Den kloge bondepige


Cô gái khôn ngoan


Der var engang en fattig bonde, som slet ikke ejede noget jord, og kun havde et ganske lille hus. "Vi vil bede kongen om et stykke hedejord," sagde han til sin eneste datter. Da kongen hørte, hvor fattige de var, gav han dem et lille stykke græsgang. Det gravede de om og ville så lidt korn og lignende i det. Da de næsten var færdige fandt de i jorden en morter af det pure guld. "Det er bedst, vi giver kongen den, fordi han har været så nådig at give os denne jord," sagde manden, men datteren syntes ikke om det. "Ti hellere stille," sagde hun, "vi har jo ingen støder, og så må vi bare også skaffe den." Men han brød sig ikke om, hvad hun sagde, gik op med morteren til kongen og sagde, at den havde de fundet på heden, og nu ville han gerne forære ham den. Kongen spurgte, om de ikke havde fundet mere, og da bonden sagde nej, forlangte han, at de også skulle skaffe støderen. Bonden sagde, at den havde de ikke fundet, men det var som at tale for døve ører, han blev kastet i fængsel og skulle sidde der, til han skaffede støderen. Tjenerne måtte hver dag bringe ham vand og brød - det er jo den kost, man får i fængslet og de hørte, at manden stadig råbte: "Havde jeg bare fulgt min datters råd, havde jeg dog bare gjort det." De gik nu op til kongen og sagde, at manden hverken ville spise eller drikke, men hele tiden råbte: "Havde jeg dog bare fulgt min datters råd." Konge befalede, at de skulle føre fangen for ham og spurgte, hvorfor han stadig råbte sådan. "Hun sagde, at jeg skulle ikke bringe morteren, for så skulle jeg også nok skaffe støderen," svarede han. "Hvis I har sådan en klog datter, så lad hende komme herop," sagde kongen. Hun måtte nu gå op på slottet, og kongen sagde til hende, at han ville prøve, om hun virkelig var så klog. Han ville give hende en gåde, og hvis hun kunne løse den, ville han gifte sig med hende. Bondepigen svarede, at hun skulle nok gætte den, og kongen sagde da: "Du skal komme til mig ikke påklædt og ikke nøgen, ikke ridende, ikke kørende, ikke på vejen og heller ikke udenfor vejen. Hvis du kan det, vil jeg gifte mig med dig." Hun klædte sig nu helt af, så var hun ikke påklædt, viklede et stort fiskenet helt om sig, så var hun ikke nøgen, lånte et æsel og bandt nettet fast til dets hale, så at det slæbte hende af sted, så hun.
Der gik nu nogle år. En gang, da kongen drog ud på parade, holdt der en hel del bønder, som havde været ude at sælge brænde, med deres vogne udenfor slottet. For nogle af dem var der okser og for andre heste. En af bønderne havde tre heste, og en af dem fødte et føl, og det løb hen og lagde sig mellem to okser, der var spændt for en vogn. Bønderne stimlede nu sammen og begyndte at skændes og skrige op. Bonden med okserne ville beholde føllet og sagde, at hans dyr havde født det, men den anden sagde nej, hans hest havde fået det, og det var hans. Kongen fik striden at vide og han dømte, at føllet skulle blive der, hvor det havde ligget, og det blev således givet til den bonde, der aldeles ikke havde ret til det. Den anden gik grædende sin vej. Han havde imidlertid hørt, at dronningen var så mild og god, fordi hun selv var kommet af fattige folk, og han gik nu op og bad hende, om hun ikke ville hjælpe ham til at få sit føl igen. "Hvis du vil love ikke at sige, at det er mig, der har hjulpet dig, vil jeg gøre det," sagde hun. "I morgen tidlig, når kongen drager på vagtparade, skal du stille dig midt på vejen og tage et stort fiskegarn og lade som du fisker og får nettet fuldt af fisk og ryster dem ud." Hun sagde ham også, hvad han skulle svare, når kongen talte til ham, og han stillede sig så næste dag op og fiskede på det tørre land. Kongen kom forbi, og da han så ham, sendte han sin løber hen for at spørge, hvad den løjerlige mand bestilte. "Jeg fisker," svarede bonden. Løberen spurgte, hvordan han kunne fiske der, hvor der ikke var vand. "Jeg kan ligeså godt fiske på det tørre land, som to okser kan få et føl," svarede bonden. Da løberen bragte dette svar til kongen, kaldte han på bonden og sagde, han skulle straks fortælle, hvem der havde lært ham det, for det havde han ikke selv fundet på. Men bonden ville ikke og blev ved at påstå, at det var hans egen ide. Han blev nu kastet på et stråknippe og de slog og pinte ham så længe til han bekendte, at dronningen havde lært ham det. Da kongen kom hjem sagde han til sin kone: "Hvorfor bedrager du mig? Jeg vil ikke mere have dig til hustru. Gå hjem igen til din bondehytte." Han gav hende dog lov til som afskedsgave at tage det med sig, hun holdt mest af. "Ja, jeg vil gøre, hvad du befaler," sagde hun og kyssede ham til farvel. Hun lod nu hente en stærk sovedrik for at drikke et afskedsbæger med ham, og kongen tog en ordentlig slurk, mens hun selv kun nippede lidt. Han faldt snart i en dyb søvn, og da hun så det, kaldte hun på en af tjenerne, svøbte kongen ind i et hvidt lagen og bød tjeneren bære ham ned i vognen. Hun kørte så hjem med ham, lagde ham i sin seng, og han sov et helt døgn i et træk. Da han vågnede rejste han sig op, så sig om uden at kunne begribe, hvor han var, og kaldte på sine tjenere, men der kom ingen. Til sidst kom hans kone ind til ham og sagde: "Du har selv befalet mig at tage det, jeg holdt mest af, med mig hjem: Du er mig det kæreste i verden. Og derfor tog jeg dig." Kongen fik tårer i øjnene: "Vi vil altid blive sammen," sagde han, og de vendte tilbage til slottet. Brylluppet blev fejret, og hvis de ikke er døde, lever de endnu.
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo, nghèo đến nỗi không có lấy một tấc đất cắm dùi, bác chỉ có căn nhà nhỏ bé và một cô con gái. Một hôm cô nói với bố:
- Có lẽ nhà ta phải đến xin nhà vua ban cho một mảnh đất hoang mới được..
Nhà vua thấy nói họ nghèo nên sẵn lòng ban cho họ một mảnh đất ở cánh đồng cỏ. Nhận đất hai bố con cặm cụi cuốc đất, định gieo ít lúa và trồng hoa màu. Khi họ cuốc đất gần xong thửa ruộng thì lấy được ở dưới đất lên một cái cối bằng vàng. Bố bảo con gái:
- Con thấy không, nhà vua rộng lượng ban cho nhà ta mảnh đất này, vậy nên ta dâng chiếc cối lên nhà vua.
Cô con gái không muốn vậy nên nói:
- Cha ạ, nếu có cối, tất phải có chày, mà chày vàng cùng bộ thì nhà ta không có. Vậy thì tốt hơn là ta làm thinh.
Nhưng ông bố không nghe, ông đem cối dâng vua và nói, trong lúc cuốc đất ông thấy chiếc cối vàng và muốn dâng vua để tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Nhận cối vàng, nhà vua hỏi bác nông dân còn tìm thấy gì nữa không. Bác nông dân thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, không ạ.
Nhà vua bảo bác nông dân phải mang chày vàng nộp. Bác nông dân thưa chỉ tìm thấy cối vàng, không tìm thấy chày vàng, bác dùng mọi lời để thanh minh cho sự trung thành của mình, nhưng cái đó cũng chả giúp ích gì cả, bác vẫn bị tống giam, chừng nào tìm thấy đem nộp nốt chày vàng thì được tha. Bọn lính canh ngục hàng ngày mang cho bác nước lã và bánh mì - đó là khẩu phần của tù nhân - Lúc nào chúng cũng nghe thấy người đàn ông kia kêu la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nỗi này, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
Lính canh ngục tâu vua về chuyện người tù lúc nào cũng kêu la: "Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này" và không chịu ăn uống gì cả.
Nhà vua truyền cho lính canh dẫn tù nhân đến và thân chinh hỏi tại sao lúc nào cũng la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
- Thế con gái ngươi nói gì vậy?
- Muôn tâu bệ hạ con gái thần khuyên không nên đem dâng chiếc cối vàng, nếu dâng thì thế nào thần cũng phải tìm cho ta chiếc chày vàng để nộp.
- Con gái ngươi khôn ngoan thật đấy, vậy cho gọi nó tới đây.
Thế là cô gái phải đến. Nhà vua muốn thử xem liệu cô có thật thông minh như lời người cha kể không. Nhà vua bảo sẽ ra cho cô một câu đố, nếu cô giải được thì vua sẽ nhận cô làm cung phi. Cô gái nhận lời ngay, cô sẽ tìm cách giải câu đố. Nhà vua nói:
Hãy đến chỗ ta,
không mặc quần áo,
chẳng phải trần truồng,
không phải lừa ngựa,
chẳng phải đi xe,
không đi trong đường,
chẳng ra lề đường,
nếu ngươi làm được,
sẽ thành cung phi.
Cô gái liền cởi quần áo ra. Cô lấy một chiếc lưới đánh cá lớn, ngồi vào giữa lưới và lăn cuộn tròn lưới quanh người, rồi cô thuê một con lừa, buộc đầu lưới vào đuôi lừa để cho lừa kéo đi, như vậy là không cưỡi lừa mà cũng chẳng phải đi xe. Cô cho lừa kéo đi theo những vết bánh xe để cô đi trên đất bằng hai ngón chân cái, như vậy là không đi ở giữa lòng đường, mà cũng chẳng phải đi ở bên lề đường. Thấy cô gái đến trong tư thế ấy, nhà vua nói ngay là cô đã giải được câu đố cùng những điều kiện đặt ra.
Vua truyền cho thả ngay bố cô gái, nhận cô là cung phi và phó thác cho cô toàn bộ các kho báu trong hoàng cung.
Nhiều năm trôi qua. Một hôm vua đi duyệt binh, tình cờ có một số người nông dân đang bán củi rong, cho xe đổ ở khu đất trước hoàng cung. Đó là những chiếc xe bò và xe ngựa. Có một chiếc xe có hai ngựa kéo và một con đi theo. Trong lúc xe đổ con ngựa con lại chạy ra chỗ hai con bò và chen vào giữa nằm. Khi đám đông dân đi xem diễu binh quay về, đánh lộn làm ầm cả lên.
Người nông dân có bò đòi giữ con ngựa con lại, nói rằng nó chính là con bò mình đẻ ra. Người nông dân kia nói là không phải thế, nói ngựa mình đẻ ra con ngựa con kia, con ngựa con chính là của mình.
Cãi nhau mãi cũng chẳng đi đến đâu, họ kéo đến xin vua xử. Vua xử, ngựa nằm ở đâu thì thuộc về người đó. Thành ra người có bò thắng kiện, nhận được con ngựa con.
Người nông dân thua kiện, lòng ấm ức vừa đi vừa khóc, kể lể chuyện oan ức của mình.
Bác nghe nói, hoàng hậu cũng rất từ tâm, vì bà vốn xuất thân từ lớp nông dân nghèo. Bác tìm đến gặp bà, cầu xin bà giúp đỡ để nhận lại con ngựa con.
Bà bảo:
- Được thôi, nhưng ngươi phải hứa không để lộ chuyện ta giúp ngươi. Sáng mai, khi nhà vua đi duyệt quân ngự lâm, ngươi hãy ra đứng ở giữa đường, nơi vua thế nào cũng đi qua. Ngươi cầm chiếc lưới to, đứng làm ra bộ đang mải tung lưới đánh cá, rồi cũng rũ lưới như trong lưới nhiều cá lắm.
Bà còn bày cho cách trả lời những câu hỏi có thể nhà vua sẽ đặt ra.
Hôm sau, bác nông dân ra đứng ở đó và tung, kéo lưới đánh cá trên cạn. Vua đi qua thấy thế, phái một tên thị vệ hỏi xem cái tên dở người kia định làm trò gì. Người kia đáp:
- Tôi tung, kéo lưới đánh cá.
Thị vệ hỏi tại sao lại đánh cá ở chỗ không có nước. Người kia đáp:
- Hai con bò đực còn đẻ ra được một con ngựa con thì tất nhiên ngay ở trên cạn người ta cũng có thể đánh được cá.
Thị vệ chạy lại tâu trình nhà vua. Vua truyền cho gọi người kia lại, nói là bác nông dân không thể nghĩ ra được trò chơi này cũng như những câu đối đáp kia. Nhà vua muốn biết ai là người đã bày mưu tính kế cho bác, bác nông dân cứ không nói, có trời chứng giám, chính bác nảy ra ý nghĩ ấy. Thị vệ liền túm lấy bác ta, trói lại và tra tấn bác nông dân lúc bấy giờ mới thú tội là hoàng hậu đã bày mưu cho.
Về tới nhà, vua nói ngay với hoàng hậu:
- Sao ái khánh lại dối trá ta, ta không thích có một cung phi như vậy. Ái khanh có thể quay trở về quê cũ được rồi đấy.
Tuy vậy nhà vua cho phép mang theo về quê cái gì mà bà quý nhất, và đó là điều kiện cuối cùng trước khi chia tay. Hoàng hậu nói:
- Thưa phu quân kính yêu, thiếp xin tuân lệnh.
Rồi bà ôm chầm lấy nhà vua, hôn cái hôn từ biệt. Trước khi chia tay bà xin nâng cốc biệt ly với nhà vua. Rượu có pha một liều thuốc ngủ mạnh, khi nhà vua uống cạn chén thì cơn buồn ngủ cũng ập tới, nhà vua ngủ say không hề biết gì nữa. Hoàng hậu chỉ uống có một hớp, bà gọi thị vệ trải lụa trắng, đặt vua vào đó và khênh lên xe. Bà cùng nhà vua đang ngủ đi về quê. Về tới nhà, bà sai thị vệ đặt vua lên giường bà vẫn nằm khi xưa lúc còn ở nhà.
Vua ngủ một giấc dài một ngày một đêm. Tỉnh dậy thấy lạ, nhà vua nhìn quanh hỏi:
- Quái lạ ta đang ở đâu thế nhỉ?
Vua la gọi thị vệ nhưng chẳng thấy bóng dáng tên nào cả. Mãi sau mới thấy hoàng hậu bước tới nói:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ có ra lệnh cho thiếp được phép mang ra khỏi hoàng cung về quê cái gì mà thiếp yêu quí nhất. Thiếp thấy không có gì trên đời thiếp yêu quý bằng bệ hạ, vì thế thiếp đã mang theo bệ hạ về quê.
Xúc động mạnh mẽ làm nhà vua rưng rưng nước mắt, nhà vua nói:
- Thiếp yêu quý, tại sao chúng ta lại có thể xa nhau được nhỉ, ta vẫn là của nàng, và nàng là của ta.
Hai người trở lại hoàng cung, làm lễ ra mắt trở lại. Và chắc có lẽ họ còn sống cho đến ngày nay.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng