, gdy mięli się pobrać, a dziecko miało odjechać do obcego królestwa, stara zapakowała jej wiele kosztownych przyborów i klejnotów, złota i srebra, puchary i jednym słowem, wszystko, co należało do królewskiego posagu, bo kochała swe dziecko z całego serca. Dała jej także służkę, która miała z nią jechać, by oddać ją w ręce narzeczonego, każda zaś dostała konia na podróż. Koń królewny nazywał się Falada i umiał mówić. Gdy wybiła godzina rozstania, stara matka udała się do swej sypialni, wzięła nożyk i przecięła swe place, tak że krwawiły. Podłożyła pod nie białą chusteczkę, na którą spadły trzy krople krwi. Dała ją córce i rzekła: "Drogie dziecko, strzeż ich dobrze. Będą cię chronić w drodze.
Rozstały się więc obie w smutku, chusteczkę królewna schowała przy sercu, usiadła na konia i ruszyła do swego narzeczonego. Gdy jechały już godzinę, odczuła wielkie pragnienie i rzekła do swojej służki: "Zsiądź z konia i naczerp moim kubkiem, który wzięłaś dla mnie, wody z potoku. Chce mi się pić." - "Jeśli chce wam się pić, " rzekła służka, "Sami zejdźcie z konia, połóżcie cię przy wodzie i pijcie. Nie będę waszą służką." Królewna zeszła więc z pragnienia, pochyliła się nad wodą i piła. Nie wolno jej było pić ze złotego kubka. Rzekła więc, "Och, Boże!," a trzy krople krwi odpowiedziały, "Gdyby twa matka to widziała, pękłoby jej serce." Lecz królewska narzeczona była pokorna, nic nie powiedziała i wsiadła na konia. Ujechali parę mil, lecz dzień był gorący, słońce paliło i wnet od nowa chciało jej się pić. Gdy przejeżdżali koło rzeki, zawołała więc do służki "Zejdź z konia i daj mi pić z mojego złotego kubka," bo zapomniała już o jej złych słowach, lecz służka powiedziała jeszcze bardziej wyniośle: "Jeśli chcecie pić, pijcie sami, nie będę waszą służką." Zsiadła więc królewna z konia, bo bardzo jej się pić chciało, położyła się nad płynącą wodą, zapłakała i rzekła: "Och, Boże!" a kropelki krwi znów odparły "Gdyby twoja matka to widziała, serce by jej pękło." A gdy tak piła, wychyliła się za bardzo, chusteczka, na której były trzy krople krwi, wypadła z dekoltu do wody, a ona tego nie zauważyła. Lecz dostrzegła to służka i cieszyła się z władzy nad narzeczoną, bo tracąc krople krwi, zrobiła się słaba i bezradna. Gdy królewna chciała wsiąść na konia, a nazywał się on Falada, rzekła do niej służka: "Falada jest teraz mój, a ty pojedziesz na moim koniu." Królewna musiała to zdzierżyć. Potem służka rozkazała jej ostrymi słowy, by się rozebrała z królewskich szat i ubrała liche stroje służki. Potem musiała przysiąc pod gołym niebem, że na królewskim dworze nikomu o tym nie opowie, a gdyby nie złożyła tej przysięgi, służka zabiłaby ją z miejsca. Lecz Falada słyszał wszystko i wszystko dobrze zapamiętał.
Służka wsiadła na Faladę, a prawdziwa narzeczona na lichszego rumaka. Pojechały dalej, aż w końcu trafiły do królewskiego zamku. Wielka była radość z ich przybycia, a królewicz wyskoczył im naprzeciw, zdjął służkę z konia, bo myślał, że ona ma być jego żoną. Poprowadził po schodach do góry, a prawdziwa królewna musiała zostać na dole. Stary król patrzył przez okno i zobaczył, jak stoi na podwórcu, jaka jest piękna i delikatna, wnet poszedł do królewskiej komnaty i zapytał narzeczoną o pannę, która z nią przybyła, a teraz stoi na podwórcu. "Zabrałam ją po drodze dla towarzystwa, dajcie dziewce robotę, żeby nie stała tak po próżnicy." Lecz król nie miał dla niej pracy i nic innego nie przychodziło mu do głowy, niż to co powiedział: "Mam chłopczyka. Pasie gęsi. Może mu pomagać." Chłopiec nazywał się Kürdchen (Konradzik) i właśnie jemu prawdziwa narzeczona musiała pomagać paść gęsi.
Lecz fałszywa narzeczona wkrótce rzekła do młodego króla: "Najdroższy mężu, proszę was, zróbcie mi przysługę." A on odpowiedział: "Chętnie to zrobię." - "Każcie wołać rzeźnika, żeby koniowi, na którym przyjechałam, odrąbał głowę. Był mi udręką w drodze." A tak naprawdę to bała się, że koń zacznie mówić, jak obeszła się z królewną. No i sprawy zaszły tak daleko, że wierny Falada musiał umrzeć. Usłyszała to prawdziwa królewna. Obiecała rzeźnikowi sztukę złota za pewną przysługę. W mieście była wielka ciemna brama, którą codziennie rano i wieczorem przechodziła z gęśmi, "Pod tą ciemną bramą proszę przybić głowę Falady, abym wciąż mogła go widzieć." Obiecał jej to czeladnik rzeźnika, odrąbał głowę i przybił ją pod ciemną bramą.
Gdy rankiem ona i Kürdchen pędzili gęsi pod bramą, mówiła przechodząc:
"Och, Falado, że też musisz tak wisieć."
A głowa odpowiadała:
"O panno królowo, że też musisz tak chodzić,
Gdyby to Twoja matka widziała,
Pękłoby jej serce."
I ruszyła w ciszy dalej za miasto. Pędzili gęsi na pole. A gdy była już na łące, usiadła i rozpuściła włosy, które były jak ze szczerego złota, a Kürdchen siedział i cieszył jak ona i chciał sobie parę wyrwać. Mówiła wtedy:
Wiej, wiej, wietrze
Unieś kapelusz w powietrze
Niech Kürdchen za nim gania
Aż do włosów uczesania
I wtedy nadciągał tak silny wiatr, że zwiał chłopcu kapelusz i niósł go po polach, że ten musiał za nim biegać. Gdy wrócił, włosy były uczesane i ułożone. Nie dostał żadnego włosa. Kürdchen był zły i nie rozmawiał z nią. Paśli gęsi aż do wieczora, a potem poszli do domu.
Następnego ranka, gdy pędzili gęsi pod ciemną bramą, rzekła dziewica:
"Och, Falado, że też musisz tak wisieć."
Falada odpowiedział
"O panno królowo, że też musisz tak chodzić,
Gdyby to Twoja matka widziała,
Pękłoby jej serce."
A w polu znowu usiadła na łące i zaczęła rozczesywać włosy, Kürdchen biegał i próbował je łapać, lecz ona szybko rzekła:
Wiej, wiej, wietrze
Unieś kapelusz w powietrze
Niech Kürdchen za nim gania
Aż do włosów uczesania
No i wiał wiatr, zwiał mu kapelusz z głowy i Kürdchen musiał za nim biegać, a gdy wrócił włosy były już dawno ułożone i nie mógł żadnego złapać. I tak paśli gęsi aż do wieczora.
Wieczorem, gdy wrócili do domu, Kürdchen poszedł do króla i rzekł: "Nie chcę dłużej paść gęsi z tą dziewczyną." - "A dlaczego?" zapytał stary król. "Cały dzień mnie złości." Rozkazał mu więc król opowiedzieć, co to się z nią dzieje. A Kürdchen powiedział: "Rano, gdy przechodzimy ze stadem pod ciemną bramą, wisi tam końska głowa na ścianie, a ona do niej mówi:
"Och, Falado, że też musisz tak wisieć."
A głowa odpowiada:
"O panno królowo, że też musisz tak chodzić,
Gdyby to Twoja matka widziała,
Pękłoby jej serce."
A potem Kürdchen opowiadał, co działo się na łące, jak musiał biegać za swoim kapeluszem.
Stary król rozkazał mu, by następnego dnia znowu pognał gęsi, a sam z ranka, usiadł pod ciemną bramą i słuchał, jak dziewczyna rozmawia z z głową Falady. Potem poszedł za nimi na pole i schował się w krzakach na łące. Wnet zobaczył na własne oczy, jak gęsiareczka i pastuszek przypędzają stado, jak ona po chwili siada i rozpuszcza włosy, jak lśnią. A zaraz potem rzekła:
Wiej, wiej, wietrze
Unieś kapelusz w powietrze
Niech Kürdchen za nim gania
Aż do włosów uczesania
I uderzył wiatr, zaniósł daleko kapelusz chłopca, a ten musiał za nim biegać. Dziewczę zaś czesało i plotło w spokoju swoje loki, a wszystko to widział stary król. Poszedł potem cichaczem na zamek, a gdy gęsiareczka wróciła wieczorem do domu, zawołał ją na bok u spytał, dlaczego to robi. "Nie mogę wam powiedzieć, nie wolno mi wylać żalu przed żadnym człowiekiem, bo tak przysięgłam pod wolnym niebem, inaczej straciłabym życie." Naciskał na nią i nie dawał jej spokoju, lecz nie mógł nic z niej wydobyć. Rzekł więc, "Jeśli mi nic powiedzieć nie możesz, poskarż się temu piecowi z żelaza," i odszedł. Weszła więc do pieca i zaczęła się skarżyć i płakać żałośnie, wylała swój żal z serca i rzekła: "Siedzę tak opuszczona przez świat, a jestem przecież królewną, a fałszywa służka przemocą sprawiła, że musiałam zdjąć królewskie stroje. Zajęła moje miejsce u boku narzeczonego, ja zaś muszę służyć jako gęsiareczka. Gdyby moja matka to widziała, pękłoby jej serce." Stary król stał na zewnątrz przy rurze kominowej, nasłuchiwał i usłyszał, co rzekła. Wszedł więc z powrotem i kazał jej wyjść z pieca. Ubrano ją w królewskie stroje, a zdała się jako cud, taka była piękna. Stary król zawołał syna i wyjawił mu, że ma fałszywą narzeczoną, która jest zwykłą służką, a prawdziwa stoi tu, była gęsiareczka. Młody król uradował się z całego serca, gdy ujrzał jej piękno i cnoty. Urządzono wielką ucztę, na którą sproszono wszystkich ludzi i dobrych przyjaciół. Na pierwszym miejscu siedział narzeczony, z jednej strony królewna, a z drugiej służka. Służka była tak zaślepiona, że nie rozpoznała dziewczyny w lśniących ozdobach. Gdy już zjedli i wypili, a ich nastroje były wyśmienite, stary król zadał służce zagadkę, ile warta jest osoba, która tak a tak swego pana oszukała, opowiedział jej cały przebieg spraw i zapytał: "Jakiego wyroku jest godna?" Rzekła wtedy fałszywa narzeczona: "Nie jest warta więcej, jak tylko to, by ją nago wsadzić do beczki gwoździami nabijanej od środka i żeby ją konie ciągały w górę i dół uliczek, aż sczeźnie."- "To ty nią jesteś," rzekł stary król," i wydałaś wyrok na siebie. Niech tak ci się stanie." Gdy wykonano już wyrok, poślubił młody król prawdziwą małżonkę i we dwoje rządzili królestwem w pokoju i szczęściu.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek
Ngày xưa có bà hoàng hậu tuổi đã cao, chồng mất sớm. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi công chúa lớn lên, nàng được mẹ hứa gả cho một hoàng tử ở một đất nước rất xa xôi. Thấm thoắt đã đến ngày kết hôn, công chúa phải lên đường tới vương quốc xa lạ. Hoàng hậu cho nàng rất nhiều đồ dùng, đồ trang sức quí giá bằng vàng, bằng bạc, ngọc… làm của hồi môn mà một công chúa phải có, vì hoàng hậu rất thương yêu con. Hoàng hậu còn cho một thị nữ đi cùng để giao cô dâu đến tận tay chú rể. Mỗi người cưỡi một con ngựa, con ngựa công chúa cưỡi tên là Phalađa, nó biết nói.
Tới giờ phút chia tay, hoàng hậu cầm một con dao nhỏ tới phòng ngủ của mình, dùng dao cứa ngón tay của mình cho máu chảy ra ba giọt, rơi xuống một mảnh vải trắng, sau đó bà giao mảnh vải trắng cho con và dặn dò:
- Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, trên đường đi nó sẽ giúp ích cho con!
Hai mẹ con buồn bã chia tay nhau. Công chúa dắt mảnh vải trắng ở ngực, lên ngựa để phi tới đất nước của người chồng chưa cưới.
Sau khi đi được khoảng một tiếng, công chúa cảm thấy nóng nực, khát nước, bèn bảo thị nữ:
- Em xuống ngựa, mang chiếc cốc vàng của ta ra suối múc ít nước lên đây. Ta muốn uống một chút!
Thị nữ nói:
- Nếu cô khát thì tự mình đi xuống mà uống. Tôi không phải người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên đành phải tự xuống ngựa để tới bên bờ suối, nàng đành phải cúi xuống để uống. Nàng kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Khi đó ba giọt máu trả lời:
- Nếu mẹ nàng biết được việc này thì hẳn lòng bà tan nát lắm!
Nhưng nàng công chúa đó có trái tim kiên nhẫn, nàng chẳng nói năng gì, lại lên ngựa. Họ đi được mấy dặm đường dưới cái nắng nóng như thiêu như đốt thì nàng lại khát nước. Khi hai người tới bờ một con sông, nàng lại gọi thị nữ:
- Em hãy xuống ngựa, dùng chiếc cốc vàng lấy cho ta một chút nước uống!
Nàng nói như vậy, vì đã quên những lời độc địa của nàng hầu.
Nhưng ả thị nữ càng ngạo mạn vô lễ hơn, nói:
- Cô muốn uống thì tự đi mà uống. Tôi đâu phải là người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên lại phải xuống ngựa, cúi xuống dòng sông nước chảy, vừa khóc, vừa kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Ba giọt máu nghe thấy thế, liền nói:
- Việc này, nếu mẹ nàng biết, lòng bà sẽ tan nát lắm!
Nàng cúi sát xuống dòng sông đang chảy mà uống nước, trong lòng vô cùng sợ hãi. Mảnh vải trắng có thấm ba giọt máu từ trong ngực nàng tuột ra, rơi xuống nước, trôi đi mà nàng chẳng biết. Nhưng ả thị nữ thì nhìn thấy và rất mừng về điều đó, vì ả càng có thể sai khiến công chúa nhiều hơn. Công chúa mất đi ba giọt máu ấy thì càng trở nên bất lực, yếu ớt. Khi công chúa lại định cưỡi lên con ngựa có tên là Phalada thì ả thị nữ bảo:
- Tôi cưỡi Phalada, con ngựa già là của cô!
Công chúa chỉ còn cách nhẫn chịu làm như vậy. Sau đó, ả thị nữ lại thô bạo ra lệnh cho nàng phải cởi bộ trang phục công chúa của nàng ra, mặc bộ quần áo cũ kỹ của ả vào và buộc nàng phải thề rằng: khi tới hoàng cung, nàng không được nói với bất cứ ai về việc này. Nếu nàng không chịu thề như vậy, thì nàng sẽ bị ả giết chết ngay lập tức. Phalada đã nhìn thấy và nghe tất cả. Sau đó, ả thị nữ cưỡi Phalada, còn cô dâu thật thì lại cưỡi con ngựa tồi. Hai người cứ như vậy đi cũng tới được hoàng cung. Mọi người vui mừng khi họ tới nơi. Hoàng tử chạy ra đón họ, đỡ ả thị nữ xuống ngựa, vì chàng cứ tưởng đó là vợ chưa cưới của mình. Ả thị nữ được đón vào đại sảnh, còn cô dâu thật phải đứng ở ngoài. Vua cha đứng bên cửa sổ nhìn ra thấy cô gái đứng dưới sân đẹp, duyên dáng dễ mến. Nhà vua ra đại sảnh hỏi cô gái, người đi cùng với cô là ai mà lại đứng ở ngoài sân.
- Dọc đường con đã thu nạp cô ta để đi cùng. Xin cha cứ giao cho cô giúp việc ấy một việc gì đó.
Nhà vua cũng chẳng có việc gì để giao cho cô. Nhà vua bảo:
- Để cô ta giúp người chăn ngỗng vậy, người đó tên là Kũrdchen (bánh xe con).
Cô dâu thật đành phải đi phụ giúp người chăn ngỗng. Ngay sau đó, cô dâu giả nói với hoàng tử:
- Chàng yêu quý của em, chàmg làm giúp em việc này nhé!
Hoàng tử đáp:
- Anh sẵn lòng làm ngay!
- Chàng hãy cho đồ tể tới giết con ngựa mà em cưỡi, dọc đường nó làm em hết sức bực tức.
Thực ra cô ta sợ con ngựa sẽ nói hết những điều đã xảy ra với công chúa. Ngựa Fallada trung thành bị giết chết. Tin ấy tới tai công chúa. Công chúa hứa cho người đồ tể một đồng vàng nếu anh ta làm giúp một việc. Cổng thành phố rất lớn, nhưng lại tối om. Sáng và chiều hàng ngày công chúa đều lùa đàn ngỗng đi qua. Đồ tể chỉ cần treo đầu ngựa ở cổng thành để công chúa thường xuyên nhìn thấy.
Đồ tể hứa sẽ chặt đầu ngựa treo lên cổng thành.
Một sáng tinh mơ, công chúa và Kũdchen lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành, công chúa nói với đầu ngựa:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư.
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Công chúa lặng lẽ qua cổng thành, hai người lùa đàn ngỗng ra cánh đồng. Tới nơi, công chúa ngồi xuống, rũ mái tóc ra. Tóc nàng vàng óng như vàng ròng. Kũdchen nhìn mái tóc vàng óng thì muốn nhổ vài sợi. Công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Nàng vừa nói xong thì một cơn gió mạnh thổi mũ của Kũdchen bay trên cánh đồng làm Kũdchen phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Anh ta không lấy được sợi tóc nào. Kũdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Cả hai im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối thì lùa chúng về nhà.
Sáng sớm ngày hôm sau, họ vẫn lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành. Công chúa nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Phalada trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Ra tới cánh đồng, công chúa ngồi xuống chải tóc. Kũrdchen chạy lại tính nắm lấy tóc, công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Kũrdchen không lấy được một sợi tóc nào. Kũrdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Họ im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối.
Khi cả hai về tới nhà, Kũrdchen tới nói với nhà vua:
- Con không muốn đi chăn ngỗng cùng với cô gái ấy nữa.
Nhà vua hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
- Tại cô ta làm con bực mình suốt cả ngày.
Vua bảo Kũrdchen kể cho biết lý do tại sao. Kũrdchen nói:
- Sáng nào cũng vậy, khi chúng con lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành có treo cái đầu ngựa thì cô gái lại nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Rồi Kũrdchen kể tiếp chuyện trên bãi cỏ chăn ngỗng và cả chuyện gió cuốn đi chiếc mũ làm chàng phải chạy theo.
Nhà vua ra lệnh, Kũrdchen ngày mai vẫn phải đi chăn ngỗng. Còn chính nhà vua sẽ nấp sau cổng thành để nghe xem cô gái nói những gì với đầu ngựa Phalada. Rồi sau đó nhà vua cũng ra cánh đồng cỏ ẩn ở trong một bụi gai. Lúc này, nhà vua tận mắt thấy cô gái và Kũrdchen chăn ngỗng như thế nào. Một lúc sau thì nhà vua thấy cô gái ngồi xõa mái tóc vàng óng, cô gái nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
Cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen,
Để ta chải và bện tóc
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo một quãng xa. Trong lúc đó cô gái ngồi chải và bện tóc. Nhà vua tận mắt thấy mọi việc. Ngay sau đó nhà vua trở về hoàng cung. Tối đến, khi cô gái chăn ngỗng trở về, nhà vua cho gọi cô tới và hỏi, tại sao cô lại làm những việc như vậy. Cô gái trả lời:
- Thưa bệ hạ, con đã thề nguyền, rằng con không bao giờ nói lộ ra chuyện đó - chuyện đau khổ của con, vì nói ra con sẽ mất mạng.
Nhà vua tìm cách ép buộc cô gái phải nói, nhưng chẳng biết gì thêm ngoài lời cô đã nói. Cuối cùng nhà vua bảo:
- Nếu con chẳng muốn kể cho ta nghe thì hãy kể nỗi khổ của con cho chiếc lò sưởi này nghe.
Nói xong, vua đi ra khỏi phòng. Cô gái tới gần chiếc lò sưởi, rồi than khóc kể hết nỗi lòng của mình:
- Giờ ta ngồi đây, bị bỏ rơi chỉ có một mình. Ta vốn là công chúa. Con thị nữ gian ác đã cưỡng bức bắt ta phải cởi quần áo công chúa cho nó, chính nó đã cướp chồng chưa cưới của ta. Ta phải làm mọi việc như một người chăn ngỗng. Nếu hoàng hậu mẹ ta mà biết chuyện này, bà sẽ rất đau lòng.
Nhà vua đứng bên ngoài tường lò sưởi, nhưng lắng nghe được hết những lời than vãn của cô gái. Nhà vua trở lại trong phòng và bảo cô gái lại phía mình. Cô được nhà vua ban cho quần áo công chúa. Như có phép lạ, cô gái giờ nom xinh đẹp biết bao. Nhà vua cho gọi hoàng tử tới và nói, cô dâu của chàng thực ra chỉ là một thị nữ - là cô dâu giả. Cô gái chăn ngỗng này mới là cô dâu đích thực.
Nhìn thấy cô dâu đích thực xinh đẹp và phúc hậu, lòng hoàng tử tràn ngập niềm vui. Bà con thân thuộc và toàn hoàng gia được mời tới dự yến tiệc. Hoàng tử ngồi cạnh công chúa trong yến tiệc. Cô dâu giả giờ đây bị mù mắt nên không thấy được cảnh trang hoàng lộng lẫy trong buổi yến tiệc.
Khi mọi người ăn uống vui vẻ, nhà vua ra một câu đố cho thị nữ kia, rằng một người lừa dối chủ của mình thì bị hình phạt gì. Nhà vua kể cho nghe từng sự việc. Kể xong, nhà vua hỏi:
- Loại người như vậy thì phải chịu hình phạt gì?
Cô dâu giả nói:
- Người đó đáng chịu hình phạt, lột trần truồng quẳng vào thùng trong có đóng đinh nhọn. Hai con ngựa trắng kéo thùng lăn trên các đường phố cho tới khi người đó chết mới thôi.
Nhà vua nói:
- Đúng đấy, chính ngươi đã tự kết án mình. Cứ chiếu theo cách đó mà trừng trị!
Bản án thực hiện xong. Hoàng tử cưới công chúa. Hai người trị vì đất nước trong hòa bình, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng