Vua núi vàng


Król na Złotej Górze


Một người lái buôn có hai con, một trai và một gái, cả hai đều còn nhỏ, chưa biết đi. Bác có hai chiếc thuyền đi buôn đường biển, đó chính là toàn bộ gia sản của bác - đi buôn đường biển thường lãi lớn - nhưng không ngờ bác được tin cả hai thuyền đều bị đắm. Từ chỗ giàu có nay bác trở nên nghèo, gia sản còn lại chỉ là một mảnh ruộng ở ngoài ven thị trấn. Để cho khuây khỏa nỗi buồn phiền, bác ta ra đồng, đi đi lại lại. Bỗng một người bé tí đen nhẻm xuất hiện, đứng ngay bên bác và hỏi, bác có chuyện gì mà nom lo lắng buồn phiền vậy. Bác nói:
- Liệu có giúp ta được việc gì không nào mà ta kể.
Người đen tí hon đáp:
- Trời mà biết được. Biết đâu tôi lại giúp được thì sao.
Bác lái buôn kể lại việc hai thuyền buôn cùng toàn bộ hàng hóa gia sản bị chìm dưới đáy biển. Giờ chỉ còn có mảnh ruộng này thôi. Người tí hon nói:
- Bác đừng buồn phiền nữa. Nếu bác hứa với tôi một điều, thì bác muốn bao nhiêu tiền cũng có khi về tới nhà, cái gì chạm vào chân bác trước tiên, sau mười hai năm nữa bác phải mang cái đó lại đây cho tôi.
Bác lái buôn nghĩ bụng:
- Chắc cái đó chẳng thể khác là chính con chó của mình.
Bác không hề nghĩ tới đứa con trai bé nhỏ nên nhận lời ngay, ký ngay giao kèo với người Tí Hon kia và đi về nhà.
Thấy bố về, đứa con trai mừng quá, lần theo ghế ra và ôm chầm lấy chân. Người bố giật mình hoảng sợ khi chợt nhớ tới điều mình vừa cam kết. Nhưng thời gian cứ thế trôi qua mà bác không thấy có tiền của gì trong rương hòm nhà mình. Bác nghĩ, chắc người Tí Hon nói giỡn chơi.
Một tháng sau, bác lên gác xép tính gom ít thiếc đem bán, nhưng nó chẳng phải là thiếc nữa, mà thành những đồng tiền vàng. Bác rất đỗi vui mừng, lấy số tiền ấy để buôn bán và trở nên giàu có, thậm chí giờ còn giàu hơn trước.
Đứa con trai bác lái buôn ngày một khôn lớn, nhưng con càng gần tới tuổi mười hai thì bác lái buôn càng lo, nỗi lo ấy hiện ra mặt. Một hôm, đứa con trai hỏi bố có điều gì mà buồn phiền vậy. Người bố không muốn nói ra, nhưng đứa con trai năn nỉ mãi, người bố đành phải nói, bác kể xưa có hứa với một người đen Tí Hon, nếu bác trở nên giàu có do sự giúp đỡ của người Tí Hon thì cũng sẵn sàng theo điều kiện do người ấy đòi hỏi, bác đã ký giao kèo với người ấy, mười hai năm sau sẽ đưa cho người Tí Hon cái gì chạm chân bác trước tiên. Đứa con trai nói:
- Bố ơi, bố đừng lo. Mọi việc sẽ ổn. Người đen chẳng có quyền lực gì với con.
Người con trai đến xin linh mục ban phép thánh cho. Đúng giờ hẹn, cả hai bố con cùng tới mảnh ruộng ngoài thị trấn, người con trai vẽ một vòng tròn, rồi hai bố con đứng vào vòng tròn ấy. Người đen xuất hiện và bảo người bố:
- Bác có mang đến cái bác đã hứa với tôi không?
Bác lái buôn nín lặng, nhưng đứa con trai hỏi:
- Bác tìm gì ở đây?
Người đen đáp:
- Tao có điều cần nói với bố mày, chứ không phải nói với mày.
Người con nói:
- Bác đã đánh lừa bố tôi. Giờ hãy xí xóa những lời thề ấy đi.
Người đen nói:
- Không, tao không từ bỏ quyền lợi của tao.
Đôi bên lời qua tiếng lại rất lâu, cuối cùng đi đến nhất trí: Đứa con trai không phải là của ai, chẳng thuộc người bố mà cũng chẳng thuộc người đen kia. Nó sẽ ngồi xuống một chiếc thuyền đậu ven sông. Người bố lấy chân đẩy thuyền ra giữa dòng để phó mặc con trôi theo dòng nước.
Chào từ biệt bố, đứa con trai bước xuống thuyền và người bố đẩy thuyền ra giữa dòng. Thuyền lộn nhào. Người bố tưởng con chết nên để tang. Nhưng chiếc thuyền không đắm, cứ thế trôi theo dòng nước. Cuối cùng nó dừng đậu ở một bến xa lạ. Anh thanh niên lên bờ, thấy đằng xa có một tòa lâu đài nguy nga, liền đi về hướng ấy. Khi vào trong lâu đài, anh thấy lâu đài bị phù phép, các phòng trong lâu đài đều trống không. Anh đi mãi, sau tới căn phòng cuối cùng thì thấy một con rắn đang nằm cuộn tròn ở trong đó. Thực ra đó là một cô gái bị phù phép. Cô thấy anh mừng rỡ và nói với anh:
- Anh đến giải thoát cho em đấy à? Em đợi anh đã mười hai năm nay. Cả nước này bị phù phép. Anh hãy giải thoát cho em!
Anh hỏi:
- Tôi phải làm gì?
- Đêm khuya nay có mười hai người đen quàng xích quanh người sẽ đến đây. Họ hỏi anh làm gì ở đây. Anh cứ câm lặng, không nói nửa lời. Chúng sẽ hành hạ anh, đánh và đâm anh, anh cứ mặc chúng, chỉ đừng có hé miệng ra nói. Đúng mười hai giờ đêm chúng lại bỏ đi. Đêm thứ hai, mười hai người đến. Đêm thứ ba sẽ có hai mươi người đến chặt đầu anh. Nhưng cứ đúng nửa đêm là phép thuật của chúng hết hiệu lực. Nếu anh gắng giữ mặc chúng hành hạ mà không nói nửa lời thì em sẽ được giải thoát. Em sẽ lấy chai nước hồi sinh thoa bóp khắp người anh sẽ tỉnh lại và khỏe mạnh như trước.
Anh thanh niên đáp:
- Tôi sẵn lòng giải thoát cho cô.
Mọi việc xảy ra đúng như lời cô nói. Bọn người đen không cậy được anh nửa lời. Đến đêm thứ ba, con rắn biến thành nàng công chúa xinh đẹp, lấy nước hồi sinh thoa bóp cho anh tỉnh lại. Cô ôm choàng anh hôn, cả lâu đài trở nên vui nhộn. Lễ cưới được tổ chức, anh trở thành Vua Núi Vàng.
Hai người vui sướng sống bên nhau. Hoàng hậu sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thấm thoát đã tám năm trôi qua, nhà vua nhớ quê hương, muốn về thăm bố mẹ. Hoàng hậu không muốn để vua đi, nên nói:
- Em sẽ đau khổ, nếu chàng đi.
Nhưng nhà vua nài nỉ mãi cho đến khi hoàng hậu ưng thuận mới thôi. Lúc chia tay, hoàng hậu trao cho vua chiếc nhẫn thần và dặn:
- Khi đeo nhẫn này vào ngón tay, chàng chỉ cần cầu chú sẽ tới ngay được nơi muốn đến. Nhưng phải hứa đừng dùng vào việc bắt em về chỗ bố chàng.
Vua hứa, rồi đeo nhẫn vào tay, cầu chú về tới quê hương. Trong khoảnh khắc vua đã về tới thành phố quê hương, nhưng lính canh thấy ăn mặc sang trọng lạ kỳ nên không cho vào trong thành. Vua phải ra chỗ người chăn cừu, đổi quần áo cho họ và mặc đồ chăn cừu thản nhiên đi vào trong thành.
Về đến nhà, vua xưng tên với bố đẻ, nhưng ông không tin đó chính là con trai mình. Ông luôn nghĩ, nó đã chết. Trước mắt ông giờ đây chỉ là một người chăn cừu nghèo khó đáng thương. Ông tính bố thí cho một đồng Taler để ăn. Người chăn cừu lại nói:
- Con chính là con trai bố mẹ đây mà. Bố mẹ còn nhớ dấu vết gì trên người con không?
Người mẹ nói:
- Có chứ, con trai mẹ có một dấu giống như quả dâu tây ở cánh tay phải.
Chàng trai chăn cừu vén tay áo lên cho bố mẹ xem, quả đúng như vậy, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Rồi chàng kể cho bố mẹ nghe, rằng mình bây giờ là Vua Núi Vàng, đã lấy một công chúa và đã có một đứa con trai bảy tuổi rất kháu khỉnh.
Bố nói:
- Chẳng bao giờ lại có chuyện đó. Một kẻ chăn cừu quần áo lôi thôi bẩn thỉu đang đứng đây chính là nhà vua.
Nghe cha nói, chàng trai nổi giận, quên mất lời hứa trước kia với hoàng hậu, chàng xoay chiếc nhẫn, ước sao vợ con đến ngay bên mình. Trong khoảnh khắc, vợ con đến. Nhưng hoàng hậu than khóc trách chồng không giữ lời hứa, làm cho nàng khổ. Chàng nói:
- Anh thật vô tâm quá, em hãy thứ lỗi cho anh.
Nàng nguôi giận, nhưng trong lòng không vui. Rồi chàng dẫn nàng ra thửa ruộng bên sông, nơi chàng bước xuống thuyền khi xưa và nói:
- Anh mệt mỏi quá, em ngồi xuống cho anh ngả vào lòng em ngủ một lát.
Chàng ngả đầu vào lòng nàng và thiêm thiếp ngủ. Đợi chàng ngủ say, nàng rút nhẫn thần khỏi tay chàng và từ từ rút chân để chàng nằm lại.
Nàng bế con và cầu chú trở về xứ sở của mình. Khi tỉnh dậy, chàng thấy mình bị bỏ rơi. Vợ con đã đi mất, chỉ còn đôi hài để lại làm dấu. Chàng nghĩ:
- Trở lại với bố mẹ làm sao được nữa, mọi người cho mình định lừa đảo mang đồ đi.
Chàng đành lên đường, tới chân một ngọn núi, chàng gặp ba người khổng lồ đang tranh cãi nhau về cách chia gia tài của bố để lại. Thấy chàng, chúng vẫy gọi lại nhờ phân xử. Chúng nói, người nhỏ khôn hơn chúng. Gia tài gồm ba thứ: gươm, áo và đôi ủng. Khi người có gươm hô: "Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta" thì lời ước thành sự thực trong nháy mắt. Ai khoác chiếc áo thì thành vô hình. Ai đi đôi giàu ủng thì muốn tới đâu là đến ngay được đó. Chàng bảo:
- Hãy đưa cho ta ba vật ấy để xem chúng có những khả năng ấy không.
Chúng đưa cho chàng chiếc áo. Chàng vừa mới khoác lên người thì đã trở thành vô hình, và biến thành con ruồi. Sau đó chàng lại hiện thành người và nói:
- Chiếc áo tốt. Giờ đưa cho ta thanh gươm.
Chúng từ chối. Sợ chàng hô "Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta" thì chúng mất đầu và chàng là người duy nhất còn lại. Nhưng chúng ra điều kiện là chàng chỉ thử dùng gươm chém cây. Chàng thử chém cây, cây đứt như người ta phạt cỏ. Rồi chàng bảo chúng đưa ủng. Chúng từ chối, bảo nếu đi ủng vào chỉ trong nháy mắt chàng đã đi rất xa, chúng chỉ còn cách đứng nhìn. Chàng nói:
- Nếu vậy thì tôi không phân xử nữa.
Chúng đành đưa ủng cho chàng. Có trong tay cả ba báu vật, giờ chàng chỉ có nghĩ tới vợ và con. Chàng cầu chú:
- Ước gì ta trở lại Núi Vàng?
Thế là ngay sau đó, chàng biến mất và cũng là phân xử xong việc chia gia sản cho ba người khổng lồ. Khi tới lâu đài, chàng nghe thấy tiếng đàn sáo vui nhộn. Mọi người cho biết vợ chàng làm lễ cưới với người khác. Chàng nổi giận nói:
- Quân khốn kiếp. Nó lừa lúc ta ngủ rồi bỏ đi.
Chàng mặc áo tàng hình và đi vào lâu đài. Khi vào phòng lớn thì thấy một bàn tiệc lớn hết sức thịnh soạn, khách ăn uống, trò chuyện vui vẻ. Vợ chàng đầu đội vương miện, ngồi trên ngai vàng ở chính giữa. Chàng đến đứng ngay sau nàng mà không ai thấy. Cứ có thức ăn gắp bỏ vào đĩa nàng là chàng lấy ăn liền. Và rượu được rót vào ly nàng, chàng cũng uống hết. Nàng được tiếp thức ăn, đồ uống luôn luôn mà vẫn không ăn uống được gì, mọi thứ đều biến mất trong nháy mắt. Nàng đâm ra hoảng sợ và ngượng, đứng dậy, về buồng ngồi khóc, nhưng chàng cũng đi theo vào buồng. Nàng ngồi nói một mình:
- Phải chăng có quỷ ám ta hay là người giải thoát ta đến?
Chàng tát nàng và nói:
- Người giải thoát ngươi đến chăng? Người ấy đang ở trên đầu ngươi, quân phản bội! Ta bị ngươi đối xử bội bạc.
Rồi chàng hiện nguyên hình người, tới phòng lớn và nói to:
- Tiệc cưới kết thúc, chính vua đã về đây.
Các vua, chúa, cận thần có mặt ở đó cười giễu cợt chàng. Chàng họ một câu ngắn gọn:
- Các người có ra hay không?
Tất cả đổ xô đến bắt chàng. Chàng rút gươm hô:
- Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta!
Lập tức các đầu lìa khỏi thân lăn xuống đất.
Chàng lại là chúa tể và lại lên ngôi Vua Núi Vàng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Pewien kupiec miał dwoje dzieci, chłopca i dziewczynkę. Oboje myli jeszcze mali i nie umieli chodzić. Pewnego zaś razu wyszły w morze jego dwa suto obładowane statki, cały jego majątek na w nich tkwił. Gdy już sobie myślał, że zarobi na nich dużo pieniędzy, przyszła wieść, że zatonęły. Zamiast bogatego człowieka, stał się biednym człowiekiem i nie pozostało mu nic prócz pola przed miastem. By choć trochę przewietrzyć swój umysł z nieszczęścia, poszedł na to pole, a gdy tak chodził tam i z powrotem, stanął koło niego na raz czarny ludek i zapytał, czemu jest smutny i co tak bardzo wziął sobie do serca. Rzekł wtedy kupiec: "Gdybyś mógł mi pomóc, to bym ci pewnie powiedział." – "Kto wie," odrzekł czarny ludek, "może ci pomogę." Opowiedział więc kupiec, że całe jego bogactwo poszło na dno morza i nie ma nic prócz tego pola. "Nie troskaj się," rzekł ludek, "jeśli mi obiecasz, o co najpierw w domu trącisz nogą, przyprowadzić za dwanaście lat tu, w to miejsce, będziesz miał pieniędzy, ile chcesz." Kupiec pomyślał sobie: "Cóż innego może to być niż mój pies?" Ale o swojej dziatwie nie pomyślał i rzekł tak, założył czarnemu ludkowi podpis, a nad nim pieczęć i poszedł do domu.
Gdy wrócił do domu, jego mały chłopczyk ucieszył się tak bardzo, że trzymając się ław pokołysał się do niego i mocno złapał za nogę. Ojciec wystraszył się wtedy, bo przypomniał sobie obietnicę, i wiedział już, co przepisał ludkowi, lecz ponieważ wciąż nie miał pieniędzy w swych skrzyniach i kufrach, pomyślał sobie, że był to tylko dowcip czarnego ludka. Miesiąc potem poszedł na strych chcąc tam nazbierać cyny by ją sprzedać. Ujrzał tam wielką kupę pieniędzy. I znów był dobrej myśli, kupował, stał się jeszcze większym kupcem niż przedtem i czuł jak dobrym był dla niego Bóg. Chłopiec w międzyczasie urósł, był przy tym mądry i zmyślny. I bardziej zbliżały się jego dwunaste urodziny, tym bardziej zatroskany robił się kupiec, tak że widać mu była strach na twarzy. Zapytał go więc syn pewnego razu, co mu dolega: Ojciec nie chciał powiedzieć, ale ten nie dawał mu tak długo spokoju, aż w końcu powiedział, że nie wiedząc co czyni, obiecał go czarnemu ludkowi, za co dostał dużo pieniędzy. Złożył też swój podpis, a na nim przybił pieczęć, teraz zaś musi go oddać, gdy skończy dwanaście lat. Syn rzekł tedy "Och, Ojcze, nie martwcie się, będzie dobrze, czarny nie ma nade mną władzy."
Syn kazał się błogosławić duchownemu, a gdy nadeszła godzina, wyszli razem na pole, a syn zrobił okrąg i wszedł do niego z ojcem. Wtedy przyszedł ludek i rzekł do starego "Przyprowadziłeś, co mi obiecałeś?" Milczał, lecz syn zapytał "Czego tu chcesz?" Rzekł tedy czarny ludek "Mam do pogadania z twoim ojcem, a nie z tobą." Syn odpowiedział "Oszukałeś i zwiodłeś mego ojca, oddaj podpis." – "Nie," rzekł czarny ludek, "Nie zrezygnuję ze swego prawa." Rozmawiali ze sobą jeszcze długo, w końcu się zgodzili, że syn, ponieważ nie należał do odwiecznego wroga ani do ojca, osiądzie na łódce, która stała na wodzie płynącej w dół, a ojciec odepchnie ją swą własną nogą, syn zaś pozostawiony zostanie wodzie. Pożegnał się zatem z ojcem, usiadł w łódce, a ojciec odepchnął go własną nogą. Łódka przewróciła się, tak że dolna część była na górze, góra zaś w wodzie. Ojciec pomyślał, że syn już stracony, poszedł do domu opłakiwał go.
Łódka jednak nie zatonęła, lecz spokojnie popłynęła dalej, a chłopak był w niej bezpieczny, aż w końcu osiadła na nieznany brzegu. Wysiadł na ląd, ujrzał piękny zamek przed sobą i podszedł do niego. Gdy jednak wszedł, był zaklęty: szedł przez wszystkie pokoje, ale były puste, aż doszedł do ostatniej komnaty, gdzie leżała żmija i wiła się. Żmija zaś była zaklętą dziewicą, która się ucieszyła, gdy go ujrzała i rzekła: "przychodzisz, mój wybawicielu? Czekałam na ciebie dwanaście lat, to królestwo jest zaklęte i musisz je wybawić." – "Jak mam to zrobić?" zapytał. "Dziś w nocy przyjedzie dwunastu czarnych ludzi, a będą oni obwieszeni łańcuchami, zapytają cię oni, co tu robisz, lecz milcz i nic nie odpowiadaj i niech z tobą robią, co chcą: będą cię męczyć, bić i kłuć, znieś to, byle nie mów, o dwunastej muszą odejść. Drugiej nocy przyjdzie innych dwunastu, trzecie dwudziestu czterech, odrąbią ci głowę, lecz o dwunastej mija ich moc, a jeśli wytrzymasz i słowa nie rzekniesz, będę wybawiona. Przyjdę do ciebie, a mam w butelce wodę życia, posmaruję cię nią i znów będziesz żywy i zdrowy jak przedtem." Rzekł tedy: "Chętnie cię wybawię." Stało się więc wszystko to, co powiedziała: Czarni ludzie nie mogli z niego słowa wydusić, a trzeciej nocy żmija zmieniła się w królewnę, przeszła z wodą życia i wróciła go do życia. Potem zawisła mu na szyi, pocałowała go, a wiwaty i radość były w całym zamku, było weselisko, a on był królem na złotej górze.
Żyli więc w szczęściu, a królowa powiła pięknego chłopczyka. Minęło osiem lat, gdy pomyślał o ojcu, jego serce się poruszyło i życzył sobie, by kiedyś wrócić do domu. Królowa nie chciała go puścić i rzekła: "Wiem, że to moje nieszczęście," lecz nie dawał jej spokoju, aż się zgodziła. Przy pożegnaniu dała mu zaczarowany pierścień i rzekła: "Weź ten pierścień i wsadź na swój palec, wnet zaniesie cię tam, gdzie będziesz chciał, musisz mi tylko obiecać, że go nie użyjesz, by poprowadzić mnie przez niego do twego ojca." Obiecał jej to, wsadził pierścień na palec i zażyczył sobie by go przeniósł przed miasto, gdzie żył jego ojciec. W jednej chwili się tam znalazł i chciał wejść do miasta, lecz gdy podszedł do bramy, straże nie chciały go wpuścić, bo miał dziwne, lecz bogate i wspaniałe stroje na sobie. Poszedł więc na górę, gdzie pasterz strzegł owiec, zamienił się z nim na stroje ubrał stary pasterski surdut i spokojnie wszedł do miasta. Gdy przyszedł do ojca, dał się poznać, lecz ten mu nie wierzył, że to jego syn i rzekł, miał syna, ale ten od dawna nie żyje, a że widzi, iż jest biednym pasterzem, to da mu pełny talerz do zjedzenia. Rzekł tedy pasterz do swoich rodziców: "Naprawdę jestem waszym synem, czy nie mam na ciele znaku jakiego, byście mnie rozpoznać mogli?"
"Tak," rzekła matka, "nasz syn ma malinę pod prawym ramieniem." Podwinął koszulę i ujrzeli malinę na jego prawym ramieniu i przestali wątpić, że to ich syn. Potem opowiedział im, że jest królem na złotej górze, a pewna królewna jest jego żoną i mają pięknego syna, któremu siedem lat. Rzekł wtedy ojciec: "Przenigdy to nie może być prawda, to ci dopiero piękny król, co chodzi w poszarpanym surducie." Zezłościł się wtedy syn i obrócił nie myśląc o obietnicy pierścień, życząc sobie do siebie obojga, swej żony i dziecka. W jednej chwili przybyli, lecz królowa płakała skarżąc się i rzekła, że złamał swe słowo i uczynił ją nieszczęśliwą. On zaś powiedział: "Zrobiłem to z nieuwagi, a nie ze złej woli," i mówił do niej, a ona udawała, że się poddała, lecz zło miała na myśli.
Wyprowadził ją z miasta na pole i pokazał jej wodę, gdzie odepchnięto łódkę i rzekł "jestem zmęczony, usiądź, prześpię się trochę na twoich kolanach." Położył jej głowę na kolanach, a ona iskała go trochę, aż zasnął. Gdy zasnął zaś, zdjęła pierścień z jego palca, potem wyciągnęła spod niego nogę zostawiając tylko pantofel, wzięła dziecko na ramię i życzyła sobie, by pierścień przeniósł ją do jej królestwa. Gdy wstał, leżał całkiem opuszczony, jego żony i dziecko odeszli, z nimi zaś pierścień, tylko pantofel został na znak. "Do domu rodziców nie możesz wrócić," pomyślał, "powiedzieliby, żeś czarnoksiężnik, zbierzesz się i będziesz szedł, aż dojdziesz do twego królestwa." Ruszył więc i doszedł w końcu do góry, przed którą stało trzech olbrzymów i się kłóciło, bo nie wiedzieli jak podzielić spadek po ojcu. Gdy ujrzeli, jak przechodzi, zawołali go i rzekli, że mali ludzi mają dobry rozum, niech rozdzieli między nimi spadek. Spadek składał się ze szpady, jeśli ktoś brał ją do ręki i mówił "Wszystkie głowy na dół, tylko nie moja," kładły się wszystkie głowy na ziemię, po drugie z płaszcza. Kto go ubrał, był niewidzialny, po trzecie z pary wysokich butów, gdy się je ubierało i wyrzekło życzenie, w jednej chwili było się tam, gdzie się chciało. Rzekł więc, "Dajcie mi wszystkie trzy sztuki, żebym je wypróbował, czy są w dobrym stanie." Dali mu płaszcz, a gdy go nałożył, był niewidzialny, zmieniony w muchę. Potem przybrał swą postać i rzekł "Płaszcz jest dobry, dajcie mi miecz." Oni zaś rzekli "nie, nie damy ci!, jeśli powiesz, wszystkie głowy na dół, tylko nie moja, wszystkie nasze głowy odlecą i tylko twoja pozostanie." Dali mu jednak, ale pod tym warunkiem, że wypróbuje go na drzewie. Tak też uczynił, a miecz ściął pień jak słomkę. Teraz chciał buty, lecz oni rzekli: "Nie, nie oddamy ich, jeśli je ubierzesz, i zażyczysz sobie być na górze, to my zostaniemy na dole i nie będziemy nic mięli." – "Nie," rzekł, "tego nie zrobię." Dali mu więc i buty. A gdy miał już wszystko, pomyślał o niczym innym jak o żonie i dziecku i rzekł do siebie "ach, gdybym był na złotej górze," i wnet znikł z oczu olbrzymów i tak spadek został podzielony. Gdy był blisko zamku, usłyszał okrzyki radości, skrzypce i flety, a ludzie powiedzieli mu, że jego żona świętuje wesele z innym. Zagniewał się i rzekł "Fałszywa, oszukała mnie i opuściła, gdy zasnąłem." Ubrał płaszcz i niewidzialny poszedł na zamek. Gdy wszedł do sali, wielki stół zastawiony był pysznymi potrawami, a goście jedli i pili, śmiali się i żartowali. Ona zaś siedziała po środku we wspaniałym ubiorze na królewskim tronie i miała koronę na głowie. Stanął za nią, a nikt go nie widział. Gdy położyli jej kawał mięsa na talerzu, zabrał go i zjadł, a gdy wlali jej wina, zabrał je i wypił, ciągle jej podawano i ciągle nic nie miała, talerz i szklanka znikały natychmiast. Wystraszyła się i zawstydziła, wstała, poszła do swojej komnaty i zapłakała, lecz on poszedł za nią. Wtedy rzekła, "Czy nade mną jest diabłem, czy mój wybawiciel nigdy nie przyszedł?" Uderzył ją wtedy w twarz i rzekł "Wybawiciel nigdy nie przyszedł? Jest nad tobą, oszustko. Zasłużyłem na to od ciebie?" Zrobił się wtedy widoczny, wszedł do sali i zawołał "Wesele skończone, prawdziwy król przybył!" Królowie, książęta i radcy, którzy tu się zebrali, wyszydzali go i wyśmiewali, lecz on rzekł w krótkich słowach "wyjdziecie, czy nie?" Chcieli go wtedy pochwycić i rzucili się na niego, ale on wziął miecz i rzekł "Wszystkie głowy na dół, tylko nie moja!" Wszystkie głowy potoczyły się na dół, on zaś na powrót stał się królem na złotej górze.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek