Viisas torpantyttö


Cô gái khôn ngoan


Oli muinoin köyhä talonpoika, jolla ei maita ollut laisinkaan, vaan ainoastansa pieni mökkinen ja yksi tytär ainokainen; tämä isällensä kerta sanoi: "entä jos herra kuninkaalta pyytäisimme pienen maa-tilkkusen." Kuultuansa, miten olivat köyhiä, kuningas sitten heille myöskin lahjoitti nurmikkoa pikku paistan, ja tätä kuokkimaan rupesi isä tyttärinensä, aikoen siihen kylvää hiukan ohraa sekä istuttaa muutamia hedelmä-puita. Kun pelto jo oli valmistumaisillaan, he maasta löysivät pelkästä kullasta tehdyn huhmaren. "Kuuleppas!" sanoi isä tyttärellensä, "koska Herra Kuninkaamme on niin armollinen ollut, että on pellon meille lahjoittanut, tulee meidän siitä antaa hänelle tämä huhmar." Mutta tyttö ei tahtonut tuohon suostua, vaan sanoi: "isä kulta! jos viemme sinne tölkittömän huhmaren, vaaditaan meiltä myöskin tölkki, paras siis, että ollaan koko asiasta ihan hiiskumata." Ukko ei kuitenkaan tyttärensä väitteistä piitannut, vaan vei kuninkaalle huhmaren ja sanoi: "tämän minä maasta löysin ja olen tänne tullut sitä teille hyvän-tekiäisiksi tarjoamaan." Kuningas huhmaren otti kysyen, oliko hän muuta mitään löytänyt. "En vainen," vastasi talonpoika. Kuningas silloin sanoi, että ukon piti tuoman hänelle tölkkikin. Talonpoika kyllä vakuutti, ett'ei hän ollut sellaista löytänyt, mutta eipä siitä apua, vaan turhia, ikään-kuin tuulehen puhutuita kaikki hänen vakuuttamisensa olivat; ukko parka vankiuteen viskattiin sekä määrättiin siellä pidettäväksi, kunnes hän kuninkaalle tölkin hankkisi. Palveliat hänelle joka päivä toivat vettä ja leipää, tuota tavallista vanki-ruokaa, sekä kuulivat silloin mies raukan ehtimiseen huutelevan: "voi jospa olisin tytärtäni totellut! voi, voi, jospa olisin tyttäreni mieltä noudattanut!" He sitten kuninkaan luoksi menivät ja kertoivat, miten vanki yhtä päätä huusi: "voi jospa olisin tyttäreni mieltä noudattanut!" sekä ettei hän tahtonut syödä eikä juoda. Kuningas silloin käski palvelioitten tuoda ukon hänen puheillensa ja kysyi tämän tultua, miksi hän alati huuteli: "voi jospa olisin tyttäreni mieltä noudattanut!" - "Mitähän toki teidän tyttärenne on sanonut." - "Noh niin, kielsipä hän minua huhmarta tuomasta, ett'ei minulta myös tölkkiä vaadittaisi." - "Koska teillä on noin viisas tytär, niin toimittakaa hänet joskus tänne." Tytön siis täytyi tulla kuninkaan luoksi, joka kysyi häneltä, oliko hän tosiaankin niin viisas, kuten kehuttiin, sekä lisäsi sitten: "minä sinulle arvoituksen sanon; jos sen saat arvatuksi, otan sinut puolisokseni." Tyttö tähän kohta vastasi, että hän kyllä ottaisi tuon suorittaaksensa. Silloin sanoi kuningas: "tule minun tyköni, mutta älä tule vaattehissa äläkä alastonna, älä ratsastaen äläkä ajaen, älä tietä äläkä tien vierustaa kulkein; ja jos sen saat toimehen, sinä minun puolisokseni pääset." Tyttö tuosta tiehensä läksi ja riisui itsensä ilki alastomaksi eikä siis enään vaattehissa ollut ja otti sitten ison verkon sekä kieri sen ihan ympärillensä eikä nyt suinkaan ollut alastomana; hän rahalla hankki itsellensä lainaksi aasin ja sitoi verkon pään kiinni sen häntähän, jotenka tuon juhdan hänet täytyi laahata perässänsä, eikä hän siis ratsastanut, ei myöskään tullut ajaen; ja aasi pakoitettiin häntä hinaamaan pitkin pyörän-varhoa sillä tavoin, että ainoastaan hänen toinen iso-varpahansa maata koski, ja eipä hän niin-muodoin kulkenut tiellä eikä myös tien vieressä ja hänen täten tultuansa perille sanoi kuningas, että hän oli arvoituksesta selvän saanut sekä suorittanut suoritettavansa. Isä nyt vankiudesta vapaaksi päästettiin ja kuningas tytön otti puolisokseen sekä uskoi hänen huostaansa kaikki kuninkaalliset tavaransa.
Kului sitten muutamia vuosia ja tapahtuipa silloin, että, kun kuningas kerta oli sota-väkeänsä katsastamassa, linnan edustalle pysähtyi vankkureinensa talonpoikia, jotka olivat halkoja myyneet; valjahissa oli muutamilla hevoset, toisilla härät. Eräällä talonpojalla siinä oli kolme hevosta, joista yksi nyt juuri sattui varsomaan miesten poissaollessa, ja varsa emänsä tyköä juoksi sekä laski maata kahden härän välihin. Palattuansa talonpojat rupesivat riitelemään, pauhaamaan ja tappelemaan, ja härkien omistaja tahtoi varsan omaksensa, väittäen sitä härkäinsä synnyttämäksi, mutta toinen kinasi vastaan ja vakuutti tammansa varsonehen sekä että varsa siis oli hänen. Riita kuninkaan ratkaistavaksi lykättiin ja tämän oli tuomio tämmöinen: "missä varsa makasi, sinne se myös jääköön," ja täten sai, kuin saikin, härkien omistaja tuon varsasen, vaikka ei se hänen ollutkaan. Silloin toinen tiehensä meni itkein ja vahinkoansa valittaen. Olipa hän kuullut kerrottavan, miten kuninkaanna oli armollinen, koska tuo itse oli köyhää, talonpoikaista suku-perää; hänen tykönsä ukko siis nyt meni ja rukoili häneltä apua saadakseen varsansa takaisin. "Vaikka vain," vastasi tähän kuninkaanna, "jos sinä minulle lupaat, ettet tuota kellekkään ilmoita, minä sinua kyllä neuvon. Huomen-aamulla kun kuningas on rahtiparaatia katsomassa, mene sinä seisomaan keskelle sitä katua, jota hän tulee kulkemaan, ota kätehes iso verkko, ole siinä kalastavinas kappaleen aikaa sekä karista välihin verkkoas, ikään-kuin olisi se kaloja täynnä," ja kuninkaanna myös neuvoi ukkoa, mitä hänen tulisi vastata, jos kuningas häneltä jotakin kysyisi. Seuraavana päivänä siis talonpoika siinä seisoi kuivalla kadulla kalastellen. Kun kuningas ohitse kulkeissansa tämän huomasi, lähetti hän juoksurinsa kysymään, mitä tuo mies hassu hääräsi. Ukko hänelle vastasi: "minä kaloja pyydän." Juoksuri sitten kysäsi, mitenkä tuossa kävi kalastaminen, koska ei siinä ollut veden tippaakaan. Tähän talonpoika vastaukseksi tokasi: "yhtä hyvin, kuin kahdelta härältä varsominen, käypi minulta kuivalla kadulla kalasteleminen." Juoksuri tämän vastauksen vei kuninkaalle, joka kutsutti talonpojan luoksensa ja sanoi hänelle: "tuota et sinä suinkaan ole omas takaa keksinyt, olkohon sitten kuka hyvänsä sen sinulle neuvonut; tunnusta pois kohta." Mutta eipä ukko sitä tahtonut myöntää, vaan matki ehtimän-tiestä: "totta tosiaankin se omaa keksimääni ompi!" Mutta hän kumohon viskattiin olki-lyhtehen päälle, ja siinä häntä lyötiin ja kiusattiin niin kau'an, kunnes viimein tuon työnsä tunnusti kuninkaannan keksimäksi. Sitten kotia tultuansa sanoi kuningas puolisollensa: "miksi sinä näin kavala olet minua kohtaan? minä en enään sinusta huoli puolisokseni! jo nyt on sinun aikasi ollut ja mennyt, palaa takaisin sinne, mistä olet tullutkin, sinun talonpoikais-mökkihis!" Kuitenkin sallittiin hänelle, että hänen kävisi mukahansa ottaa, mitä hän rakkaimpana ja parahimpana piti; sen hän saisi jää-hyväisiksi. Tähän vastasi kuninkaanna: "no niin, puolisoni, armahimpani! koska sinä tuon vaadit, minä myöskin tottelen," sekä syöksyi kuninkaan sylihin, suuteli häntä ja sanoi tahtovansa jättää hänen hyvästi. Sitten hän läksiäisiksi tuotti väkevän uni-juoman; sitä kuningas joi aika kulauksen, mutta itse hän tuota vain hiukan maisteli. Kohta nyt kuningas sikeään unehen vaipui, ja tämän huomattuaan kuninkaanna luoksensa kutsui erään palvelian, otti hienon, valkoisen liina-vaattehen sekä kääri sen kuninkaan ympärille, ja palveliain täytyi kantaa hänet portahien edessä oleviin vaunuihin, joissa hänen hyljätty puolisonsa hänet sitten mennessään vei mökkihinsä. Siellä hän hänen laski vuoteelle, jossa kuningas yhtä kyytiä nukkui koko vuorokauden umpehen, ja vihdoinkin herättyänsä tämä silmiään hieroellen tuijotteli ympärillensä ja mutisi: "voi hyvänen aika! missähän minä nyt lienen!" sekä rupesi huutamaan palvelioitansa, mutta eipä ketään kuulunut. Viimein tuli vuoteen äärehen hänen puolisonsa ja sanoi: "Herra Kuningas, minun rakkahimpani te olette luvanneet, että minä lähteissäni saisin linnasta ottaa mukahani, mitä minulla oli parasta ja kallihinta, ja koska sinä olit minusta kallihin, minä sinun korjasin mennessäni!" Kyynel-silmin kuningas tähän vastasi: "vaimoseni, armahimpani! sinä olet minun ja minä sinun," sekä vei hänet mukaansa kuninkaalliseen linnahan ja otti hänen taas puolisoksensa; ja ken-tiesi he vielä tänäkin päivänä elävät.
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo, nghèo đến nỗi không có lấy một tấc đất cắm dùi, bác chỉ có căn nhà nhỏ bé và một cô con gái. Một hôm cô nói với bố:
- Có lẽ nhà ta phải đến xin nhà vua ban cho một mảnh đất hoang mới được..
Nhà vua thấy nói họ nghèo nên sẵn lòng ban cho họ một mảnh đất ở cánh đồng cỏ. Nhận đất hai bố con cặm cụi cuốc đất, định gieo ít lúa và trồng hoa màu. Khi họ cuốc đất gần xong thửa ruộng thì lấy được ở dưới đất lên một cái cối bằng vàng. Bố bảo con gái:
- Con thấy không, nhà vua rộng lượng ban cho nhà ta mảnh đất này, vậy nên ta dâng chiếc cối lên nhà vua.
Cô con gái không muốn vậy nên nói:
- Cha ạ, nếu có cối, tất phải có chày, mà chày vàng cùng bộ thì nhà ta không có. Vậy thì tốt hơn là ta làm thinh.
Nhưng ông bố không nghe, ông đem cối dâng vua và nói, trong lúc cuốc đất ông thấy chiếc cối vàng và muốn dâng vua để tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Nhận cối vàng, nhà vua hỏi bác nông dân còn tìm thấy gì nữa không. Bác nông dân thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, không ạ.
Nhà vua bảo bác nông dân phải mang chày vàng nộp. Bác nông dân thưa chỉ tìm thấy cối vàng, không tìm thấy chày vàng, bác dùng mọi lời để thanh minh cho sự trung thành của mình, nhưng cái đó cũng chả giúp ích gì cả, bác vẫn bị tống giam, chừng nào tìm thấy đem nộp nốt chày vàng thì được tha. Bọn lính canh ngục hàng ngày mang cho bác nước lã và bánh mì - đó là khẩu phần của tù nhân - Lúc nào chúng cũng nghe thấy người đàn ông kia kêu la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nỗi này, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
Lính canh ngục tâu vua về chuyện người tù lúc nào cũng kêu la: "Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này" và không chịu ăn uống gì cả.
Nhà vua truyền cho lính canh dẫn tù nhân đến và thân chinh hỏi tại sao lúc nào cũng la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
- Thế con gái ngươi nói gì vậy?
- Muôn tâu bệ hạ con gái thần khuyên không nên đem dâng chiếc cối vàng, nếu dâng thì thế nào thần cũng phải tìm cho ta chiếc chày vàng để nộp.
- Con gái ngươi khôn ngoan thật đấy, vậy cho gọi nó tới đây.
Thế là cô gái phải đến. Nhà vua muốn thử xem liệu cô có thật thông minh như lời người cha kể không. Nhà vua bảo sẽ ra cho cô một câu đố, nếu cô giải được thì vua sẽ nhận cô làm cung phi. Cô gái nhận lời ngay, cô sẽ tìm cách giải câu đố. Nhà vua nói:
Hãy đến chỗ ta,
không mặc quần áo,
chẳng phải trần truồng,
không phải lừa ngựa,
chẳng phải đi xe,
không đi trong đường,
chẳng ra lề đường,
nếu ngươi làm được,
sẽ thành cung phi.
Cô gái liền cởi quần áo ra. Cô lấy một chiếc lưới đánh cá lớn, ngồi vào giữa lưới và lăn cuộn tròn lưới quanh người, rồi cô thuê một con lừa, buộc đầu lưới vào đuôi lừa để cho lừa kéo đi, như vậy là không cưỡi lừa mà cũng chẳng phải đi xe. Cô cho lừa kéo đi theo những vết bánh xe để cô đi trên đất bằng hai ngón chân cái, như vậy là không đi ở giữa lòng đường, mà cũng chẳng phải đi ở bên lề đường. Thấy cô gái đến trong tư thế ấy, nhà vua nói ngay là cô đã giải được câu đố cùng những điều kiện đặt ra.
Vua truyền cho thả ngay bố cô gái, nhận cô là cung phi và phó thác cho cô toàn bộ các kho báu trong hoàng cung.
Nhiều năm trôi qua. Một hôm vua đi duyệt binh, tình cờ có một số người nông dân đang bán củi rong, cho xe đổ ở khu đất trước hoàng cung. Đó là những chiếc xe bò và xe ngựa. Có một chiếc xe có hai ngựa kéo và một con đi theo. Trong lúc xe đổ con ngựa con lại chạy ra chỗ hai con bò và chen vào giữa nằm. Khi đám đông dân đi xem diễu binh quay về, đánh lộn làm ầm cả lên.
Người nông dân có bò đòi giữ con ngựa con lại, nói rằng nó chính là con bò mình đẻ ra. Người nông dân kia nói là không phải thế, nói ngựa mình đẻ ra con ngựa con kia, con ngựa con chính là của mình.
Cãi nhau mãi cũng chẳng đi đến đâu, họ kéo đến xin vua xử. Vua xử, ngựa nằm ở đâu thì thuộc về người đó. Thành ra người có bò thắng kiện, nhận được con ngựa con.
Người nông dân thua kiện, lòng ấm ức vừa đi vừa khóc, kể lể chuyện oan ức của mình.
Bác nghe nói, hoàng hậu cũng rất từ tâm, vì bà vốn xuất thân từ lớp nông dân nghèo. Bác tìm đến gặp bà, cầu xin bà giúp đỡ để nhận lại con ngựa con.
Bà bảo:
- Được thôi, nhưng ngươi phải hứa không để lộ chuyện ta giúp ngươi. Sáng mai, khi nhà vua đi duyệt quân ngự lâm, ngươi hãy ra đứng ở giữa đường, nơi vua thế nào cũng đi qua. Ngươi cầm chiếc lưới to, đứng làm ra bộ đang mải tung lưới đánh cá, rồi cũng rũ lưới như trong lưới nhiều cá lắm.
Bà còn bày cho cách trả lời những câu hỏi có thể nhà vua sẽ đặt ra.
Hôm sau, bác nông dân ra đứng ở đó và tung, kéo lưới đánh cá trên cạn. Vua đi qua thấy thế, phái một tên thị vệ hỏi xem cái tên dở người kia định làm trò gì. Người kia đáp:
- Tôi tung, kéo lưới đánh cá.
Thị vệ hỏi tại sao lại đánh cá ở chỗ không có nước. Người kia đáp:
- Hai con bò đực còn đẻ ra được một con ngựa con thì tất nhiên ngay ở trên cạn người ta cũng có thể đánh được cá.
Thị vệ chạy lại tâu trình nhà vua. Vua truyền cho gọi người kia lại, nói là bác nông dân không thể nghĩ ra được trò chơi này cũng như những câu đối đáp kia. Nhà vua muốn biết ai là người đã bày mưu tính kế cho bác, bác nông dân cứ không nói, có trời chứng giám, chính bác nảy ra ý nghĩ ấy. Thị vệ liền túm lấy bác ta, trói lại và tra tấn bác nông dân lúc bấy giờ mới thú tội là hoàng hậu đã bày mưu cho.
Về tới nhà, vua nói ngay với hoàng hậu:
- Sao ái khánh lại dối trá ta, ta không thích có một cung phi như vậy. Ái khanh có thể quay trở về quê cũ được rồi đấy.
Tuy vậy nhà vua cho phép mang theo về quê cái gì mà bà quý nhất, và đó là điều kiện cuối cùng trước khi chia tay. Hoàng hậu nói:
- Thưa phu quân kính yêu, thiếp xin tuân lệnh.
Rồi bà ôm chầm lấy nhà vua, hôn cái hôn từ biệt. Trước khi chia tay bà xin nâng cốc biệt ly với nhà vua. Rượu có pha một liều thuốc ngủ mạnh, khi nhà vua uống cạn chén thì cơn buồn ngủ cũng ập tới, nhà vua ngủ say không hề biết gì nữa. Hoàng hậu chỉ uống có một hớp, bà gọi thị vệ trải lụa trắng, đặt vua vào đó và khênh lên xe. Bà cùng nhà vua đang ngủ đi về quê. Về tới nhà, bà sai thị vệ đặt vua lên giường bà vẫn nằm khi xưa lúc còn ở nhà.
Vua ngủ một giấc dài một ngày một đêm. Tỉnh dậy thấy lạ, nhà vua nhìn quanh hỏi:
- Quái lạ ta đang ở đâu thế nhỉ?
Vua la gọi thị vệ nhưng chẳng thấy bóng dáng tên nào cả. Mãi sau mới thấy hoàng hậu bước tới nói:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ có ra lệnh cho thiếp được phép mang ra khỏi hoàng cung về quê cái gì mà thiếp yêu quí nhất. Thiếp thấy không có gì trên đời thiếp yêu quý bằng bệ hạ, vì thế thiếp đã mang theo bệ hạ về quê.
Xúc động mạnh mẽ làm nhà vua rưng rưng nước mắt, nhà vua nói:
- Thiếp yêu quý, tại sao chúng ta lại có thể xa nhau được nhỉ, ta vẫn là của nàng, và nàng là của ta.
Hai người trở lại hoàng cung, làm lễ ra mắt trở lại. Và chắc có lẽ họ còn sống cho đến ngày nay.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng