Cô gái khôn ngoan


The peasant's wise daughter


Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo, nghèo đến nỗi không có lấy một tấc đất cắm dùi, bác chỉ có căn nhà nhỏ bé và một cô con gái. Một hôm cô nói với bố:
- Có lẽ nhà ta phải đến xin nhà vua ban cho một mảnh đất hoang mới được..
Nhà vua thấy nói họ nghèo nên sẵn lòng ban cho họ một mảnh đất ở cánh đồng cỏ. Nhận đất hai bố con cặm cụi cuốc đất, định gieo ít lúa và trồng hoa màu. Khi họ cuốc đất gần xong thửa ruộng thì lấy được ở dưới đất lên một cái cối bằng vàng. Bố bảo con gái:
- Con thấy không, nhà vua rộng lượng ban cho nhà ta mảnh đất này, vậy nên ta dâng chiếc cối lên nhà vua.
Cô con gái không muốn vậy nên nói:
- Cha ạ, nếu có cối, tất phải có chày, mà chày vàng cùng bộ thì nhà ta không có. Vậy thì tốt hơn là ta làm thinh.
Nhưng ông bố không nghe, ông đem cối dâng vua và nói, trong lúc cuốc đất ông thấy chiếc cối vàng và muốn dâng vua để tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Nhận cối vàng, nhà vua hỏi bác nông dân còn tìm thấy gì nữa không. Bác nông dân thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, không ạ.
Nhà vua bảo bác nông dân phải mang chày vàng nộp. Bác nông dân thưa chỉ tìm thấy cối vàng, không tìm thấy chày vàng, bác dùng mọi lời để thanh minh cho sự trung thành của mình, nhưng cái đó cũng chả giúp ích gì cả, bác vẫn bị tống giam, chừng nào tìm thấy đem nộp nốt chày vàng thì được tha. Bọn lính canh ngục hàng ngày mang cho bác nước lã và bánh mì - đó là khẩu phần của tù nhân - Lúc nào chúng cũng nghe thấy người đàn ông kia kêu la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nỗi này, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
Lính canh ngục tâu vua về chuyện người tù lúc nào cũng kêu la: "Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này" và không chịu ăn uống gì cả.
Nhà vua truyền cho lính canh dẫn tù nhân đến và thân chinh hỏi tại sao lúc nào cũng la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
- Thế con gái ngươi nói gì vậy?
- Muôn tâu bệ hạ con gái thần khuyên không nên đem dâng chiếc cối vàng, nếu dâng thì thế nào thần cũng phải tìm cho ta chiếc chày vàng để nộp.
- Con gái ngươi khôn ngoan thật đấy, vậy cho gọi nó tới đây.
Thế là cô gái phải đến. Nhà vua muốn thử xem liệu cô có thật thông minh như lời người cha kể không. Nhà vua bảo sẽ ra cho cô một câu đố, nếu cô giải được thì vua sẽ nhận cô làm cung phi. Cô gái nhận lời ngay, cô sẽ tìm cách giải câu đố. Nhà vua nói:
Hãy đến chỗ ta,
không mặc quần áo,
chẳng phải trần truồng,
không phải lừa ngựa,
chẳng phải đi xe,
không đi trong đường,
chẳng ra lề đường,
nếu ngươi làm được,
sẽ thành cung phi.
Cô gái liền cởi quần áo ra. Cô lấy một chiếc lưới đánh cá lớn, ngồi vào giữa lưới và lăn cuộn tròn lưới quanh người, rồi cô thuê một con lừa, buộc đầu lưới vào đuôi lừa để cho lừa kéo đi, như vậy là không cưỡi lừa mà cũng chẳng phải đi xe. Cô cho lừa kéo đi theo những vết bánh xe để cô đi trên đất bằng hai ngón chân cái, như vậy là không đi ở giữa lòng đường, mà cũng chẳng phải đi ở bên lề đường. Thấy cô gái đến trong tư thế ấy, nhà vua nói ngay là cô đã giải được câu đố cùng những điều kiện đặt ra.
Vua truyền cho thả ngay bố cô gái, nhận cô là cung phi và phó thác cho cô toàn bộ các kho báu trong hoàng cung.
Nhiều năm trôi qua. Một hôm vua đi duyệt binh, tình cờ có một số người nông dân đang bán củi rong, cho xe đổ ở khu đất trước hoàng cung. Đó là những chiếc xe bò và xe ngựa. Có một chiếc xe có hai ngựa kéo và một con đi theo. Trong lúc xe đổ con ngựa con lại chạy ra chỗ hai con bò và chen vào giữa nằm. Khi đám đông dân đi xem diễu binh quay về, đánh lộn làm ầm cả lên.
Người nông dân có bò đòi giữ con ngựa con lại, nói rằng nó chính là con bò mình đẻ ra. Người nông dân kia nói là không phải thế, nói ngựa mình đẻ ra con ngựa con kia, con ngựa con chính là của mình.
Cãi nhau mãi cũng chẳng đi đến đâu, họ kéo đến xin vua xử. Vua xử, ngựa nằm ở đâu thì thuộc về người đó. Thành ra người có bò thắng kiện, nhận được con ngựa con.
Người nông dân thua kiện, lòng ấm ức vừa đi vừa khóc, kể lể chuyện oan ức của mình.
Bác nghe nói, hoàng hậu cũng rất từ tâm, vì bà vốn xuất thân từ lớp nông dân nghèo. Bác tìm đến gặp bà, cầu xin bà giúp đỡ để nhận lại con ngựa con.
Bà bảo:
- Được thôi, nhưng ngươi phải hứa không để lộ chuyện ta giúp ngươi. Sáng mai, khi nhà vua đi duyệt quân ngự lâm, ngươi hãy ra đứng ở giữa đường, nơi vua thế nào cũng đi qua. Ngươi cầm chiếc lưới to, đứng làm ra bộ đang mải tung lưới đánh cá, rồi cũng rũ lưới như trong lưới nhiều cá lắm.
Bà còn bày cho cách trả lời những câu hỏi có thể nhà vua sẽ đặt ra.
Hôm sau, bác nông dân ra đứng ở đó và tung, kéo lưới đánh cá trên cạn. Vua đi qua thấy thế, phái một tên thị vệ hỏi xem cái tên dở người kia định làm trò gì. Người kia đáp:
- Tôi tung, kéo lưới đánh cá.
Thị vệ hỏi tại sao lại đánh cá ở chỗ không có nước. Người kia đáp:
- Hai con bò đực còn đẻ ra được một con ngựa con thì tất nhiên ngay ở trên cạn người ta cũng có thể đánh được cá.
Thị vệ chạy lại tâu trình nhà vua. Vua truyền cho gọi người kia lại, nói là bác nông dân không thể nghĩ ra được trò chơi này cũng như những câu đối đáp kia. Nhà vua muốn biết ai là người đã bày mưu tính kế cho bác, bác nông dân cứ không nói, có trời chứng giám, chính bác nảy ra ý nghĩ ấy. Thị vệ liền túm lấy bác ta, trói lại và tra tấn bác nông dân lúc bấy giờ mới thú tội là hoàng hậu đã bày mưu cho.
Về tới nhà, vua nói ngay với hoàng hậu:
- Sao ái khánh lại dối trá ta, ta không thích có một cung phi như vậy. Ái khanh có thể quay trở về quê cũ được rồi đấy.
Tuy vậy nhà vua cho phép mang theo về quê cái gì mà bà quý nhất, và đó là điều kiện cuối cùng trước khi chia tay. Hoàng hậu nói:
- Thưa phu quân kính yêu, thiếp xin tuân lệnh.
Rồi bà ôm chầm lấy nhà vua, hôn cái hôn từ biệt. Trước khi chia tay bà xin nâng cốc biệt ly với nhà vua. Rượu có pha một liều thuốc ngủ mạnh, khi nhà vua uống cạn chén thì cơn buồn ngủ cũng ập tới, nhà vua ngủ say không hề biết gì nữa. Hoàng hậu chỉ uống có một hớp, bà gọi thị vệ trải lụa trắng, đặt vua vào đó và khênh lên xe. Bà cùng nhà vua đang ngủ đi về quê. Về tới nhà, bà sai thị vệ đặt vua lên giường bà vẫn nằm khi xưa lúc còn ở nhà.
Vua ngủ một giấc dài một ngày một đêm. Tỉnh dậy thấy lạ, nhà vua nhìn quanh hỏi:
- Quái lạ ta đang ở đâu thế nhỉ?
Vua la gọi thị vệ nhưng chẳng thấy bóng dáng tên nào cả. Mãi sau mới thấy hoàng hậu bước tới nói:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ có ra lệnh cho thiếp được phép mang ra khỏi hoàng cung về quê cái gì mà thiếp yêu quí nhất. Thiếp thấy không có gì trên đời thiếp yêu quý bằng bệ hạ, vì thế thiếp đã mang theo bệ hạ về quê.
Xúc động mạnh mẽ làm nhà vua rưng rưng nước mắt, nhà vua nói:
- Thiếp yêu quý, tại sao chúng ta lại có thể xa nhau được nhỉ, ta vẫn là của nàng, và nàng là của ta.
Hai người trở lại hoàng cung, làm lễ ra mắt trở lại. Và chắc có lẽ họ còn sống cho đến ngày nay.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
There was once a poor peasant who had no land, but only a small house, and one daughter. Then said the daughter, "We ought to ask our lord the King for a bit of newly-cleared land." When the King heard of their poverty, he presented them with a piece of land, which she and her father dug up, and intended to sow with a little corn and grain of that kind. When they had dug nearly the whole of the field, they found in the earth a mortar made of pure gold. "Listen," said the father to the girl, "as our lord the King has been so gracious and presented us with the field, we ought to give him this mortar in return for it." The daughter, however, would not consent to this, and said, "Father, if we have the mortar without having the pestle as well, we shall have to get the pestle, so you had much better say nothing about it." He would, however, not obey her, but took the mortar and carried it to the King, said that he had found it in the cleared land, and asked if he would accept it as a present. The King took the mortar, and asked if he had found nothing besides that? "No," answered the countryman. Then the King said that he must now bring him the pestle. The peasant said they had not found that, but he might just as well have spoken to the wind; he was put in prison, and was to stay there until he produced the pestle. The servants had daily to carry him bread and water, which is what people get in prison, and they heard how the man cried out continually, "Ah! if I had but listened to my daughter! Alas, alas, if I had but listened to my daughter!" and would neither eat nor drink. So he commanded the servants to bring the prisoner before him, and then the King asked the peasant why he was always crying, "Ah! if I had but listened to my daughter!" and what it was that his daughter had said. "She told me that I ought not to take the mortar to you, for I should have to produce the pestle as well." - "If you have a daughter who is as wise as that, let her come here." She was therefore obliged to appear before the King, who asked her if she really was so wise, and said he would set her a riddle, and if she could guess that, he would marry her. She at once said yes, she would guess it. Then said the King, "Come to me not clothed, not naked, not riding, not walking, not in the road, and not out of the road, and if thou canst do that I will marry thee." So she went away, put off everything she had on, and then she was not clothed, and took a great fishing net, and seated herself in it and wrapped it entirely round and round her, so that she was not naked, and she hired an ass, and tied the fisherman's net to its tail, so that it was forced to drag her along, and that was neither riding nor walking. The ass had also to drag her in the ruts, so that she only touched the ground with her great toe, and that was neither being in the road nor out of the road. And when she arrived in that fashion, the King said she had guessed the riddle and fulfilled all the conditions. Then he ordered her father to be released from the prison, took her to wife, and gave into her care all the royal possessions.
Now when some years had passed, the King was once drawing up his troops on parade, when it happened that some peasants who had been selling wood stopped with their waggons before the palace; some of them had oxen yoked to them, and some horses. There was one peasant who had three horses, one of which was delivered of a young foal, and it ran away and lay down between two oxen which were in front of the waggon. When the peasants came together, they began to dispute, to beat each other and make a disturbance, and the peasant with the oxen wanted to keep the foal, and said one of the oxen had given birth to it, and the other said his horse had had it, and that it was his. The quarrel came before the King, and he give the verdict that the foal should stay where it had been found, and so the peasant with the oxen, to whom it did not belong, got it. Then the other went away, and wept and lamented over his foal. Now he had heard how gracious his lady the Queen was because she herself had sprung from poor peasant folks, so he went to her and begged her to see if she could not help him to get his foal back again. Said she, "Yes, I will tell you what to do, if thou wilt promise me not to betray me. Early to-morrow morning, when the King parades the guard, place thyself there in the middle of the road by which he must pass, take a great fishing-net and pretend to be fishing; go on fishing, too, and empty out the net as if thou hadst got it full" and then she told him also what he was to say if he was questioned by the King. The next day, therefore, the peasant stood there, and fished on dry ground. When the King passed by, and saw that, he sent his messenger to ask what the stupid man was about? He answered, "I am fishing." The messenger asked how he could fish when there was no water there? The peasant said, "It is as easy for me to fish on dry land as it is for an ox to have a foal." The messenger went back and took the answer to the King, who ordered the peasant to be brought to him and told him that this was not his own idea, and he wanted to know whose it was? The peasant must confess this at once. The peasant, however, would not do so, and said always, God forbid he should! the idea was his own. They laid him, however, on a heap of straw, and beat him and tormented him so long that at last he admitted that he had got the idea from the Queen.
When the King reached home again, he said to his wife, "Why hast thou behaved so falsely to me? I will not have thee any longer for a wife; thy time is up, go back to the place from whence thou camest to thy peasant's hut." One favour, however, he granted her; she might take with her the one thing that was dearest and best in her eyes; and thus was she dismissed. She said, "Yes, my dear husband, if you command this, I will do it," and she embraced him and kissed him, and said she would take leave of him. Then she ordered a powerful sleeping draught to be brought, to drink farewell to him; the King took a long draught, but she took only a little. He soon fell into a deep sleep, and when she perceived that, she called a servant and took a fair white linen cloth and wrapped the King in it, and the servant was forced to carry him into a carriage that stood before the door, and she drove with him to her own little house. She laid him in her own little bed, and he slept one day and one night without awakening, and when he awoke he looked round and said, "Good God! where am I?" He called his attendants, but none of them were there. At length his wife came to his bedside and said, "My dear lord and King, you told me I might bring away with me from the palace that which was dearest and most precious in my eyes I have nothing more precious and dear than yourself, so I have brought you with me." Tears rose to the King's eyes and he said, "Dear wife, thou shalt be mine and I will be thine," and he took her back with him to the royal palace and was married again to her, and at the present time they are very likely still living.