Người tí hon trong lòng đất


El gnomo


Ngày xửa ngày xưa có một ông vua giàu có, nhà vua có ba người con gái ngày nào cũng dạo chơi ở ngự uyển. Nhà vua rất thích cảnh trí và các loài cây trong ngự uyển, đặc biệt yêu thích cây táo cho quả đỏ tươi. Nhà vua thề nguyền, ai hái trộm táo sẽ bị vùi sâu dưới lòng đất trăm sải tay.
Khi trời sang thu, táo trên cây đổ màu đỏ tươi, táo sai ơi là sai, táo trĩu cành từ trên ngọn tới gần mặt đất. Cả ba chị em thường ngày hay đến ngắm cây táo, nhưng không thấy có quả táo nào rụng dưới gốc cây. Cô em út nhìn táo chín thơm ngon nên rất thèm. Cô bảo với hai chị:
- Vua cha rất thương yêu chị em mình. Việc vua cha thề nguyền chắc chỉ là đối với người ngoài, chứ không phải đối với chị em mình.
Cô hái một quả to và cắn ăn. Cô nói:
- Trời, ngon quá các chị ạ. Đời em chưa bao giờ ăn táo ngon như thế!
Rồi cô đưa táo cho hai chị em ăn. Vừa mới ăn xong thì cả ba bị chìm sâu trong lòng đất, sâu tới mức tiếng gà gáy cầm canh cũng không vang được tới đó.
Đến trưa, nhà vua muốn gọi các con về cùng ăn, nhà vua tìm khắp mọi nơi, ở ngự uyển cũng như trong hoàng cung, nhưng chẳng thấy bóng đứa nào. Nhà vua rất buồn, ra lệnh cho cả nước đi tìm, ai tìm ra sẽ được lấy một trong ba công chúa làm vợ.
Nhiều chàng trai cất công đi tìm khắp mọi nơi. Trong số họ có ba chàng thợ săn. Họ đã tám ngày đi tìm, cuối cùng họ tới một lâu đài lớn, trong lâu đài có nhiều phòng đẹp. Trong phòng họ, thức ăn đã dọn sẵn trên bàn và còn bốc hơi nóng, nhưng chẳng nghe thấy tiếng người cũng như chẳng thấy một bóng người.
Cả ba đợi nửa ngày ở trong phòng mà vẫn không gặp một ai. Thức ăn vẫn còn nóng mà bụng họ lại đói. Họ lại bàn ngồi và cùng nhau ăn thật ngon miệng. Họ chia nhau công việc. Một người ở lại canh lâu đài, trong khi đó hai người kia đi tìm ba công chúa. Người nhiều tuổi nhất ở lại canh lâu đài, hai người kia trẻ hơn thì đi tìm.
Ngày thứ nhất có một người tí hon tới xin bánh mì. Người canh lâu đài lấy bánh mì, cắt một miếng đưa cho người tí hon. Người này không đưa tay đỡ mà để bánh mì rớt xuống đất, rồi còn bảo người canh lâu đài cúi xuống nhặt bánh mì đưa cho mình. Trong lúc người canh lâu đài mải cúi nhặt bánh mì thì người tí hon túm tóc và lấy gậy đánh người đó túi bụi.
Ngày hôm sau đến lượt người khác phải ở lại canh lâu đài. Số phận anh ta cũng chẳng khác gì.
Tối đến hai người kia về nhà. Người nhiều tuổi nhất hỏi:
- Nào, có chuyện gì không hở?
Người kia đáp:
- Chà, tôi cũng bị đòn nhừ tử.
Hai người kể cho nhau những chuyện xảy ra với mình, nhưng họ không kể cho người trẻ nhất biết. Hai người thường gọi người trẻ nhất là Hans ngu ngốc, vì chàng thường chậm chạp trong ứng xử mọi việc.
Ngày thứ ba đến lượt Hans ngu ngốc phải ở lại canh lâu đài. Người tí hon lại đến xin bánh mì. Hans cắt bánh mì đưa cho, người tí hon để bánh rơi xuống đất và bảo chàng cúi nhặt hộ. Hans bực mình nói:
- Cái gì, có thế mà không tự nhặt được hay sao, miếng ăn vào mồm mà còn lười biếng thì không đáng ăn tí nào cả.
Người tí hon giận dữ, bảo chàng phải làm. Hans liền túm lấy người tí hon quật cho nhừ tử làm người tí hon phải van xin:
- Hãy ngưng tay đừng đánh tôi nữa. Tôi sẽ chỉ cho nơi ở của ba công chúa.
Nghe nói vậy, Hans liền ngưng, người tí hon kể mình là người ở trong lòng đất, và ở trong lòng đất có hàng ngàn người như vậy. Người tí hon bảo cứ đi cùng, rồi sẽ chỉ cho nơi các công chúa đang ở. Người tí hon dẫn tới một cái giếng rất sâu nhưng đã khô cạn. Người tí hon bảo, hai người kia không thật lòng, và cũng không muốn chịu hiểm nguy để đi tìm công chúa. Vì vậy muốn giải nguy cho các công chúa thì phải làm một mình và phải mang theo một cái giỏ lớn, một con dao thợ săn và một cái lục lạc loại chuông đeo ở cổ ngựa. Rồi ngồi vào trong giỏ, thòng dây mà xuống đáy giếng. Ở đó có ba buồng, ở mỗi buồng có một công chúa. Có con rồng nhiều đầu ngồi canh giữ. Phải chặt hết đầu của nó. Khi nói xong thì người tí hon biến mất.
Đến tối, hai người kia về và hỏi, có chuyện gì xảy ra không. Chàng nói:
- Ô, mọi chuyện tốt cả.
Rồi nói chẳng có người nào tới, chỉ có một người tí hon đến xin bánh mì, khi đưa cho lại để bánh rơi và bảo nhặt hộ. Chàng chẳng muốn nhặt hộ thì người tí hon hù dọa. Chàng không hiểu ý nên túm đánh cho người tí hon một trận nhừ tử. Sau đó người tí hon chỉ cho biết nơi ở của ba công chúa.
Nghe chuyện, hai người kia ghen tức đến nỗi mặt xanh nanh vàng. Hôm sau cả ba người tới bên giếng. Họ phân việc cho nhau. Người lớn tuổi nhất xuống trước và dặn:
- Khi nào tôi rung chuông thì phải kéo ngay lên nhé!
Vừa tới chạm đất anh chàng đã rung chuông, hai người kia vội kéo lên.
Giờ tới lượt người thứ hai. Người này cũng làm vậy. Rồi đến lượt người thứ ba là chàng trẻ tuổi nhất bọn.
Tới đáy giếng, chàng bước ra khỏi giỏ, tay cầm đao thợ săn, chàng nghe thấy tiếng ngáy ngủ của rồng. Chàng khe khẽ mở cửa thì thấy có một công chúa đang ngồi vuốt ve mấy cái đầu rồng ở trong lòng. Chàng dùng dao chặt đứt chín chiếc đầu rồng. Công chúa nhảy bật dậy, ôm hôn chàng say sưa. Nàng tháo dây chuyền đeo ở ngực đeo vào cổ chàng. Rồi chàng đi giải thoát cho công chúa thứ hai, người ngồi vuốt ve bảy cái đầu rồng. Xong chàng lại tới giải thoát cho công chúa thứ ba - người trẻ nhất, người ngồi vuốt ve bốn cái đầu rồng.
Ba công chúa ôm hôn chàng say sưa. Chàng rung chuông to tới mức ở trên cũng nghe thấy. Chàng bế các công chúa vào trong giỏ để cho mọi người kéo lên. Bỗng chàng nhớ tới lời dặn của người tí hon, rằng hai người kia có ác ý. Đến lượt mình, chàng lấy hòn đá nặng đặt vào trong giỏ. Khi giỏ tới nửa chừng thì hai người kia cắt đứt dây để giỏ rớt xuống đáy giếng. Hai người kia cho rằng, thế là hết đời thằng ấy.
Hai người lên đường cùng với ba công chúa, bắt họ phải nói vua cha rằng hai chàng đã giải thoát cho các công chúa. Họ tới hoàng cung tâu trình nhà vua, chàng nào cũng muốn được lấy công chúa.
Trong lúc đó chàng trai trẻ nhất buồn rầu đi đi lại lại khắp ba buồng. Chàng nghĩ, chắc mình sẽ chết ở đây. Bỗng chàng nhìn thấy chiếc sáo treo ở tường. Chàng nói:
- Sao mi lại treo ở đây nhỉ? Ở đây có vui thú gì đâu mà thổi sáo!
Nhìn đống đầu rồng, chàng nói:
- Các ngươi cũng chẳng giúp được ta gì cả!
Chàng cứ thế đi đi lại lại khắp ba căn buồng, đi nhiều tới mức nền nhà nhẵn bóng. Tự nhiên chàng nảy ra ý nghĩ, lấy sáo treo trên tường xuống, rồi đưa lên miệng thổi. Bỗng nhiên người tí hon ở đâu nhảy ra, cứ mỗi nốt nhạc chàng thổi là lại một người tí hon nhảy ra. Giờ đây người tí hon đã đứng đầy gian buồng. Họ hỏi chàng muốn gì. Chàng nói, chàng muốn lên lại trên mặt đất.
Chàng liền đi thẳng tới hoàng cung. Lúc chàng tới là lúc đang chuẩn bị đám cưới công chúa. Chàng tới chỗ nhà vua đang ngồi với ba công chúa. Vừa nhìn thấy chàng là cả ba công chúa lăn ra bất tỉnh. Nhà vua nổi cơn thịnh nộ, ra lệnh tống chàng vào ngục tối, vì vua cho rằng, chính chàng đã làm cho ba công chúa ngất đi.
Khi ba công chúa tỉnh lại, họ xin vua cha thả chàng trai. Nhà vua hỏi tại sao. Cả ba nói là không được phép kể. Nhà vua nói, nếu thế thì kể cho cái lò sưởi nghe. Nhà vua đi ra ngoài, nhưng ghé tai sát cửa lắng nghe câu chuyện họ kể.
Sau đó, nhà vua ra lệnh đem treo cổ hai kẻ lừa phản kia. Chàng trai trẻ nhất được nhà vua gả cho công chúa con út.
Bạn có biết không, lúc ấy tôi xỏ đôi giày thủy tinh, lại bước ngay phải hòn đá lớn thế là "cắc" một cái, giày vỡ đôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Vivía una vez un rey muy acaudalado que tenía tres hijas, las cuales salían todos los días a pasear al jardín. El Rey, gran aficionado a toda clase de árboles hermosos, sentía una especial preferencia por uno, y a quien tomaba una de sus manzanas lo encantaba, hundiéndolo a cien brazas bajo tierra.
Al llegar el otoño, los frutos colgaban del manzano, rojos como la sangre. Las princesas iban todos los días a verlos, con la esperanza de que el viento los hiciera caer; pero jamás encontraron ninguno, aunque las ramas se inclinaban hasta el suelo, como si fueran a quebrarse por la carga. He aquí que a la menor de las hermanas le entró un antojo de probar la fruta, y dijo a las otras:
- Nuestro padre nos quiere demasiado para encantarnos; esto sólo debe de hacerlo con los extraños.
Agarró una gran manzana, le hincó el diente y exclamó, dirigiéndose a sus hermanas:
- ¡Oh! ¡Probadla, queridas mías! En mi vida comí nada tan sabroso.
Las otras mordieron, a su vez, el fruto, y en el mismo momento se hundieron las tres en tierra, y ya nadie supo más de ellas.
Al mediodía, cuando el padre las llamó a la mesa, nadie pudo encontrarlas por ninguna parte, aunque las buscaron por todos los rincones del palacio y del jardín. El Rey, acongojadísimo, mandó pregonar por todo el país que quien le devolviese a sus hijas se casaría con una de ellas.
Fueron muchos los jóvenes que salieron en su busca, pues todo el mundo quería bien a las doncellas, por lo cariñosas que siempre se habían mostrado y, además, porque las tres eran muy hermosas. Partieron también tres cazadores, los cuales, al cabo de ocho días de marcha, llegaron a un gran palacio con magníficos aposentos. En uno de ellos encontraron una mesa puesta con apetitosas viandas, tan calientes que aún despedían vapor, pese a que en todo el palacio no aparecía un alma viviente. Estuvieron ellos aguardando por espacio de medio día, y las viandas seguían sin enfriarse, hasta que al fin, hambrientos los cazadores, se sentaron a la mesa y comieron de lo que había en ella. Acordaron luego en quedarse a vivir en el castillo y en echar suertes con objeto de que, quedándose uno en él, salieran los otros dos en busca de las princesas. Así hicieron, y tocó al mayor quedarse; por tanto, los dos menores se pusieron en camino al día siguiente.
A mediodía se presentó un diminuto hombrecito, que pidió un pedacito de pan. El cazador cortó una rebanada del que había encontrado y la ofreció al hombrecito, pero éste la dejó caer al suelo y rogó al otro que la recogiera y se la diese. El mozo, complaciente, se inclinó, y entonces el enano, tomando un palo y agarrándolo por los cabellos, le propinó unos fuertes garrotazos. Al día siguiente le tocó el turno de quedarse en casa al segundo, y le pasó lo mismo. Cuando, al anochecer, llegaron al palacio los otros dos, dijo el mayor:
- ¿Qué tal lo has pasado?
- Pues muy mal - respondió el otro, y se contaron mutuamente sus percances; sin embargo, nada dijeron al menor, a quien no querían, y lo llamaban tonto, porque era un alma bendita.
Al tercer día se quedó el menor en el castillo, y, presentándose también el hombrecito, pidiéndole un pedazo de pan. Al dárselo el muchacho, lo dejó caer como de costumbre y le rogó se lo recogiese. Pero el muchacho le replicó:
- ¡Cómo! ¿No puedes recogerlo tú mismo? Si tan poco trabajo quieres darte para ganarte la comida, no mereces que te la den. Enojado el hombrecito, lo intimido a obedecerle; pero el otro, ni corto ni perezoso, agarró al enano y lo golpeó de lo lindo. El hombrecito se puso a gritar:
- ¡Basta, basta, suéltame! Te diré dónde están las tres princesas.
Al oír esto, el muchacho interrumpió el vapuleo, y el enano le contó que era un gnomo, un espíritu de la Tierra, y como él había más de mil. Le dijo que fuese con él, y le indicaría dónde se encontraban las hijas del Rey. Llevándolo ante un profundo pozo sin agua, le dijo que sabía que sus compañeros no lo querían y que, si deseaba rescatar a las princesas, debía hacerlo él solo. Sus dos hermanos también lo pretendían, pero sin someterse a fatiga ni peligro alguno. Para desencantarlas era preciso que se proveyese de una gran cesta, su cuchillo de monte y una campanilla, y, así dotado de lo necesario, debía bajar al fondo del pozo. Allí encontraría tres habitaciones, en cada una de las cuales vivía una princesa, ocupada en rascar las cabezas de un dragón, que tenía muchas. Él debería cortarle las cabezas.
Cuando el hombrecito le ha revelado todo esto, desapareció. Al anochecer regresaron los dos hermanos y le preguntaron cómo había pasado el día.
- ¡Muy bien! - respondió él. - No he visto un alma, excepto a mediodía, en que se me presentó un hombrecito y me pidió un pedazo de pan. Al dárselo, él lo dejo caer y me pidió que se lo recogiese. Yo me negué; él me amenazó; yo no lo consentí, le sacudí de lo lindo. Entonces, el enano me reveló dónde se encontraban las princesas.
Al oír el relato, los hermanos se pusieron furiosos, pálidos y verdes de cólera. A la mañana siguiente fueron los tres al pozo y echaron suertes sobre quién se metería primero en la cesta. Tocó al mayor, quien, agarrando la campanilla, dijo:
- Cuando la haga sonar, súbanme rápidamente.
Apenas había descendido unas pocas brazas, se escuchó arriba el son de la campanilla, por lo que los dos se apresuraron en subirlo. Con el segundo ocurrió lo mismo, y, tocándole luego al tercero, se hizo bajar hasta el fondo. Saliendo entonces de la cesta y empujando su cuchillo de monte, se avecinó a la primera puerta y pegó el oído a ella, oyendo cómo el dragón roncaba ruidosamente. Abrió con cautela la puerta y vio a una de las princesas ocupada en acariciar las nueve cabezas de un dragón, apoyadas en su regazo. Empuñando el cuchillo, las cortó todas de una sola cuchillada, y la princesa, poniéndose de pie de un salto, se arrojó a su cuello y lo besó con todo su corazón; luego, quitándose un dije de oro viejo que llevaba sobre el pecho, lo colgó del cuello de su libertador. Pasó entonces el joven al recinto de la segunda princesa y la desencantó también, después de matar a un dragón de siete cabezas. Y, finalmente, salvó a la tercera princesa, condenada a acariciar un dragón de cuatro cabezas. Y ahí tienen a las tres hijas del Rey preguntándose mil cosas, abrazándose y besándose una y mil veces. Mientras tanto, el joven suena la campanilla, hasta que, por fin, lo escucharon los de arriba. Hizo subir entonces a las tres princesas, una tras otra; pero cuando le tocó el turno a él, le vinieron a la mente las palabras del gnomo, o sea, que sus hermanos querían jugarle una mala treta. Tomó una gruesa piedra y la cargó en la cesta; y, en efecto, al llegar ésta a la mitad del pozo, cortaron los hermanos la cuerda, y la cesta con la piedra cayeron al fondo.
Creyendo los malvados que ya el menor estaba muerto, se marcharon con las tres hijas del Rey, obligándolas antes a jurar que dirían a su padre que los dos hermanos mayores las habían salvado. Y así, presentándose ante el Rey, pidió cada uno de ellos la mano de una princesa.
Entretanto, el más joven de los hermanos cazadores vagaba tristemente por los tres aposentos, temiendo que habría de morir allí. Vio una flauta que colgaba de una pared y se preguntó:
- ¿Por qué estará aquí? ¿Quién puede sentirse alegre en estos lugares?
Y, mirando las cabezas de los dragones, dijo: - Tampoco ustedes pueden servirme para nada. - Y, así, siguió paseando de arriba abajo, muchísimas veces, que el pavimento quedó completamente liso. Cambiando, al fin, de ideas, descolgó la flauta de la pared y se puso a tocar una melodía, y he aquí que de repente se le presentaron un número incontable de gnomos; y a cada nueva tonada llegaban más. Y así siguió tocando, hasta que la habitación estuvo atestada de ellos. Le preguntaron qué deseaba, y él respondió que su deseo era volver a la superficie, a la luz del día. Entonces, tomándole cada uno por un cabello, remontaron el vuelo y lo subieron a la tierra. Ya en ella, corrió el joven al palacio, donde se estaban preparando las fiestas de la boda de una princesa, y entró en la sala en que el Rey se hallaba reunido con sus hijas. Al verlo las doncellas cayeron sin sentido, y el Rey, furioso, mandó que se le encerrase en una prisión, creyendo que había causado algún daño a sus hijas. Pero, al volver éstas en sí, rogaron a su padre que lo pusiera en libertad; al preguntarles el Rey el motivo de su petición, ellas respondieron que les estaba vedado revelarlo. Les dijo entonces el padre que lo contasen a la chimenea; él salió de la pieza, aplicó el oído a la puerta, y de este modo se enteró de lo sucedido. Hizo ahorcar a los dos perversos hermanos y concedió al menor la mano de una de las princesas. Y yo me puse un par de zapatos de cristal, di contra una piedra, oí "¡clinc!" y se partieron en dos.