Cô gái chăn ngỗng


Гусятница


Ngày xưa có bà hoàng hậu tuổi đã cao, chồng mất sớm. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi công chúa lớn lên, nàng được mẹ hứa gả cho một hoàng tử ở một đất nước rất xa xôi. Thấm thoắt đã đến ngày kết hôn, công chúa phải lên đường tới vương quốc xa lạ. Hoàng hậu cho nàng rất nhiều đồ dùng, đồ trang sức quí giá bằng vàng, bằng bạc, ngọc… làm của hồi môn mà một công chúa phải có, vì hoàng hậu rất thương yêu con. Hoàng hậu còn cho một thị nữ đi cùng để giao cô dâu đến tận tay chú rể. Mỗi người cưỡi một con ngựa, con ngựa công chúa cưỡi tên là Phalađa, nó biết nói.
Tới giờ phút chia tay, hoàng hậu cầm một con dao nhỏ tới phòng ngủ của mình, dùng dao cứa ngón tay của mình cho máu chảy ra ba giọt, rơi xuống một mảnh vải trắng, sau đó bà giao mảnh vải trắng cho con và dặn dò:
- Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, trên đường đi nó sẽ giúp ích cho con!
Hai mẹ con buồn bã chia tay nhau. Công chúa dắt mảnh vải trắng ở ngực, lên ngựa để phi tới đất nước của người chồng chưa cưới.
Sau khi đi được khoảng một tiếng, công chúa cảm thấy nóng nực, khát nước, bèn bảo thị nữ:
- Em xuống ngựa, mang chiếc cốc vàng của ta ra suối múc ít nước lên đây. Ta muốn uống một chút!
Thị nữ nói:
- Nếu cô khát thì tự mình đi xuống mà uống. Tôi không phải người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên đành phải tự xuống ngựa để tới bên bờ suối, nàng đành phải cúi xuống để uống. Nàng kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Khi đó ba giọt máu trả lời:
- Nếu mẹ nàng biết được việc này thì hẳn lòng bà tan nát lắm!
Nhưng nàng công chúa đó có trái tim kiên nhẫn, nàng chẳng nói năng gì, lại lên ngựa. Họ đi được mấy dặm đường dưới cái nắng nóng như thiêu như đốt thì nàng lại khát nước. Khi hai người tới bờ một con sông, nàng lại gọi thị nữ:
- Em hãy xuống ngựa, dùng chiếc cốc vàng lấy cho ta một chút nước uống!
Nàng nói như vậy, vì đã quên những lời độc địa của nàng hầu.
Nhưng ả thị nữ càng ngạo mạn vô lễ hơn, nói:
- Cô muốn uống thì tự đi mà uống. Tôi đâu phải là người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên lại phải xuống ngựa, cúi xuống dòng sông nước chảy, vừa khóc, vừa kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Ba giọt máu nghe thấy thế, liền nói:
- Việc này, nếu mẹ nàng biết, lòng bà sẽ tan nát lắm!
Nàng cúi sát xuống dòng sông đang chảy mà uống nước, trong lòng vô cùng sợ hãi. Mảnh vải trắng có thấm ba giọt máu từ trong ngực nàng tuột ra, rơi xuống nước, trôi đi mà nàng chẳng biết. Nhưng ả thị nữ thì nhìn thấy và rất mừng về điều đó, vì ả càng có thể sai khiến công chúa nhiều hơn. Công chúa mất đi ba giọt máu ấy thì càng trở nên bất lực, yếu ớt. Khi công chúa lại định cưỡi lên con ngựa có tên là Phalada thì ả thị nữ bảo:
- Tôi cưỡi Phalada, con ngựa già là của cô!
Công chúa chỉ còn cách nhẫn chịu làm như vậy. Sau đó, ả thị nữ lại thô bạo ra lệnh cho nàng phải cởi bộ trang phục công chúa của nàng ra, mặc bộ quần áo cũ kỹ của ả vào và buộc nàng phải thề rằng: khi tới hoàng cung, nàng không được nói với bất cứ ai về việc này. Nếu nàng không chịu thề như vậy, thì nàng sẽ bị ả giết chết ngay lập tức. Phalada đã nhìn thấy và nghe tất cả. Sau đó, ả thị nữ cưỡi Phalada, còn cô dâu thật thì lại cưỡi con ngựa tồi. Hai người cứ như vậy đi cũng tới được hoàng cung. Mọi người vui mừng khi họ tới nơi. Hoàng tử chạy ra đón họ, đỡ ả thị nữ xuống ngựa, vì chàng cứ tưởng đó là vợ chưa cưới của mình. Ả thị nữ được đón vào đại sảnh, còn cô dâu thật phải đứng ở ngoài. Vua cha đứng bên cửa sổ nhìn ra thấy cô gái đứng dưới sân đẹp, duyên dáng dễ mến. Nhà vua ra đại sảnh hỏi cô gái, người đi cùng với cô là ai mà lại đứng ở ngoài sân.
- Dọc đường con đã thu nạp cô ta để đi cùng. Xin cha cứ giao cho cô giúp việc ấy một việc gì đó.
Nhà vua cũng chẳng có việc gì để giao cho cô. Nhà vua bảo:
- Để cô ta giúp người chăn ngỗng vậy, người đó tên là Kũrdchen (bánh xe con).
Cô dâu thật đành phải đi phụ giúp người chăn ngỗng. Ngay sau đó, cô dâu giả nói với hoàng tử:
- Chàng yêu quý của em, chàmg làm giúp em việc này nhé!
Hoàng tử đáp:
- Anh sẵn lòng làm ngay!
- Chàng hãy cho đồ tể tới giết con ngựa mà em cưỡi, dọc đường nó làm em hết sức bực tức.
Thực ra cô ta sợ con ngựa sẽ nói hết những điều đã xảy ra với công chúa. Ngựa Fallada trung thành bị giết chết. Tin ấy tới tai công chúa. Công chúa hứa cho người đồ tể một đồng vàng nếu anh ta làm giúp một việc. Cổng thành phố rất lớn, nhưng lại tối om. Sáng và chiều hàng ngày công chúa đều lùa đàn ngỗng đi qua. Đồ tể chỉ cần treo đầu ngựa ở cổng thành để công chúa thường xuyên nhìn thấy.
Đồ tể hứa sẽ chặt đầu ngựa treo lên cổng thành.
Một sáng tinh mơ, công chúa và Kũdchen lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành, công chúa nói với đầu ngựa:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư.
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Công chúa lặng lẽ qua cổng thành, hai người lùa đàn ngỗng ra cánh đồng. Tới nơi, công chúa ngồi xuống, rũ mái tóc ra. Tóc nàng vàng óng như vàng ròng. Kũdchen nhìn mái tóc vàng óng thì muốn nhổ vài sợi. Công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Nàng vừa nói xong thì một cơn gió mạnh thổi mũ của Kũdchen bay trên cánh đồng làm Kũdchen phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Anh ta không lấy được sợi tóc nào. Kũdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Cả hai im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối thì lùa chúng về nhà.
Sáng sớm ngày hôm sau, họ vẫn lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành. Công chúa nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Phalada trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Ra tới cánh đồng, công chúa ngồi xuống chải tóc. Kũrdchen chạy lại tính nắm lấy tóc, công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Kũrdchen không lấy được một sợi tóc nào. Kũrdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Họ im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối.
Khi cả hai về tới nhà, Kũrdchen tới nói với nhà vua:
- Con không muốn đi chăn ngỗng cùng với cô gái ấy nữa.
Nhà vua hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
- Tại cô ta làm con bực mình suốt cả ngày.
Vua bảo Kũrdchen kể cho biết lý do tại sao. Kũrdchen nói:
- Sáng nào cũng vậy, khi chúng con lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành có treo cái đầu ngựa thì cô gái lại nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Rồi Kũrdchen kể tiếp chuyện trên bãi cỏ chăn ngỗng và cả chuyện gió cuốn đi chiếc mũ làm chàng phải chạy theo.
Nhà vua ra lệnh, Kũrdchen ngày mai vẫn phải đi chăn ngỗng. Còn chính nhà vua sẽ nấp sau cổng thành để nghe xem cô gái nói những gì với đầu ngựa Phalada. Rồi sau đó nhà vua cũng ra cánh đồng cỏ ẩn ở trong một bụi gai. Lúc này, nhà vua tận mắt thấy cô gái và Kũrdchen chăn ngỗng như thế nào. Một lúc sau thì nhà vua thấy cô gái ngồi xõa mái tóc vàng óng, cô gái nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
Cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen,
Để ta chải và bện tóc
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo một quãng xa. Trong lúc đó cô gái ngồi chải và bện tóc. Nhà vua tận mắt thấy mọi việc. Ngay sau đó nhà vua trở về hoàng cung. Tối đến, khi cô gái chăn ngỗng trở về, nhà vua cho gọi cô tới và hỏi, tại sao cô lại làm những việc như vậy. Cô gái trả lời:
- Thưa bệ hạ, con đã thề nguyền, rằng con không bao giờ nói lộ ra chuyện đó - chuyện đau khổ của con, vì nói ra con sẽ mất mạng.
Nhà vua tìm cách ép buộc cô gái phải nói, nhưng chẳng biết gì thêm ngoài lời cô đã nói. Cuối cùng nhà vua bảo:
- Nếu con chẳng muốn kể cho ta nghe thì hãy kể nỗi khổ của con cho chiếc lò sưởi này nghe.
Nói xong, vua đi ra khỏi phòng. Cô gái tới gần chiếc lò sưởi, rồi than khóc kể hết nỗi lòng của mình:
- Giờ ta ngồi đây, bị bỏ rơi chỉ có một mình. Ta vốn là công chúa. Con thị nữ gian ác đã cưỡng bức bắt ta phải cởi quần áo công chúa cho nó, chính nó đã cướp chồng chưa cưới của ta. Ta phải làm mọi việc như một người chăn ngỗng. Nếu hoàng hậu mẹ ta mà biết chuyện này, bà sẽ rất đau lòng.
Nhà vua đứng bên ngoài tường lò sưởi, nhưng lắng nghe được hết những lời than vãn của cô gái. Nhà vua trở lại trong phòng và bảo cô gái lại phía mình. Cô được nhà vua ban cho quần áo công chúa. Như có phép lạ, cô gái giờ nom xinh đẹp biết bao. Nhà vua cho gọi hoàng tử tới và nói, cô dâu của chàng thực ra chỉ là một thị nữ - là cô dâu giả. Cô gái chăn ngỗng này mới là cô dâu đích thực.
Nhìn thấy cô dâu đích thực xinh đẹp và phúc hậu, lòng hoàng tử tràn ngập niềm vui. Bà con thân thuộc và toàn hoàng gia được mời tới dự yến tiệc. Hoàng tử ngồi cạnh công chúa trong yến tiệc. Cô dâu giả giờ đây bị mù mắt nên không thấy được cảnh trang hoàng lộng lẫy trong buổi yến tiệc.
Khi mọi người ăn uống vui vẻ, nhà vua ra một câu đố cho thị nữ kia, rằng một người lừa dối chủ của mình thì bị hình phạt gì. Nhà vua kể cho nghe từng sự việc. Kể xong, nhà vua hỏi:
- Loại người như vậy thì phải chịu hình phạt gì?
Cô dâu giả nói:
- Người đó đáng chịu hình phạt, lột trần truồng quẳng vào thùng trong có đóng đinh nhọn. Hai con ngựa trắng kéo thùng lăn trên các đường phố cho tới khi người đó chết mới thôi.
Nhà vua nói:
- Đúng đấy, chính ngươi đã tự kết án mình. Cứ chiếu theo cách đó mà trừng trị!
Bản án thực hiện xong. Hoàng tử cưới công chúa. Hai người trị vì đất nước trong hòa bình, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Давно уж это было: жила-была на свете старая королева, у которой муж уже умер и осталась одна дочка-красавица. Когда та выросла, то была помолвлена с одним королевичем на чужбине.
Настало время вступать им в супружество; королевна должна была отправиться в иноземное государство, и ее мать-королева дала ей в приданое очень много ценной утвари и украшений, серебра и золота, кубков и всякой казны - одним словом, все, что принадлежало к ее приданому, потому что она очень любила свою дочку.
Кроме всего этого старая королева отдала своей дочери и такую служанку в провожатые, которая должна была с нею вместе ехать и передать ее в руки жениха; каждой из них - и невесте, и камеристке - королева дала по коню.
Конь королевны звался Фалада и умел говорить.
Когда настал час разлуки, мать-королева пошла в свою опочивальню, взяла ножичек и порезала им пальцы, так что кровь из них закапала; на пальцы она наложила тряпочку, накапала на нее три капли крови, отдала дочке и сказала: "Милое дитятко, прибереги эти капли моей крови; они тебе в дороге пригодятся".
Так и распрощались они со слезами; тряпочку королевна спрятала к себе за пазуху, села на коня и пустилась в путь к своему жениху.
После часового переезда королевне очень захотелось пить, и она сказала своей камеристке: "Сойди с коня и зачерпни мне воды из ручья в тот кубок, который ты для меня захватила, мне очень пить хочется". - "Коли вам пить хочется, - отвечала камеристка, - так вы можете сами сойти с коня, приклониться к воде и пить, а я вам служанкой не намерена быть".
Королевну так мучила жажда, что она сошла с коня, приклонилась к воде ручья и стала пить, и не смела золотым кубком воды зачерпнуть.
Невольно вырвалось у нее восклицание: "Ах, Боже мой!" - а три капельки крови отвечали ей: "Кабы знала это твоя матушка, у ней сердце в груди разорвалось бы!"
Но королевна только запечалилась, не сказала ни слова и снова села на коня.
Так проехали они еще много верст; а день был жаркий, солнце палило, и вскоре жажда стала снова мучить королевну. Проезжая мимо реки, она еще раз позвала камеристку и сказала: "Сойди с коня и дай мне напиться из моего золотого кубка". Она уж на нее сердиться и не думала.
Но камеристка отвечала ей еще горделивее: "Коли хотите пить, ступайте и пейте, а я вашей служанкой быть не намерена".
Тогда сошла королевна с коня от великой жажды, приникла к текучей воде, заплакала и сказала: "Ах, Боже мой!" - а три капельки крови ей опять отвечали: "Кабы знала твоя матушка, у ней сердце в груди разорвалось бы!"
И между тем, как она жадно пила и к воде наклонялась, выпала у нее из-за пазухи в воду тряпочка с тремя капельками крови и понесло ее водою по течению, и она того в волнении своем не приметила…
А камеристка-то это видела и радовалась тому, что она теперь получила власть над королевной: лишившись трех капелек материнской крови, та становилась совсем слабою и беспомощною.
Когда она, вернувшись от реки, хотела опять сесть на своего коня, который звался Фалада, камеристка сказала ей: "На Фаладе следует мне ехать, а тебе на моей кляче", - и королевна должна была на это согласиться.
Затем камеристка приказала ей очень грубо, чтобы она сняла с себя королевское платье и надела ее, простое, и сверх того под открытым небом должна была поклясться, что она никому при королевском дворе ни слова не скажет о том, что они платьями обменялись; а если бы она не дала этой клятвы, то камеристка грозилась ее на месте убить. Но Фалада все это видел и все примечал.
И вот камеристка села верхом на Фаладу, а настоящая невеста на ее плохого коня, и так поехали они далее, до самых ворот королевского замка.
Там очень обрадовались их прибытию, королевич выбежал им навстречу, помог камеристке слезть с коня и вообразил себе, что она-то и предназначена ему в супруги.
Он повел ее вверх по лестнице в замок, а настоящая-то королевна должна была внизу дожидаться. Старый король тем временем смотрел из окошка во двор и заметил, какая она была тонкая, нежная и красивая; тотчас пошел он к невесте и спросил ее, что за особа с ней приехала и там во дворе осталась и кто она такова. "Я ее с собой на дороге прихватила, чтобы не одной мне ехать; дайте ей какую-нибудь работу, чтобы она не оставалась без дела".
Но у старого короля не было для нее работы, и он сказал только: "Есть у меня маленький мальчишечка, что гусей пасет, вот пусть тому помогает".
Мальчика того звали Кюрдхен, ему-то и должна была настоящая невеста помочь гусей пасти.
Вскоре после того ложная невеста стала говорить, молодому королю: "Милый мой супруг, прошу вас сделать мне маленькое одолжение". - "С удовольствием", - отвечал он. "Так вот, прикажите позвать живодера и отрубить голову тому коню, на котором я сюда ехала, потому что он мне очень досадил по пути сюда".
Так говорила она нарочно, а собственно-то говоря, опасалась того, что эта лошадь могла бы рассказать, как она обращалась в дороге с королевной.
Дошел и до настоящей королевны слух о том, что верный Фалада должен умереть, и вот она тайно обещала живодеру дать червонец, если тот ей окажет маленькую услугу.
В королевском городе были большие мрачные ворота, через которые она ввечеру и поутру должна была прогонять гусей. Вот под этими воротами она и просила живодера прибить голову Фалады ей на память. Так и пообещал ей живодеров помощник, отрубил верному коню голову и прибил гвоздем под мрачными воротами.
Рано утром, когда она с Кюрдхеном прогоняла гусей под воротами, она сказала мимоходом:

Висишь ты здесь, мой верный Фалада!
- а голова ей отвечала:

А тебе, королевна, гусей гнать надо…
Если б твоя матушка про то дозналась,
Сердце бы ее тогда разорвалось!
Так и прошли они далее за город, и пригнали гусей на пастбище. Придя на лужок, присела она на травку, распустила свою косу, а коса у ней блестела как золото, и Кюрдхен это увидел, и очень ему понравился блеск ее волос, и он захотел парочку их у королевны из косы вырвать.
Тогда она проговорила:

Дуй, подуй-ка, ветерок,
Сдуй с Кюрдхена колпачок;
Вдаль гони его, прошу,
Пока косу расчешу!
И налетел вдруг такой сильный ветер, что сдул с Кюрдхена его колпачок, погнал его вдаль, и мальчик вынужден был за тем колпачком бежать.
Пока он вернулся, королевна расчесала и прибрала свои волосы, и мальчику не досталось ни одного ее волоска. Тогда мальчик рассердился на нее и не стал с нею говорить; и так пасли они гусей до самого вечера, а затем отправились домой.
На другое утро, проходя под мрачными воротами, королевна сказала:

Висишь ты здесь, мой верный Фалада!
- а Фалада отвечал ей:

А тебе, королевна, гусей гнать надо…
Если б твоя матушка про то дозналась,
Сердце бы ее тогда разорвалось!
А придя на пастбище, села она опять на лужок и опять стала расчесывать свои волосы, и Кюрдхен стал опять за нею бегать и хотел ее ухватить за волосы; но она проговорила:

Дуй, подуй-ка, ветерок,
Сдуй с Кюрдхена колпачок;
Вдаль гони его, прошу,
Пока косу расчешу!
И налетел ветер, и сорвал с головы у мальчика его колпачок, и пришлось ему долго за ним бегать, а когда он вернулся, она уж давно прибрала свои волосы, и он ни одного волоска от нее добыть не мог; и опять они пасли своих гусей до вечера.
Под вечер, однако же, когда они гусей пригнали, Кюрдхен пошел к старому королю и сказал: "С этой девушкой я не хочу больше гусей пасти". - "А почему бы так?" - спросил король. "Да она мне целый день досаждает".
Старый король стал расспрашивать его, чем она ему досаждает. На это Кюрдхен сказал: "Утром, когда мы с гусями проходим под мрачными воротами, а там лошадиная голова на стене повешена, она той голове говорит:

Висишь ты здесь, мой верный Фалада!
- а голова ей отвечает:

А тебе, королевна, гусей гнать надо…
Если б твоя матушка про то дозналась,
Сердце бы ее тогда разорвалось!"
А затем он рассказал королю, что каждое утро происходит на гусином пастбище и как он должен по ветру гоняться за своей шляпенкой.
Старый король приказал ему на следующий день опять гнать гусей с королевной, а сам спозаранок засел позади мрачных ворот и слышал своими ушами, как она говорила с головой своего Фалады; затем пошел он за нею следом на пастбище и спрятался за куст на лужайке.
Тут вскоре он своими собственными глазами увидел, как Кюрдхен и гусятница пригнали стадо гусей и как она потом села и распустила свои волосы, блестевшие как золото. Вслед за тем она опять-таки сказала:

Дуй, подуй-ка, ветерок,
Сдуй с Кюрдхена колпачок;
Вдаль гони его, прошу,
Пока косу расчешу!
И опять налетел порыв ветра и унесся с колпачком Кюрдхена вдаль, так что тот должен был за ним долго бегать, а гусятница тем временем преспокойно расчесывала и плела свои косы, и старый король все это наблюдал из своей засады.
Никем не замеченный, вернулся он домой, и когда вечером гусятница пригнала гусей с пастбища, он отозвал ее в сторону и спросил, почему она все это делает.
"Этого не смею я вам сказать, - отвечала гусятница, - не смею я никому на свое горе пожаловаться, потому что я поклялась об этом молчать, не то придется мне жизнь потерять".
Но король настаивал и продолжал допрашивать, и все же ничего от нее не мог добиться. "Ну, - сказал он, - если уж ты мне ничего сказать не хочешь, так вот поделись своим горем с этою железною печкой", - да на том и ушел.
Тогда влезла королевна в железную печь, стала плакать и жаловаться, облегчила свое наболевшее сердце и сказала: "Вот сижу я здесь, бедная, всеми покинутая! Хотя я королевна по рождению, а коварная камеристка силой заставила меня скинуть мое королевское платье и заняла мое место у жениха, между тем как я стала гусятницей и теперь вынуждена справлять всякую черную работу. Кабы знала то моя матушка, у ней сердце с горя разорвалось бы!"
А старый-то король тем временем стоял наверху у самого устья трубы, прислушивался и слышал все, что она говорила.
Выслушав ее, он вернулся опять в ту же комнату и велел ей выйти из печки.
Он приказал одеть ее в королевское платье - и надивиться не мог ее красоте.
Затем позвал король своего сына и открыл ему, что приехала к нему не его невеста, а ее камеристка, и что девушка-гусятница есть его настоящая невеста.
Молодой король был радешенек, увидев, какая у него невеста красавица и умница, и по поводу этого открытия затеял большой пир, на который пригласил всех своих друзей и близких.
На первом месте за столом сидел жених, и королевна сидела по одну его руку, а камеристка - по другую и настолько была ослеплена, что не могла узнать королевну в ее блестящем наряде.
Когда все попили и поели, и повеселели, старый король задал камеристке загадку: "Чего бы достойна была служанка, которая так-то и так-то обманула свою госпожу?" - и затем, изложив перед всеми историю королевны, потребовал, чтобы камеристка сказала, какой приговор следует произнести над такой обманщицей.
Выслушав короля, камеристка сказала: "Такая обманщица достойна была бы того, чтобы раздеть ее донага, посадить в бочку, убитую гвоздями; а в ту бочку впрячь двух белых коней и на тех конях катить ее по улицам в бочке до самого места казни".
Король же сказал: "Эта обманщица - ты сама, и произнесла ты свой собственный приговор: над тобой его и исполним".
И когда этот приговор был исполнен, молодой король женился на настоящей королевне, и правили они своим королевством долго и мирно.