Cô gái chăn ngỗng


A libapásztorlány


Ngày xưa có bà hoàng hậu tuổi đã cao, chồng mất sớm. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi công chúa lớn lên, nàng được mẹ hứa gả cho một hoàng tử ở một đất nước rất xa xôi. Thấm thoắt đã đến ngày kết hôn, công chúa phải lên đường tới vương quốc xa lạ. Hoàng hậu cho nàng rất nhiều đồ dùng, đồ trang sức quí giá bằng vàng, bằng bạc, ngọc… làm của hồi môn mà một công chúa phải có, vì hoàng hậu rất thương yêu con. Hoàng hậu còn cho một thị nữ đi cùng để giao cô dâu đến tận tay chú rể. Mỗi người cưỡi một con ngựa, con ngựa công chúa cưỡi tên là Phalađa, nó biết nói.
Tới giờ phút chia tay, hoàng hậu cầm một con dao nhỏ tới phòng ngủ của mình, dùng dao cứa ngón tay của mình cho máu chảy ra ba giọt, rơi xuống một mảnh vải trắng, sau đó bà giao mảnh vải trắng cho con và dặn dò:
- Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, trên đường đi nó sẽ giúp ích cho con!
Hai mẹ con buồn bã chia tay nhau. Công chúa dắt mảnh vải trắng ở ngực, lên ngựa để phi tới đất nước của người chồng chưa cưới.
Sau khi đi được khoảng một tiếng, công chúa cảm thấy nóng nực, khát nước, bèn bảo thị nữ:
- Em xuống ngựa, mang chiếc cốc vàng của ta ra suối múc ít nước lên đây. Ta muốn uống một chút!
Thị nữ nói:
- Nếu cô khát thì tự mình đi xuống mà uống. Tôi không phải người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên đành phải tự xuống ngựa để tới bên bờ suối, nàng đành phải cúi xuống để uống. Nàng kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Khi đó ba giọt máu trả lời:
- Nếu mẹ nàng biết được việc này thì hẳn lòng bà tan nát lắm!
Nhưng nàng công chúa đó có trái tim kiên nhẫn, nàng chẳng nói năng gì, lại lên ngựa. Họ đi được mấy dặm đường dưới cái nắng nóng như thiêu như đốt thì nàng lại khát nước. Khi hai người tới bờ một con sông, nàng lại gọi thị nữ:
- Em hãy xuống ngựa, dùng chiếc cốc vàng lấy cho ta một chút nước uống!
Nàng nói như vậy, vì đã quên những lời độc địa của nàng hầu.
Nhưng ả thị nữ càng ngạo mạn vô lễ hơn, nói:
- Cô muốn uống thì tự đi mà uống. Tôi đâu phải là người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên lại phải xuống ngựa, cúi xuống dòng sông nước chảy, vừa khóc, vừa kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Ba giọt máu nghe thấy thế, liền nói:
- Việc này, nếu mẹ nàng biết, lòng bà sẽ tan nát lắm!
Nàng cúi sát xuống dòng sông đang chảy mà uống nước, trong lòng vô cùng sợ hãi. Mảnh vải trắng có thấm ba giọt máu từ trong ngực nàng tuột ra, rơi xuống nước, trôi đi mà nàng chẳng biết. Nhưng ả thị nữ thì nhìn thấy và rất mừng về điều đó, vì ả càng có thể sai khiến công chúa nhiều hơn. Công chúa mất đi ba giọt máu ấy thì càng trở nên bất lực, yếu ớt. Khi công chúa lại định cưỡi lên con ngựa có tên là Phalada thì ả thị nữ bảo:
- Tôi cưỡi Phalada, con ngựa già là của cô!
Công chúa chỉ còn cách nhẫn chịu làm như vậy. Sau đó, ả thị nữ lại thô bạo ra lệnh cho nàng phải cởi bộ trang phục công chúa của nàng ra, mặc bộ quần áo cũ kỹ của ả vào và buộc nàng phải thề rằng: khi tới hoàng cung, nàng không được nói với bất cứ ai về việc này. Nếu nàng không chịu thề như vậy, thì nàng sẽ bị ả giết chết ngay lập tức. Phalada đã nhìn thấy và nghe tất cả. Sau đó, ả thị nữ cưỡi Phalada, còn cô dâu thật thì lại cưỡi con ngựa tồi. Hai người cứ như vậy đi cũng tới được hoàng cung. Mọi người vui mừng khi họ tới nơi. Hoàng tử chạy ra đón họ, đỡ ả thị nữ xuống ngựa, vì chàng cứ tưởng đó là vợ chưa cưới của mình. Ả thị nữ được đón vào đại sảnh, còn cô dâu thật phải đứng ở ngoài. Vua cha đứng bên cửa sổ nhìn ra thấy cô gái đứng dưới sân đẹp, duyên dáng dễ mến. Nhà vua ra đại sảnh hỏi cô gái, người đi cùng với cô là ai mà lại đứng ở ngoài sân.
- Dọc đường con đã thu nạp cô ta để đi cùng. Xin cha cứ giao cho cô giúp việc ấy một việc gì đó.
Nhà vua cũng chẳng có việc gì để giao cho cô. Nhà vua bảo:
- Để cô ta giúp người chăn ngỗng vậy, người đó tên là Kũrdchen (bánh xe con).
Cô dâu thật đành phải đi phụ giúp người chăn ngỗng. Ngay sau đó, cô dâu giả nói với hoàng tử:
- Chàng yêu quý của em, chàmg làm giúp em việc này nhé!
Hoàng tử đáp:
- Anh sẵn lòng làm ngay!
- Chàng hãy cho đồ tể tới giết con ngựa mà em cưỡi, dọc đường nó làm em hết sức bực tức.
Thực ra cô ta sợ con ngựa sẽ nói hết những điều đã xảy ra với công chúa. Ngựa Fallada trung thành bị giết chết. Tin ấy tới tai công chúa. Công chúa hứa cho người đồ tể một đồng vàng nếu anh ta làm giúp một việc. Cổng thành phố rất lớn, nhưng lại tối om. Sáng và chiều hàng ngày công chúa đều lùa đàn ngỗng đi qua. Đồ tể chỉ cần treo đầu ngựa ở cổng thành để công chúa thường xuyên nhìn thấy.
Đồ tể hứa sẽ chặt đầu ngựa treo lên cổng thành.
Một sáng tinh mơ, công chúa và Kũdchen lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành, công chúa nói với đầu ngựa:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư.
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Công chúa lặng lẽ qua cổng thành, hai người lùa đàn ngỗng ra cánh đồng. Tới nơi, công chúa ngồi xuống, rũ mái tóc ra. Tóc nàng vàng óng như vàng ròng. Kũdchen nhìn mái tóc vàng óng thì muốn nhổ vài sợi. Công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Nàng vừa nói xong thì một cơn gió mạnh thổi mũ của Kũdchen bay trên cánh đồng làm Kũdchen phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Anh ta không lấy được sợi tóc nào. Kũdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Cả hai im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối thì lùa chúng về nhà.
Sáng sớm ngày hôm sau, họ vẫn lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành. Công chúa nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Phalada trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Ra tới cánh đồng, công chúa ngồi xuống chải tóc. Kũrdchen chạy lại tính nắm lấy tóc, công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Kũrdchen không lấy được một sợi tóc nào. Kũrdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Họ im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối.
Khi cả hai về tới nhà, Kũrdchen tới nói với nhà vua:
- Con không muốn đi chăn ngỗng cùng với cô gái ấy nữa.
Nhà vua hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
- Tại cô ta làm con bực mình suốt cả ngày.
Vua bảo Kũrdchen kể cho biết lý do tại sao. Kũrdchen nói:
- Sáng nào cũng vậy, khi chúng con lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành có treo cái đầu ngựa thì cô gái lại nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Rồi Kũrdchen kể tiếp chuyện trên bãi cỏ chăn ngỗng và cả chuyện gió cuốn đi chiếc mũ làm chàng phải chạy theo.
Nhà vua ra lệnh, Kũrdchen ngày mai vẫn phải đi chăn ngỗng. Còn chính nhà vua sẽ nấp sau cổng thành để nghe xem cô gái nói những gì với đầu ngựa Phalada. Rồi sau đó nhà vua cũng ra cánh đồng cỏ ẩn ở trong một bụi gai. Lúc này, nhà vua tận mắt thấy cô gái và Kũrdchen chăn ngỗng như thế nào. Một lúc sau thì nhà vua thấy cô gái ngồi xõa mái tóc vàng óng, cô gái nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
Cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen,
Để ta chải và bện tóc
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo một quãng xa. Trong lúc đó cô gái ngồi chải và bện tóc. Nhà vua tận mắt thấy mọi việc. Ngay sau đó nhà vua trở về hoàng cung. Tối đến, khi cô gái chăn ngỗng trở về, nhà vua cho gọi cô tới và hỏi, tại sao cô lại làm những việc như vậy. Cô gái trả lời:
- Thưa bệ hạ, con đã thề nguyền, rằng con không bao giờ nói lộ ra chuyện đó - chuyện đau khổ của con, vì nói ra con sẽ mất mạng.
Nhà vua tìm cách ép buộc cô gái phải nói, nhưng chẳng biết gì thêm ngoài lời cô đã nói. Cuối cùng nhà vua bảo:
- Nếu con chẳng muốn kể cho ta nghe thì hãy kể nỗi khổ của con cho chiếc lò sưởi này nghe.
Nói xong, vua đi ra khỏi phòng. Cô gái tới gần chiếc lò sưởi, rồi than khóc kể hết nỗi lòng của mình:
- Giờ ta ngồi đây, bị bỏ rơi chỉ có một mình. Ta vốn là công chúa. Con thị nữ gian ác đã cưỡng bức bắt ta phải cởi quần áo công chúa cho nó, chính nó đã cướp chồng chưa cưới của ta. Ta phải làm mọi việc như một người chăn ngỗng. Nếu hoàng hậu mẹ ta mà biết chuyện này, bà sẽ rất đau lòng.
Nhà vua đứng bên ngoài tường lò sưởi, nhưng lắng nghe được hết những lời than vãn của cô gái. Nhà vua trở lại trong phòng và bảo cô gái lại phía mình. Cô được nhà vua ban cho quần áo công chúa. Như có phép lạ, cô gái giờ nom xinh đẹp biết bao. Nhà vua cho gọi hoàng tử tới và nói, cô dâu của chàng thực ra chỉ là một thị nữ - là cô dâu giả. Cô gái chăn ngỗng này mới là cô dâu đích thực.
Nhìn thấy cô dâu đích thực xinh đẹp và phúc hậu, lòng hoàng tử tràn ngập niềm vui. Bà con thân thuộc và toàn hoàng gia được mời tới dự yến tiệc. Hoàng tử ngồi cạnh công chúa trong yến tiệc. Cô dâu giả giờ đây bị mù mắt nên không thấy được cảnh trang hoàng lộng lẫy trong buổi yến tiệc.
Khi mọi người ăn uống vui vẻ, nhà vua ra một câu đố cho thị nữ kia, rằng một người lừa dối chủ của mình thì bị hình phạt gì. Nhà vua kể cho nghe từng sự việc. Kể xong, nhà vua hỏi:
- Loại người như vậy thì phải chịu hình phạt gì?
Cô dâu giả nói:
- Người đó đáng chịu hình phạt, lột trần truồng quẳng vào thùng trong có đóng đinh nhọn. Hai con ngựa trắng kéo thùng lăn trên các đường phố cho tới khi người đó chết mới thôi.
Nhà vua nói:
- Đúng đấy, chính ngươi đã tự kết án mình. Cứ chiếu theo cách đó mà trừng trị!
Bản án thực hiện xong. Hoàng tử cưới công chúa. Hai người trị vì đất nước trong hòa bình, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Egyszer egy királynénak váratlanul meghalt a férje, s attól fogva egyedül éldegélt a leányával. Teltek-múltak az évek; a királyné lassan megöregedett, a lány pedig gyönyörű hajadonná serdült. Szépségének messze földre elhatott a híre, úgyhogy egy szép napon követei útján megkérte a kezét egy távoli országban lakó királyfi; az öreg királyné meg, mert sok szépet és jót hallott a kérőről, odaígérte neki a lányát. Mikor aztán közelgett az esküvő ideje, és a menyasszonynak útra kellett kelnie abba a messzi országba, öreg édesanyja ellátta őt arannyal-ezüsttel, ékes serlegekkel, pompás ékszerekkel, egyszóval mindennel, amit egy királykisasszonnyal hozományba illik adni; aztán kiválasztotta szolgálólányai közül a legszebbiket, s azt komornának rendelte mellé.
- Te kísérd el a nagy úton - hagyta meg neki -, te add át a vőlegénynek.
És hátaslónak megkapták az udvari istálló két legjobb paripáját. A királylányét Faladának hívták, s olyan ló volt, hogy beszélni is tudott. Elkövetkezett a búcsú perce. Az öreg királyasszony bement a hálószobájába, szekrényéből elővett egy kis vászonkendőt, aztán belemetszett kiskésével az ujjába, s a kibuggyanó vérből három csöppet rácsöppentett a kendőcskére.
- Ezt tedd el jól, édes gyermekem - mondta, hasznát veszed majd az úton.
A királylány keblére rejtette a kendőcskét, megölelte, megcsókolta az édesanyját, felült a lovára és útnak indult, nyomában a komornájával. Jó órája lovagoltak, mikor a királylány megszomjazott a melegben. Oda szólt a komornának:
- Nálad van az aranypohárkám, ugyan szállj le, kérlek, merítsd tele a patakból, úgy ihatnám!
- Aki szomjas, szálljon le maga - felelte a komorna -, hajoljon a víz fölé, s igyék belőle; én bizony nem leszek senkinek a cselédje!
Szegény királylány majd elepedt a szomjúságtól; leszállt hát a lováról, lefeküdt a víz partján, ráhajolt a patakra, abból ivott, nem az aranypoharából.
- Istenem, istenem - suttogta közben, és a vércsöppek ráfelelték:
Anyád szíve, ha így látna,
bánatában megszakadna.
De a királylány egy zokszót sem ejtett, hanem mikor a szomját lecsillapította, szép szelíden felült a lovára, s mentek tovább. Ügettek megint egynéhány mérföldet, de mind melegebb lett, mind hevesebben tűzött a nap, a királylány ismét megszomjazott. Éppen egy folyóhoz értek; odafordult újra a komornájához:
- Szállj le, kérlek, hozz innom az aranypohárkámban.
De az most még fennhéjázóbban vágott vissza:
- Aki szomjas, igyék maga; én ugyan senkinek nem vagyok a cselédje!
A királylány ínyét égette a szomjúság; leszállt a lováról, lefeküdt a partra, ráhajolt a vízre, úgy ivott belőle, s közben felsóhajtott:
- Istenem, istenem!
A vércsöppek pedig újra ráfelelték:
Anyád szíve, ha így látna,
bánatában megszakadna.
A királykisasszony elbúsult, észre se vette nagy bújában, hogy kebléről egyszerre csak kicsusszan a vércseppes kendőcske, belehull a vízbe; ahogy belehullik nyomban elkapja az ár, s viszi, viszi messzebb, libegteti, megforgatja, lassan-lassan elmeríti. A komorna azonban mindezt látta a lova hátáról, és igen megörült, mert tudta: a királylányt nem védi már az édesanyja vére, tehet vele, amit akar, parancsolhat neki kénye-kedve szerint. Rá is ripakodott nyomban, ahogy fel akart ülni szegény a lovára:
- Menj csak félre onnét! Lovat cserélünk, mostantól fogva Falada az enyém, te meg ülsz az én gebémen!
Aztán keményen ráparancsolt, vesse le a királyi ruháját, s öltözzék az ő komornaruhájába, végül pedig megeskette a nagy égre hogy ha megérkeznek, a királyi udvarban egy árva szót sem szól senkinek a dologról. Annak, ami köztük történt, Faladán kívül nem is volt más tanúja, de az mindent látott, mindent megjegyzett magának. Így ügettek tovább, a komorna Faladán, az igazi menyasszony meg a másik lovon, míg csak a királyi kastélyhoz nem értek. Ott nagy örömmel fogadták őket. A királyfi elébük sietett, és lesegítette a komornát a lóról; hogyan is gondolhatta volna, hogy nem az az igazi menyasszony! Fölvonultak a lépcsőn, a királylánynak meg odalent kellett maradnia az udvaron.
A királyfi édesapja, az öreg király éppen kinézett az ablakon, és tüstént megakadt a szeme a királylányon. "Ej - gondolta -, de szép, de finom teremtés!" Azzal átment a fogadóterembe, hogy megtudakolja a menyasszonytól, kit hozott magával, s miért hagyta az udvaron.
- Útközben szedtem föl, hogy ne unatkozzam - felelte fitymálva a komorna. - Valami munkára kell fogni, ne lopja itt a napot.
- Jól van - mondta az öreg király -, van nekem egy ügyes kis libapásztorom, melléje adom segítségnek.
Ettől fogva ezzel a pásztorgyerekkel terelgette az igazi királykisasszony a libákat, a hamis menyasszony pedig ott kényeskedett, ott páváskodott a palotában. Jól érezte magát, élvezte a jómódot, és csak olyankor borult el, ha arra gondolt, hogy még utóbb megszólal egyszer az istállóban Falada, és elárulja a titkát. Ezért föltette magában, hogy akár így, akár úgy, de mindenképpen elpusztítja.
Rámosolygott hát egy szép napon a királyfira:
- Kedves férjem, szépen kérlek, tedd meg, amit kérek tőled!
- Szíves örömest! - felelte a királyfi. - Hadd hallom hát, mi a kívánságod.
- Semmi egyéb, mint hogy hívasd el a sintért, és vágasd el annak a lónak a nyakát, amelyiken idejöttem hozzád. Sok bosszúságom volt vele az úton.
A királyfi kiadta íziben a parancsot: legyen úgy, ahogy a felesége kívánja, s múljék ki a derék Falada a világból.
Híre futott a dolognak az egész udvarban, de még lent a majorban is, s nem kerülte el az igazi királylány fülét sem. Amikor reggel megjött a sintér, a libapásztorlány odasurrant hozzá, és így szólt:
- Egy aranyat adok neked, ha teljesíted a kérésemet. Ha levágtad a ló fejét, szögezd ki a város kapujába. Annak sötét boltja alatt terelem el reggel-este a libákat; ha felnézek, legalább a fejét hadd lássam szegény Faladának.
A sintérnek elkelt az egy arany; sajnálta is a lányt, hogy így búsul a ló után; megtette hát, amit kívánt: fogta a ló fejét, és jó erősen odaszögezte a kapualjba.
Másnap kora reggel, ahogy terelik kifelé a pásztorfiúval a libafalkát, elmenőben azt mondja a királylány:
Mivé lettél, paripácskám?!
S ráfelel a falon a lófej:
Menj csak, menj csak, szép királylány;
anyád szíve, ha így látna,
bánatában megszakadna.
Erre a királylány már nem szólt semmit, csak ment szép csendesen kifelé a városból, hajtotta, terelgette a libákat. Mikor kiértek a mezőre, leült a gyepre, kibontotta és fésülni kezdte a haját. Olyan volt az, mint a színarany, úgy omlott le zuhatagban a vállára, mint az arany napsugár. A pásztorfiú meg csak nézte, hogyan csillog-villog, és szeretett volna kitépni belőle egy szálat.
De a királylány észrevette a szándékát, és ahogy a haja felé kapott, mindjárt rákezdte:
Fújj, szelecske, fuvallj hát,
fújd le róla a sapkát,
hadd kergesse a réten,
míg a hajam kibontom, kefélem,
koszorúba fonom szépen.
Egyszeriben heves szél kerekedett, lefújta a fiú fejéről a sapkát, s olyan sebesen sodorta, hogy alig győzött szaladni utána. Végre elcsípte, de mire visszatért, a királylány már régen megfésülte, be is fonta a haját. A pásztorfiú mérgében szóba sem állt vele többet, duzzogva hátat fordított neki, s így őrizték a libákat, míg csak be nem esteledett.
Akkor hazamentek.
Másnap reggel, ahogy a sötét kapubolton áthaladtak, mondja megint a királylány:
Mivé lettél, paripácskám?!
S feleli megint a lófej:
Menj csak, menj csak, szép királylány;
anyád szíve, ha így látna,
bánatában megszakadna.
Kiértek a rétre, ott a lány leült a gyepre, s kezdte a haját bontogatni, a fiú meg odaugrott, hogy kirántson belőle egy szálat. De a lány gyorsan elkezdte:
Fújj, szelecske, fuvallj hát,
fújd le róla a sapkát,
hadd kergesse a réten,
míg a hajam kibontom, kefélem,
koszorúba fonom szépen.
S minden úgy történt, mint tegnap: suhant a szél, röpült a sapka, a fiú meg szaladt utána, s mire visszatért, a lány már régen megfésülte, befonta, koszorúba is kötötte a haját.
Ahogy leszállt az este, és hazaértek, ment a pásztorfiú nagy mérgesen egyenest az öreg királyhoz.
- Uram királyom - mondta -, én ezzel a lánnyal nem őrzöm tovább a libákat!
- S ugyan miért nem? - kérdezte az öreg király.
- Ej, hát egész álló nap csak bosszant!
Erre aztán az öreg király megparancsolta neki, mondja el rendre, mi történt, hogyan történt.
- Hát az úgy van, uram királyom - kezdte a fiú -, hogy amikor reggel tereljük kifelé a falkát a kapu alatt, van ott egy lófej, annak azt mondja:
Mivé lettél, paripácskám?!
A fej meg azt feleli rá, hogy:
Menj csak, menj csak, szép királylány;
anyád szíve, ha így látna,
bánatában megszakadna.
És elmondott szép sorjában mindent: milyen haja van a lánynak, hogyan hívja a szelet, és neki hogyan kell a sapkáját kergetnie a réten.
Az öreg király figyelmesen végighallgatta a fiú mondókáját, aztán meghagyta neki, hajtson csak ki másnap is úgy, ahogyan szokta. Hanem azon a reggelen ő maga jó korán fölkelt, s elbújt a sötét kapuboltban, hogy kihallgassa, mit beszél a lány a ló fejével. S úgy talált mindent, amint azt a fiú az előző estén elmondta neki. Megvárta, míg kiterelik a falkát a kapun; akkor aztán óvatosan utánuk lopakodott, behúzódott a mezőn egy bokorba, s onnét figyelte, mi történik.
A libák csakhamar szétszéledtek a legelőn, a pásztorlány meg leült a gyepre, és bontogatni kezdte csillogó-villogó haját. A fiú ott leskelődött a közelében, s alig várta, hogy egy óvatlan pillanatban kitéphessen egy szála: a hajából.
De alighogy egyet moccant, a lány nyelve máris úgy pergett, mint a rokka:
Fújj, szelecske, fuvallj hát,
fújd le róla a sapkát,
hadd kergesse a réten,
míg a hajam kibontom, kefélem,
koszorúba fonom szépen.
A szél tüstént fölkerekedett, lekapta a sapkát, s vitte, görgette a mezőn, a pásztorfiú futhatott utána, ahogyan csak a lába bírta. A lány meg azalatt megfésülte, befonta, föltűzte koszorúba a haját.
Az öreg király jól megnézte magának a dolgot, s mikor este hazatért a libafalka, leküldött az udvarba a pásztorlányért, és maga elé hívatta.
- Édes lányom, mindent tudok; hallottam, mit beszéltél a ló fejével; azt is hallottam, mit parancsoltál a szélnek. Most aztán mondd meg nékem, mi dolog ez, mit jelentsen.
- Jaj - felelte a lány -, én azt Fölségednek el nem árulhatom, bajomról senkinek nem panaszkodhatom, erről esküt tettem a nagy égre!
A király egy ideig unszolta, de mert többet egy árva szót sem tudott kihúzni belőle, végül is gondolt egyet, s azt mondta neki:
- Jól van, ha nekem nem mondhatod el, ott a kályha, bújj bele, sírd el annak a szíved bánatát!
Azzal sarkon fordult, és ott hagyta, de kint a folyosón megállt a kályhalyuknál, odahajtotta a fülét, s mind kileste, mit mond a lány odabent. Mert az, alighogy magára maradt, bekuporodott a kályhába, és keserves sírással sorjázni kezdte a búját-baját.
- Jaj nekem, szegény királylánynak, magam vagyok az életben, nincs pártfogóm senki a világon! Megölték a lovamat, elvették a ruhámat, elcsalták tőlem a vőlegényemet; trónuson pompázik a komornám, én meg őrizhetem künn a réten a libákat! Szegény édesanyám, ha tudnád, mi sorsra jutottam, szíved szakadna meg bánatodban!
Az öreg király, ahogy ezt meghallotta, tüstént szolgálókat hívatott, és megparancsolta nekik, öltöztessék fel a lányt a legszebb ruhába; aztán sietett a fiához, s elmondta neki, hogy akit a menyasszonyának hitt, csak ege álnok komorna, az igazi menyasszony pedig libapásztorlány volt eddig. A királyfi alig hitt a fülének. Ment apjával a trónterembe, s ott majd elámult a csodálkozástól, amint meglátta a lány sugárzó szépségét, nyájas-szelíd arcát. De az öreg király egyelőre mindenkinek hallgatást parancsolt; a komornából lett királynénak úgy kellett jelenteni a dolgot, hogy egy idegen királylány jött vendégségbe, fáradt a nagy úttól, lepihent egy kicsit; de este nagy lakomát rendeznek a tiszteletére, s azon majd találkoznak. Estére egybe is gyűlt az ebédlőterembe a király minden jó barátja és a. ország valamennyi számottevő embere. Az asztalfőn a királyfi ült, mellette egyfelől a királylány, másfelől a komorna; de a komorna nem ismerte meg a királylányt. Mikor már eleget ettek-ittak, s jókedvre kerekedtek, egyszer csak fölállt az öreg király, és csendet intett.
- Kedves vendégeim - szólt -, mondjátok meg nekem, mit érdemel az olyan hűtlen szolgáló, aki úgy bánik a gazdáival, ahogyan én most előtökbe adom.
Azzal elmondta töviről hegyire az egész történetet. A vendégek csodálkoztak, tanakodtak, egyik-másik hitetlenkedett is: ilyen álnok szolgáló mondták - talán nincs is a világon. De még mielőtt bárki nyilatkozott volna, megszólalt a királyfi balján a komorna, mert hát egy pillanatig sem gondolta volna, hogy az öreg király tudja a titkát.
- Bizony az ilyen megérdemli - mondta mosolyogva -, hogy szégyen szemre világgá kergessék!
- Magad fölött ítélkeztél - szólt az öreg király -, ez legyen hát a sorsod!
Így is történt; a királyfi pedig feleségül vette az igazi királylányt, hét országra szóló lakodalmat csaptak, és boldogan éltek, míg meg nem haltak.