Mądra wieśniaczka


Cô gái khôn ngoan


Żył sobie niegdyś bardzo biedny wieśniak, który nie posiadał swojej ziemi. Miał tylko mały domek, w którym mieszkał ze swoją córką.
Pewnego razu rzekł do niej:
- Poprośmy naszego króla o skrawek świeżo wykarczowanej ziemi.
Gdy król ujrzał ich biedę, podarował im ziemię, o którą prosili. Wówczas ojciec i córka zaczęli ją orać, by zasiać na niej kukurydzę i odrobinę innego ziarna.
Kiedy przeorali już całe pole, znaleźli w ziemi moździerz wykonany ze szczerego złota.
- Córko, – rzekł ojciec - król okazał wielką łaskę darowując nam to pole – w zamian za to powinniśmy oddać mu ten moździerz.
Córka jednak nie chciała na to przystać i rzekła:
- Ojcze, skoro mamy moździerz bez tłuczka, powinniśmy najpierw znaleźć tłuczek. Lepiej nie mów nikomu o tym, co znaleźliśmy.
Ojciec jednak nie posłuchał córki. Wziął moździerz i zaniósł go królowi, mówiąc, że znalazł go w wykarczowanej ziemi i poprosił, aby król zechciał przyjąć go w prezencie.
Król wziął moździerz i zapytał wieśniaka, czy nie znalazł niczego więcej poza nim. Wieśniak zaprzeczył. Wówczas król odrzekł, że wieśniak musi mu przynieść także tłuczek. Wieśniak próbował wyjaśnić, że tłuczka nie znalazł, ale to było jak rzucanie grochem o ścianę. Wtrącono go do więzienia, gdzie miał pozostać, dopóki tłuczek się nie odnajdzie.
Służący codziennie przynosili mu chleb i wodę, czyli to, co zwykle dostają więźniowie; on jednak odmawiał przyjmowania jadła i napoju. Nieustannie tylko wzdychał:
- O ja nieszczęsny! Gdybym tylko usłuchał mojej córki! Gdybym tylko jej usłuchał!
Dowiedziawszy się o tym, król nakazał przyprowadzić więźnia przed swoje oblicze. Zapytał wieśniaka, cóż takiego radziła mu jego córka?
- Przestrzegała mnie, bym nie zanosił Waszej Wysokości moździerza, kiedy nie znaleźliśmy do niego tłuczka.
- Skoro masz tak mądrą córkę, niech się tu zjawi.
Gdy tylko córka wieśniaka stawiła się w pałacu, król zapytał ją, czy jest na tyle mądra, by rozwiązać zagadkę, jaką jej zada? Jeśli się jej powiedzie, poślubi ją.
Dziewczyna natychmiast się zgodziła i odrzekła, że rozwiąże zagadkę.
Król rzekł:
- A zatem przybądź do mnie nie będąc naga i nie będąc ubrana, nie pieszo i nie jadąc, nie drogą i nie obok drogi. Jeśli tego dokonasz, poślubię cię.
Dziewczyna odeszła. Zdjęła wszystko, co miała na sobie, więc nie była ubrana; wzięła jednak wielką sieć rybacką i szczelnie się nią owinęła – nie była zatem naga. Zaprzęgła osła, przywiązała do jego ogona sieć, którą się owinęła i pozwoliła, aby osioł ciągnął ją po ziemi – zatem ani nie szła pieszo, ani nie jechała. Osioł szedł rowem, a ona dotykała ziemi wyłącznie jednym palcem u stopy, a więc i była na drodze, i nie była.
Kiedy dotarła w ten sposób do pałacu, król przekonał się, że dziewczyna rozwiązała zagadkę i spełniła wszystkie jej warunki. Wówczas nakazał wypuścić jej ojca z więzienia, pojął ją za żonę i powierzył jej pieczy wszystkie królewskie dobra.
Kilka lat później król dokonywał przeglądu wojsk na paradę. W czasie tych przygotowań zdarzyło się, że wieśniacy sprzedający drewno zatrzymali swoje wozy przed pałacem. Do jednych wozów zaprzęgnięto woły, do innych konie. Jeden z owych wieśniaków miał trzy konie, z tego jedno dopiero co narodzone źrebię. Owo źrebiątko uciekło i położyło się pomiędzy wołami, które stały zaprzęgnięte do wozu innego wieśniaka. Ci dwaj mężczyźni zaczęli się sprzeczać o źrebię tak gorliwie, że doszło do wielkiej awantury i rękoczynów.
Wieśniak, do którego należały woły, chcąc zatrzymać źrebię, powiedział, że to jego krowa się ocieliła i wydała owego źrebaka, zaś wieśniak, do którego należały konie, upierał się, że źrebak jest jego własnością. Spór trafił w końcu przed królewskie oblicze i władca wydał wyrok, że źrebię powinno należeć do znalazcy. W ten sposób dostał je człowiek, do którego ono nie należało. Drugi wieśniak odszedł zasmucony i trapił się bardzo utratą zwierzęcia. Doszły go jednak słuchy o królowej, która sama wywodząc się z ludu, potrafiła okazać wielkie miłosierdzie. Udał się więc do niej i błagał, by pomogła mu odzyskać źrebaka.
- Powiem ci, co powinieneś uczynić, – rzekła królowa - jeśli przyrzekniesz nie wydać mojego udziału w sprawie. Jutro z samego rana, gdy król będzie przejeżdżał z wojskami w czasie parady, weź wielką rybacką sieć, stań na środku drogi, którą król będzie jechał i udawaj, że zarzucasz sieć i wyciągasz z niej ryby."
Królowa zdradziła też wieśniakowi, co powinien odpowiedzieć na pytania króla.
Następnego dnia wieśniak zrobił tak jak powiedziała królowa – stanął na środku drogi i łowił w powietrzu ryby. Gdy król przejeżdżał i zobaczył wieśniaka, wysłał posłańca, by sprawdził, cóż takiego wyczynia na drodze ten głupiec. Wieśniak wyjaśnił:
- Łowię ryby.
Posłaniec zapytał, jak może łowić, skoro nie ma tu wody?
Wieśniak odrzekł:
- Równie łatwo jest mi łowić ryby na suchym lądzie, jak krowie urodzić źrebaka.
Posłaniec przekazał odpowiedź królowi, który natychmiast przywołał do siebie wieśniaka. Powiedział chłopu, że wie, iż nie był to jego pomysł i zażądał, aby natychmiast wyjawił, kto mu go podsunął? Wieśniak, który nie chciał wydać królowej, zaklinał się na wszystkie świętości, że pomysł był jego własny.
Wtedy królewscy słudzy rzucili go na stertę słomy i zaczęli go okładać pięściami – bili go tak długo, aż w końcu wieśniak przyznał, że wszystko to wymyśliła królowa.
Gdy król wrócił do domu, powiedział do swojej żony:
- Dlaczego mnie zdradziłaś? Nie jesteś już moją żoną. Skończył się twój czas jako mojej królowej, wracaj tam, skąd przyszłaś – do swojej wiejskiej chaty.
Pozwolił jej jednakże zabrać ze sobą jedną rzecz, którą uzna za najcenniejszą i najdroższą jej sercu – i kazał odejść.
- Dobrze, najdroższy mężu, jeśli taki jest twój rozkaz, wypełnię go. – odpowiedziała królowa. Objęła go, ucałowała i powiedziała, że odejdzie - chce tylko pożegnać się z nim toastem. Potajemnie nakazała przygotować mocny napój nasenny. Podała go królowi, który wypił swój kielich do dna, zaś ona sama upiła ze swego kielicha tylko łyczek.
Król szybko zapadł w sen. Gdy królowa spostrzegła, że jej mąż śpi wystarczająco mocno, wezwała służącego, wzięła czyste, białe płótno i owinęli nim króla. Kazała służącemu wnieść króla do powozu, który już czekał przed bramą pałacu, zawiozła go do swojej chatki i położyła go na łóżku. Król spał cały dzień i całą następną noc. Gdy wreszcie się obudził, rozejrzał się wokół i zdumiony wykrzyknął:
- Dobry Boże! Gdzie ja jestem?
Zaczął wzywać służbę – jednak nikt się nie zjawił.
Wreszcie przy łóżku stanęła jego żona.
- Mój panie i królu, powiedziałeś, że mogę zabrać ze sobą z pałacu jedną rzecz, która jest dla mnie najcenniejsza i najdroższa memu sercu. A że nie ma dla mnie nic cenniejszego i droższego niż ty, zabrałam cię ze sobą.
Oczy króla wypełniły się łzami.
- Droga żono, od tej pory będziemy razem już zawsze.
Powiedziawszy to, zabrał ją ze sobą do pałacu i ponownie poślubił. A potem żyli długo i szczęśliwie.


Tłumaczenie: Agnieszka Kozak, © Agnieszka Kozak
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo, nghèo đến nỗi không có lấy một tấc đất cắm dùi, bác chỉ có căn nhà nhỏ bé và một cô con gái. Một hôm cô nói với bố:
- Có lẽ nhà ta phải đến xin nhà vua ban cho một mảnh đất hoang mới được..
Nhà vua thấy nói họ nghèo nên sẵn lòng ban cho họ một mảnh đất ở cánh đồng cỏ. Nhận đất hai bố con cặm cụi cuốc đất, định gieo ít lúa và trồng hoa màu. Khi họ cuốc đất gần xong thửa ruộng thì lấy được ở dưới đất lên một cái cối bằng vàng. Bố bảo con gái:
- Con thấy không, nhà vua rộng lượng ban cho nhà ta mảnh đất này, vậy nên ta dâng chiếc cối lên nhà vua.
Cô con gái không muốn vậy nên nói:
- Cha ạ, nếu có cối, tất phải có chày, mà chày vàng cùng bộ thì nhà ta không có. Vậy thì tốt hơn là ta làm thinh.
Nhưng ông bố không nghe, ông đem cối dâng vua và nói, trong lúc cuốc đất ông thấy chiếc cối vàng và muốn dâng vua để tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Nhận cối vàng, nhà vua hỏi bác nông dân còn tìm thấy gì nữa không. Bác nông dân thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, không ạ.
Nhà vua bảo bác nông dân phải mang chày vàng nộp. Bác nông dân thưa chỉ tìm thấy cối vàng, không tìm thấy chày vàng, bác dùng mọi lời để thanh minh cho sự trung thành của mình, nhưng cái đó cũng chả giúp ích gì cả, bác vẫn bị tống giam, chừng nào tìm thấy đem nộp nốt chày vàng thì được tha. Bọn lính canh ngục hàng ngày mang cho bác nước lã và bánh mì - đó là khẩu phần của tù nhân - Lúc nào chúng cũng nghe thấy người đàn ông kia kêu la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nỗi này, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
Lính canh ngục tâu vua về chuyện người tù lúc nào cũng kêu la: "Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này" và không chịu ăn uống gì cả.
Nhà vua truyền cho lính canh dẫn tù nhân đến và thân chinh hỏi tại sao lúc nào cũng la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
- Thế con gái ngươi nói gì vậy?
- Muôn tâu bệ hạ con gái thần khuyên không nên đem dâng chiếc cối vàng, nếu dâng thì thế nào thần cũng phải tìm cho ta chiếc chày vàng để nộp.
- Con gái ngươi khôn ngoan thật đấy, vậy cho gọi nó tới đây.
Thế là cô gái phải đến. Nhà vua muốn thử xem liệu cô có thật thông minh như lời người cha kể không. Nhà vua bảo sẽ ra cho cô một câu đố, nếu cô giải được thì vua sẽ nhận cô làm cung phi. Cô gái nhận lời ngay, cô sẽ tìm cách giải câu đố. Nhà vua nói:
Hãy đến chỗ ta,
không mặc quần áo,
chẳng phải trần truồng,
không phải lừa ngựa,
chẳng phải đi xe,
không đi trong đường,
chẳng ra lề đường,
nếu ngươi làm được,
sẽ thành cung phi.
Cô gái liền cởi quần áo ra. Cô lấy một chiếc lưới đánh cá lớn, ngồi vào giữa lưới và lăn cuộn tròn lưới quanh người, rồi cô thuê một con lừa, buộc đầu lưới vào đuôi lừa để cho lừa kéo đi, như vậy là không cưỡi lừa mà cũng chẳng phải đi xe. Cô cho lừa kéo đi theo những vết bánh xe để cô đi trên đất bằng hai ngón chân cái, như vậy là không đi ở giữa lòng đường, mà cũng chẳng phải đi ở bên lề đường. Thấy cô gái đến trong tư thế ấy, nhà vua nói ngay là cô đã giải được câu đố cùng những điều kiện đặt ra.
Vua truyền cho thả ngay bố cô gái, nhận cô là cung phi và phó thác cho cô toàn bộ các kho báu trong hoàng cung.
Nhiều năm trôi qua. Một hôm vua đi duyệt binh, tình cờ có một số người nông dân đang bán củi rong, cho xe đổ ở khu đất trước hoàng cung. Đó là những chiếc xe bò và xe ngựa. Có một chiếc xe có hai ngựa kéo và một con đi theo. Trong lúc xe đổ con ngựa con lại chạy ra chỗ hai con bò và chen vào giữa nằm. Khi đám đông dân đi xem diễu binh quay về, đánh lộn làm ầm cả lên.
Người nông dân có bò đòi giữ con ngựa con lại, nói rằng nó chính là con bò mình đẻ ra. Người nông dân kia nói là không phải thế, nói ngựa mình đẻ ra con ngựa con kia, con ngựa con chính là của mình.
Cãi nhau mãi cũng chẳng đi đến đâu, họ kéo đến xin vua xử. Vua xử, ngựa nằm ở đâu thì thuộc về người đó. Thành ra người có bò thắng kiện, nhận được con ngựa con.
Người nông dân thua kiện, lòng ấm ức vừa đi vừa khóc, kể lể chuyện oan ức của mình.
Bác nghe nói, hoàng hậu cũng rất từ tâm, vì bà vốn xuất thân từ lớp nông dân nghèo. Bác tìm đến gặp bà, cầu xin bà giúp đỡ để nhận lại con ngựa con.
Bà bảo:
- Được thôi, nhưng ngươi phải hứa không để lộ chuyện ta giúp ngươi. Sáng mai, khi nhà vua đi duyệt quân ngự lâm, ngươi hãy ra đứng ở giữa đường, nơi vua thế nào cũng đi qua. Ngươi cầm chiếc lưới to, đứng làm ra bộ đang mải tung lưới đánh cá, rồi cũng rũ lưới như trong lưới nhiều cá lắm.
Bà còn bày cho cách trả lời những câu hỏi có thể nhà vua sẽ đặt ra.
Hôm sau, bác nông dân ra đứng ở đó và tung, kéo lưới đánh cá trên cạn. Vua đi qua thấy thế, phái một tên thị vệ hỏi xem cái tên dở người kia định làm trò gì. Người kia đáp:
- Tôi tung, kéo lưới đánh cá.
Thị vệ hỏi tại sao lại đánh cá ở chỗ không có nước. Người kia đáp:
- Hai con bò đực còn đẻ ra được một con ngựa con thì tất nhiên ngay ở trên cạn người ta cũng có thể đánh được cá.
Thị vệ chạy lại tâu trình nhà vua. Vua truyền cho gọi người kia lại, nói là bác nông dân không thể nghĩ ra được trò chơi này cũng như những câu đối đáp kia. Nhà vua muốn biết ai là người đã bày mưu tính kế cho bác, bác nông dân cứ không nói, có trời chứng giám, chính bác nảy ra ý nghĩ ấy. Thị vệ liền túm lấy bác ta, trói lại và tra tấn bác nông dân lúc bấy giờ mới thú tội là hoàng hậu đã bày mưu cho.
Về tới nhà, vua nói ngay với hoàng hậu:
- Sao ái khánh lại dối trá ta, ta không thích có một cung phi như vậy. Ái khanh có thể quay trở về quê cũ được rồi đấy.
Tuy vậy nhà vua cho phép mang theo về quê cái gì mà bà quý nhất, và đó là điều kiện cuối cùng trước khi chia tay. Hoàng hậu nói:
- Thưa phu quân kính yêu, thiếp xin tuân lệnh.
Rồi bà ôm chầm lấy nhà vua, hôn cái hôn từ biệt. Trước khi chia tay bà xin nâng cốc biệt ly với nhà vua. Rượu có pha một liều thuốc ngủ mạnh, khi nhà vua uống cạn chén thì cơn buồn ngủ cũng ập tới, nhà vua ngủ say không hề biết gì nữa. Hoàng hậu chỉ uống có một hớp, bà gọi thị vệ trải lụa trắng, đặt vua vào đó và khênh lên xe. Bà cùng nhà vua đang ngủ đi về quê. Về tới nhà, bà sai thị vệ đặt vua lên giường bà vẫn nằm khi xưa lúc còn ở nhà.
Vua ngủ một giấc dài một ngày một đêm. Tỉnh dậy thấy lạ, nhà vua nhìn quanh hỏi:
- Quái lạ ta đang ở đâu thế nhỉ?
Vua la gọi thị vệ nhưng chẳng thấy bóng dáng tên nào cả. Mãi sau mới thấy hoàng hậu bước tới nói:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ có ra lệnh cho thiếp được phép mang ra khỏi hoàng cung về quê cái gì mà thiếp yêu quí nhất. Thiếp thấy không có gì trên đời thiếp yêu quý bằng bệ hạ, vì thế thiếp đã mang theo bệ hạ về quê.
Xúc động mạnh mẽ làm nhà vua rưng rưng nước mắt, nhà vua nói:
- Thiếp yêu quý, tại sao chúng ta lại có thể xa nhau được nhỉ, ta vẫn là của nàng, và nàng là của ta.
Hai người trở lại hoàng cung, làm lễ ra mắt trở lại. Và chắc có lẽ họ còn sống cho đến ngày nay.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng