Bác Hildebrand già cả


De oude Hildebrand


Ngày xửa ngày xưa có một đôi vợ chồng nông dân. Vị cha xứ ở thôn rất thích vợ người nông dân đó, mong có một lần cả ngày thỏa chí vui vẻ với chị ta. Chị ta cũng có ý như vậy. Có lần cha xứ nói với chị ta:
- Này chị kia đáng yêu, tôi đã nghĩ ra một cách để chúng ta có thể sống vui vầy bên nhau cả một ngày. Thứ tư tuần tới, bạn cứ nằm trên giường, rồi nói với chồng mình ốm. Bạn khóc lóc thảm thiết, giả như bị ốm thật tới ngày chủ nhật. Khi giảng đạo, tôi sẽ nói với mọi người rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm.
Chị nông dân kia trả lời ngay:
- Tôi nhất định làm như vậy!
Tới ngày thứ tư, chị ta nằm trên giường rên la dữ dội. Người chồng cho chị ta uống thuốc nhưng bệnh cũng chẳng thuyên giảm. Đến ngày chủ nhật chị ta nói:
- Tôi thấy rất mệt, có lẽ khó mà qua được. Nhưng trước khi chết, tôi muốn được nghe cha xứ giảng đạo buổi hôm nay.
Người chồng bảo:
- Thôi, đừng có đi. Nếu mình gắng đứng dậy, bệnh tình sẽ nặng hơn. Để tôi đi nghe giảng đạo, tôi sẽ lắng nghe để nhớ những gì cha xứ giảng để về kể lại cho mình nghe.
Người vợ nói:
- Ờ, thế cũng được. Ông đi nghe giảng đạo, nhưng nhớ lắng nghe để về kể lại nhé.
Bác nông dân đi nghe cha xứ giảng đạo. Cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Ai có người nhà bị bệnh thì sau buổi cầu kinh tới gặp cha. Bác nông dân mừng như mở cờ trong bụng. Ngay sau buổi cầu kinh, bác đến gặp cha xứ để đưa túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer. Rồi bác đi bộ về nhà, bác đứng trước cửa gọi với vào trong nhà:
- Ôi, bà vợ của tôi! Mình sẽ hết bệnh và khỏe ngay lại thôi. Hôm nay cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận ở cha xứ chiếc túi đựng lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer. Tôi phải đi hành hương ngay để mình mau khỏe lại.
Ngay sau đó bác nông dân lên đường. Bác vừa ra khỏi nhà thì chị vợ đứng dậy. Cha xứ cũng rất nhanh mò tới cùng với chị ta vui vẻ! Bác nông dân cứ đi mải miết nhắm làm sao mình tới núi Gõckerli càng nhanh càng tốt. Đang đi, bác gặp một người bán trứng gà vừa từ chợ đi ra. Bác ta hỏi:
- Này, anh bạn thân mến, đi đâu mà có vẻ vội vã vậy?
- À, anh bạn yêu quý, vợ tôi ốm. Tôi nghe cha xứ giảng đạo nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận túi lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer ở cha xứ, giờ tôi đang trên đường đi hành hương.
Người kia nói:
- Này ông bạn Hans, sao lại nghĩ giản đơn thế. Ai lại đi tin những lời nói ấy! Bạn có biết nó ngụ ý gì không? Cha xứ muốn nô giỡn vui vẻ với vợ bạn một hôm cho nên đã nói như vậy để lừa anh bạn đi khỏi nhà.
- Tôi không biết lời nói của anh có đúng hay không, cứ thử xem!
Ông bạn nói:
- Cứ nghe tôi, ngồi trong giỏ đựng trứng này, tôi vác bạn về nhà, chính bạn sẽ thấy mọi thứ!
Bác nông dân nghe theo, ngồi vào trong giỏ trứng. Khi cả hai về, thấy trong nhà không khí vui vẻ, chị vợ bác nông dân đã bắt gà làm thịt, nấu nướng đủ món. Cha xứ đã mang đàn violon tới. Người bạn bác nông dân gõ cửa, trong nhà có tiếng hỏi, ai ở ngoài đó. Bác ta nói:
- Tôi đây mà, chị bạn. Tôi xin trọ tối nay ở đây, vì trứng gà bán chưa hết. Trời đã tối lại đường xa, trứng nặng quá.
Chị ta nói:
- Vâng, thế cũng được. Kể ra cũng không tiện lắm, nhưng chẳng có cách nào khác, bác vào đi và ngồi ở chiếc ghế bên cạnh lò sưởi.
Người bạn vào nhà, đặt giỏ trứng xuống và ngồi ở ghế dài bên cạnh lò sưởi. Cha xứ và chị nông dân tươi cười vui vẻ, cha xứ nói:
- Chị bạn thân mến, nghe nói chị hát hay lắm. Bạn hát cho chúng tôi nghe một bài đi!
Chị ta bảo:
- Hồi còn trẻ tôi cũng hay hát, nhưng giờ không hát được nữa.
Cha xứ lại nói:
- Ồ hát đi, chỉ hát một bài thôi!
Chị ta liền hát:
- Tôi cử chồng tôi đi hành hương,
Tới núi Gõckerli vùng Wãlisch
Cha xứ hát nối tiếp:
- Tôi mong hắn phải ở lại đó một năm
Để tôi không phải hỏi về chiếc túi đựng lá nguyệt quế
Thế có phải là mừng biết bao!
Bạn bác nông dân hát theo:
- Ái chà, anh chàng Hildebrand thân mến,
Anh làm gì ở trong giỏ trứng?
Anh thấy chưa!
Bác nông dân (tên là Hildebrand) ở trong giỏ hát vọng ra:
- Giờ thì hết chịu nổi rồi,
Tôi ra khỏi giỏ trứng đây!
Bác bước ra khỏi giỏ trứng, vác gậy đuổi cha xứ ra khỏi nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een boer met een boerin, en die boerin mocht de pastoor van 't dorp erg graag, en toen had hij eens erg graag gewild, eens een hele dag met de boerin alleen gezellig samen door te brengen en dat had de boerin ook best gevonden. Nou, toen zei hij eens op een keer tegen de boerin: "Lieve boerin, nu heb ik uitgedacht, hoe wij samen eens een hele dag echt prettig kunnen doorbrengen. Weet je wat, woensdag ga je op bed liggen, en je zegt tegen je man, datje ziek bent, en je klaagt en jammert maar flink, en dat blijf je volhouden tot zondag als ik preek, en zal ik preken dat ieder die thuis een ziek kind of een zieke man heeft, een zieke vrouw, een zieke vader, een zieke moeder, een zieke zuster, broer of wie dan ook van heel nabij, en wie dan een bedevaart maakt naar Gokkelenberg in Walenland, waar je voor een stuiver een zak vol laurierbladeren krijgt, dan is z'n ziek kind, z'n zieke man, z'n zieke vrouw, z'n zieke vader, z'n zieke moeder, z'n zieke zuster, broer of wie dan ook van heel nabij ziek is, op staande voet genezen.
"Dat zullen we doen," heeft de boerin gezegd. Nu, de eerstvolgende woensdag daarop is de boerin in bed gaan liggen en ze heeft geklaagd en gejammerd van heb ik jou daar, en haar man kwam met alles aandragen wat hij maar bedenken kon, maar 't hielp allemaal niets. Maar toen 't zondag was, zei de boerin: "Ik voel me zo ellendig of ik dood zou gaan, maar één ding zou ik vóór m'n eind nog willen, ik zou dolgraag de preek horen, die de pastoor vandaag gaat houden." - "Ach kind," zei de boer, "doe dat nou niet, je zou nog zieker worden als je opstond. Luister es, deze keer zal ik naar de mis gaan en goed luisteren naar de preek en dan zal ik je precies vertellen wat meneer pastoor gezegd heeft." - "Nou," zei de boerin toen, "doe dat dan maar en luister goed en vertel me alles, wat je gehoord hebt." Nou en toen is de boer naar de mis gegaan en toen is meneer pastoor begonnen met de preek en hij zei dat als iemand een ziek kind of een zieke man, een zieke vrouw, een zieke vader, een zieke moeder, een zieke zuster of broer of wie dan ook van de familie in huis had, en die zou een bedevaart maken naar Gokkelenberg in 't Walenland, waar een zak vol laurierbladeren maar een stuiver kost, voor die zal het zieke kind, de zieke man, de zieke vrouw, de zieke vader, de zieke moeder, de zieke zuster, of broer of wie anders op staande voet weer gezond worden, en wie de reis zou willen maken die kon na de mis bij hem komen, dan zou hij hem een zak geven voor de laurierbladeren en een stuiver toe. Niemand blijer dan de boer. Dadelijk na de mis ging hij meteen naar de pastoor toe en die gaf hem de zak en de stuiver toe. En daarop is hij naar huis gelopen en schreeuwde al bij de deur naar binnen: "Hoera, lieve vrouw, nu ben je haast weer beter! Meneer pastoor heeft vandaag een preek gehouden, dat, wie een ziek kind thuis had of een zieke man, een zieke vrouw, een zieke vader, een zieke moeder, een zieke zuster, broer of wie dan ook en die maakt een bedevaart naar Gokkelenberg in Walenland, waar een zak laurierbladeren maar een stuiver kost, die z'n zieke kind, z'n zieke man, z'n zieke vrouw, z'n zieke vader, z'n zieke moeder, z'n zieke zuster, z'n broer of wie dan ook van nabij in de familie ziek is, wordt op staande voet weer gezond; en hier heb ik al een zak gehaald voor de laurierbladeren en een stuiver toe en ik ga maar meteen op weg, want des te eerder ben je beter" en meteen is hij er vandoor gegaan. Maar pas was hij weg, of de boerin was al op en de pastoor was er ook al gauw. Intussen zullen we die twee maar laten en nu gaan we met de boer mee. Die is er met een flinke vaart op losgestevend, om des te gauwer op de Gokkelenberg te komen en terwijl hij zo aan 't stappen is, komt zijn peetvader hem tegen. Zijn peetvader, dat was een eierboer en die kwam net van de markt, waar hij zijn eieren verkocht had. "Geloofd zij God," zei de peetvader, "waar ga jij in zo'n draf naar toe, petekind?" - "In eeuwigheid amen," zei de boer, "mijn vrouw is ziek geworden, en nu hebben we vandaag een preek gehad van meneer pastoor, en toen heeft hij gepreekt dat als iemand bij zich thuis een ziek kind, een zieke man, een zieke vrouw, een zieke vader, een zieke moeder, een zieke zuster of broer of wie van de naasten dan ook had, en hij maakt een bedevaart naar Gokkelenberg in Walenland, waar een hele zak vol laurierbladeren maar een stuiver kost, dan wordt dat zieke kind, de zieke man, de zieke vrouw, de zieke vader, de zieke moeder, de zieke zuster, de broer of wie van de naasten ook, op staande voet weer gezond, en toen ben ik bij meneer pastoor een zak wezen halen voor laurierbladeren een stuiver op de koop toe en nou ben ik vandaag mijn bedevaart meteen begonnen." - "Maar best petekind," zei de peetvader, "ben je nou heus zo simpel, dat je zoiets gelooft? Weet je wat de zaak is? De pastoor zou je vrouw graag eens een hele dag voor zich alleen hebben, en nu hebben ze jou met een smoesje weggestuurd, zodat je van de vloer bent." - "Mijn tijd," zei de boer, "ik zou wel eens willen weten, of dat waar is." - "Nou," zei de peetoom, "weet je wat, ga in de eiermand zitten, dan draag ik je naar huis en dan kan je zelf zien." Nu, dat was afgesproken. En de boer heeft z'n petekind in de eiermand gezet, en peetvader droeg hem naar zijn huis. En toen ze daar aangekomen zijn, hola, toen was 't er al heel gezellig. De boerin had zowat alles wat er in huis en hof was, te voorschijn gehaald, en ze was aan 't bakken, en meneer pastoor was er al en had de viool meegebracht. En toen was peetvader juist aan de deur gaan kloppen, en de boerin vroeg wie of daar was. "Dat ben ik petekindje," had de peetvader gezegd, "wil jij me vannacht herbergen, ik heb m'n eieren op de markt niet kunnen verkopen, en nou moet ik ze weer naar huis slepen en ze zijn zo zwaar, ik kom niet meer zo ver en 't wordt al donker." - "Ja, hoor es peetvader," zei toen de boerin, "u komt eigenlijk erg ongelegen. Maar ja, als het niet anders kan, komt er dan maar in ga daar maar zitten op de bank achter de kachel." Dus heeft ze peetvader met zijn draagmand op de kachelbank laten zitten. Maar de pastoor en de boerin hadden veel plezier. Eindelijk begon de pastoor te zeggen: "Luister eens, lieve boerin, je kon immers altijd zo mooi zingen, zing eens wat." - "O," zei de boerin,,nu kan ik niet meer zingen, ja, in m'n jonge jaren, toen heb ik 't wel gekund; maar dat is nu voorbij." - "Kom," zei de pastoor, "zing eens wat, een klein liedje maar." Nou, toen begon de boerin te zingen:
"Ik zond mijn man naar verre kant:
op de Gokkelenberg in 't Waterland."
En toen viel de pastoor in:
"Ik wou hij bleef er 't hele jaar,
Al met zijn zak voor lauwerblaar'
Halleluja!"
Maar nu begon de peetvader mee te zingen (maar nu moet ik nog vertellen, dat die boer Hildebrand heette), dus hij zong:
"Och mijn lieve Hildebrand,
Wat doe jij op de kachelbank?
Halleluja!"
En toen viel de boer in, in de mand:
"Ik hou niet van dat zingen:
ik ga de mand uitspringen!"
En hij klom de mand uit en knuppelde de pastoor z'n huis uit.