Vua núi vàng


O rei da Montanha Dourada


Một người lái buôn có hai con, một trai và một gái, cả hai đều còn nhỏ, chưa biết đi. Bác có hai chiếc thuyền đi buôn đường biển, đó chính là toàn bộ gia sản của bác - đi buôn đường biển thường lãi lớn - nhưng không ngờ bác được tin cả hai thuyền đều bị đắm. Từ chỗ giàu có nay bác trở nên nghèo, gia sản còn lại chỉ là một mảnh ruộng ở ngoài ven thị trấn. Để cho khuây khỏa nỗi buồn phiền, bác ta ra đồng, đi đi lại lại. Bỗng một người bé tí đen nhẻm xuất hiện, đứng ngay bên bác và hỏi, bác có chuyện gì mà nom lo lắng buồn phiền vậy. Bác nói:
- Liệu có giúp ta được việc gì không nào mà ta kể.
Người đen tí hon đáp:
- Trời mà biết được. Biết đâu tôi lại giúp được thì sao.
Bác lái buôn kể lại việc hai thuyền buôn cùng toàn bộ hàng hóa gia sản bị chìm dưới đáy biển. Giờ chỉ còn có mảnh ruộng này thôi. Người tí hon nói:
- Bác đừng buồn phiền nữa. Nếu bác hứa với tôi một điều, thì bác muốn bao nhiêu tiền cũng có khi về tới nhà, cái gì chạm vào chân bác trước tiên, sau mười hai năm nữa bác phải mang cái đó lại đây cho tôi.
Bác lái buôn nghĩ bụng:
- Chắc cái đó chẳng thể khác là chính con chó của mình.
Bác không hề nghĩ tới đứa con trai bé nhỏ nên nhận lời ngay, ký ngay giao kèo với người Tí Hon kia và đi về nhà.
Thấy bố về, đứa con trai mừng quá, lần theo ghế ra và ôm chầm lấy chân. Người bố giật mình hoảng sợ khi chợt nhớ tới điều mình vừa cam kết. Nhưng thời gian cứ thế trôi qua mà bác không thấy có tiền của gì trong rương hòm nhà mình. Bác nghĩ, chắc người Tí Hon nói giỡn chơi.
Một tháng sau, bác lên gác xép tính gom ít thiếc đem bán, nhưng nó chẳng phải là thiếc nữa, mà thành những đồng tiền vàng. Bác rất đỗi vui mừng, lấy số tiền ấy để buôn bán và trở nên giàu có, thậm chí giờ còn giàu hơn trước.
Đứa con trai bác lái buôn ngày một khôn lớn, nhưng con càng gần tới tuổi mười hai thì bác lái buôn càng lo, nỗi lo ấy hiện ra mặt. Một hôm, đứa con trai hỏi bố có điều gì mà buồn phiền vậy. Người bố không muốn nói ra, nhưng đứa con trai năn nỉ mãi, người bố đành phải nói, bác kể xưa có hứa với một người đen Tí Hon, nếu bác trở nên giàu có do sự giúp đỡ của người Tí Hon thì cũng sẵn sàng theo điều kiện do người ấy đòi hỏi, bác đã ký giao kèo với người ấy, mười hai năm sau sẽ đưa cho người Tí Hon cái gì chạm chân bác trước tiên. Đứa con trai nói:
- Bố ơi, bố đừng lo. Mọi việc sẽ ổn. Người đen chẳng có quyền lực gì với con.
Người con trai đến xin linh mục ban phép thánh cho. Đúng giờ hẹn, cả hai bố con cùng tới mảnh ruộng ngoài thị trấn, người con trai vẽ một vòng tròn, rồi hai bố con đứng vào vòng tròn ấy. Người đen xuất hiện và bảo người bố:
- Bác có mang đến cái bác đã hứa với tôi không?
Bác lái buôn nín lặng, nhưng đứa con trai hỏi:
- Bác tìm gì ở đây?
Người đen đáp:
- Tao có điều cần nói với bố mày, chứ không phải nói với mày.
Người con nói:
- Bác đã đánh lừa bố tôi. Giờ hãy xí xóa những lời thề ấy đi.
Người đen nói:
- Không, tao không từ bỏ quyền lợi của tao.
Đôi bên lời qua tiếng lại rất lâu, cuối cùng đi đến nhất trí: Đứa con trai không phải là của ai, chẳng thuộc người bố mà cũng chẳng thuộc người đen kia. Nó sẽ ngồi xuống một chiếc thuyền đậu ven sông. Người bố lấy chân đẩy thuyền ra giữa dòng để phó mặc con trôi theo dòng nước.
Chào từ biệt bố, đứa con trai bước xuống thuyền và người bố đẩy thuyền ra giữa dòng. Thuyền lộn nhào. Người bố tưởng con chết nên để tang. Nhưng chiếc thuyền không đắm, cứ thế trôi theo dòng nước. Cuối cùng nó dừng đậu ở một bến xa lạ. Anh thanh niên lên bờ, thấy đằng xa có một tòa lâu đài nguy nga, liền đi về hướng ấy. Khi vào trong lâu đài, anh thấy lâu đài bị phù phép, các phòng trong lâu đài đều trống không. Anh đi mãi, sau tới căn phòng cuối cùng thì thấy một con rắn đang nằm cuộn tròn ở trong đó. Thực ra đó là một cô gái bị phù phép. Cô thấy anh mừng rỡ và nói với anh:
- Anh đến giải thoát cho em đấy à? Em đợi anh đã mười hai năm nay. Cả nước này bị phù phép. Anh hãy giải thoát cho em!
Anh hỏi:
- Tôi phải làm gì?
- Đêm khuya nay có mười hai người đen quàng xích quanh người sẽ đến đây. Họ hỏi anh làm gì ở đây. Anh cứ câm lặng, không nói nửa lời. Chúng sẽ hành hạ anh, đánh và đâm anh, anh cứ mặc chúng, chỉ đừng có hé miệng ra nói. Đúng mười hai giờ đêm chúng lại bỏ đi. Đêm thứ hai, mười hai người đến. Đêm thứ ba sẽ có hai mươi người đến chặt đầu anh. Nhưng cứ đúng nửa đêm là phép thuật của chúng hết hiệu lực. Nếu anh gắng giữ mặc chúng hành hạ mà không nói nửa lời thì em sẽ được giải thoát. Em sẽ lấy chai nước hồi sinh thoa bóp khắp người anh sẽ tỉnh lại và khỏe mạnh như trước.
Anh thanh niên đáp:
- Tôi sẵn lòng giải thoát cho cô.
Mọi việc xảy ra đúng như lời cô nói. Bọn người đen không cậy được anh nửa lời. Đến đêm thứ ba, con rắn biến thành nàng công chúa xinh đẹp, lấy nước hồi sinh thoa bóp cho anh tỉnh lại. Cô ôm choàng anh hôn, cả lâu đài trở nên vui nhộn. Lễ cưới được tổ chức, anh trở thành Vua Núi Vàng.
Hai người vui sướng sống bên nhau. Hoàng hậu sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thấm thoát đã tám năm trôi qua, nhà vua nhớ quê hương, muốn về thăm bố mẹ. Hoàng hậu không muốn để vua đi, nên nói:
- Em sẽ đau khổ, nếu chàng đi.
Nhưng nhà vua nài nỉ mãi cho đến khi hoàng hậu ưng thuận mới thôi. Lúc chia tay, hoàng hậu trao cho vua chiếc nhẫn thần và dặn:
- Khi đeo nhẫn này vào ngón tay, chàng chỉ cần cầu chú sẽ tới ngay được nơi muốn đến. Nhưng phải hứa đừng dùng vào việc bắt em về chỗ bố chàng.
Vua hứa, rồi đeo nhẫn vào tay, cầu chú về tới quê hương. Trong khoảnh khắc vua đã về tới thành phố quê hương, nhưng lính canh thấy ăn mặc sang trọng lạ kỳ nên không cho vào trong thành. Vua phải ra chỗ người chăn cừu, đổi quần áo cho họ và mặc đồ chăn cừu thản nhiên đi vào trong thành.
Về đến nhà, vua xưng tên với bố đẻ, nhưng ông không tin đó chính là con trai mình. Ông luôn nghĩ, nó đã chết. Trước mắt ông giờ đây chỉ là một người chăn cừu nghèo khó đáng thương. Ông tính bố thí cho một đồng Taler để ăn. Người chăn cừu lại nói:
- Con chính là con trai bố mẹ đây mà. Bố mẹ còn nhớ dấu vết gì trên người con không?
Người mẹ nói:
- Có chứ, con trai mẹ có một dấu giống như quả dâu tây ở cánh tay phải.
Chàng trai chăn cừu vén tay áo lên cho bố mẹ xem, quả đúng như vậy, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Rồi chàng kể cho bố mẹ nghe, rằng mình bây giờ là Vua Núi Vàng, đã lấy một công chúa và đã có một đứa con trai bảy tuổi rất kháu khỉnh.
Bố nói:
- Chẳng bao giờ lại có chuyện đó. Một kẻ chăn cừu quần áo lôi thôi bẩn thỉu đang đứng đây chính là nhà vua.
Nghe cha nói, chàng trai nổi giận, quên mất lời hứa trước kia với hoàng hậu, chàng xoay chiếc nhẫn, ước sao vợ con đến ngay bên mình. Trong khoảnh khắc, vợ con đến. Nhưng hoàng hậu than khóc trách chồng không giữ lời hứa, làm cho nàng khổ. Chàng nói:
- Anh thật vô tâm quá, em hãy thứ lỗi cho anh.
Nàng nguôi giận, nhưng trong lòng không vui. Rồi chàng dẫn nàng ra thửa ruộng bên sông, nơi chàng bước xuống thuyền khi xưa và nói:
- Anh mệt mỏi quá, em ngồi xuống cho anh ngả vào lòng em ngủ một lát.
Chàng ngả đầu vào lòng nàng và thiêm thiếp ngủ. Đợi chàng ngủ say, nàng rút nhẫn thần khỏi tay chàng và từ từ rút chân để chàng nằm lại.
Nàng bế con và cầu chú trở về xứ sở của mình. Khi tỉnh dậy, chàng thấy mình bị bỏ rơi. Vợ con đã đi mất, chỉ còn đôi hài để lại làm dấu. Chàng nghĩ:
- Trở lại với bố mẹ làm sao được nữa, mọi người cho mình định lừa đảo mang đồ đi.
Chàng đành lên đường, tới chân một ngọn núi, chàng gặp ba người khổng lồ đang tranh cãi nhau về cách chia gia tài của bố để lại. Thấy chàng, chúng vẫy gọi lại nhờ phân xử. Chúng nói, người nhỏ khôn hơn chúng. Gia tài gồm ba thứ: gươm, áo và đôi ủng. Khi người có gươm hô: "Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta" thì lời ước thành sự thực trong nháy mắt. Ai khoác chiếc áo thì thành vô hình. Ai đi đôi giàu ủng thì muốn tới đâu là đến ngay được đó. Chàng bảo:
- Hãy đưa cho ta ba vật ấy để xem chúng có những khả năng ấy không.
Chúng đưa cho chàng chiếc áo. Chàng vừa mới khoác lên người thì đã trở thành vô hình, và biến thành con ruồi. Sau đó chàng lại hiện thành người và nói:
- Chiếc áo tốt. Giờ đưa cho ta thanh gươm.
Chúng từ chối. Sợ chàng hô "Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta" thì chúng mất đầu và chàng là người duy nhất còn lại. Nhưng chúng ra điều kiện là chàng chỉ thử dùng gươm chém cây. Chàng thử chém cây, cây đứt như người ta phạt cỏ. Rồi chàng bảo chúng đưa ủng. Chúng từ chối, bảo nếu đi ủng vào chỉ trong nháy mắt chàng đã đi rất xa, chúng chỉ còn cách đứng nhìn. Chàng nói:
- Nếu vậy thì tôi không phân xử nữa.
Chúng đành đưa ủng cho chàng. Có trong tay cả ba báu vật, giờ chàng chỉ có nghĩ tới vợ và con. Chàng cầu chú:
- Ước gì ta trở lại Núi Vàng?
Thế là ngay sau đó, chàng biến mất và cũng là phân xử xong việc chia gia sản cho ba người khổng lồ. Khi tới lâu đài, chàng nghe thấy tiếng đàn sáo vui nhộn. Mọi người cho biết vợ chàng làm lễ cưới với người khác. Chàng nổi giận nói:
- Quân khốn kiếp. Nó lừa lúc ta ngủ rồi bỏ đi.
Chàng mặc áo tàng hình và đi vào lâu đài. Khi vào phòng lớn thì thấy một bàn tiệc lớn hết sức thịnh soạn, khách ăn uống, trò chuyện vui vẻ. Vợ chàng đầu đội vương miện, ngồi trên ngai vàng ở chính giữa. Chàng đến đứng ngay sau nàng mà không ai thấy. Cứ có thức ăn gắp bỏ vào đĩa nàng là chàng lấy ăn liền. Và rượu được rót vào ly nàng, chàng cũng uống hết. Nàng được tiếp thức ăn, đồ uống luôn luôn mà vẫn không ăn uống được gì, mọi thứ đều biến mất trong nháy mắt. Nàng đâm ra hoảng sợ và ngượng, đứng dậy, về buồng ngồi khóc, nhưng chàng cũng đi theo vào buồng. Nàng ngồi nói một mình:
- Phải chăng có quỷ ám ta hay là người giải thoát ta đến?
Chàng tát nàng và nói:
- Người giải thoát ngươi đến chăng? Người ấy đang ở trên đầu ngươi, quân phản bội! Ta bị ngươi đối xử bội bạc.
Rồi chàng hiện nguyên hình người, tới phòng lớn và nói to:
- Tiệc cưới kết thúc, chính vua đã về đây.
Các vua, chúa, cận thần có mặt ở đó cười giễu cợt chàng. Chàng họ một câu ngắn gọn:
- Các người có ra hay không?
Tất cả đổ xô đến bắt chàng. Chàng rút gươm hô:
- Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta!
Lập tức các đầu lìa khỏi thân lăn xuống đất.
Chàng lại là chúa tể và lại lên ngôi Vua Núi Vàng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Um certo mercador tinha dois filhos, um menino e uma menina, ambos muito novos, que ainda não sabiam andar. Ele possuía dois navios ricamente carregados viajando pelos mares onde embarcara toda sua riqueza na esperança de conseguir grandes lucros, quando chegaram notícias de que sua fortuna tinha desaparecido. Assim, de homem rico que era, tornou-se muito pobre, tão pobre que só lhe restara um pedacinho de terra. Para aliviar um pouco as preocupações de sua cabeça, costumava caminhar por ali.
Certo dia em que estava perambulando em seu terreno, um anãozinho de cara enrugada apareceu à sua frente perguntando por que estava tão triste e o que confrangia tão profundamente seu coração. Mas o mercador replicou, "Se me pudesse fazer algum bem eu lhe contaria." - "Quem sabe se não posso?," disse o homenzinho. "Conte-me qual é o caso e talvez eu possa servir para alguma coisa." O mercador contou-lhe então como toda sua riqueza havia ido para o fundo do mar e como ele nada possuía exceto aquele pedacinho de chão. "Oh! Não se preocupe com isto," disse o anão, "apenas prometa trazer-me, daqui a doze anos, aquilo que primeiro vier ao seu encontro quando voltar para casa e eu lhe darei todo ouro que quiser."
O mercador pensou que não era uma exigência muito grande, que muito provavelmente encontraria primeiro seu cão ou algo do gênero, mas esqueceu-se de seus filhinhos, por isso aceitou a barganha e assinou e selou o compromisso de cumprir a promessa. Ao se aproximar de casa, porém, seu garotinho ficou tão contente ao vê-lo, que engatinhou atrás dele e agarrou-se a suas pernas. O pai teve um sobressalto, pensando no pacto que havia feito, mas como não apareceu ouro algum, consolou-se pensando que tudo não passara de uma brincadeira do anão.
Cerca de um mês mais tarde, ele subiu as escadas de um velho depósito de lenha à procura de algum ferro velho para vender e levantar algum dinheiro, e ali encontrou uma grande pilha de ouro sobre o chão. À vista disto, ficou muito satisfeito, voltou aos negócios e tornou-se um grande mercador como antes.
Entretanto, seu filho ia crescendo, e com a aproximação do término do prazo de doze anos, o mercador foi ficando tão aflito e pensativo que sua tristeza e seus cuidados se estampavam em seu rosto. O filho perguntou-lhe certo dia o que estava acontecendo, mas o pai recusou-se a contar; mas, passado algum tempo, acabou contando que, sem o saber, vendera-o a um anãozinho de aparência repelente por uma grande quantia de ouro; e que estava se aproximando o término dos doze anos, ao fim dos quais teria que cumprir o acordo. Então o filho disse, "Pai, não se preocupe muito com isso; pode contar que eu darei um jeito no homenzinho."
Quando chegou o momento, eles foram juntos até o lugar indicado e o filho riscou um círculo no chão e colocou-se junto com o pai em seu interior. O anãozinho logo apareceu e disse ao mercador, "Trouxe o prometido?" O velho ficou em silêncio, mas seu filho respondeu, "O que você quer aqui?" O anão respondeu, "Vim falar com seu pai, não com você." - "Você enganou e traiu meu pai," disse o filho. "Liberte-o de seu compromisso." - "Não," replicou o outro, "não abrirei mão de meus direitos."
Isto provocou uma longa discussão ao fim da qual todos concordaram em que o filho seria colocado num bote que ficava ao lado de um rio não muito distante, e que o pai deveria empurrá-lo com a própria mão para que ele fosse deixado à deriva. O filho despediu-se então do pai e acomodou-se no barco; e quando este foi empurrado, adernou e caiu de lado na água, fazendo o mercador pensar que o filho houvesse morrido. O pai voltou para casa profundamente entristecido.
Mas o barco não havia afundado e seguira navegando, e o rapaz ficou sentado dentro dele até encalhar numa terra desconhecida. Quando saltou na praia, viu à sua frente um lindo castelo cujo interior estava vazio e desolado por estar encantado. Andando pelo castelo, acabou encontrando uma serpente branca num dos quartos. Ora, a serpente branca era uma princesa encantada que se alegrou enormemente ao vê-lo e disse, "Vieste finalmente me libertar? Esperei doze longos anos por ti, pois somente tu podes me salvar. Esta noite, doze homens virão; suas faces serão pretas e eles estarão encadeados em correntes. Eles perguntarão a ti o que fazes aqui, mas fica em silêncio, não responde e deixa que façam o que quiserem - bater-te e torturar-te. Suporta tudo, só não fala nenhuma palavra e à meia-noite eles partirão. Na segunda noite, outros doze virão; e na terceira noite, serão vinte e quatro que irão até mesmo cortar tua cabeça. Mas às doze horas daquela noite, seu poder desaparecerá, e eu estarei livre e virei te trazer a água da vida, e com ela te lavarei e restaurarei tua vida e saúde."
Tudo se passou como a princesa encantada havia dito; o filho do mercador não falou uma palavra e, na terceira noite, a princesa apareceu e caiu em seu pescoço e o beijou; alegria e satisfação explodiram por todo o castelo; as bodas foram celebradas e ele se tomou o rei da Montanha Dourada.
Eles viveram juntos muito felizes e a rainha teve um filho. Oito anos haviam se passado quando o rei lembrou-se de seu pai: seu coração se comoveu e ele ficou ansioso para revê-lo. A rainha se opunha a sua ida dizendo, "Sei perfeitamente os infortúnios que virão." Ele não lhe deu descanso, porém, até ela consentir. Quando ia partir, ela o presenteou com um anel mágico dizendo, "Leva este anel e coloca-o no dedo; tudo que desejares, ele realizará: somente prometa que não o usarás para levar-me daqui até a morada de teu pai." Ele prometeu o que ela pedia, colocou o anel no dedo e desejou estar perto da cidade onde seu pai morava. Achou-se num instante diante dos seus portões, mas os guardas não quiseram deixá-lo entrar por estar vestido tão estranhamento. Ele foi então a uma montanha vizinha onde morava um pastor, tomou emprestado seu velho manto e assim entrou disfarçadamente na cidade. Quando chegou à casa do pai, contou-lhe que era seu filho, mas o mercador não quis acreditar, dizendo-lhe que havia tido apenas um filho que morrera havia muito tempo, e como ele estivesse vestido como um pobre pastor, nem mesmo lhe ofereceria alguma coisa de comer. O rei insistiu porém em que era seu filho dizendo, "Existe alguma marca pela qual saberias que sou realmente teu filho?" - "Sim," observou a mãe, "nosso filho tinha um sinal na forma de uma framboesa debaixo do braço direito." Ele mostrou-lhes então a marca e eles ficaram satisfeitos por ser verdade o que havia dito. Em seguida ele lhes contou como era rei da Montanha Dourada, e que estava casado com uma princesa, e que tinha um filho de sete anos. Mas o mercador disse, "Isto jamais podería ser verdade; que rei é esse que viaja usando um manto de pastor?" Isto deixou o filho muito irritado e, esquecendo sua promessa, virou o anel e desejou a presença de sua rainha e do filho. Num instante eles estavam diante dele, mas a rainha chorava dizendo que ele havia quebrado a palavra e que uma desgraça aconteceria. Ele fez o que pôde para tranqüilizá-la e ela finalmente pareceu se acalmar; mas não estava realmente calma, apenas meditava como podería vingar-se.
Certo dia, ele levou-a para passear fora da cidade para mostrar-lhe o lugar onde seu barco fora colocado à deriva sobre as águas. Ali ele sentou-se dizendo, "Estou muito cansado; senta-te ao meu lado para eu recostar a cabeça em teu colo e dormir um pouco." Mal ele adormecera, porém, ela tirou o anel de seu dedo, afastou-se cuidadosamente e desejou que ela e o filho estivessem cm casa, em seu reino. Quando o rei acordou, achou-se sozinho e percebeu que o anel já não estava em seu dedo. "Jamais poderei retornar à casa de meu pai," disse ele, "diriam que sou um feiticeiro. Viajarei pelo mundo até chegar novamente a meu reino."
Assim dizendo, partiu e viajou até chegar a uma montanha onde três gigantes estavam dividindo sua herança; e quando eles o viram, gritaram dizendo, "Os homenzinhos são muito espertos; ele vai dividir a herança entre nós." Ora, esta consistia de uma espada que cortava a cabeça de um inimigo sempre que seu portador dissesse as palavras "Fora cabeças!"; um manto que tornava seu proprietário invisível ou lhe dava qualquer forma que desejasse; e um par de botas que transportava a pessoa que as calçasse para onde ela quisesse ir. O rei lhes disse que primeiro teriam que deixá-lo experimentar esses objetos maravilhosos para conhecer seu valor. Eles lhe entregaram então o manto. Ele desejou ser uma mosca e num instante se transformou numa mosca. "O manto está perfeito," disse ele, "agora entreguem-me a espada." - "Não," disseram eles, "não, a menos que prometa não dizer 'Fora cabeças!' pois se fizer isto, morreremos todos." Assim eles a entregaram com a condição de ele experimentar seu poder apenas numa árvore. Em seguida ele pediu também as botas e no momento em que se viu em posse dos três objetos, desejou estar na Montanha Dourada e ali estava ele no mesmo instante. E os gigantes foram deixados para trás sem herança para dividir ou disputar.
Ao se aproximar do castelo, ouviu um som alegre de música e as pessoas em volta lhe disseram que a rainha estava prestes a celebrar seu casamento com outro príncipe. Ele vestiu então o manto, entrou no castelo e colocou-se ao lado de sua rainha onde ninguém o via. Mas quando todas as comidas foram servidas no prato da rainha, ele as pegou e comeu; quando a taça de vinho foi entregue a ela, ele a pegou e bebeu; assim, embora continuassem servindo comida e bebida a ela, seu prato continuava sempre vazio.
Diante disso, tomada de medo e remorso, ela foi para seu quarto e pôs-se a chorar. Ele a seguiu até lá. "Ai de mim!," lamentava-se ela. "Não terá chegado o meu libertador? Por que então o feitiço ainda me cerca?." - "Sua traidora!," exclamou ele. "Teu libertador já veio, de fato, e agora está perto de ti: terá ele merecido isto?" E ele saiu dali e dispensou todo mundo dizendo que o casamento estava desfeito porque havia retomado a seu reino: mas a princesa, os nobres e conselheiros zombaram dele. Ele se desentendeu então com todos, exigindo que partissem, por bem ou por mal. Tentaram agarrá-lo, mas ele sacou a espada e, com uma palavra, as cabeças dos traidores rolaram a seus pés. E foi assim que voltou a ser o rei da Montanha Dourada.