Cô gái khôn ngoan


Умная дочь крестьянина


Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo, nghèo đến nỗi không có lấy một tấc đất cắm dùi, bác chỉ có căn nhà nhỏ bé và một cô con gái. Một hôm cô nói với bố:
- Có lẽ nhà ta phải đến xin nhà vua ban cho một mảnh đất hoang mới được..
Nhà vua thấy nói họ nghèo nên sẵn lòng ban cho họ một mảnh đất ở cánh đồng cỏ. Nhận đất hai bố con cặm cụi cuốc đất, định gieo ít lúa và trồng hoa màu. Khi họ cuốc đất gần xong thửa ruộng thì lấy được ở dưới đất lên một cái cối bằng vàng. Bố bảo con gái:
- Con thấy không, nhà vua rộng lượng ban cho nhà ta mảnh đất này, vậy nên ta dâng chiếc cối lên nhà vua.
Cô con gái không muốn vậy nên nói:
- Cha ạ, nếu có cối, tất phải có chày, mà chày vàng cùng bộ thì nhà ta không có. Vậy thì tốt hơn là ta làm thinh.
Nhưng ông bố không nghe, ông đem cối dâng vua và nói, trong lúc cuốc đất ông thấy chiếc cối vàng và muốn dâng vua để tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Nhận cối vàng, nhà vua hỏi bác nông dân còn tìm thấy gì nữa không. Bác nông dân thưa:
- Muôn tâu bệ hạ, không ạ.
Nhà vua bảo bác nông dân phải mang chày vàng nộp. Bác nông dân thưa chỉ tìm thấy cối vàng, không tìm thấy chày vàng, bác dùng mọi lời để thanh minh cho sự trung thành của mình, nhưng cái đó cũng chả giúp ích gì cả, bác vẫn bị tống giam, chừng nào tìm thấy đem nộp nốt chày vàng thì được tha. Bọn lính canh ngục hàng ngày mang cho bác nước lã và bánh mì - đó là khẩu phần của tù nhân - Lúc nào chúng cũng nghe thấy người đàn ông kia kêu la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nỗi này, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
Lính canh ngục tâu vua về chuyện người tù lúc nào cũng kêu la: "Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này" và không chịu ăn uống gì cả.
Nhà vua truyền cho lính canh dẫn tù nhân đến và thân chinh hỏi tại sao lúc nào cũng la:
- Trời ơi, giá tôi nghe lời con gái thì đâu đến nông nỗi này.
- Thế con gái ngươi nói gì vậy?
- Muôn tâu bệ hạ con gái thần khuyên không nên đem dâng chiếc cối vàng, nếu dâng thì thế nào thần cũng phải tìm cho ta chiếc chày vàng để nộp.
- Con gái ngươi khôn ngoan thật đấy, vậy cho gọi nó tới đây.
Thế là cô gái phải đến. Nhà vua muốn thử xem liệu cô có thật thông minh như lời người cha kể không. Nhà vua bảo sẽ ra cho cô một câu đố, nếu cô giải được thì vua sẽ nhận cô làm cung phi. Cô gái nhận lời ngay, cô sẽ tìm cách giải câu đố. Nhà vua nói:
Hãy đến chỗ ta,
không mặc quần áo,
chẳng phải trần truồng,
không phải lừa ngựa,
chẳng phải đi xe,
không đi trong đường,
chẳng ra lề đường,
nếu ngươi làm được,
sẽ thành cung phi.
Cô gái liền cởi quần áo ra. Cô lấy một chiếc lưới đánh cá lớn, ngồi vào giữa lưới và lăn cuộn tròn lưới quanh người, rồi cô thuê một con lừa, buộc đầu lưới vào đuôi lừa để cho lừa kéo đi, như vậy là không cưỡi lừa mà cũng chẳng phải đi xe. Cô cho lừa kéo đi theo những vết bánh xe để cô đi trên đất bằng hai ngón chân cái, như vậy là không đi ở giữa lòng đường, mà cũng chẳng phải đi ở bên lề đường. Thấy cô gái đến trong tư thế ấy, nhà vua nói ngay là cô đã giải được câu đố cùng những điều kiện đặt ra.
Vua truyền cho thả ngay bố cô gái, nhận cô là cung phi và phó thác cho cô toàn bộ các kho báu trong hoàng cung.
Nhiều năm trôi qua. Một hôm vua đi duyệt binh, tình cờ có một số người nông dân đang bán củi rong, cho xe đổ ở khu đất trước hoàng cung. Đó là những chiếc xe bò và xe ngựa. Có một chiếc xe có hai ngựa kéo và một con đi theo. Trong lúc xe đổ con ngựa con lại chạy ra chỗ hai con bò và chen vào giữa nằm. Khi đám đông dân đi xem diễu binh quay về, đánh lộn làm ầm cả lên.
Người nông dân có bò đòi giữ con ngựa con lại, nói rằng nó chính là con bò mình đẻ ra. Người nông dân kia nói là không phải thế, nói ngựa mình đẻ ra con ngựa con kia, con ngựa con chính là của mình.
Cãi nhau mãi cũng chẳng đi đến đâu, họ kéo đến xin vua xử. Vua xử, ngựa nằm ở đâu thì thuộc về người đó. Thành ra người có bò thắng kiện, nhận được con ngựa con.
Người nông dân thua kiện, lòng ấm ức vừa đi vừa khóc, kể lể chuyện oan ức của mình.
Bác nghe nói, hoàng hậu cũng rất từ tâm, vì bà vốn xuất thân từ lớp nông dân nghèo. Bác tìm đến gặp bà, cầu xin bà giúp đỡ để nhận lại con ngựa con.
Bà bảo:
- Được thôi, nhưng ngươi phải hứa không để lộ chuyện ta giúp ngươi. Sáng mai, khi nhà vua đi duyệt quân ngự lâm, ngươi hãy ra đứng ở giữa đường, nơi vua thế nào cũng đi qua. Ngươi cầm chiếc lưới to, đứng làm ra bộ đang mải tung lưới đánh cá, rồi cũng rũ lưới như trong lưới nhiều cá lắm.
Bà còn bày cho cách trả lời những câu hỏi có thể nhà vua sẽ đặt ra.
Hôm sau, bác nông dân ra đứng ở đó và tung, kéo lưới đánh cá trên cạn. Vua đi qua thấy thế, phái một tên thị vệ hỏi xem cái tên dở người kia định làm trò gì. Người kia đáp:
- Tôi tung, kéo lưới đánh cá.
Thị vệ hỏi tại sao lại đánh cá ở chỗ không có nước. Người kia đáp:
- Hai con bò đực còn đẻ ra được một con ngựa con thì tất nhiên ngay ở trên cạn người ta cũng có thể đánh được cá.
Thị vệ chạy lại tâu trình nhà vua. Vua truyền cho gọi người kia lại, nói là bác nông dân không thể nghĩ ra được trò chơi này cũng như những câu đối đáp kia. Nhà vua muốn biết ai là người đã bày mưu tính kế cho bác, bác nông dân cứ không nói, có trời chứng giám, chính bác nảy ra ý nghĩ ấy. Thị vệ liền túm lấy bác ta, trói lại và tra tấn bác nông dân lúc bấy giờ mới thú tội là hoàng hậu đã bày mưu cho.
Về tới nhà, vua nói ngay với hoàng hậu:
- Sao ái khánh lại dối trá ta, ta không thích có một cung phi như vậy. Ái khanh có thể quay trở về quê cũ được rồi đấy.
Tuy vậy nhà vua cho phép mang theo về quê cái gì mà bà quý nhất, và đó là điều kiện cuối cùng trước khi chia tay. Hoàng hậu nói:
- Thưa phu quân kính yêu, thiếp xin tuân lệnh.
Rồi bà ôm chầm lấy nhà vua, hôn cái hôn từ biệt. Trước khi chia tay bà xin nâng cốc biệt ly với nhà vua. Rượu có pha một liều thuốc ngủ mạnh, khi nhà vua uống cạn chén thì cơn buồn ngủ cũng ập tới, nhà vua ngủ say không hề biết gì nữa. Hoàng hậu chỉ uống có một hớp, bà gọi thị vệ trải lụa trắng, đặt vua vào đó và khênh lên xe. Bà cùng nhà vua đang ngủ đi về quê. Về tới nhà, bà sai thị vệ đặt vua lên giường bà vẫn nằm khi xưa lúc còn ở nhà.
Vua ngủ một giấc dài một ngày một đêm. Tỉnh dậy thấy lạ, nhà vua nhìn quanh hỏi:
- Quái lạ ta đang ở đâu thế nhỉ?
Vua la gọi thị vệ nhưng chẳng thấy bóng dáng tên nào cả. Mãi sau mới thấy hoàng hậu bước tới nói:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ có ra lệnh cho thiếp được phép mang ra khỏi hoàng cung về quê cái gì mà thiếp yêu quí nhất. Thiếp thấy không có gì trên đời thiếp yêu quý bằng bệ hạ, vì thế thiếp đã mang theo bệ hạ về quê.
Xúc động mạnh mẽ làm nhà vua rưng rưng nước mắt, nhà vua nói:
- Thiếp yêu quý, tại sao chúng ta lại có thể xa nhau được nhỉ, ta vẫn là của nàng, và nàng là của ta.
Hai người trở lại hoàng cung, làm lễ ra mắt trở lại. Và chắc có lẽ họ còn sống cho đến ngày nay.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Однажды жил да был бедный поселянин, у которого своей и земли не было, а были только маленькая избушка и единственная дочка.
Вот и сказала ему как-то дочка: "Батюшка, надо бы нам попросить короля, чтобы он дал нам участочек пахотной земли". Король, прослышав об их бедности, подарил им сверх этого участка еще кусочек луга, который дочка с отцом перепадали и хотели на нем посеять рожь или другой подобный хлеб.
Когда они уж почти весь луг вскопали, попалась им в земле ступа из чистого золота. "Слушай, - сказал старик дочери, - так как король к нам был так милостив, что даже подарил нам это поле, то мы ему за это должны отдать ступу".
Дочка же не хотела на это согласиться и говорила: "Батюшка, коли ступа у нас есть, а песта нет, так, пожалуй, от нас еще песта потребуют, так уж лучше нам помолчать о нашей находке".
Но отец не захотел ее послушать, взял ступу, снес ее к королю и заявил, что он ее нашел на своем лугу, так не угодно ли будет тому принять ее в дар.
Король взял ступу и спросил поселянина, не нашел ли он еще чего-нибудь? "Нет", - отвечал тот. Тогда король приказал ему доставить к ступе и пестик.
Простак-поселянин отвечал, - что они пестика не находили; но это ни к чему не привело - слова остались словами, а простака посадили в тюрьму и велели ему там сидеть до тех пор, пока он не принесет песта от ступы.
Тюремщики, которые должны были ему ежедневно приносить хлеб и воду, обычную тюремную пищу, слышали не раз, как он восклицал: "Ах, зачем я своей дочери не послушал! Зачем я своей дочери не послушал!"
Тогда пошли тюремщики к королю и доложили ему, что вот, мол, заключенный постоянно одно и то же восклицает, и ни пить, ни есть не хочет.
Король приказал им позвать к нему заключенного и спросил его, почему он так постоянно восклицает: "Ах, зачем я своей дочери не послушал!.." - "Что же такое тебе дочь твоя говорила?" - добавил король. "А то и говорила, чтобы я не носил ступы, а то и песта от меня потребуют". - "Ну, коли дочь у тебя такая умница, то пусть она сюда ко мне явится".
Так и должна была умница явиться к королю, и тот спросил ее, точно ли она так умна, и предложил ей разгадать загадку, которую он ей задаст; а коли разгадает, он на ней и женится. Та тотчас согласилась и сказала, что она готова отгадать загадку.
Тогда и сказал ей король: "Приди ко мне ни одетая, ни нагая, ни верхом, ни в повозке, ни по дороге, ни без дороги, и если ты это сможешь, то я готов на тебе жениться".
Вот она и пошла, и скинула с себя всю одежду, следовательно, была не одета; взяла большую рыболовную сеть и обернулась ею - значит, была не нагая; и наняла за деньги осла, привязала сеть к его хвосту так, что он должен был тащить ее за собою - следовательно, она ни верхом ехала, ни в повозке; осел должен был тащить ее по колее так, чтобы она только большим пальцем земли касалась - и выходило, что она двигалась ни по дороге, ни без дороги.
И когда она так явилась пред королем, король сказал, что она его загадку угадала и все по его замыслу исполнила. Тогда он выпустил ее отца из темницы, взял ее себе в супруги и поручил ей всю королевскую казну.
Так минуло несколько лет, и случилось однажды королю ехать на смотр своего войска.
Как раз на пути его скопилось перед замком несколько мужицких повозок, на которых дрова были привезены на продажу; некоторые из них были запряжены лошадьми, а другие - волами.
У одного мужика в повозку была впряжена тройка лошадей, одна из них ожеребилась; а жеребенок от нее отбежал и прилег между двумя волами, запряженными в другую повозку.
Когда мужики сошлись у повозок, они начали кричать, ругаться и шуметь, и мужик, которому принадлежали волы, хотел непременно удержать за собой жеребенка и утверждал, что он родился от его волов; другой же, напротив, доказывал, что жеребенок родился от его лошади и потому принадлежит ему.
Спор дошел до короля, и тот решил, что где жеребенок лежит, там он и остаться должен; и таким образом жеребенка получил мужик, владевший волами, которому он вовсе не принадлежал. Настоящий владелец жеребенка пошел домой в слезах, сокрушаясь о своем жеребенке.
А он слыхал, что госпожа королева ко всем милостива, так как она тоже по происхождению была из простых поселян; вот и пошел он к ней, и просил помочь ему возвратить его собственность. "Помогу, - сказала она, - если ты мне обещаешь не выдавать меня. Тогда научу, пожалуй… Завтра рано утром, когда король будет на смотру, стань среди улицы, по которой ему проезжать придется, возьми большую рыболовную сеть и сделай вид, будто рыбу ловишь; и лови, и сеть вытряхивай, как будто она у тебя рыбой наполнена".
Да при этом сказала ему, что он и ответить должен, если король его спрашивать станет.
Так мужик и сделал: стал на другое утро ловить рыбу сетью на суше. Когда король мимоездом это увидел, он послал своего скорохода спросить, что этот дурак там делает.
Тот и отвечал: "Разве не видишь - рыбу ловлю". Скороход спросил его "Как же ты ловить можешь, когда тут и воды нет?" Мужик ответил ему: "Коли от двух волов может родиться жеребенок, так и на суше рыбу ловить можно".
Скороход побежал к королю и передал ответ мужика; а тот призвал его к себе и сказал: "Ты это не сам придумал! Кто тебя научил этому, сейчас сознавайся".
Мужик ни за что не хотел сознаться и говорил: "Боже сохрани! Сам от себя я сказал".
Тогда король приказал разложить его на вязке соломы и бить и мучить до тех пор, пока тот не сознался, что научила его королева.
Воротясь домой, король сказал своей жене: "Зачем ты со мной лукавишь? Не хочу я больше иметь тебя женою: миновало твое время, уходи опять туда же, где ты была прежде, в твою мужицкую избу!" Однако же он ей дозволил взять с собою из дворца то, что ей было всего дороже и всего милее - с тем и уйти.
Она покорно отвечала: "Милый супруг, коли ты так приказываешь, то я исполню твою волю", - и обняв его, стала целовать и сказала, что она хочет с ним проститься как следует.
Затем она приказала принести крепкого сонного питья, чтобы выпить с ним на прощанье: король и выпил его залпом, а она только немного отпила.
Вскоре после этого он впал в глубокий сон, и когда она это заметила, то позвала слугу, обернула короля чистою белою простынею и приказала вынести и положить его в повозку, в которой и отвезла его в свою хижину.
Там уложила она его в постель, и он проспал целые сутки, и когда проснулся, стал оглядываться и сказал: "Ах, Боже мой, где же я?" Стал звать своих слуг, но ни один из них не явился на зов.
Наконец пришла к его постели жена и сказала: "Дорогой супруг, вы приказали мне, чтобы я взяла с собою из вашего дворца самое дорогое и милое для меня - я и взяла оттуда вас".
У короля слезы навернулись на глаза, и он сказал: "Милая жена, ты должна быть навеки моею, а я - твоим", - и взял ее опять с собою в королевский замок и приказал вторично себя с нею обвенчать, и с тех пор зажили они припеваючи, да, чай, еще и поныне так же живут.