Cô gái chăn ngỗng


De ganzenhoedster


Ngày xưa có bà hoàng hậu tuổi đã cao, chồng mất sớm. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi công chúa lớn lên, nàng được mẹ hứa gả cho một hoàng tử ở một đất nước rất xa xôi. Thấm thoắt đã đến ngày kết hôn, công chúa phải lên đường tới vương quốc xa lạ. Hoàng hậu cho nàng rất nhiều đồ dùng, đồ trang sức quí giá bằng vàng, bằng bạc, ngọc… làm của hồi môn mà một công chúa phải có, vì hoàng hậu rất thương yêu con. Hoàng hậu còn cho một thị nữ đi cùng để giao cô dâu đến tận tay chú rể. Mỗi người cưỡi một con ngựa, con ngựa công chúa cưỡi tên là Phalađa, nó biết nói.
Tới giờ phút chia tay, hoàng hậu cầm một con dao nhỏ tới phòng ngủ của mình, dùng dao cứa ngón tay của mình cho máu chảy ra ba giọt, rơi xuống một mảnh vải trắng, sau đó bà giao mảnh vải trắng cho con và dặn dò:
- Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, trên đường đi nó sẽ giúp ích cho con!
Hai mẹ con buồn bã chia tay nhau. Công chúa dắt mảnh vải trắng ở ngực, lên ngựa để phi tới đất nước của người chồng chưa cưới.
Sau khi đi được khoảng một tiếng, công chúa cảm thấy nóng nực, khát nước, bèn bảo thị nữ:
- Em xuống ngựa, mang chiếc cốc vàng của ta ra suối múc ít nước lên đây. Ta muốn uống một chút!
Thị nữ nói:
- Nếu cô khát thì tự mình đi xuống mà uống. Tôi không phải người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên đành phải tự xuống ngựa để tới bên bờ suối, nàng đành phải cúi xuống để uống. Nàng kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Khi đó ba giọt máu trả lời:
- Nếu mẹ nàng biết được việc này thì hẳn lòng bà tan nát lắm!
Nhưng nàng công chúa đó có trái tim kiên nhẫn, nàng chẳng nói năng gì, lại lên ngựa. Họ đi được mấy dặm đường dưới cái nắng nóng như thiêu như đốt thì nàng lại khát nước. Khi hai người tới bờ một con sông, nàng lại gọi thị nữ:
- Em hãy xuống ngựa, dùng chiếc cốc vàng lấy cho ta một chút nước uống!
Nàng nói như vậy, vì đã quên những lời độc địa của nàng hầu.
Nhưng ả thị nữ càng ngạo mạn vô lễ hơn, nói:
- Cô muốn uống thì tự đi mà uống. Tôi đâu phải là người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên lại phải xuống ngựa, cúi xuống dòng sông nước chảy, vừa khóc, vừa kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Ba giọt máu nghe thấy thế, liền nói:
- Việc này, nếu mẹ nàng biết, lòng bà sẽ tan nát lắm!
Nàng cúi sát xuống dòng sông đang chảy mà uống nước, trong lòng vô cùng sợ hãi. Mảnh vải trắng có thấm ba giọt máu từ trong ngực nàng tuột ra, rơi xuống nước, trôi đi mà nàng chẳng biết. Nhưng ả thị nữ thì nhìn thấy và rất mừng về điều đó, vì ả càng có thể sai khiến công chúa nhiều hơn. Công chúa mất đi ba giọt máu ấy thì càng trở nên bất lực, yếu ớt. Khi công chúa lại định cưỡi lên con ngựa có tên là Phalada thì ả thị nữ bảo:
- Tôi cưỡi Phalada, con ngựa già là của cô!
Công chúa chỉ còn cách nhẫn chịu làm như vậy. Sau đó, ả thị nữ lại thô bạo ra lệnh cho nàng phải cởi bộ trang phục công chúa của nàng ra, mặc bộ quần áo cũ kỹ của ả vào và buộc nàng phải thề rằng: khi tới hoàng cung, nàng không được nói với bất cứ ai về việc này. Nếu nàng không chịu thề như vậy, thì nàng sẽ bị ả giết chết ngay lập tức. Phalada đã nhìn thấy và nghe tất cả. Sau đó, ả thị nữ cưỡi Phalada, còn cô dâu thật thì lại cưỡi con ngựa tồi. Hai người cứ như vậy đi cũng tới được hoàng cung. Mọi người vui mừng khi họ tới nơi. Hoàng tử chạy ra đón họ, đỡ ả thị nữ xuống ngựa, vì chàng cứ tưởng đó là vợ chưa cưới của mình. Ả thị nữ được đón vào đại sảnh, còn cô dâu thật phải đứng ở ngoài. Vua cha đứng bên cửa sổ nhìn ra thấy cô gái đứng dưới sân đẹp, duyên dáng dễ mến. Nhà vua ra đại sảnh hỏi cô gái, người đi cùng với cô là ai mà lại đứng ở ngoài sân.
- Dọc đường con đã thu nạp cô ta để đi cùng. Xin cha cứ giao cho cô giúp việc ấy một việc gì đó.
Nhà vua cũng chẳng có việc gì để giao cho cô. Nhà vua bảo:
- Để cô ta giúp người chăn ngỗng vậy, người đó tên là Kũrdchen (bánh xe con).
Cô dâu thật đành phải đi phụ giúp người chăn ngỗng. Ngay sau đó, cô dâu giả nói với hoàng tử:
- Chàng yêu quý của em, chàmg làm giúp em việc này nhé!
Hoàng tử đáp:
- Anh sẵn lòng làm ngay!
- Chàng hãy cho đồ tể tới giết con ngựa mà em cưỡi, dọc đường nó làm em hết sức bực tức.
Thực ra cô ta sợ con ngựa sẽ nói hết những điều đã xảy ra với công chúa. Ngựa Fallada trung thành bị giết chết. Tin ấy tới tai công chúa. Công chúa hứa cho người đồ tể một đồng vàng nếu anh ta làm giúp một việc. Cổng thành phố rất lớn, nhưng lại tối om. Sáng và chiều hàng ngày công chúa đều lùa đàn ngỗng đi qua. Đồ tể chỉ cần treo đầu ngựa ở cổng thành để công chúa thường xuyên nhìn thấy.
Đồ tể hứa sẽ chặt đầu ngựa treo lên cổng thành.
Một sáng tinh mơ, công chúa và Kũdchen lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành, công chúa nói với đầu ngựa:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư.
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Công chúa lặng lẽ qua cổng thành, hai người lùa đàn ngỗng ra cánh đồng. Tới nơi, công chúa ngồi xuống, rũ mái tóc ra. Tóc nàng vàng óng như vàng ròng. Kũdchen nhìn mái tóc vàng óng thì muốn nhổ vài sợi. Công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Nàng vừa nói xong thì một cơn gió mạnh thổi mũ của Kũdchen bay trên cánh đồng làm Kũdchen phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Anh ta không lấy được sợi tóc nào. Kũdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Cả hai im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối thì lùa chúng về nhà.
Sáng sớm ngày hôm sau, họ vẫn lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành. Công chúa nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Phalada trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Ra tới cánh đồng, công chúa ngồi xuống chải tóc. Kũrdchen chạy lại tính nắm lấy tóc, công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Kũrdchen không lấy được một sợi tóc nào. Kũrdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Họ im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối.
Khi cả hai về tới nhà, Kũrdchen tới nói với nhà vua:
- Con không muốn đi chăn ngỗng cùng với cô gái ấy nữa.
Nhà vua hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
- Tại cô ta làm con bực mình suốt cả ngày.
Vua bảo Kũrdchen kể cho biết lý do tại sao. Kũrdchen nói:
- Sáng nào cũng vậy, khi chúng con lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành có treo cái đầu ngựa thì cô gái lại nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Rồi Kũrdchen kể tiếp chuyện trên bãi cỏ chăn ngỗng và cả chuyện gió cuốn đi chiếc mũ làm chàng phải chạy theo.
Nhà vua ra lệnh, Kũrdchen ngày mai vẫn phải đi chăn ngỗng. Còn chính nhà vua sẽ nấp sau cổng thành để nghe xem cô gái nói những gì với đầu ngựa Phalada. Rồi sau đó nhà vua cũng ra cánh đồng cỏ ẩn ở trong một bụi gai. Lúc này, nhà vua tận mắt thấy cô gái và Kũrdchen chăn ngỗng như thế nào. Một lúc sau thì nhà vua thấy cô gái ngồi xõa mái tóc vàng óng, cô gái nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
Cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen,
Để ta chải và bện tóc
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo một quãng xa. Trong lúc đó cô gái ngồi chải và bện tóc. Nhà vua tận mắt thấy mọi việc. Ngay sau đó nhà vua trở về hoàng cung. Tối đến, khi cô gái chăn ngỗng trở về, nhà vua cho gọi cô tới và hỏi, tại sao cô lại làm những việc như vậy. Cô gái trả lời:
- Thưa bệ hạ, con đã thề nguyền, rằng con không bao giờ nói lộ ra chuyện đó - chuyện đau khổ của con, vì nói ra con sẽ mất mạng.
Nhà vua tìm cách ép buộc cô gái phải nói, nhưng chẳng biết gì thêm ngoài lời cô đã nói. Cuối cùng nhà vua bảo:
- Nếu con chẳng muốn kể cho ta nghe thì hãy kể nỗi khổ của con cho chiếc lò sưởi này nghe.
Nói xong, vua đi ra khỏi phòng. Cô gái tới gần chiếc lò sưởi, rồi than khóc kể hết nỗi lòng của mình:
- Giờ ta ngồi đây, bị bỏ rơi chỉ có một mình. Ta vốn là công chúa. Con thị nữ gian ác đã cưỡng bức bắt ta phải cởi quần áo công chúa cho nó, chính nó đã cướp chồng chưa cưới của ta. Ta phải làm mọi việc như một người chăn ngỗng. Nếu hoàng hậu mẹ ta mà biết chuyện này, bà sẽ rất đau lòng.
Nhà vua đứng bên ngoài tường lò sưởi, nhưng lắng nghe được hết những lời than vãn của cô gái. Nhà vua trở lại trong phòng và bảo cô gái lại phía mình. Cô được nhà vua ban cho quần áo công chúa. Như có phép lạ, cô gái giờ nom xinh đẹp biết bao. Nhà vua cho gọi hoàng tử tới và nói, cô dâu của chàng thực ra chỉ là một thị nữ - là cô dâu giả. Cô gái chăn ngỗng này mới là cô dâu đích thực.
Nhìn thấy cô dâu đích thực xinh đẹp và phúc hậu, lòng hoàng tử tràn ngập niềm vui. Bà con thân thuộc và toàn hoàng gia được mời tới dự yến tiệc. Hoàng tử ngồi cạnh công chúa trong yến tiệc. Cô dâu giả giờ đây bị mù mắt nên không thấy được cảnh trang hoàng lộng lẫy trong buổi yến tiệc.
Khi mọi người ăn uống vui vẻ, nhà vua ra một câu đố cho thị nữ kia, rằng một người lừa dối chủ của mình thì bị hình phạt gì. Nhà vua kể cho nghe từng sự việc. Kể xong, nhà vua hỏi:
- Loại người như vậy thì phải chịu hình phạt gì?
Cô dâu giả nói:
- Người đó đáng chịu hình phạt, lột trần truồng quẳng vào thùng trong có đóng đinh nhọn. Hai con ngựa trắng kéo thùng lăn trên các đường phố cho tới khi người đó chết mới thôi.
Nhà vua nói:
- Đúng đấy, chính ngươi đã tự kết án mình. Cứ chiếu theo cách đó mà trừng trị!
Bản án thực hiện xong. Hoàng tử cưới công chúa. Hai người trị vì đất nước trong hòa bình, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er leefde eens een oude koningin wier gemaal reeds lang geleden gestorven was en zij had een mooie dochter. Deze groeide op en werd bestemd voor een koningszoon die in een ver land woonde. Toen de tijd gekomen was, dat zij in het huwelijk zouden treden en het kind op reis moest naar het onbekende land, pakte de oude koningin veel kostbaar huisraad en edelsmeedwerk voor haar in: goud en zilver, bekers en sieraden, kortom alles wat maar tot een koninklijke bruidsschat behoort, want zij had haar kind van harte lief. Ook gaf zij haar een kamenier mee, die mee moest rijden en de bruid aan de bruidegom moest overdragen en elk kreeg een paard voor de reis, maar het paard voor de koningsdochter heette Falada en kon spreken. Toen het nu tijd was om afscheid te nemen, ging de oude moeder naar haar slaapkamer, nam een mesje en sneed daarmee in haar vinger, zodat het bloedde; daarop hield zij er een wit lapje onder en liet er drie druppels bloed op vallen, gaf het aan haar dochter en sprak: "Lief kind, bewaar dit goed, je zult het onderweg nodig hebben."
Zo namen zij bedroefd afscheid van elkaar; het lapje borg de koningsdochter op haar hart, zij besteeg haar paard en trok weg naar haar bruidegom. Toen zij een uur gereden hadden, kreeg zij een brandende dorst en sprak tot haar kamenier: "Stijg af en schep water uit de beek met de beker die je voor mij hebt meegenomen; ik wil graag wat drinken." - "Als u dorst hebt," sprak de kamenier, "kom dan zelf maar van uw paard af, ga maar bij het water liggen en drink; ik heb geen zin om uw dienstmaagd te zijn." Toen steeg de koningsdochter af, omdat zij zo'n dorst had, bukte zich over het water van de beek en dronk en zij mocht niet uit haar gouden beker drinken. Toen sprak zij: "Ach, God," en de drie bloeddruppels antwoordden: "Als dat uw moeder weten zou, van smart haar harte breken zou." Maar de koningsbruid was deemoedig, zei niets en besteeg weer haar paard. Zo reden zij ettelijke mijlen verder, maar het was een warme dag, de zon stak en weldra had zij weer dorst. Daar zij nu aan stromend water kwamen, zei zij nog eens tegen haar kamenier: "Stijg af en geef mij uit mijn gouden beker te drinken," want zij was de boze woorden al lang weer vergeten. De kamenier sprak echter nog hoogmoediger: "Als u wilt drinken, dan drinkt u maar, ik heb geen zin om uw dienstmaagd te zijn." Toen steeg de koningsdochter af om haar hevige dorst te lessen, knielde bij het stromende water, schreide en sprak: "Ach, God," en de bloeddruppels antwoordden wederom: "Als dat uw moeder weten zou, van smart haar harte breken zou." En terwijl zij zo dronk en zich diep voorover boog, viel het lapje met de drie bloeddruppels uit haar keurslijfje en werd door de stroom meegevoerd zonder dat zij het in haar benauwenis merkte. De kamenier echter had toegekeken en was blij dat zij de bruid in haar macht kreeg: want nu deze de bloeddruppels verloren had, was zij zwak en machteloos geworden. Toen zij nu haar paard, dat Falada heette, weer wilde bestijgen, zei de kamenier: "Op Falada hoor ik te zitten en jij op mijn beest," en dat moest zij zich laten welgevallen. Toen beval de kamenier haar met bitse woorden haar koninklijke kleren uit te trekken en haar eenvoudige aan te doen en tenslotte moest zij onder de open hemel zweren dat zij er aan het koninklijk hof geen mens iets van zou zeggen; en als zij deze eed niet afgelegd had, zou zij meteen gedood zijn. Maar Falada zag dat alles en lette goed op.
De kamenier besteeg nu Falada en de echte bruid ging op het slechte paard zitten en zo trokken zij verder tot zij eindelijk het koninklijk slot bereikten. Daar was grote vreugde over hun aankomst en de koningszoon snelde hen tegemoet, tilde de kamenier van het paard en dacht dat zij zijn gemalin was: zij werd de trap opgeleid, maar de echte koningsdochter moest beneden blijven staan. De oude koning keek juist uit het raam, en zag haar op het slotplein staan wachten en hij zag ook hoe fijn gebouwd zij was, en hoe teer en hoe mooi: hij ging meteen naar het koninklijk vertrek en vroeg de bruid naar het meisje dat zij bij zich had, en dat daar beneden op het voorplein stond en wie dat eigenlijk was?
"Die heb ik onderweg meegenomen als gezelschap; geef die meid wat te doen, zodat zij niet loopt te luieren." Maar de oude koning had geen werk voor haar en wist niets anders te zeggen dan: "Ik heb nog zo'n jongetje, dat de ganzen hoedt, die kan zij wel helpen." De jongen heette Koertje en hem moest de echte bruid nu helpen de ganzen te hoeden.
Weldra echter zei de valse bruid tot de jonge koning: "Liefste gemaal, ik vraag u vriendelijk mij een genoegen te willen doen." Hij antwoordde: "Dat wil ik graag." - "Wel, laat dan de vilder komen en laat dat paard waarop ik hier naar toe ben gereden de kop afhakken, omdat het mij onderweg veel last bezorgd heeft." Maar in werkelijkheid was zij bang dat het paard zou vertellen, hoe zij met de koningsdochter was omgesprongen. Nu was het zover gekomen dat de trouwe Falada moest sterven; toen kwam het ook de echte koningsdochter ter ore en zij beloofde de vilder in het geheim dat zij hem een geldstuk zou geven, als hij haar een kleine dienst wilde bewijzen. In de stad was een grote donkere poort, waar zij 's avonds en 's morgens met de ganzen door moest; zou hij in die donkere poort Falada's hoofd op willen hangen, zodat zij hem dan dagelijks een paar maal kon zien? De vildersknecht beloofde dit te zullen doen, sloeg het hoofd af en spijkerde het vast onder de donkere poort.
Als zij 's morgens vroeg met Koertje de ganzen door de poort naar buiten dreef, sprak zij in het voorbijgaan:
"Ach Falada, hoe hangt ge daar,"
waarop het hoofd antwoordde:
"Ach koningsbruid, hoe gaat ge daar,
Als dat uw moeder weten zou
Van smart haar harte breken zou."
En dan trok zij stil verder de stad uit en zij dreven de ganzen naar het veld. Op de weide aangekomen, ging zij zitten en maakte haar haar los, dat van louter goud was. Koertje zag met bewondering, hoe het glansde en wilde er een paar haren uittrekken. Toen sprak zij:
"Waaie, waaie windje
Pak Koertje z'n hoedje
Jaag hem er achteraan,
Tot ik met kammen, vlechten
En kappen heb gedaan."
En toen stak er zo'n harde wind op, dat Koertje zijn hoedje heel ver wegwoei en hij het moest nalopen. Toen hij terugkwam, was zij klaar met kammen en kappen en kon hij geen haar meer te pakken krijgen. Toen was Koertje boos en sprak niet met haar; en zo hoedden zij de ganzen tot de avond viel en toen gingen zij naar huis.
Toen zij de volgende morgen weer door de donkere poort gingen, sprak het meisje:
"Ach Falada, hoe hangt ge daar."
En Falada antwoordde:
"Ach koningsbruid, hoe gaat ge daar,
Als dat uw moeder weten zou,
Van smart haar harte breken zou."
En buiten ging zij weer op de wei zitten en begon haar haren te kammen en Koertje kwam aanhollen en probeerde ze te grijpen, maar zij sprak snel:
"Waaie, waaie windje
Pak Koertje z'n hoedje
Jaag hem er achteraan,
Tot ik met kammen, vlechten
En kappen heb gedaan."
Toen woei de wind en blies het hoedje van zijn hoofd, ver weg, zodat Koertje er achteraan moest; en toen hij terug kwam, was zij allang klaar met haar haar en hij kon niet één haartje te pakken krijgen; en zo hoedden zij de ganzen tot het avond werd.
Maar toen zij 's avonds thuisgekomen waren, ging Koertje naar de oude koning en zei: "Met dat meisje wil ik niet langer de ganzen hoeden." - "Waarom niet?" vroeg de oude koning. "Ach, zij plaagt mij de hele dag." Toen beval de oude koning hem te vertellen wat er dan tussen hen beiden voorviel. Toen zei Koertje: "Als wij 's morgens met de troep ganzen door de donkere poort gaan, dan hangt daar de kop van zo'n peerd aan de muur en daar zegt zij tegen:
'Ach Falada, hoe hangt ge daar,'
en dan antwoordt dat hoofd:
'Ach koningsbruid, hoe gaat ge daar.
Als dat uw moeder weten zou,
Van smart haar harte breken zou.'"
En zo vertelde Koertje verder wat er op de ganzenweide gebeurde en hoe hij daar in de wind achter zijn hoedje moest aanhollen.
De oude koning beval hem de volgende dag weer de ganzen naar buiten te drijven en zodra het ochtend was, ging hij zelf achter de donkere poort staan en hoorde daar hoe zij met het hoofd van Falada sprak. Daarop ging hij haar ook achterna naar buiten en verborg zich achter een struik op de wei. Daar zag hij weldra met eigen ogen hoe de ganzenhoedster en de ganzenjongen de troep de wei opdreven en hoe zij na een poosje ging zitten en haar haren, die stralend glansden, los vlocht. Meteen sprak zij weer:
"Waaie, waaie windje
Pak Koertje z'n hoedje
Jaag hem er achteraan,
Tot ik met kammen, vlechten
En kappen heb gedaan."
Daar kwam een windstoot die Koertje zijn hoedje meenam, zodat hij ver moest hollen en het meisje kamde en vlocht haar lokken stilletjes verder. En dat alles zag de oude koning. Daarop ging hij onopgemerkt terug en toen 's avonds de ganzenhoedster thuis kwam, nam hij haar terzijde en vroeg waarom ze dit alles zo deed? "Dat mag ik u niet zeggen en ik mag ook aan niemand mijn leed klagen, want dat heb ik onder de open hemel gezworen, omdat ik anders om het leven gebracht zou zijn." Hij trachtte haar over te halen en liet haar niet met rust, maar hij kon niets uit haar krijgen. Toen sprak hij: "Als je mij niets wilt zeggen, klaag dan die ijzeren kachel daar je leed," en hij ging weg. Toen kroop zij in de ijzeren kachel, begon te jammeren en te schreien, stortte haar hart uit en sprak: "Daar zit ik nu, door de hele wereld verlaten, hoewel ik toch een koningsdochter ben. Een valse kamenier heeft mij met geweld gedwongen mijn koninklijke gewaden af te leggen en heeft mijn plaats bij mijn bruidegom ingenomen en ik moet als ganzenhoedster nederige diensten verrichten. Als dat mijn moeder weten zou, van smart haar harte breken zou." De oude koning stond echter bij de opening van de kachelpijp te luisteren en hoorde wat zij sprak. Toen kwam hij weer binnen en beval haar uit de kachel te komen. Toen werden haar koninklijke kleren aangetrokken en het was een wonder zo mooi als zij was. De oude koning riep zijn zoon bij zich en onthulde dat hij de valse bruid had, die maar een kamenier was, maar dat de echte hier stond en dat was de gewezen ganzenhoedster. De jonge koning was zielsgelukkig toen hij haar schoonheid en deugd zag en er werd een grote maaltijd aangericht, waarvoor alle hovelingen en goede vrienden werden uitgenodigd. Aan het hoofd van de tafel zat de bruidegom met de koningsdochter aan zijn ene en de kamenier aan zijn andere zijde, maar de kamenier was verblind en herkende de andere niet meer in haar stralende tooi. Toen zij nu gegeten en gedronken hadden en welgemoed waren, gaf de oude koning de kamenier een raadsel op: wat heeft iemand verdiend die haar heer zo en zo bedrogen heeft, en hij vertelde daarop het hele verhaal en vroeg: "Welk vonnis heeft zo iemand verdiend?" Daarop sprak de valse bruid: "Zo iemand verdient niet beter dan spiernaakt uitgekleed en in een vat gestopt te worden, dat van binnen met scherpe spijkers is beslagen: en dan moeten er twee witte paarden voor gespannen worden, die haar door de straten moeten slepen tot zij dood is." - "Dat ben jij," sprak de oude koning, "je hebt je eigen oordeel geveld en zo zal het met je gaan." En toen dit vonnis voltrokken was, trad de jonge koning in het huwelijk met zijn echte bruid en beiden regeerden hun rijk in vrede en gelukzaligheid.